Xu Hướng 9/2023 # Vụ Heo Bị Tiêm Thuốc An Thần: 17 Nhân Viên Giải Trình # Top 9 Xem Nhiều | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Vụ Heo Bị Tiêm Thuốc An Thần: 17 Nhân Viên Giải Trình # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vụ Heo Bị Tiêm Thuốc An Thần: 17 Nhân Viên Giải Trình được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y chúng tôi nhấn mạnh thông tin trên tại buổi họp báo vào sáng 30-9.

“Bên cạnh đó, chi cục cũng đề nghị công an điều tra vào cuộc. Nếu phát hiện cá nhân thú y thông đồng với đối tượng tiêm thuốc an thần cho heo sẽ bị xử lý đúng pháp luật” – ông Phát nói.

Sẽ đề xuất tiêu hủy heo “dính” thuốc an thần

Ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ NN&PTNT, cho biết kết quả kiểm định cho thấy 144/144 mẫu nước tiểu heo được lấy tại cơ sở giết mổ Xuyên Á chứa tồn dư thuốc an thần. “Bên cạnh đó, 4/4 mẫu dung dịch pha sẵn để tiêm heo cũng có chứa thuốc an thần” – ông Dũng nói.

“Cơ quan chức năng xác định 13/21 chủ heo có heo “dính” thuốc an thần với tổng cộng 3.750 con. Hồ sơ đã chuyển ra Bộ NN&PTNT để nơi đây ra quyết định xử phạt với số tiền từ 30 triệu đồng đến 35 triệu đồng cho mỗi cá nhân vi phạm. Số heo vi phạm sẽ được tiếp tục xét nghiệm nước tiểu. Nếu không còn tồn dư thuốc an thần thì cho phép giết mổ” – ông Dũng cho biết.

Thuốc an thần Combistress, chai đựng thuốc đã pha với nước truyền dịch, kim tiêm tự động mà các đối tượng đã sử dụng. Ảnh: Thú y TP.HCM.

Báo chí đặt câu hỏi: “Vì sao không tiêu hủy mà lại cho phép giết mổ?”. “Hiện nay luật quy định cho phép giết mổ. Do mức phat không cao nên không đủ sức răn đe. Chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề xuất chính phủ bổ sung hình thức tiêu hủy đối với heo tiêm thuốc an thần” – ông Dũng cho biết thêm.

Theo ông Dũng, tiêm thuốc an thần cho heo nhằm mục đích heo không bị sốc, không cắn nhau trong quá trình vận chuyển. Bên cạnh đó, thuốc an thần giúp các mạch máu co lại khiến thịt trông hồng hào, bắt mắt hơn. “Tuy nhiên, thuốc an thần tích lũy trong cơ thể người ở mức độ cao sẽ ảnh hưởng đến thận, thần kinh…” – ông Dũng nói.

Buộc cơ sở ngưng hoạt động nếu vi phạm cam kết

Ông Huỳnh Tấn Phát, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y chúng tôi cho biết trước đây đối tượng thường sử dụng thuốc an thần Acepromazine do Việt Nam sản xuất để tiêm cho heo. Do liều lượng thuốc cao nên khi bị tiêm heo có các triệu chứng thần kinh, ngây ngất, bơi chèo (nằm ngửa, bốn chân giơ lên quơ quơ)… nên nhân viên thú y rất dễ phát hiện. “Hiện nay để qua mặt cơ quan thú y, các đối tượng sử dụng thuốc an thần Combistress do Bỉ sản xuất với hàm lượng thấp. Trước khi tiêm cho heo, đối tượng pha với nước truyền dịch nên heo chỉ có biểu hiện ngủ” – ông Phát nói.

Heo ngủ li bì sau khi bị tiêm thuốc Combistress. Ảnh: Thú y TP.HCM.

Theo ông Phát, mỗi khi xe chở heo sống từ các tỉnh đưa vào cơ sở giết mổ Xuyên Á thì nhân viên thú y xé niêm phong và kiểm tra lâm sàng. Khi heo không có vấn đề nghi vấn thì cho vào các ô chuồng. “Lợi dụng thời điểm lùa heo vào ô chuồng, đối tượng sử dụng kim tiêm tự động để tiêm thuốc an thần cho heo. Chưa hết, các đối tượng còn cử người cảnh giới. Khi thấy nhân viên thú y đi kiểm tra, đối tượng dùng cây gõ vào thành chuồng để báo động” – ông Phát cho biết thêm.

