Xu Hướng 9/2023 # Viêm Phế Quản Cấp Là Bệnh Gì? # Top 15 Xem Nhiều | Sdbd.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Viêm Phế Quản Cấp Là Bệnh Gì? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Viêm Phế Quản Cấp Là Bệnh Gì? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm phế quản cấp là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng bị viêm và sưng ở ống phế quản trong phổi. Bệnh còn được gọi là cảm lạnh ngực. Có hai dạng viêm phế quản cấp:

Viêm phế quản cấp tính: bệnh thường được cải thiện trong vài ngày, mặc dù cơn ho có thể tiếp tục kéo dài tới cả tuần.

Viêm phế quản mãn tính: bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần và là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease– COPD).

Triệu chứng thường gặp Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản cấp là gì?

Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính, dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Cổ họng có đờm, đờm màu trong, màu trắng, màu xám vàng hoặc màu xanh lục

Khó thở, đặc biệt khi phải gắng sức làm việc gì đó

Thở khò khè

Mệt mỏi

Sốt và ớn lạnh

Tức ngực.

Tuy nhiên, các triệu chứng rất khó để nhận biết. Đờm có khi không xuất hiện khi mắc viêm phế quản và trẻ em thường nuốt đờm, do đó cha mẹ có thể không biết con mình đã mắc bệnh. Nếu hút thuốc, cổ họng của bạn mỗi buổi sáng khi thức dậy thường có đờm. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài trong hơn ba tháng, bạn có thể bị viêm phế quản mãn tính. Bạn vẫn có khả năng mắc viêm phế quản mãn tính dù không hề bị viêm phế quản cấp tính. Ngoài ra, bạn có thể ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi khỏi viêm phế quản cấp tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

Cơn ho kéo dài hơn ba tuần, khiến bạn không thể ngủ

Sốt cao hơn 38oC

Đờm bị đổi màu

Ho ra máu

Thở khò khè hoặc khó thở.

Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân nào gây ra viêm phế quản cấp?

Nguyên nhân thường gặp là do virus, bệnh thường xảy ra sau các triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, nhiễm hóa chất, hơi, bụi hay các chất ô nhiễm khác khiến đường phế quản bị kích ứng. Người hút thuốc và những người có các vấn đề về phổi, như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn hay xơ nang có khả năng cao mắc bệnh viêm phế quản cấp.

Nguy cơ mắc phải Những ai thường bị viêm phế quản cấp?

Viêm phế quản cấp là một căn bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất. Tỷ lệ mắc bệnh của cả nam lẫn nữ là bằng nhau. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ của viêm phế quản bao gồm:

Khói thuốc lá: nếu bạn hút thuốc hoặc sống với người hút thuốc, bạn có nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

Sức đề kháng thấp: điều này có thể là hậu quả của bệnh cấp tính như cảm lạnh hoặc từ một tình trạng bệnh mãn tính khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn hại. Người lớn tuổi, em bé dưới 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường phế quản do có sức đề kháng yếu.

Tiếp xúc với hóa chất trong công việc: nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn nếu bạn làm việc xung quanh một số chất gây kích ứng phổi như các loại hạt hay vải dệt, hoặc đang tiếp xúc với hơi hóa chất.

Trào ngược dạ dày: các đợt ợ nóng nghiêm trọng có thể gây kích thích cổ họng của bạn và làm cho bạn dễ mắc bệnh viêm phế quản.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm phế quản cấp?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, khám lâm sàng và nghe phổi với ống nghe. Đối với các trường hợp bệnh kéo dài hay các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang ngực để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm phế quản cấp?

Mục tiêu của điều trị bệnh viêm phế quản là giảm triệu chứng và làm cho bệnh nhân dễ thở. Để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn nên:

Uống nhiều nước

Thở không khí ấm và ẩm

Uống thuốc giảm triệu chứng ho và acetaminophen hoặc aspirin.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê các thuốc như:

Thuốc kháng sinh: viêm phế quản thường là kết quả sau khi bị nhiễm virus, do đó kháng sinh không hiệu quả. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ có nhiễm trùng vi khuẩn. Trong trường hợp bạn có rối loạn phổi mãn tính hoặc hút thuốc, thuốc kháng sinh có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng.

Thuốc ho: ho giúp loại bỏ các chất kích thích từ phổi. Nếu ho khi ngủ, bạn nên sử dụng thuốc ho không kê đơn một lượng vừa phải để có thể ngủ, nhưng thuốc này không đủ để ngăn chặn ho hoàn toàn. Nếu cơn ho khiến bạn mất ngủ, bác sĩ có thể đề nghị thuốc ho loại được kê toa.

Các thuốc khác: nếu có bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể khuyên bạn dùng các thuốc xịt và các thuốc khác để giảm viêm và mở đoạn thu hẹp phế quản.

Nếu mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về khả năng phục hồi chức năng phổi. Phục hồi chức năng phổi là một chương trình tập luyện thở, làm việc với một bác sĩ chuyên khoa hô hấp để giúp học cách hít thở dễ dàng hơn và tăng khả năng tập thể dục.

