Zinc Thuốc Biệt Dược / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Từ Điển Thuốc Biệt Dược Và Cách Sử Dụng

Tác dụng

Tác dụng của amlodipine + atorvastatin là gì?

Sản phẩm này chứa 2 loại thuốc: amlodipine và atorvastatin. Amlodipine là thuốc chặn kênh canxi và được sử dụng để điều trị tăng huyết áp hoặc ngăn ngừa đau thắt ngực. Thuốc này hoạt động bằng cách làm giãn mạch máu để máu có thể lưu thông dễ dàng hơn và giúp tim không hoạt động quá mức. Giảm huyết áp trong bệnh tăng huyết áp giúp ngăn ngừa đột quỵ, nhồi máu tim và các vấn đề về thận. Việc ngăn ngừa đau thắt ngực giúp cải thiện khả năng rèn luyện thể thao của bạn.

Atorvastatin được dùng kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp giúp hạ lượng cholesterol “xấu” và chất béo (như LDL, triglyceride) đồng thời làm tăng lượng cholesterol “tốt” (HDL) trong máu. Thuốc này thuộc nhóm thuốc “statin”. Thuốc này hoạt động bằng cách làm giảm lượng cholesterol do gan tạo ra. Giảm lượng cholesterol “xấu” và triglyceride, tăng lượng cholesterol “tốt” giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống thích hợp (ví dụ như chế độ ăn uống ít chất béo, ít cholesterol), các thay đổi khác trong sinh hoạt hằng ngày giúp thuốc hoạt động hiệu quả hơn bao gồm tập thể dục, giảm cân nếu thừa cân, và ngưng hút thuốc lá. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Bạn nên dùng uống amlodipine + atorvastatin như thế nào?

Sử dụng thuốc bằng đường uống kèm hoặc kèm với thức ăn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường dùng một lần mỗi ngày.

Liều dùng được dựa trên tình trạng sức khỏe, đáp ứng với việc điều trị, tuổi tác, và các loại thuốc khác mà bạn có thể dùng. Hãy nói với bác sĩ và dược sĩ về tất cả các sản phẩm bạn dùng (bao gồm cả thuốc kê theo toa, thuốc không kê toa, và các thảo dược).

Tránh ăn hoặc uống nước bưởi chùm khi dùng thuốc này, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ. Bưởi chùm có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Nếu bạn đang dùng một thuốc khác để hạ cholesterol máu (nhựa resin gắn vào axit mật như cholestyramin hoặc colestipol), dùng thuốc này ít nhất 1 giờ trước hoặc 4 giờ sau khi dùng các thuốc trên. Những thuốc trên có thể tương tác với atorvastatin, ngăn ngừa sự hấp thụ đầy đủ của atorvastatin.

Dùng thuốc đều đặn đạt được hiệu quả tốt nhất. Hãy dùng thuốc trong cùng một thời điểm mỗi ngày. Có thể cần đến 2 tuần trước khi amlodipine phát huy đầy đủ tác dụng, và cần đến 4 tuần để atorvastatin phát huy đầy đủ tác dụng.

Phải tiếp tục dùng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn. Hầu hết những người bị tăng huyết áp hoặc nồng độ cholesterol/triglyceride cao không cảm thấy bị bệnh.

Nếu bạn dùng thuốc này để điều trị đau thắt ngực, hãy dùng thuốc đều đặn để đạt được hiệu quả tốt. Không nên sử dụng thuốc để điều trị đau thắt ngực khi xảy ra cơn đau thắt ngực. Dùng kết hợp với các thuốc khác (như nitroglycerin đặt dưới lưỡi) để giảm cơn đau thắt ngực theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở xấu (như huyết áp vẫn ở mức cao hoặc tăng, cơn đau thắt ngực xảy ra thường xuyên hơn).

Bạn nên bảo quản amlodipine + atorvastatin như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng amlodipine + atorvastatin cho người lớn là gì?