Cũng theo ông Phát, sau khi sự việc xảy ra, Chi cục Thú y chúng tôi sẽ rà soát và điều chỉnh quy trình kiểm tra trước khi đưa heo giết mổ. “Bên cạnh đó, Chi cục Thú y chúng tôi yêu cầu chủ cơ sở giết mổ buộc chủ heo làm cam kết không tiêm thuốc an thần. Nếu vi phạm thì ngưng hợp đồng giết mổ. “Ngoài ra, Chi cục Thú y chúng tôi cũng buộc chủ cơ sở giết mổ cam kết không để xảy ra thực trạng tiêm thuốc an thần ngay trong cơ sở. Nếu vi phạm sẽ buộc ngưng hoạt động giết mổ” – ông Phát nói.

“Mật phục” 1 tháng mới bắt được quả tang

Ông Phạm Tiến Dũng cho biết, sau khi nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với C49, Chi cục Thú y TP HCM cử các trinh sát “mật phục” hơn 1 tháng.

Đến tối 28/9, đoàn kiểm tra đã bất ngờ ập vào bắt quả tang 2 nhân viên đang tiêm thuốc an thần cho heo tại cơ sở giết mổ Xuyên Á. “Khi đột kích vào phát hiện có 2 nhân viên đang tiêm thuốc an thần cho heo, là chất gây ngủ, ức chế thần kinh cho heo ngủ. Sau khi kiểm tra thấy số lượng heo trong chuồng tại thời điểm đó, nhập buổi chiều 5.031 con, 200 con tồn của ngày hôm trước”, ông Dũng cho biết.

“Tổ chức kiểm tra số lượng các hộ đưa vào lò giết mổ, đoàn kiểm tra đã tổ chức lấy 144 mẫu nước tiểu của tất cả các lô heo và lấy 4 mẫu thuốc trong các lọ nhựa sử dụng để tiêm vào heo. Không chỉ tiêm bằng tay mà sử dụng dụng cụ tiêm tự động nên số lượng tiêm được nhiều”, ông Dũng thông tin thêm. Qua kiểm tra, thuốc có dung dịch màu vàng trong chai nhựa có chứa hoạt chất Acepromazine đã pha với thuốc an thần. Khi kiểm tra mẫu nước tiểu có 13/21 lò mổ (thương lái) dương tính với hoạt chất thuốc an thần.

Trước khi kiểm tra đột xuất, bộ đã có văn bản yêu cầu các cơ quan chuyên môn trả lời về tác hại của thuốc an thần này. Hiện nay, thuốc an thần có chứa hoạt chất Acepromazine với tên thương mại đăng kí lưu hành tại Việt Nam như Combistress và Prozil trong điều trị, chống co giật, an thần, giảm đau, chống streess. Tác hại, gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt đường tiêu hóa, thận, thần kinh, đãng trí… sử dụng lâu dài với lượng lớn sẽ phát huy tác hại.

“Việc tiêm thuốc vào heo là hành vi đáng lên án, kiến nghị với các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp này để người dân an tâm”, ông Dũng khẳng định.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, lò giết mổ heo Xuyên Á là lò mổ lớn nhất TP HCM với công suất giết mổ hơn 5000 con heo trong 1 đêm và cung cấp 50% thịt heo cho toàn TP HCM. Heo được nhập về từ các tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Ngay sau khi lò mổ bị Thanh tra, sáng 29, 30/9 hầu hết trong các chợ trên địa bàn TP đều khan hiếm thịt heo, khiến nhiều thương lái lao đao.

Chi cục Thú y chúng tôi cần tuyên truyền sâu rộng và cung cấp nhiều thông tin đến các chủ heo, tiểu thương về những hành vi cấm trong hoạt động kinh doanh và giết mổ heo. Bên cạnh đó, Chi cục Thú y chúng tôi cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để không xảy ra những vụ việc đáng tiếc.

Ông PHẠM TIẾN DŨNG, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ NN&PTNT

Theo Trần Ngọc- Nguyễn Tân/ Pháp Luật TP HCM

Nguồn Thịt Thiếu Hụt Sau Vụ Tiêm Thuốc An Thần Cho Heo Ở Sài Gòn

Thị trường thịt heo tại chúng tôi vẫn chưa trở lại bình thường do tác động của vụ xử lý thương lái tiêm thuốc an thần cho heo tại lò mổ lớn nhất thành phố.