Chế độ sinh hoạt phù hợp Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phế quản cấp?

Tránh tiếp xúc với chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá. Không hút thuốc. Mang khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm hoặc nếu phải tiếp xúc với chất kích thích, chẳng hạn như sơn hay chất tẩy rửa gia dụng với hơi mạnh.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Không khí ấm áp và ẩm giúp giảm ho cũng như làm lỏng chất nhờn ở đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn nên làm sạch máy làm ẩm theo khuyến nghị của nhà sản xuất để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong ngăn chứa nước.

Uống thuốc để giảm đau và hạ sốt, nên dùng acetaminophen và ibuprofen.

Nếu không khí lạnh làm cho ho càng trầm trọng và khó thở, bạn nên dùng khẩu trang trước khi đi ra ngoài.

Hãy thử mím môi, chỉ chừa một khoảng nhỏ ở miệng và thở. Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn có thể thở quá nhanh. Thở mím môi giúp làm chậm hơi thở, và bạn có thể cảm thấy tốt hơn. Hãy hít thở sâu, sau đó từ từ thở ra qua miệng trong khi mím môi. Lặp lại kỹ thuật này sẽ giúp làm tăng áp suất không khí trong đường hô hấp của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Bệnh Viêm Phế Quản Có Lây Không? Viêm Phế Quản Cấp Tính Là Gì?

Viêm phế quản là tình trạng viêm các lớp niêm mạc của ống thở từ phổi. Bệnh có thể tấn công mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người có sức đề kháng yếu. Viêm phế quản cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm về sức khỏe sau này. Khi bị viêm phế quản, triệu chứng thường gặp nhất là ho, sổ mũi, ho có đờm, sốt nhẹ… Bài viết này xin giải đáp cho bạn thắc mắc bệnh viêm phế quản có lây không và viêm phế quản cấp tính là gì.

Viêm phế quản cấp tính là gì?

Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm nhiễm ở mức cấp tính của các lớp niêm mạc ở đường thở khi tiếp xúc với những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Một số tác nhân cụ thể như:

– Tác nhân lý hóa: thời tiết thay đổi, không khí lạnh, các chất dễ dị ứng ở dạng khí như hơi amoniac, hơi axit, các chất có mùi quá nồng, khói thuốc lá, khói bụi từ xe cộ.

– Tác nhân vi sinh: các loại siêu vi, vi khuẩn.

Trong 2 nhóm tác nhân này thì tác nhân vi sinh là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản cấp, các loại vi khuẩn, virus thường gặp là siêu vi hô hấp hợp bào, rhinovius, siêu vi cúm, siêu vi á cúm… Người bệnh viêm phế quản cấp thường có 2 giai đoạn:

– 3-4 ngày đầu: sốt 38 – 40 độ C, người mệt mỏi, đau nhức toàn thân, có cảm giác khó thở nhẹ, ho khan, ho nhiều và thành cơn vào đêm. Trong phổi có tiếng rít.

– 6-8 ngày tiếp theo: ho khạc đờm đặc hoặc có mủ. Nếu viêm phế quản xuất huyết thì thường ho ra máu với ít đờm. Nếu là bệnh nhân trên 40 tuổi và có hút thuốc lá thì cần chẩn đoán cẩn thận tránh nhầm với ung thư phổi.

Bệnh viêm phế quản có lây không?

Để biết được bệnh viêm phế quản có lây không, chúng ta cần theo sát các giai đoạn của bệnh.

– Giai đoạn đầu là giai đoạn ủ bệnh, khoảng 1-2 ngày, lúc này vi khuẩn đang trú ngụ trong cơ thể nhưng chưa phát tác bệnh, do đó không có nguy cơ lây bệnh.

– Giai đoạn 2: đau họng, sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, mệt mỏi toàn thân. Lúc này, những người tiếp xúc với bệnh nhân mà không có biện pháp phòng ngừa thì rất dễ có nguy cơ lây bệnh.

– Giai đoạn 3: đây là giai đoạn lây lan nguy hiểm nhất, người bệnh ho liên tục, ho khan, có đờm… Virus sẽ lây lan sang người khác qua những cơn ho, dịch tiết… của người bệnh vào không khí.

Điều quan trọng nhất là sức đề kháng của người khỏe mạnh. Nếu bạn đủ khỏe, virus sẽ không thể tấn công. Tuy nhiên chúng ta vẫn nên đề phòng cẩn thận khi tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan.

Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị viêm phế quản, hỗ trợ sức khỏe và tăng cường chức năng hô hấp khác như Terry Naturally BosMed 500. Đây là sản phẩm 100% thảo dược thiên nhiên với chiết xuất từ cây Boswellia Serrata, kết hợp với dầu hướng dương, sáp ong… giúp bổ phổi, cải thiện chức năng gan, chống viêm, giúp bạn chống lại chứng viêm phế quản cấp.