Liều thông thường cho người lớn bị tăng huyết áp

Liều khởi đầu: Liều lượng thuốc được cá thể hóa dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp thuốc của mỗi cá nhân đối với mỗi thành phần thuốc. Thông thường, liều khởi đầu cho mỗi thành phần là: amlodipine 5 mg uống mỗi ngày một lần và atorvastatin 10, 20, hoặc 40 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều duy trì: amlodipine 5 mg đến 10 mg uống mỗi ngày một lần, và atorvastatin 10 mg đến 80 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều thông thường cho người lớn bị đau thắt ngực

Liều khởi đầu: Liều lượng thuốc được cá thể hóa dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp thuốc của mỗi cá nhân đối với mỗi thành phần thuốc. Thông thường, liều khởi đầu cho mỗi thành phần là: amlodipine 5 mg uống mỗi ngày một lần và atorvastatin 10, 20, hoặc 40 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều duy trì: amlodipine 5 mg đến 10 mg uống mỗi ngày một lần, và atorvastatin 10 mg đến 80 mg uống mỗi ngày một lần.

Liều dùng amlodipine + atorvastatin cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Amlodipine + atorvastatin có những dạng và hàm lượng nào?

Amlodipine + atorvastatin có những dạng và hàm lượng sau:

Thuốc uống: viên bao phim phối hợp atorvastatin 2,5 mg và amlodipine 5 mg màu trắng đến trắng ngà, viên bao phim phối hợp atorvastatin và amlodipine 10 mg màu trắng đến trắng ngà.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng amlodipine + atorvastatin ?

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Ngừng sử dụng amlodipine và atorvastatin, gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:

Các cơn đau cơ, căng cơ, hoặc yếu cơ không rõ lí do.

Sốt, mệt mỏi bất thường, và nước tiểu có đậm màu.

Sưng phù, tăng cân, tiểu tiện ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu tiện.

Buồn ngủ dữ dội, cảm thấy muốn ngất xỉu.

Nhịp tim đập mạnh hoặc đập thình thịch trong lồng ngực.

Cơn đau thắt ngực trở nặng.

Cơn đau thắt ngực lan ra cánh tay hoặc vai, buồn nôn, đổ mồ hôi, cảm giác bị bệnh thông thường.

Buồn nôn, đau ở vùng bụng phía trên, ngứa ngáy, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt).

Tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

Đau đầu;

Đau cơ nhẹ;

Tiêu chảy;

Buồn nôn nhẹ;

Đau bụng hoặc khó tiêu;

Chóng mặt;

Đau khớp;

Đỏ bừng mặt (mặt nóng ấm hoặc đỏ bừng).

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng amlodipine + atorvastatin bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng amlodipine + atorvastatin, bạn nên:

Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong amlodipine/atorvastatin.

Báo với bác sĩ nếu bạn có các vấn đề về gan hoặc kết quả xét nghiệm chức năng gan bất thường không rõ nguyên nhân.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, có thể có thai, hoặc đang cho con bú.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng cimetidine, cyclosporine, gemfibrozil, ketoconazole, mibefradil, spironolactone, telaprevir, hoặc tipranavir kết hợp ritonavir.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng conivaptan hoặc đã dùng conivaptan trong vòng 7 ngày qua.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc X đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

A= Không có nguy cơ;

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;

C = Có thể có nguy cơ;

D = Có bằng chứng về nguy cơ;

X = Chống chỉ định;

N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Amiodarone, thuốc kháng nấm nhóm azole (ví dụ, fluconazole, itraconazole, voriconazole), cobicistat, colchicine, conivaptan, cyclosporine, daptomycin, delavirdine, diltiazem, các thuốc nhóm fibrate (ví dụ như fenofibrate, gemfibrozil), axit fusidic, chất ức chế virus viêm gan C (HCV) (ví dụ như boceprevir, telaprevir), chất ức chế protease HIV (ví dụ, nelfinavir, ritonavir), chất ức chế HMG-CoA reductase khác (như các thuốc nhóm statin) (ví dụ, simvastatin), imatinib, kháng sinh nhóm macrolid (ví dụ, clarithromycin, erythromycin), mibefradil, mifepristone, nefazodone , niacin, quinine, streptogramin (ví dụ, dalfopristin), telithromycin, hoặc verapamil bởi vì nguy cơ tăng mắc các tác dụng phụ, ví dụ như có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về cơ hoặc thận.