Thị trường thịt heo tại chúng tôi vẫn chưa trở lại bình thường do tác động của vụ xử lý thương lái tiêm thuốc an thần cho heo tại lò mổ lớn nhất thành phố.

Cụ thể, ngày 29/9, heo chỉ về 2.083 con, khiến giá heo mảnh tăng đột biến, từ 41.000 đồng trước đó lên 65.000-70.000 đồng/kg (loại 1).

Đến ngày 30/9, tổng lượng heo về chợ là 4.296 con, giá heo mảnh (loại 1) ở mức 60.000 đồng/kg. Ngày 1/10, heo về chợ 4.527 con, giá heo mảnh (loại 1) giảm còn 55.000 đồng/kg.

Khách hàng mua thịt heo chặt khúc của VISSAN .

Đáng chú ý, do sự cố tại lò mổ lớn nhất chúng tôi nguồn heo từ các tỉnh về chợ đầu mối Hóc Môn tăng, từ 650 con (ngày 29/9) lên 1.569 con (ngày 30/9) và 1.388 con (ngày 1/10). Nguồn thịt được giết mổ từ các tỉnh đưa về sẽ khó kiểm soát hơn do vận chuyển xa, đến chúng tôi hầu như chỉ được kiểm tra bằng cảm quan và giấy tờ hành chính rồi cho nhập chợ.

Tại chợ sỉ Bình Điền (quận 8), thịt heo về đây ngày 30/9 đạt 3.115 con, tăng 215 con so với đêm trước đó và giá ở mức 46.000-48.000 đồng/kg.

Mức giá heo mảnh tại 2 chợ sỉ đang khá cao nếu so với giá heo hơi ở thị trường tự do (không hợp đồng) – dưới 30.000 đồng/kg, tương đương không hơn 41.000 đồng/kg heo mảnh.

Sau vụ hơn 4.000 con heo tiêm thuốc an thần trước khi giết mổ bị phát hiện, tại siêu thị Bình Hòa (đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh), gian hàng thịt heo tươi sống của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) đông khách hơn hẳn ngày thường.

Chị Trần Thị Mai (ngụ quận Bình Thạnh) đến đây mua một khúc thịt heo 12 kg với giá 41.000 đồng/kg. Theo chị Mai, mua như vậy lợi hơn mua lẻ, chị lại có thói quen mua dùng cho cả tuần.

Hình thức bán hàng trong chương trình khuyến mãi này là chia một mảnh heo bên ra làm ba: khúc trước có giò trước, khúc sau có giò sau đồng giá 41.000 đồng/kg; khúc giữa có phần đắt nhất của con heo là sườn non và ba rọi bán giá 53.000 đồng/kg, mỗi khúc từ 11-12 kg.

Sau khi mua, khách hàng có thể nhờ nhân viên pha lóc theo yêu cầu để tiện sử dụng.

Theo ghi nhận của phóng viên tại chợ phiên nông sản an toàn diễn ra sáng 1/10 ở Công viên Lê Văn Tám (quận 1, họp vào mỗi sáng chủ nhật), 2 quầy bán thịt heo đều đắt hàng. Một quầy hết hàng từ trước 8 giờ. Quầy còn lại của Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn, nhờ chuẩn bị nguồn cung dồi dào nên kéo dài thời gian cung cấp cho khách hàng hơn.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Tiến Dũng – Trưởng Phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – cho biết sẽ kiểm tra chỉ tiêu thuốc an thần tại các lò mổ ở nhiều địa phương khác. Theo ông Dũng, việc kiểm tra ở tỉnh sẽ khó khăn hơn, do các lò mổ xây tường kín, có camera quan sát từ bên ngoài, không như lò mổ Xuyên Á “tương đối mở”.