Cây Boswellia Serrata là một loại thảo mộc mọc tại vùng núi Ấn Độ, được các nhà khoa học chứng minh công dụng vượt trội giúp kháng viêm, cải thiện các chứng viêm khớp, viêm phế quản, viêm họng…, là thuốc bổ phổi tốt cho gan, ổn định khả năng tiêu hóa, tăng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Terry Naturally BosMed 500 được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là sản phẩm tăng cường chức năng hô hấp hàng đầu hiện nay, không có tác dụng phụ, không gây kích ứng… Hãy bảo vệ lá phổi của bạn bằng Terry Naturally BosMed 500 ngay hôm nay.

Hiện sản phẩm đang có mặt tại chúng tôi với giá chỉ 1.040.000 đồng/hộp 60 viên.

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Địa chỉ: số 46 đường 3/2, phường 12, Quận 10.

Bệnh Viêm Phế Quản Bao Lâu Thì Khỏi? Nên Uống Thuốc Kháng Sinh Gì?

Bệnh nhân bị viêm phế quản thường rất khổ sở với những cơn ho khan đau rát cổ, ho có đờm, tức ngực… Khi bị bệnh thì điều bạn mong muốn nhất chính là nhanh khỏi bệnh và khỏe mạnh trở lại. Cùng tìm hiểu bệnh viêm phế quản bao lâu thì khỏi? Nên uống thuốc kháng sinh gì?

Bệnh viêm phế quản bao lâu thì khỏi?

Nhìn chung thì viêm phế quản cấp nếu được điều trị đúng cách thì chỉ sau 5 – 10 ngày sẽ cho các kết quả lâm sàng tốt. Nếu một số triệu chứng chưa khỏi hoàn toàn sau 10 ngày điều trị thì chỉ là ho khan nhẹ, thưa và sẽ khỏi dần trong những ngày sau đó. Với những bệnh nhân sau 10 ngày điều trị tích cực mà vẫn không thuyên giảm (bị sốt, ho thành cơn nhiều, đờm nhiều, khó thở, đau tức ngực…) thì cần đến các cơ sở y tế để làm thêm nhiều xét nghiệm thăm dò để tìm ra chính xác nguyên nhân bệnh. Bởi việc chẩn đoán không chính xác sẽ dẫn đến hướng điều trị không phù hợp, gây tốn kém thời gian mà bệnh vẫn không thuyên giảm.

Đối với các trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đờm để tìm vi khuẩn lao, nhuộm soi, cấy. Nếu phát hiện vi khuẩn gây bệnh thì sẽ làm kháng sinh đồ. Ngoài ra còn có thể chụp X-quang ngực, nội soi phế quản…

Bị viêm phế quản nên uống thuốc kháng sinh gì?

Khi có các triệu chứng viêm phế quản, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và các thông tin khác trong bệnh sử của bệnh nhân.

Thông thường, chỉ nên dùng kháng sinh khi viêm phế quản nghi do vi khuẩn. Bởi việc điều trị bằng kháng sinh cần hết sức thận trọng, tránh tăng chi phí điều trị cho bệnh nhân cũng như hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Một số dấu hiệu kết luận là viêm phế quản do vi khuẩn bao gồm: trong đờm có mủ, đờm màu xanh hoặc vàng, bệnh diễn biến hơn 10 ngày, khi xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao. Đối với những trường hợp này thì nên dùng thêm kháng sinh để điều trị bệnh hiệu uqar hơn. Trong đó, quan sát màu sắc đờm khạc sẽ cho kết quả nhanh và tương đối chính xác. Nếu không thể dùng cách này hoặc bác sĩ còn nghi ngờ nguyên nhân khác thì nên làm thêm các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân bệnh rõ ràng hơn.

Một số loại kháng sinh nên dùng để điều trị viêm phế quản cấp gồm: nhóm betalactam, macrolide và quinolone.

Việc sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phế quản phải có sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều dùng của bác sĩ kê toa. Bởi những thay đổi trong quá trình sử dụng thuốc sẽ có thể gây ngộ độc, bệnh diễn biến phức tạp, vi khuẩn kháng thuốc…

Terry Naturally BosMed 500 hoàn toàn không có tác dụng phụ, sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi các chuyên gia y tế hàng đầu tại Mỹ. Bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại chúng tôi với giá 1.040.000 đồng/hộp 60 viên.

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Địa chỉ: số 46 đường 3/2, phường 12, Quận 10.

Bệnh Giãn Phế Quản Là Gì? Bệnh Có Nguy Hiểm Không Và Cách Điều Trị Như Thế Nào?

Giãn phế quản là tình trạng giãn liên tục, giãn vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều đoạn phế quản trong phổi khi các tổ chức như lớp cơ chun, lớp sụn của thành phế quản bị phá hủy.

Bệnh giãn phế quản chiếm khoảng 6% trong tổng số các bệnh lý trên phổi, có thể là bệnh lý bẩm sinh, di truyền hoặc mắc phải, trong đó bệnh gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ.