Sildenafil bởi vì có thể tăng nguy cơ bị hạ huyết áp.

Bosentan, carbamazepine, efavirenz, các kháng sinh nhóm rifamycin (ví dụ, rifampicin), hoặc St. John’s wort vì các thuốc này có thể làm giảm hiệu quả của amlodipine/atorvastatin.

Cimetidine, digoxin, một số biện pháp tránh thai nội tiết tố (ví dụ, thuốc tránh thai), ketoconazole, sirolimus, spironolactone, hoặc tacrolimus do làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ của amlodipine / atorvastatin.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:

Nghiện rượu, hoặc có tiền sử nghiện rượu.

Có tiền sử bệnh gan.

Động kinh (co giật), không được kiểm soát.

Rối loạn/thiếu hụt chất điện giải hoặc enzyme chuyển hóa.

Hạ huyết áp (huyết áp thấp).

Nhiễm trùng, nặng.

Bệnh thận, nặng.

Đại phẫu thuật hoặc chấn thương, gần đây – Bệnh nhân mắc những tình trạng này có thể có nguy cơ mắc các vấn đề về cơ và thận.

Bệnh tắc nghẽn động mạch vành, nghiêm trọng – Sử dụng các thuốc này có thể dẫn đến các vấn đề khác về tim.

Tiểu đường.

Các vấn đề về tuyến giáp – Sử dụng thuốc thận trọng. Có thể làm cho các tình trạng này tồi tệ hơn.

Bệnh tim (ví dụ, hẹp động mạch chủ) -Sử dụng thuốc thận trọng. Có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của thuốc này.

Bệnh gan, hoạt động.

Tăng men gan – Không nên sử dụng thuốc ở những bệnh nhân mắc tình trạng này.

Đột quỵ, gần đây.

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), gần đây – Atorvastatin có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết (đột quỵ do chảy máu trong não).

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

chúng tôi chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ibuprofen Thuốc Biệt Dược Giảm Đau Hạ Sốt Kháng Viêm Hiệu Quả

Ibuprofen là loại thuốc chống viêm không steroid có tác dụng giảm đau, hạ sốt, vậy cách dùng thuốc ibuprofen như thế nào giúp đạt hiệu quả và an toàn cho người sử dụng?

Là loại thuốc chống viêm nên ibuprofen có tác dụng giảm đau và viêm từ mức độ nhẹ đến vừa. Trong một số trường hợp như bệnh như thống kinh, nhức đầu, cắt răng, cắt mép âm hộ thuốc có tác dụng tốt và an toàn. Ngoài ra sử dụng ibuprofen có thể giảm bớt liều thuốc chứa thuốc phiện trong điều trị đau sau đại phẫu thuật hay sử dụng cho người bệnh bị đau do ung thư, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên.

Những trường hợp không nên dùng ibuprofen

Theo dược sĩ Pasteur tư vấn thuốc ibuprofen không nên sử dụng trong những trường hợp sau đây:

Người bị mẫn cảm với ibuprofen, loét dạ dày tá tràng hay người quá mẫn với aspirin và các thuốc chống viêm không steroid khác.

Người bệnh đang được điều trị bằng thuốc chống đông coumarin và người bệnh bị bệnh tạo keo có nguy cơ bị viêm màng não vô khuẩn.

Người cao tuổi và phụ nữ đang trong quá trình mang thai, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ tốt nhất không nên sử dụng thuốc ibuprofen. Nếu trường hợp bắt buộc phải dùng ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid cần có sự cho phép của bác sĩ.

Ibuprofen gây ra những tác dụng phụ gì sau khi sử dụng?