Theo Ngọc Ánh (Nld.com.vn)

Ăn Thịt Heo Bị Tiêm Thuốc An Thần Dễ Rối Loạn Giấc Ngủ

Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai bắt quả tang một số lò mổ tiêm thuốc an thần vào heo để chúng ngủ yên. Loại thuốc mà chủ lò mổ sử dụng được xác định là Prozil. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu thuốc này tồn dư trong thịt heo, người ăn thịt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trao đổi với VnExpress.net, Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Thọ, Khoa Chăn nuôi Thú y, ĐH Nông Lâm TP HCM cho biết, Prozil là một loại thuốc thú y có chứa hai thành phần chính là Acepromazine và Atropin. Acepromazine có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giúp an thần, chống căng thẳng, giúp thú vật trấn tĩnh và giảm lo lắng, chống ói mửa. Loại này thường được sử dụng làm thuốc tiền mê trong các ca phẫu thuật.

Atropin có tác dụng ức chế phó giao cảm, giúp giảm tiết dịch, giảm kích thích nhu động ruột, chống co thắt cơ trơn. Loại thuốc này thường được dùng trước khi gây mê phẫu thuật để tránh con vật bài tiết quá nhiều nước bọt và dịch tiết ở đường hô hấp do tác dụng phụ của thuốc mê.

Trong chăn nuôi thú y, các loại thuốc trên được chỉ định là thuốc tiền mê khi phẫu thuật hoặc giúp an thần để thực hiện tiểu phẫu. Chúng cũng có thể dùng để trấn an các heo nái hung dữ cắn con không cho con bú. Thuốc còn được chỉ định trong trường hợp vận chuyển vật nuôi đi xa để phòng chống bị say tàu xe, ói mửa, giảm thiểu tử vong. Các chuyên gia luôn khuyến cáo chỉ dùng thuốc với liều lượng phù hợp.

Trong các bệnh viện, nếu muốn dùng các loại thuốc này để gây mê cho người bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ. Còn trong lĩnh vực thú y, thuốc chứa hoạt chất Acepromazine chưa có quy định cụ thể và được bán bình thường ở các cửa hàng thuốc thú y. Thuốc này nếu dùng đúng theo quy định về thời gian ngừng thuốc trước khi giết mổ gia súc, là phải ngưng dùng thuốc trong vòng 5 đến 7 ngày trước khi xẻ thịt con vật thì mới đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng,

Trong trường hợp heo được tiêm thuốc an thần ngay trước khi giết mổ, lượng thuốc tồn dư trong thịt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Tiến sĩ Lê Văn Thọ khuyến cáo: “Thịt heo có tiêm thuốc an thần vài giờ trước khi giết mổ, trong thịt sẽ tồn dư thuốc với nồng độ cao vì thuốc chưa được bài thải ra ngoài hết”. Người ăn loại thịt này về lâu dài có thể bị giãn nở các mạch máu, hạ huyết áp, hô hấp chậm, rối loạn giấc ngủ. Triệu chứng càng nghiêm trọng hơn đối với người già và trẻ em.

Tiến sĩ Lê Văn Thọ cho biết, hiện nay trên thị trường thuốc thú y, ngoài loại thuốc vừa nêu trên còn có Combistress. Hoạt chất chính của thuốc này cũng là Acepromazine nên có tác dụng tương tự.

Để nhận biết thịt heo bị tiêm thuốc an thần, Tiến sĩ Thọ khuyến cáo người tiêu dùng bằng mắt thường khó nhận biết được miếng thịt nào có tồn dư thuốc an thần. Song về cơ bản có một số dấu hiệu như miếng thịt có màu sắc thật bắt mắt khác lạ, đỏ tươi hơn bình thường, sờ tay vào thấy rất dính, rất dẻo, thịt sát tới da, rất ít mỡ, có thể nghi ngờ là heo khi còn sống đã sử dụng thuốc không đúng quy định.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Đồng Nai cho rằng thực tế các vụ gian lận tiêm thuốc an thần cho heo là không phổ biến, chỉ diễn ra ở những cơ sở hoạt động chui với số lượng không đáng kể. Hơn nữa lượng thuốc an thần tồn dư tính trên bình quân kg thịt heo cũng không cao. Ông Đoán kiến nghị các cơ quan chức năng cần có những biện pháp giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để ngăn chặn tình trạng này, đồng thời bảo vệ uy tín cho ngành chăn nuôi.

Thi Trân chúng tôi

Điều Tra Dấu Hiệu Cán Bộ Thú Y Tiếp Tay Vụ Tiêm Thuốc An Thần Vào Heo

Cơ quan chức năng đang điều tra dấu hiệu tiếp của cán bộ thú y trong heo tại lò mổ Xuyên Á bị tiêm thuốc an thần trước khi xẻ thịt.