Bình thường, thành phế quản được cấu tạo bởi sụn, cơ trơn và được lót bởi lớp niêm mạc ở mặt trong. Cơ trơn đóng vai trò giúp đường dẫn khí thay đổi được đường kính, từ đó điều hòa được lượng không khí ra vào phổi.

Trong bệnh giãn phế quản, các cấu trúc cơ trơn, sụn bị phá hủy khiến kết cấu vốn có của thành phế quản bị mất và thay thế bằng tổ chức xơ, thành phế quản dày lên. Ngoài ra, hàng loạt các vấn đề khác trên đường dẫn khí khác khiến phế quản bị căng giãn, viêm mạn tính, tăng tiết nhầy, mất lớp lông chuyển. Còn các phế nang (túi khí thì bị xơ hóa dẫn đến giảm diện tích trao đổi khí, xẹp phổi… )

Vì những biến đổi trên, giãn phế quản thường kết hợp với viêm phế quản mạn tính hoặc và .

Phế quản bình thường và phế quản của người bệnh

Có những triệu chứng giãn phế quản nào?

Các triệu chứng của bệnh giãn phế quản là:

Cơn ho của người bệnh giãn phế quản có thể là ho khan (bệnh ở thể khô) và ho có đờm (bệnh ở thể ướt).

Trong giãn phế quản thể ướt, người bệnh ho khạc đờm kéo dài nhiều năm. Lượng đờm khạc ra của bệnh nhân giãn phế quản được đánh giá là nhiều nhất trong các bệnh lý hô hấp.. Đờm đặc màu xanh hoặc màu vàng, đờm thường lẫn máu.

Vì lông mao bị mất, đờm đặc kèm theo hiện tượng tắc nghẽn nên đờm không được tống hoàn toàn ra ngoài mà một phần vẫn ứ đọng lại trong phế quản, vi khuẩn tiếp tục phát triển dẫn đến nhiễm trùng và viêm nặng hơn, bệnh tiến triển nặng lên tạo thành một vòng xoáy bệnh lý.

Ho có đờm kéo dài là biểu hiện điển hình của bệnh giãn phế quản

Ho ra máu có thể xuất hiện cùng các triệu chứng khác nhưng cũng có thể là triệu chứng duy nhất của bệnh. Ho ra máu tái phát nhiều lần, có thể kéo dài nhiều năm và thường đi kèm triệu chứng của các đợt nhiễm trùng cấp.

Lượng máu khi ho có thể dưới 5ml/ngày, nhưng có trường hợp lên tới 500ml/ngày và/hoặc gây suy hô hấp cấp.

Ho ra máu rất thường gặp ở bệnh nhân giãn phế quản

Có đến 75% bệnh nhân giãn phế quản gặp triệu chứng này. Khó thở thường sẽ xuất hiện muộn. Đau ngực là dấu hiệu của nhiễm khuẩn phổi ở vùng gần màng phổi hoặc túi phế quản giãn căng.

Khó thở là biểu hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng

Ngoài ra, người bệnh còn bị sốt (khi có bội nhiễm), hiện tượng ngón tay khum (ngón tay dùi trống) khi bệnh nhân bị bội nhiễm phế quản nhiều lần và kéo dài. Khi có biến chứng tâm phế mạn, người bệnh có hiện tượng chân phù to, gan to, tĩnh mạch cổ nổi…

Người bệnh có thể gặp đợt cấp của giãn phế quản khi có bội nhiễm với các triệu chứng ho khạc đờm , ho ra máu… dữ dội và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với giai đoạn ổn định.

Các triệu chứng của bệnh giãn phế quản dễ bị nhầm lẫn với đợt cấp của COPD, viêm phổi, lao phổi, bụi phổi…

Nguyên nhân gây giãn phế quản là gì?

Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng viêm và hoại tử phổi, tổn thương thành phế quản chủ yếu do nhiễm trùng dai dẳng. Một số bệnh gây tổn thương thành phế quản là:

– Viêm phổi nặng tái diễn nhiều lần.

– Nhiễm nấm phổi.

– Hội chứng suy giảm miễn dịch: Làm tăng sự mẫn cảm của cơ thể với nhiễm khuẩn hoặc tổn thương hô hấp.

– Phản ứng dị ứng với nấm aspergillus.

– Tắc nghẽn phế quản do có dị vật, hít sặc (bệnh nhân hít phải thức ăn, chất lỏng, nước bọt, thức ăn trong dạ dày trào ngược vào phổi…)

– Các bệnh tự miễn: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống.

Mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp kéo dài và tái phát nhiều lần là nguyên nhân phổ biến

Điều trị giãn phế quản như thế nào?

Giãn phế quản là bệnh không thể điều trị khỏi, tất cả các phương pháp điều trị nhằm hướng tới mục tiêu:

– Điều trị các triệu chứng ho khan, ho khạc đờm, ho ra máu, khó thở…

– Ngăn ngừa các đợt nhiễm trùng hô hấp cấp.

– Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

– Phòng ngừa bệnh tiến triển và ngăn ngừa biến chứng.