Tác dụng phụ thông thường khi sử dụng thuốc ibuprofen là xuất hiện tình trạng: sốt, mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, chướng bụng, bồn chồn lo lắng hoặc bị mẩn ngứa, ngoại ban. Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ ít gặp mà thuốc gây ra như: Rối loạn thị giác, thính lực bị giảm đi, mất ngủ, trong tình trạng lơ mơ. Đặc biệt người bị bệnh hen nếu vẫn sử dụng có thể gây ra co thắt phế quản, viêm mũi, nổi mày đay hoặc người bị bệnh loét dạ dày có thể gây ra chảy máu dạ dày, đau bụng quằn quại. Theo thầy Đặng Nam Anh – Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội thì những trường hợp tác dụng phụ của thuốc ibuprofen gây ra hiếm gặp nhất là trầm cảm, rụng tóc, thiếu máu, nhìn mờ và rối loạn thị giác, suy thận, đái ra máu… Nếu gặp phải những trường hợp hiếm gặp này có thể ngộ độc thuốc do uống quá liều nên ngừng dùng ibuprofen và xử lý kịp thời như rửa dạ dày, gây nôn, lợi tiểu, cho uống than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, nặng hơn cần đưa đến viện thẩm tách máu hoặc truyền máu.

Người lớn: Liều uống của người bình thường không có mẫn cảm hay các bệnh chống chỉ định với thuốc thông thường để giảm đau sử dụng từ 1,2 – 1,8 g/ngày, thuốc nên chia thành nhiều liều nhỏ trong ngày để uống chỉ cần duy trì 0,6 – 1,2 g/ngày đã phát huy hiệu quả tức thì. Nếu trường hợp người bị viêm khớp dạng thấp cần sử dụng liều cao hơn có thể tăng liều dùng thuốc ibuprofen lên nhưng theo khuyến cáo tối đa chỉ được phép là 2,4 g/ngày hoặc 3,2 g/ngày. Liều khuyến cáo giảm sốt là 200 – 400 mg, cách nhau 4 – 6 giờ/lần, cho tới tối đa là 1,2 g/ngày.

Trẻ em: Chủ yếu thuốc ibuprofen dùng cho trẻ nhỏ nhằm mục đích hạ sốt, giảm đau thường dùng từ 20 – 30 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ để uống. Đối với người mắc chứng bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên có thể sử dụng tối đa 40 mg/kg/ngày để điều trị nếu cần. Lưu ý thuốc ibuprofen thường không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới cân nặng 7kg, một số nhà sản xuất gợi ý tối đa liều dùng đối với trẻ có cân nặng dưới 30 kg tối đa hàng ngày là 500mg. Cụ thể hơn, đối với sốt có thể dùng từ 5 – 10 mg/kg tùy thuộc vào mức độ sốt của trẻ và đối với chữa đau có thường dùng với liều 10mg/kg.

Thuốc ibuprofen được nhà sản xuất khuyên hạn chế sử dụng đối với bệnh nhân bị suy gan thận và có vấn đề về tim mạch để tránh tích lũy quá nhiều thuốc đối với trường hợp này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo Báo tuổi trẻ

Thuốc Vitamin C + Zinc Citrate

Hoạt chất : Vitamin C + Zinc citrate Khoáng chất và chất điện giải.

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A11GB.

Brand name: Redoxon Double Action.

Generic : Vitamin C + Zinc citrate

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên sủi. Vitamin C (acid ascorbic) 1000mg, kẽm (dưới dạng kẽm citrat * 3H2O 32 mg) 10mg.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Điều trị thiếu hụt vitamin C và kẽm.

Thuốc được chỉ định để phòng ngừa và điều trị thiếu hụt vitamin C và kẽm trong các tình trạng và điều kiện tăng nhu cầu hoặc tăng nguy cơ thiếu hụt. Cả vitamin C và kẽm đều cần thiết cho khả năng bảo vệ và cơ chế đề kháng bệnh của cơ thể.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng : Dùng uống.

Liều dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuồi: Dùng đường uống, 1 viên nén sủi bọt/ngày, hòa tan trong 200ml nước.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất kỳ hoạt chất hoặc tá dược nào.

Bệnh sỏi thận hoặc có tiền sử bệnh sỏi thận.

Tăng oxalat niệu.

Suy giảm chức năng thận nặng hoặc suy thận nặng (GFR) < 30ml/phút), bao gồm cả những bệnh nhân đang thẩm tách máu.

Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô.

Bệnh nhân đang dùng vitamin đơn chất hoặc các chế phẩm đa vitamin hay bất kỳ thuốc nào khác hoặc đang được chăm sóc y tế nên tham khảo ý kiến nhân viên y tế trước khi sử dụng thuốc này.