Chiều 30/9, Chi cục thú y chúng tôi xác nhận thuốc tiêm cho heo ở lò mổ Xuyên Á là thuốc Combistress được tiêm với liều rất cao. Thuốc này tiêm vào heo trước khi mổ rất có hại cho người tiêu dùng vì lượng thuốc tồn dư trong thịt rất lớn.

Nếu ăn phải thịt heo bị tiêm thuốc an thần này người tiêu dùng sẽ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch huyết áp, nhức đầu chóng mặt, tăng cân, trầm cảm, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt.

Nếu ăn phải liều lượng cao người dùng có nguy cơ bị mục xương, ung thư tủy, đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai hay nuôi con bằng sữa mẹ.

Heo bị tiêm thuốc an thần. Ảnh: T.V.

Đây là hành vi nguy hiểm nhưng theo quy định hiện hành việc tiêm thuốc cho heo trong trường hợp này chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30-35 triệu đồng.

Cơ quan chức năng cho biết sẽ tiếp tục điều tra để xác minh dấu hiệu cán bộ thú ý tiếp tay cho hành vi tiêm thuốc an thần vào heo tại lò mổ. .

Khoảng 22h30 ngày 28/9, Phòng 7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B), Bộ Công an tại chúng tôi phối hợp với Thanh tra của Bộ NN-PTNT kiểm tra khu giết mổ gia súc Xuyên Á (ở huyện Củ Chi), bắt quả tang 2 người đàn ông dùng kim tiêm thuốc gây mê vào heo.

Loại thuốc mê chủ cơ sở giết mổ dùng để tiêm cho heo. Ảnh: T.V.

Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện hàng chục lọ thuốc combistress (loại 50 ml) và lactated ringers (loại 500 ml) đã pha thuốc an thần.

Trước đó, chủ lò đã đưa 5.231 con heo về đây giết mổ. Ở thời điểm bị cảnh sát bắt quả tang, nhân viên đã tiêm thuốc vào 4.626 con heo.

Theo cơ quan điều tra, trước khi giết mổ, có ít nhất hơn 10 chủ lò tiêm thuốc nói trên cho heo. Sau đó, số thịt heo này được cung cấp cho một số chợ đầu mối ở chúng tôi phân phối cho các chợ.

Theo chúng tôi Xem tiếp :

Gần 4.000 Con Heo Bị Tiêm Thuốc An Thần: Khi Mèo “Liên Minh” Với Chuột

Số heo bị tiêm thuốc an thần bị đề nghị tiêu hủy. Ảnh: C49B cung cấp

Không thể nói khác về bản chất, nguồn gốc vụ việc gần 4.000 con heo chuẩn bị giết mổ tại khu giết mổ gia súc Xuyên Á (huyện Củ Chi, TPHCM), bị tiêm thuốc an thần mà công an bắt quả tang vừa qua.

Chắc chắn, đây không phải là lần đầu, bởi để bắt quả tang, Công an TPHCM đã có quá trình theo dõi, lập chuyên án.

Xuyên Á là lò mổ lớn nhất TPHCM, số heo tại thời điểm thanh tra chiếm hơn 50% trong tổng số heo sẽ cung ứng ra toàn thị trường mỗi ngày.

Vụ việc hết sức nghiêm trọng, bởi thịt heo đã bị tiêm thuốc an thần, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe người dùng.

Theo các chuyên gia, người sử dụng sản phẩm có chứa tồn dư thuốc an thần có thể dẫn tới các triệu chứng hạ huyết áp, tình trạng lừ đừ, không tập trung, tăng cân, khô miệng, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt…; nếu tương tác với các thuốc khác có thể làm tình trạng lâm sàng phức tạp hơn. Tình trạng trầm trọng hơn đối với trẻ em, người già và những người có tiền sử về bệnh tim mạch, gan, thận.

Nguy hại là ở chỗ, các tác hại của nó không diễn ra cấp tính, mà cứ từ từ, hủy hoại cơ thể mà người dân không biết rõ nguyên nhân. Mặt khác, thịt lợn có tồn dư thuốc an thần cũng rất khó phát hiện; thậm chí còn bắt mắt.