Các thuốc dùng trong bệnh giãn phế quản

– Thuốc kháng sinh: Dùng khi bệnh nhân giãn phế quản bội nhiễm vi khuẩn, dùng đến khi bệnh nhân hết sốt, hết khạc đờm mủ. Thông thường, bệnh nhân sẽ được dùng kháng sinh mạnh, phổ tác dụng rộng và kết hợp hai loại kháng sinh.

– Thuốc long đờm kết hợp với dẫn lưu đờm: Giúp đờm dễ được khạc ra hơn, từ đó làm giảm tối đa lượng đờm có trong phế quản.

– Các thuốc điều trị triệu chứng khác như giảm ho, hạ sốt, giãn phế quản , điều trị suy hô hấp.

– Các thuốc giãn phế quản khi có cơn khó thở.

Có rất nhiều thuốc cần dùng trong bệnh giãn phế quản

Phòng bệnh giãn phế quản như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh giãn phế quản, bạn cần:

– Không hút thuốc lá, thuốc lào, bỏ sớm nếu đang hút, tránh xa khói thuốc.

– Cần loại bỏ triệt để các ổ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và các bệnh đường hô hấp dưới.

– Vệ sinh răng miệng cũng như tai mũi họng sạch sẽ.

– Tiêm phòng cúm hàng năm theo hướng dẫn.

– Đề phòng và lấy dị vật đường thở.

– Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Giải độc và phục hồi chức năng phổi đã bị tổn thương.

Trong đó giải độc cho phổi đóng vai trò rất quan trọng bởi: Người có phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc, hóa chất độc hại, bụi bẩn, virus, vi khuẩn… sẽ có nguy cơ bị giãn phế quản cao hơn. Với bệnh nhân giãn phế quản, nhiễm độc phổi tạo điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển và gây ra bội nhiễm dẫn đến những đợt cấp, khiến bệnh ngày càng trở nên tồi tệ.

Giải độc phổi là dùng các biện pháp giúp loại bỏ độc tố trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, giảm xơ hóa, tăng cường bảo vệ phổi. Từ đó ngăn chặn tối đa tình trạng phổi bị nhiễm độc.

Giải độc phổi, tăng cường chức năng phổi là việc cần làm ngay từ bây giờ

Để hướng tới mục tiêu điều trị của bệnh giãn phế quản, khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thảo dược giúp hỗ trợ, vừa giúp giảm triệu chứng, phòng ngừa đợt cấp, vừa giải độc phổi hiệu quả. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với bệnh nhân giãn phế quản. Các nhà khoa học thuộc tập đoàn Viva Nutraceutical đã nghiên cứu và đưa ra sản phẩm BoniDeox – Sản phẩm hiệu quả dành cho người bệnh giãn phế quản với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên.

BoniDetox – Mang lại hiệu quả vượt trội cho người bệnh giãn phế quản

BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là giải pháp hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân giãn phế quản nhờ có công thức toàn diện từ thảo dược tự nhiên. Đó là:

Các thảo dược giúp chống viêm, kháng khuẩn, loại bỏ ho đờm

Bồ công anh, lá bạch đàn: Hai thảo dược này được sử dụng như những kháng sinh thực vật. Trong đó, chiết xuất bạch đàn đã được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn mạnh với hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá tương đương với kháng sinh gentamycin. Bồ công anh từ lâu đã được dùng như một kháng sinh thực vật giúp giảm viêm nhiễm hiệu quả.

Không chỉ vậy, hai thảo dược này kết hợp với tỳ bà diệp còn giúp giảm ho, long đờm và giãn phế quản. Từ đó giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Tỳ bà diệp hiệu quả trong việc giúp bệnh nhân dễ thở hơn nhờ tác dụng giãn phế quản

Thảo dược giúp phục hồi tổn thương và chống xơ hóa phổi: Baicalin trong hoàng cầm:

Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Baicalin trong Hoàng cầm rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại…). Vì vậy, các thảo dược này sẽ giúp bệnh dần dần được cải thiện.

Không chỉ vậy, Baicalin còn được chứng minh giúp làm giảm sự nhạy cảm của đường thở; chống xơ hóa và chống tái cấu trúc phế quản. Từ đó giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện mô sẹo cứng tại thành phế quản, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn.

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh

Thảo dược giúp làm sạch, loại bỏ độc tố trong phổi: Xuyên tâm liên, cam thảo Ý và lá oliu.

Đây là các thảo dược nổi tiếng với tác dụng chống oxy hóa vượt trội, từ đó bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các tác nhân oxy hóa, không để tế bào bị tổn thương thêm. Đồng thời chúng còn rất hiệu quả trong việc làm sạch, loại bỏ độc tố, giảm xơ hóa phổi. Điều này góp phần quan trọng trong việc ngăn không để bệnh tiến triển nặng thêm do nhiễm độc phổi bởi hóa chất, khói thuốc, bụi bẩn…

Thảo dược giúp phục hồi, kích hoạt và tăng cường hoạt động của lông chuyển

– Xuyên bối mẫu: Nghiên cứu chỉ ra rằng, xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao trong phế quản. Lông mao có tác dụng đẩy các chất độc hại ra ngoài, ngăn chúng không tiến sâu vào trong phổi. Xuyên bối mẫu kết hợp với tác dụng phục hồi tổn thương của hoàng cầm có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm thiểu hư hại thêm hệ thống lông chuyển trong bệnh giãn phế quản.

