Bạn đang xem bài viết Trị Cảm Mạo Phong Hàn Bằng Bài Thuốc Đông Y được cập nhật mới nhất trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cảm mạo phong hàn thường gặp vào mùa đông do hàn tà nhiều và chính khí kém. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y để khắc phục tình trạng này.
Người bệnh cảm mạo phong hàn thường có các triệu chứng như: sợ lạnh, sợ gió, sốt ít, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, có hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Trường hợp thêm thấp thì người và các khớp xương bị đau nhức.
Phép chữa là phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp. Tùy theo triệu chứng bệnh mà lựa chọn các bài thuốc phù hợp.
Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc theo gợi ý của trang Bệnh học – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur dẫn nguồn từ báo Sức khỏe đời sống.
Bài 1: khương hoạt 6g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, phòng phong 6g, thương truật 6g, bạch chỉ 8g, hoàng cầm 8g, sinh địa 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Bài 2: quế chi 12g, sinh khương 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, mồ hôi tự ra, người hâm hấp sốt, nôn khan, thở mạnh.
Bài 3: sài hồ 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, kinh giới 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12-20g hoặc sắc uống. Tác dụng trị bệnh thường gặp cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).
Bài 4: lá tía tô 80g, hương phụ 80g, cà gai leo 80g, trần bì 40g. Tán bột. Mỗi ngày uống 20g, hãm với nước sôi.
Bài 5: hương phụ 80g, cam thảo 20g, tử tô 80g, trần bì 40. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3-5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo, sốt, đau đầu, ợ hơi, ngực bụng đầy trướng, không muốn ăn.
Bài thuốc trị cảm mạo phong hàn
Bài 6: đun nồi nước xông với các dược liệu sau: lá bưởi, lá chanh, tía tô, kinh giới, tràm, đại bi (chứa tinh dầu để sát khuẩn đường hô hấp), bạc hà, sả; tỏi, hành, cúc tần… (có tác dụng kháng sinh); lá tre, lá duối (có tác dụng hạ sốt).
Các dược liệu đem rửa sạch, cho vào nồi to, đun sôi một lát, gạn lấy 1 bát nước để riêng. Trùm chăn kín cả người và nồi thuốc, mở từ từ nắp nồi để hơi thuốc bay ra với độ nóng vừa phải, xông 30 phút đến 1 giờ, đến khi mồ hôi ra khắp người là được, lau sạch mồ hôi và mặc quần áo ấm, uống bát nước thuốc trên. Có thể uống kèm viên thuốc hạ sốt Tây y.
Lưu ý từ các thầy thuốc y học cổ truyền: Xông trong phòng kín tránh gió lùa; đồng thời không dùng bài thuốc này đối với người bị cảm mạo có mồ hôi.
Bài 7: ma hoàng 6g, cam thảo 4g, hạnh nhân 8g, quế chi 4g. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người phát sốt, nhức đầu, sợ gió, không có mồ hôi, người và xương khớp đau mỏi, thở khó (suyễn thở).
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng phương thức châm cứu trong điều trị cảm mạo phong hàn. Tuy nhiên phương pháp này cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn và không được tự ý thực hiện.
Những thông tin trên hi vọng mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của bác sĩ. Vì vậy khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế, bệnh viện Y học cổ truyền chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.
Ngoài ra bạn có thể tham gia group Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để cập nhật những thông tin về thuốc cũng như điều trị các bệnh lý bằng thuốc.
Điều Trị Cảm Mạo, Phòng Hàn Hiệu Quản Bằng Bài Thuốc Đông Y Cổ Truyền
Cảm mạo phong hàn
Bài 1: Nguyên liệu bao gồm: 80g lá tía tô, 8g cà gai, 80g hương phụ, 40 g trần bì. Tất cả đem phơi khô rồi tán thành bột. Hằng ngày lấy 20g pha với nước nóng để uống.
Bài 2: Nguyên liệu bao gồm: 8g hương phụ, 80g tử tô, 40g trần bì, 20g cam thảo. Đem phơi khô tất cả 4 vị trên rồi tán bột. Pha 12g bột đã tán với nước nóng uống hằng ngày.
Bài 3: Nguyên liệu bao gồm: 6g ma hoàng, 8g hạnh nhân, 4g quế chi, 4g cam thảo. 4 vị này kết hợp thành 1 thang thuốc, ngày uống 1 thang. Đây gọi là phép ma hoàng thang gia giảm.