Uống thuốc cách thuốc khác 4 giờ, trừ khi được quy định khác.

Vitamin C có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm dẫn đến sai lệch kết quả. Thông báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế khi đang dùng thuốc này và các xét nghiệm dự kiến thực hiện.

Vitamin C có thể ảnh hưởng đến các dụng cụ và bộ xét nghiệm đo đường huyết dẫn đến các kết quả sai lệch. Tham khảo thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng của dụng cụ hoặc bộ xét nghiệm đo đường huyết

Thuốc chứa natri: Nên cân nhắc vấn đề này ở những bệnh nhân có chế độ ăn hạn chế muối.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Không có bằng chứng cho thấy nồng độ nội sinh thông thường của vitamin C và/hoặc kẽm gây ra bất kỳ các tác dụng bất lợi nào trên khả năng sinh sản ở người.

Thời kỳ cho con bú:

Nhìn chung thuốc an toàn trong thai kỳ hoặc cho con bú khi sử dụng theo hướng dẫn. Tuy nhiên, vì không có đầy đủ các nghiên cứu có kiểm soát trên người để đánh giá nguy cơ của thuốc trong thai kỳ hoặc cho con bú, thuốc chỉ nên được sử dụng ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú khi được chỉ định bởi chuyên gia y tế. Uống những lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C, dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.

Không nên vượt quá liều dùng khuyến cáo vì tình trạng quá liều mãn tính có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.

Vitamin C và kẽm được bài tiết qua sữa mẹ. Nên cân nhắc điều này khi sử dụng thuốc.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các phản ứng phụ sau đây được ghi nhận trong quá trinh sử dụng thuốc hậu mãi. Các phản ứng này được báo cáo tự phát vì vậy không thể đánh giá được tần suất xuất hiện.

Rối loạn tiêu hóa

Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau dạ dày-ruột và đau bụng.

Rối loạn hệ miễn dịch

Phản ứng dị ứng, phản ứng phản vệ, sốc phản vệ.

Phản ứng quá mẫn với các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm tương ứng bao gồm hội chứng hen dị ứng, các phản ứng từ nhẹ đến trung bình có thể ảnh hưởng đến da, đường hô hấp, đường tiêu hóa và hệ tim mạch, bao gồm các triệu chứng như phát ban, mề đay, phù do dị ứng, phù mạch, ngứa, suy tim-hô hấp và các phản ứng nặng bao gồm cả sốc phản vệ đã được báo cáo.

Các tác dụng không mong muốn khác của vitamin C: ợ nóng, co cứng cơ bụng. Các tác dụng không mong muốn thường thấy khi dùng liều cao: Tăng oxalat niệu, thiếu máu tan máu, mất ngủ, đau cạnh sườn.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác: Tương tác thuốc

Desferrioxamine: Vitamin C có thể làm tăng độc tính của sắt ở mô, đặc biệt ở tim, gây tình trạng mất bù ở tim.

Cyclosporine: Bổ sung chất chống oxy hóa gồm vitamin C có thể làm giảm nồng độ cyclosporine trong máu.

Disulfiram: Dùng liều cao hoặc kéo dài Vitamin C có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của disulfiram.

Indinavir (thuốc ức chế protease): Dùng liều cao vitamin C làm giảm đáng kể nồng độ indinavir trong huyết thanh, có thể ảnh hưởng tới hiệu quả của indinavir.

Warfarin: Dùng liều cao Vitamin C có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của wafarin

Aspirin: Dùng đồng thời vitamin C với aspirin làm tăng bài tiết vitamin C và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu. Salicylat ức chế bạch cầu và tiểu cầu hấp thu acid ascorbic. Do đó, nồng độ acid ascorbic ở bạch cầu và ở huyết tương bị giảm, chi cao hơn chút ít so với nồng độ của người bị thiếu hụt acid ascorbic ở mô. Tuy vậy, cho đến nay chưa có chứng cứ nào cho thấy liệu pháp salicylat thúc đẩy tình trạng thiếu acid ascorbic. Tuy bổ sung vitamin C cho người đang dùng salicylat, nồng độ acid ascorbic trong huyết tương tăng, nhưng nồng độ acid ascorbic trong bạch cầu không tăng và dự trữ vitamin C ở các mô cơ thể không tăng. Do đó, bổ sung vitamin C cho người đang dùng salicylat là không bảo đảm. Tuy vậy người bệnh dùng liều cao salicylat mà không có bất cứ triệu chứng nào cùa thiếu vitamin C thì cũng cần phải đánh giá tình trạng thiếu hụt.