Nhờ các thảo dược này, BoniDetox chính là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh giãn phế quản, là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất.

BoniDetox được nâng tầm bằng công nghệ bào chế hiện đại

BoniDetox là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP: J&E International tại Mỹ.

Tại nhà máy này, BoniDetox được sản xuất bởi công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới – công nghệ microfluidizer. Công nghệ microfluidizer giúp tạo ra các phân tử hạt có kích thước nano (<70nm). Từ đó sản phẩm có độ ổn định cao, thành phần đồng nhất, loại bỏ tạp chất. Đặc biệt là khi thành phần có kích thước siêu nhỏ như vậy thì cơ thể có thể hấp thu được tối đa, tác dụng đạt được là cao nhất.

BoniDetox dưới góc nhìn của các chuyên gia đầu ngành

Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Hưng Củng, nguyên vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế cho biết: “Giãn phế quản là tình trạng giãn vĩnh viễn không hồi phục phế quản trong phổi. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, tất cả các phương pháp điều trị chỉ nhằm giảm triệu chứng, ngăn ngừa đợt cấp, ngăn ngừa biến chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh”.

“Ngoài việc dùng thuốc theo đơn và các phương pháp vật lý như dẫn lưu đờm thì người bệnh nên dùng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Đây là sản phẩm từ thảo dược, các thảo dược đó đều đã được chứng minh cơ chế tác dụng rất toàn diện trên phổi của bạn. Không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng, phòng ngừa bội nhiễm mà sản phẩm này còn giúp giải độc phổi. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tiến triển nhanh, ngăn ngừa đợt cấp… do nguyên nhân phổi bị nhiễm độc do khói thuốc, bụi bẩn, chất độc hại, vi khuẩn, virus…”.

“Người bệnh nên dùng với liều 4 viên/ngày chia làm 2 lần, dùng liên tục trong ít nhất từ 2-4 tháng để cho hiệu quả rõ rệt. Vì là hoàn toàn từ thảo dược nên sản phẩm rất an toàn, không gây tác dụng phụ nhưng sẽ cho tác dụng từ từ. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng”.

Kháng Sinh Chữa Viêm Phế Quản

Hiện nay việc dùng kháng sinh chữa viên phế quản rất phổ biến. Vậy bệnh viêm phế quả là gì, viêm phế quản là bệnh lý hô hấp phổ biến nhất vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh gây nhiều triệu chứng ho, đau họng, ngạt mũi ở mọi lứa tuổi.

Cách dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

Viêm phế quản có nguyên nhân chủ yếu là do vi rút gây ra, tuy nhiên cũng có vài trường hợp là do vi khuẩn gây bệnh. Bệnh có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đôi khi các triệu chứng nặng hơn như sốt cao, ho đờm có máu.

Khi xác định mắc biểu hiện viêm phế quản, bạn nên đi khám để được xác định nguyên nhân và có các điều trị phù hợp nhất. Trong trường hợp phải sử dụng kháng sinh chữa viêm phế quản, bạn nên chú ý như sau:

Khi nào dùng kháng sinh chữa viêm phế quản

Nếu bạn bị viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn gây ra, bạn sẽ được bác sĩ đề nghị dùng thuốc kháng sinh. Các dấu hiệu viêm phế quản do vi khuẩn thường là ho có đờm mủ, bệnh diễn biến hơn 10 ngày mà không tự khỏi. Các loại kháng sinh chữa viêm phế quản phổ biến là nhóm betalactam, macrolide và quinolone.

Tùy vào mức độ nguy hiểm của bệnh, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh nhẹ hoặc kháng sinh mạnh. Bác sĩ cũng sẽ cân nhắc trường hợp bệnh của bạn để xác định có nên dùng kết hợp nhiều loại kháng sinh chữa viêm phế quản hay không. Nếu bệnh nhẹ, bạn chỉ cần dùng thuốc từ 8 đến 15 ngày là có thể khỏi bệnh. Các triệu chứng bệnh nặng hơn sẽ cần từ 4 đến 6 tuần để khỏi bệnh.

Việc sử dụng kháng sinh chữa viêm phế quản, cách dùng, liều lượng đều cần bác sĩ dặn dò kỹ càng trước khi dùng. Bệnh nhân nên tuân thủ tuyệt đối theo yêu cầu từ bác sĩ. Không được tự ý thay đổi thuốc, liều dùng hay bỏ quên không uống thuốc.

Những trường hợp này đều làm bệnh không khỏi, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh như ngộ độc thuốc, biến chứng bệnh, nghiêm trọng nhất là dẫn tới kháng thuốc.