Bài 4: Khi người bệnh có thêm các triệu chứng như nhức mỏi khớp, đau người,… thì có thể dùng bài thuốc sau: cát cánh, xuyên khung, khương hoạt, sài hồ, phục linh, tiền hồ, chỉ xác, phòng phong, độc hoạt, tiền hồ, kinh giới. Mỗi loại 40g kết hợp với 20g cam thảo, tán bột rồi lấy 12g pha với nước nóng để uống.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng bài thuốc Nam từ một số loại lá như dâu, bưởi, kinh giới, bạc hà, lá tre, duối, sả và tía tô nấu thành một nồi nước để xông.
Bác sĩ Y học cổ truyền, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM chia sẻ, bệnh nhân mắc cảm phong nhiệt thường có biểu hiện không sợ lạnh nhưng người bệnh sợ gió, ra nhiều mồ hôi, đau đầu, khô miệng và mũi, có ho kèm đờm, bị chảy máu cam, lưỡi rêu vàng, mạch phù sác, lúc này bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:
Bài 1: Nguyên liệu bao gồm: 8g thanh hao, 40g cà gai, 40g địa liền, 80g kinh giới, 40g tía tô, 20g gừng, 80g kim ngân. Tán bột pha nước uống 15 – 20g một ngày.
Bài 2: Nguyên liệu bao gồm: 40g lá dâu, 6g liên kiều, 4g cúc hoa, 8g hạnh nhân, 6g rễ sậy, 4g cam thảo, 8g cát cánh. Sắc tất cả lên uống, 1 – 2 thang thuốc một ngày.
Bài 3: Nguyên liệu bao gồm: 40g kim ngân, 24g cát cánh, 24g bạc hà, 4g lá tre, 20g cam thảo, 16g kinh giới, 24g ngưu bàng tử, 40g liên kiều, 20g đậu xị. Tán những vị trên thành bột, uống 2 – 3 lần một ngày, mỗi lần uống 20g.
Bài Thuốc Ma Hoàng Thang Chữa Cảm Mạo Phong Hàn, Sợ Lạnh
Ma hoàng thang là bài thuốc dùng chữa cảm mạo phong hàn, sợ lạnh, phát sốt không có mồ hôi, ho, khí suyễn, tay chân mình đau nhức…
Công dụng Bài thuốc Ma hoàng thang:
Phát biểu tuyên phế, bình suyễn chỉ khái.
Bài thuốc Ma hoàng thang chữa bệnh gì?
Cảm mạo phong hàn, sợ lạnh, phát sốt không có mồ hôi, ho, khí suyễn, tay chân mình đau nhức.
Biểu hiện bệnh:
Cảm thương hàn mồ hôi ra quá nhiều, dư độc trú ở tâm bào lạc, thần trí mê muội, nói sảng, sốt về chiều, lúc nóng, lúc lạnh.
Thành phần Bài thuốc Ma hoàng thang:
Bài thuốc ma hoàng thang gồm có:
Cách sử dụng Bài thuốc Ma hoàng thang:
Ngày dùng 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.
Phân tích Bài thuốc Ma hoàng thang:
Ma hoàng tân ôn phát biểu, tuyên phế, bình suyễn là chủ dược, phối với Quế chi ôn kinh tán hàn giúp Ma hoàng phát biểu, Hạnh nhân giáng khí chỉ khái, Cam thảo hóa đàm chỉ khái trợ Ma hoàng bình suyễn. Trên nền văn hiến y học của Tổ quốc ta, lấy Ma hoàng thang tiêu biểu cho phương thức phát biểu. Nhưng ứng dụng lâm sàng lại dùng nó để tuyên phế, bình suyễn, chỉ khái và phát biểu. Khi hàn tà thấu biểu, phế khí bất tuyên dẫn đến ho suyễn không mồ hôi, tức phải phát tán hàn tà ở biểu mới có thể tuyên thông phế khí, bình suyễn, chỉ khái.
Bài thuốc tương tự Bài thuốc Ma hoàng thang:
Đối với chứng ngoại cảm phong hàn, nghẹt mũi, ho hen, khó thở nhiều đàm có thể bỏ Quế chi gọi là bài Tam ảo thang ( Hòa tể cục phương).
Trường hợp ngoại cảm, phong hàn thấp, sợ lạnh không ra mồ hôi, nhức mỏi cơ xương, gia Bạch truật để trừ thấp gọi là bài Ma hoàng gia Truật thang ( Kim quỷ yếu lược).