Vitamin B12: vitamin C liều cao có thể phá hủy vitamin B12; cần khuyên người bệnh tránh uống vitamin C liều cao trong vòng một giờ trước hoặc sau khi uống vitamin B12.

Cation đa hóa trị, nhưịkẽm, hình thành phức hợp với một số chất dẫn đến giảm hấp thu của cả hai chất. Do những tương tác này xảy ra ở đường dạ dày-ruột nên dùng thuốc này cách xa các thuốc khác sẽ làm giảm khả năng tương tác. Thông thường là đủ khi dùng thuốc này ít nhất 2 giờ trước hoặc 4 – 6 giờ sau

khi uống các thuốc khác, trừ khi được quy định khác. Những chất tạo thành phức hợp bao gồm:

Kháng sinh nhóm tetracyclin

Kháng sinh nhóm quinolon

Penicillamin

Tương tác với thức ăn/chất bổ sung

Sắt: Vitamin C có thể tăng hấp thu sắt, đặc biệt là ở những bệnh nhân thiếu sắt. Tăng tích lũy sắt ở mức độ nhỏ có thể là quan trọng với các bệnh nhân có bệnh lý ứ sắt di truyền (hemochromatosis) hoặc các bệnh nhân dị hợp tử với bệnh lý này, do có thể làm trầm trọng hơn tình trạng ứ sắt.

Đồng: Kẽm có thể làm giảm hấp thu đồng.

Sắt: Sinh khả dụng của kẽm có thể bị giảm do nồng độ cao của ion sắt có trong chất bổ sung sắt. Tương tác này là không đáng kể khi các chất bổ sung được dùng cùng với thức ăn.

Tương tác thuốc-xét nghiệm

Vì vitamin C là một chất khử mạnh (chất cho electron), nó có thể gây ra các ảnh hưởng hóa học trong các xét nghiệm mà có sự tham gia của các phản ứng oxy hóa khử, như xét nghiệm đường, creatinin, carbamazepin, acid uric, phosphat vô cơ trong nước tiểu, trong huyết thanh và tìm máu ẩn trong phân. Sử dụng các xét nghiệm chuyên biệt có đặc điểm không phụ thuộc vào việc giảm hoặc ngừng chế độ ăn nhiều vitamin C sẽ tránh các ảnh hưởng không mong muốn. Tham khảo thông tin của nhà sản xuất để xác định liệu vitamin C có ảnh hường tới kết quả xét nghiệm hay không.

Tuy không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết, vitamin C có thể ảnh hưởng đến các xét nghiệm đo đường huyết và đường niệu dẫn đến sai lệch kết quả. Tham khảo thông tin bên trong vỏ hộp về dụng cụ và bộ xét nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của vitamin C và hướng dẫn để có các kết quả xét nghiệm

chính xác.

4.9 Quá liều và xử trí:

Khi sử dụng theo liều khuyến cáo, không có bằng chứng cho thấy thuốc gây quá liều.

Lượng vitamin C và/hoặc kẽm sử dụng được tính từ tất cả các nguồn khác.

Các triệu chứng và dấu hiện lâm sàng, các phát hiện trên xét nghiệm, và các hậu quả do quá liều rất đa dạng, phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng người và tình trạng xung quanh.

Biểu hiện chung của quá liều vitamin C và/hoặc kẽm có thể bao gồm tăng rối loạn đường tiêu hóa gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Nếu các triệu chứng này xảy ra, nên ngưng dùng thuốc và hỏi ý kiến chuyên gia y tế.

Các biểu hiện lâm sàng đặc hiệu có thể bao gồm:

Quá liều kẽm có thể gây kích ứng và ăn mòn đường tiêu hóa (GI), hoại tử ống thận cấp, viêm thận kẽ, thiếu hụt đồng, thiếu máu nguyên bào sắt và bệnh thần kinh tủy sống.