Kết hợp với việc dùng thuốc kháng sinh, bạn nên cân nhắc chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Trong quá trình uống thuốc kháng sinh, bạn cũng cần kiêng khem theo lời dặn từ bác sĩ chuyên môn. Khi bị viêm phế quản, tuyệt đối không nên ăn đồ ăn lạnh, uống nước lạnh để khiến bệnh nặng hơn.

Một số loại thuốc khác điều trị viêm phế quản

Để điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra, bạn có thể dùng kháng sinh chữa viêm phế quản. Tuy nhiên, trong trường hợp viêm phế quản gây ra bởi vi rút, bạn không cần tới thuốc kháng sinh mà có thể lựa chọn các loại thuốc điều trị triệu chứng bệnh như thuốc long đờm, thuốc ho, thuốc làm giãn phế quản.

Khi sử dụng thuốc long đờm, các hoạt chất trong thuốc sẽ làm cho chất nhầy lỏng hơn, trôi khỏi phế quản và giúp bạn dễ dàng đưa nó ra ngoài, làm thoáng cổ họng.

Một số loại thuốc long đờm phổ biến là natri benzoat, terpinhdrat dùng cho dạng ho có đờm nhẹ. Nếu ho nhiều đờm và tắc nghẽn cổ họng liên tục, bạn nên dùng các loại thuốc như acetylstein, carboxystein.

Thuốc kháng viêm corticoid

Viêm phế quản khiến cho không khí lưu thông gặp trở ngại. Vì vây thuốc kháng viêm corticoid sẽ giúp đường thở thông thoáng hơn. Bạn nên sử dụng corticoid uống hoặc dạng hít theo tư vấn từ bác sĩ. Trong trường hợp nặng, bạn có thể sử dụng thuốc corticoid dưới dạng tiêm. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc, bạn cũng nên thăm khám và hỏi bác sĩ có nên dùng hay không vì thuốc có một số tác dụng phụ.

Các thuốc giãn phế quản là những thuốc có tác dụng làm giãn phế quản, phù hợp khi bạn có biểu hiện viêm co thắt phế quản. Thuốc tác động là giãn cơ bọc quanh phế quản, tăng kích thước đường thở, giúp không khí dễ dàng đi qua đường thở tới phế quản để hô hấp dễ dàng hơn.

Thuốc giãn phế quản không được coi là thuốc chữa khó thở. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng cứ khó thở thì có thể sử dụng thuốc này. Bạn nên đi gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp, tránh sử dụng thuốc bừa bãi.

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2023 bởi admin

Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23

Viêm Phế Quản Uống Thuốc Kháng Sinh Gì Để Điều Trị?

Viêm phế quản là một dạng bệnh lý về đường hô hấp rất dễ xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Khi thời tiết thay đổi thất thường, mùa đông kéo dài khiến cơ thể suy yếu vì không thể thích nghi kịp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và lan rộng dẫn đến bệnh viêm phế quản.

Đa phần bệnh viêm phế quản xuất hiện thường do tác nhân virus xâm nhập, còn vi khuẩn vẫn chiếm tỉ lệ xuất hiện hiếm hơn nhiều. Việc đó khiến căn bệnh này có khả năng gây nguy hiểm cao hơn rất nhiều lần so với những bệnh lý khác và thực tế cho thấy viêm phế quản cũng rất khó điều trị. Ngoài ra khí thải, chất độc hại, tác nhân gây ô nhiễm môi trường, tác nhân dị ứng, khói thuốc lá…cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp ở cả người lớn và trẻ em.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh viêm phế quản đồng nghĩa với việc các triệu chứng của bệnh sẽ đeo bám cơ thể bệnh nhân trong một thời gian dài. Với lần đầu tiên “ra mắt”, viêm phế quản sẽ thể hiện ra ngoài cơ thể cùng với những triệu chứng về viêm đường hô hấp trên. Cụ thể như: Người bệnh có dấu hiệu sốt nhẹ, hắc hơi và sổ mũi liên tục, đau rát vùng cổ họng. Sau vài ngày bệnh sẽ tiến triển với nhiều triệu chứng thể hiện sự nguy hiểm khác: Sốt cao trên 39 độ C, ho khan và ho có đờm xuất hiện nhiều hơn (đờm có lẫn nhiều mủ vàng hoặc xanh sẫm), ho có đờm lẫn máu.

Nếu bệnh nhân đang mắc bệnh viêm phế quản không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Những biến chứng này không chỉ gây ảnh hương nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh mà còn có khả năng gây tử vong cao.

Khi nào nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?

Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu mắc bệnh viêm phế quản, người bệnh cần dùng các loại thuốc kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra tùy thuộc theo những nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chỉ định sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng.