Trên lâm sàng thường hay dùng bài Ma hoàng thang gia giảm để trị các chứng cảm mạo, cảm cúm, viêm đường hô hấp trên hội chứng biểu thực, bài thuốc còn có tác dụng cả đối với những bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, lên cơn ho suyễn lúc cảm lạnh.
Lưu ý:
Bài thuốc có tác dụng phát hãn mạnh nên chỉ dùng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn biểu thực, chứng không ra mồ hôi, đối với chứng biểu hư ra mồ hôi nhiều, ngoại cảm phong nhiệt, cơ thể hư nhược, bệnh sản phụ mới sanh, người bị bệnh mất nước, mất máu nhiều đều không nên dùng.
Bài Thuốc Chữa Trầm Cảm Bằng Đông Y
Chữa bệnh bằng Đông y là một phương pháp chữa bệnh bằng các bài thuốc dân gian làm giảm bớt các căng thẳng giúp người bệnh có tâm lý được ổn định hơn. Các bài thuốc từ các thảo dược nên ít gây tác dụng phụ.
Bài thuốc dân gian số 1
Thành phần bao gồm: Đại hoàng, Mang tiêu (ngâm), Hải phù thạch, Mông thạch, Hoàng cầm, Hoàng bá, Mạch môn đông,Cúc hoa, Lao ngưu tử, Đại giả thạch, Chi tử, Tri mẫu, Thiên hoa phấn, Xuyên khung, Trúc nhự.
Cách dùng: Uống hàng ngày. Có thể sắc thành thuốc uống hoặc kết thành dạng viên, cao hoàn. Bài thuốc có tác dụng dưỡng tâm an thần, hoạt huyết khử ứ, thanh nhiệt, định thần, sơ can.
Bài thuốc dân gian số 2
Thành phần bao gồm: Đương qui thân, Bạch đàn hương, Tử đan sâm, Tế sa nhân, Chích viễn chí, Toan táo nhân, Bắc ngũ vị, Đoạn mẫu lệ, Ngọc cát cánh.
Cách dùng: Người bệnh có thể sử dụng bài thuốc y học cổ truyền này bằng cách sắc thành nước thuốc uống mỗi ngày hoặc kết thành dạng viên, cao hoàn có tác dụng an thần, hoạt huyết, thanh nhiệt, định thần, sơ can.
Thành phần bao gồm: Táo nhân 100g, Đương quy, Mạch môn, Thục địa, Câu kì tử mỗi vị 50g; thêm vào đó Hạt sen, Huyền sâm, Ngũ vị tử mỗi vị 25g; ngoài ra nếu chóng mặt thì cho thêm Viễn chí và Nhân sâm, Địa liền mỗi vị 20g.
Cách dùng: Có thể tán nhỏ thuốc thành bột và viên với mật ong uống mỗi ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng bệnh như mất ngủ, đau đầu, chóng mặt, căng thẳng thần kinh.
Cách dùng: Đem rửa sạch cho tất cả vào ấm đất đun dưới mức độ lửa nhỏ khi nào sôi nhẹ rót ra bát, và tiếp tục đổ nước sắc một lần nữa sau đó đổ ra trộn lẫn hai lần nước chia ra uống cho cả ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa suy nhược tâm thần với triệu chứng tâm thần bất an, mệt mỏi, lo âu, phiền muộn
Thành phần bao gồm: Táo nhân, Đương quy, Phục linh trắng, Thục địa, Câu kì tử, Hoa cúc trắng mỗi thứ 20g; Mạch môn, Bạch truật mỗi thứ 15g, Xuyên khung và Nhân sâm mỗi thứ 10g.
Cách dùng: Sắc thuốc đặc chia ra làm 2 lần uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng chữa suy nhược tinh thần với các biểu hiện mệt mỏi, mất trí, suy giảm trí nhớ, tinh thần bất định.
Thành phần bao gồm: Táo nhân, Câu kì tử, Bạch chỉ mỗi vị 9; Đương quy và Nhân sâm Bạch truật, Phục linh, Cam thảo, Viễn chí, Địa liền mỗi vị 20g.
Cách dùng: Bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền bằng cáchsắc thuốc uống 3 lần mỗi ngày, sau ăn. Bài thuốc có tác dụng chữa chứng suy nhược tinh thần, với những người mới có những biểu hiện ban đầu của trầm cảm thì bài thuốc này đem lại hiệu quả tốt cho người bệnh.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trị Cảm Mạo Phong Hàn Bằng Bài Thuốc Đông Y trên website Sdbd.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!