Nếu có nghi ngờ quá liều, nên ngưng thuốc và tư vấn chuyên gia y tế để điều trị các biểu hiện lâm sàng.. Vitamin C được loại bỏ bằng thẩm phân máu.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Vitamin C (ascorbic acid) là chất chống oxy hóa và là một loại vitamin tan trong nước quan trọng. Do khả năng dự trữ vitamin C của cơ thể thấp nên việc cung cấp một lượng đều đặn là rất cần thiết cho cơ thể người.

Có bằng chứng lâm sàng rất rõ ràng và hiển nhiên về tầm quan trọng của Vitamin C với cơ thể con người, sự thiếu hụt vitamin C gây bệnh Scurvy. Vitamin C đóng vai trò chủ chốt trong quá trình sản xuất hydroxyproline từ proline, và sẽ trở thành chất thiết yếu cho việc sản xuất collagen. Triệu chứng của bệnh Scurvy như chậm lành vết thương, rối loạn phát triển xương, giảm độ bền mạch máu, khiếm khuyết cấu tạo răng là kết quả của sự suy giảm hình thành collagen.

Cũng như vitamin C, nồng độ kẽm thấp có thể làm chậm tốc độ chữa lành vết thương, vết loét và loét da do nằm lâu.

Hàm lượng kẽm có vai trò tối quan trọng trong việc duy trì các đáp ứng miễn dịch hiệu quả, đặc biệt là đáp ứng qua trung gian tế bào T.

Cơ chế tác dụng:

Vitamin C cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hóa – khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn mạch máu và trong hô hấp tế bào.

Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, trong đó có sự sai sót tổng hợp colagen với biểu hiện là không lành vết thương, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đớm xuất huyết, đám bầm máu, chảy máu dưới da và niêm mạc (thường là chảy máu lợi). Dùng vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng thiếu hụt vitamin C.

Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Vitamin C được hấp thụ chủ yếu ở phần trên của ruột non thông qua kênh trao đổi phụ thuộc natri.

Kẽm được hấp thu toàn bộ qua ruột non.

Lượng vitamin C sinh lý trong cơ thể khoảng 1500mg. Nồng độ huyết thanh bình thường 10mg/1 (60 mmol/1). Nồng độ dưới 4mg/1 (20mmol/1) cho thấy thực sự không được cung cấp đủ Vitamin C.

Tổng hàm lượng kẽm trong cơ thể nằm trong khoảng từ 2,3mmol (1,5g) ờ phụ nữ đến 3,8mmol (2,5g) ở đàn ông.

Vitamin C được chuyển hóa một phần qua acid dehydroascorbic tạo thành acid oxalic và các sản phẩm khác.

Các nghiên cứu thực nghiệm trên người với chế độ bổ sung kẽm 2,6 – 3,6mg/ngày (40 – 55 mmol/ngày) đã cho thấy nồng độ kẽm tuần hoàn và các hoạt tính của các enzym chứa kẽm có thể được duy trì trong phạm vi bình thường trong vài tháng đã làm nổi bật hiệu quả cân bằng nội môi của kẽm.

Thời gian bán hủy vitamin C phụ thuộc vào đường dùng, liều lượng và tốc độ hấp thu. Sau khi uống liều 1g, thời gian bán hủy sẽ khoảng 13 giờ.

Con đường chính đào thải kẽm nội sinh là đường tiêu hóa, đào thải cuối cùng qua phân.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.

Thuốc Zinc Sulphate (Kẽm Sulfat)

Hoạt chất : Zinc Sulphate (Kẽm sulfat) Khoáng chất và chất điện giải.

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A12CB01

Biệt dược gốc:

Biệt dược: GRAZINCURE

Hãng sản xuất : Gracure Pharmaceuticals Ltd. .

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Siro chứa kẽm sulfat monohydrat tương đương với 5mg/5ml (tương đương 10mg kẽm)

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Thuốc được chỉ định cho:

Tiêu chảy

Thiếu kẽm

Suy giảm miễn dịch

Duy trì vị giác

Làm lành vết thương

Rụng tóc

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng : Dùng uống. uống sau bữa ăn

Liều dùng:

Trẻ em dưới 10kg : 1-2 thìa cà phê chia làm 2 lần/ngày.