1. Viêm phế quản xuất hiện do vi khuẩn

Cần dùng thuốc kháng sinh với những trường hợp bị viêm phế quản do vi khuẩn tác đông và có những dấu hiệu:

Ho khan, ho có đờm có chứa nhiều mủ vàng hoặc xanh sẫm

Viêm phế quản đã xuất hiện và duy trì trạng thái trên 10 ngày

Trong máu ngoại vi đột nhiên chứa một số lớn lượng bạch cầu, tăng cao trên 10Giga/lít

2. Viêm phế quản bội nhiễm

Trong thời gian virus xâm nhập và lây lan nhưng người bệnh không được điều trị kịp thời đã tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Khi đó trong cơ thể bệnh nhân chứa đồng thời cả viêm phế quản do virus gây ra và viêm phế quản do vi khuẩn gây hại xâm nhập, được gọi chung là viêm phế quản bội nhiễm.

Trong trường hợp viêm phế quản bội nhiễm người bệnh nên dùng thuốc kháng sinh theo quy định của bác sĩ.

Tuy cùng là bệnh viêm phế quản nhưng nếu do tác nhân virus sinh ra bệnh, người bệnh sẽ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Bởi khi sử dụng những loại dược phẩm này chữa viêm phế quản do virus gây nên không chỉ không có tác dụng mà còn xảy ra hiện tượng kháng thuốc mạnh mẽ của các loại virus. Ngoài ra cơ thể còn xuất hiện chứng lờn thuốc, thuốc không có tác dụng trị bệnh cho những lần sau.

Bên cạnh đó tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh cho các trường hợp viêm phế quản gây sốt, đau nhức vùng đầu, mệt mỏi kéo dài, đau rát vùng cổ họng, ho có đờm trắng… vì đây là những dấu hiệu bệnh do virus mang đến.

Tuy nhiên dù là ở bất cứ trường hợp nào vẫn không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến cơ thể.

Viêm phế quản uống kháng sinh gì?

Tùy thuộc vào từng cơ địa, nguyên nhân gây bệnh và mức độ phát triển của từng bệnh lý mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp cho từng bệnh nhân viêm phế quản. Cụ thể như sau:

Sử dụng những thuốc kháng sinh có tác dụng chống co thắt phế quản (theophylin, salbutamol)

Chữa viêm phế quản bằng thuốc an thần

Sử dụng thuốc kháng histamin

Khi viêm phế quản kéo theo chứng ho có đờm liên tục trong thời gian từ 5 đến 10 ngày, người bệnh có thể dùng thuốc kháng sinh prednisolon, thuốc long đờm

Trường hợp viêm phế quản gây ho khan có thể dùng tecpin-codein, paxeladine để giảm ho

Viêm phế quản kèm theo triệu chứng sốt trên 38 độ C có thể dùng panadol, efferalgan để hạ sốt

Những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản

Không chỉ đối với bệnh viêm phế quản mà trong rất nhiều trường hợp khác việc sử dụng thuốc kháng sinh phải được cân nhắc sử dụng sao cho hợp lý và đúng liều lượng; tuyệt đối không nên tự ý đoán bệnh và mua thuốc kháng sinh sử dụng không theo một đơn thuốc nào của bác sĩ; chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian ngắn, không nên sử dụng lâu dài và lạm dụng thuốc quá nhiều.

Ngoài ra trong thời gian chữa viêm phế quản bằng thuốc kháng sinh cần kết hợp thêm một vài lưu ý. Điều này sẽ giúp hỗ trợ công cuộc điều trị trở nên tốt hơn. Cụ thể như:

Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa

Cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là chất sắt, đạm, các loại vitamin có trong rau củ quả, nước ép trái cây

Uống nhiều nước lọc hằng ngày

Có chế độ nghỉ ngơi nhiều

Tạo không khí ẩm bằng máy tạo độ ẩm hoặc cũng có thể để một chậu nước trong phòng

Thuốc chữa ho và thuốc long đờm nên sử dụng đúng, cách đúng liều lượng và khi thật sự cần thiết

Những loại thuốc giảm đau chữa các triệu chứng do viêm phế quản gây ra cần nên sử dụng theo sự chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ

Hạn chế dùng những loại thức ăn quá cay hoặc quá nóng

Hạn chế sử dụng những loại chất kích thích: Rượu, bia, khói thuốc lá

Sống và làm việc tại những nơi trong lành, thoáng mát

Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khí thải, nấm móc, hóa chất, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, các tác nhân dị ứng, vi khuẩn, virus… bằng cách mang khẩu trong khi ra đường

Hạn chế nuôi chó mèo trong nhà

Hạn chế chưng hoa trong phòng

Vệ sinh mũi, miệng, họng sạch sẽ bằng cách dùng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng súc miệng, rửa mũi hằng ngày.

Báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa khi có những dấu hiệu bất thường khác xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc kháng sinh

Thông qua bài viết, bạn đọc sẽ biết được những thông tin cần thiết xoay quanh bệnh viêm phế quản, viêm phế quản uống thuốc kháng sinh gì cũng như những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trong thời gian chữa bệnh. Theo đó bệnh nhân cần tuyệt đối cẩn trọng khi dùng các loại dược phẩm chữa viêm phế quản để tránh những điều không hay có thể xảy ra. Mặt khác trong thời gian điều trị bệnh, nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường xảy ra cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời.

Kim Linh

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Phế Quản Cấp Là Bệnh Gì? trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!