Hiện tượng nói trên đã diễn ra khá phổ biến, trong thời gian dài. Nhiều cơ sở vi phạm đã bị bắt, xử lý; báo chí đã phản ánh nhiều.

Các chủ cơ sở biết rõ, việc làm nói trên là nguy hại và bị nghiêm cấm, nhưng họ vẫn làm, thậm chí với quy mô khủng khiếp như vụ việc nêu trên. Vì đồng tiền, vì lòng tham, họ bất chấp, sẵn sàng gây tội ác.

Nguy hại hơn, có dấu hiệu cho thấy những cán bộ ăn lương để làm nhiệm vụ kiểm soát, ngăn chặn thực phẩm bẩn lại làm ngơ, tiếp tay cho tội ác.

Thật khó để biện minh: “Không rõ”, “không kiểm soát hết”, hay thủ phạm dùng “thủ đoạn tinh vi”, bởi với số lượng lợn bị tiêm thuốc lên tới gần 4.000 con, thì đó là “trắng trợn”, ngang nhiên.

Cần làm gì? Hình phạt nghiêm minh, kiểm tra, kiểm soát gắt gao, thương lái sẽ không dám làm càn.

Nhưng, cuộc chiến chống thực phẩm bẩn, nguy hại sẽ còn trường kỳ, thậm chí thất bại, nếu còn có những “con mèo” lại quay ra “liên minh” với “chuột”, đẩy “thượng đế” vào chỗ chết.

https://laodong.vn/dien-dan/gan-4000-con-heo-bi-tiem-thuoc-an-than-khi-meo-lien-minh-voi-chuot-567845.ldo Quang Đại/Báo Lao động

Tiêm Thuốc An Thần Cho Heo Để Làm Gì ? Cách Phân Biệt Thịt Heo Còn Tồn Thuốc An Thần

Một vấn đề hết sức nghiêm trọng trong vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là việc tiêm thuốc an thần cho heo trước khi giết mổ. Heo được tiêm một chất gọi là acepromazine ( tên thương mại là combistress ) là một loại thuốc chống loạn thần dẫn xuất phenothiazin nhằm mục đích là heo sẽ không vùng vẫy giúp cho việc bơm nước vào heo sẽ thuận tiện hơn. Nước trong heo tích trữ nhiều nên sẽ tăng trọng và thương lái được lời.

Tiêm thuốc an thần cho heo để làm gì ? Ăn thịt heo có tiêm thuốc an thần sẽ ảnh hưởng như thế nào ?

Theo một thạc sĩ chuyên gia về ý tế thì thuốc an thần ức chế mạnh và tính rất độc. Người tiêu dùng khi sử dụng thịt heo còn tồn dư thuốc an thần sẽ bị ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, hạ huyết áp, cơ thể lúc nào cũng trong tình trạng lờ đờ, khó tập trung, tăng cân, dễ bị táo bón, dị ứng, buồn ngủ,.. ở người già thì sẽ nặng hơn như thiếu máu, mất nước,… đặc biệt khi thuốc an thần vào trong cơ thể và tương tác với các loại thuốc khác sẽ có thể dẫn đến tình trạng diễn biến phức tạp hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Loại thuốc an thần trong thịt heo không phân hủy ở nhiệt độ cao bằng mắt thường cũng khó phân biệt thịt heo có hoặc không có thuốc an thần. Thông thường thì sau khi tiêm thuốc an thần, thuốc an thần có trong thịt phải được bài tiết hết thì mới có thể sử dụng (thời gian khoảng từ 5-7 ngày).

Do mục đích chính khi tiêm thuốc gây mê là làm heo không la, không cắn nhau, dễ dàng hơn trong việc bơm nước và trong quá trình vận chuyển sẽ đỡ hao về trọng lượng, thịt heo bình thường sau khi giết mổ thịt sẽ có màu sau giết mổ có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm đẹp hơn thông thường, vì vậy nên có thể phân biệt thịt heo còn tồn dư thuốc an thần là thông qua màu sắc của thịt là có màu đỏ sậm bất thường, khi ấn ngón tay vào miếng thịt không thấy độ dính tay của thịt tươi, độ đàn hồi.

Nguồn : https://s-2.info

Cập nhật thông tin chi tiết về Vụ Heo Bị Tiêm Thuốc An Thần: 17 Nhân Viên Giải Trình trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!