Trẻ em trên 10kg : 2 thìa cà phê chia làm 2 lần/ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Kẽm là một tác nhân kháng đồng và giống với tất cả các tác nhân kháng đồng khác khi tiến hành điều trị với kẽm acetat sẽ có nguy cơ thiếu đồng. Điều đó đặc biệt có hại cho trẻ em vì đồng cần thiết cho tăng trưởng bình thường và sự phát triển tỉnh thần.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Không có nghiên cứu tác dụng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được thực hiện.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Kẽm được sử dụng trong khi mang thai và cho con bú ở liều 20 mg/ngày. Kẽm đi qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ.

Thời kỳ cho con bú:

Kẽm được sử dụng trong khi mang thai và cho con bú ở liều 20 mg/ngày. Kẽm đi qua nhau thai và hiện diện trong sữa mẹ.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Tác dụng phụ nhẹ của kẽm như là loét dạ dày, buồn nôn, nôn, vị kim loại, nhức đầu, buồn ngủ đã được quan sát..

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Thuốc khác: Sự hấp thu của kẽm có thể bị giảm bởi thuốc bổ sung sắt và canxi, tetracyclin và các hợp chất chứa phospho, trong khi đó kẽm có thê làm giảm hấp thu sắt, tetracyclin, fluoroquinolon.

Thực phẩm: Nghiên cứu dùng đồng thời kẽm với thức ăn được thực hiện ở người tình nguyện khỏe mạnh cho thấy thức ăn làm chậm hấp thu kẽm (bao gồm bánh mì, trứng luộc, cà phê và sữa. Những hợp chất trong thực phẩm, đặc biệt là thức ăn có nguồn sốc từ thực vật và có xơ, bám vào kẽm và ngăn không cho nó vào tế bào ruột. Tuy nhiên, protein dường như cản trở ít nhât.

Cơ chế tác dụng:

Kẽm là khoáng chất thiết yếu tìm thấy trong hầu hết các tế bào. Cơ thể người chứa khoảng 2 – 3 g kẽm, có trong xương, răng, tóc, da, gan, cơ bắp, bạch cầu và tinh hoàn. Kẽm kích thích hoạt động của rất nhiều enzym là những chất xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể. Kẽm cần thiết cho một hệ thống miễn dịch lành mạnh, có khả năng chống nhiễm trùng và phòng ngừa cảm cúm. Kẽm giúp làm mau lành các vết thương, kích thích sự phát triển của các tế bào mới, phục hồi các tế bào đã bị các gốc tự do làm tổn thương. Kẽm cũng cần thiết cho sự tổng hợp DNA, kích thích sự chuyển hóa của vitamin A, kích thích sự hoạt động của thị giác và của hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, kẽm còn hỗ trợ cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ, suốt thời kỳ thơ ấu và thiếu niên.

Tiêu chảy kéo dài làm mất đi một lượng kẽm đáng kể. Việc giảm kẽm trong cơ thể làm chậm quá trình tái tạo và phục hồi về cấu tạo và chức năng tế bào niêm mạc ruột dẫn đến kéo dài thời gian tiêu chảy. Vì vậy việc bổ sung kẽm có khả năng làm giảm tiêu chảy ở người tiêu chảy kéo dài.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Kẽm được hấp thu ở ruột non và dược động hấp thu của nó có khuynh hướng bão hòa khi tăng liều. Tỉ lệ kẽm hấp thu không có mối tương quan với lượng kẽm được dùng. Trong máu, khoảng 80% kẽm hấp thu được phân bố đến hồng câu, và hầu hết phần còn lại được gắn kết với albumin và các protein trong huyết tương khác. Gan là nơi lưu trữ chủ yếu của kẽm và sự bài tiết kẽm chủ yếu qua phân với lượng nhỏ tương đối qua nước tiểu và mô hôi. Bài tiết qua phân là một đường chính bởi vì đó là đường đi của kẽm không được hấp thu nhưng đó cũng là đường bài tiết nội sinh kẽm từ ruột.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.