Cập nhật vào 26/03
1. Lợi ích của việc xông hơi sau sinh
Có 2 phương pháp xông hơi, bao gồm: xông hơi toàn thân và xông hơi vùng kín. Tất cả phương pháp xông hơi này đều có nhiều lợi ích tuyệt vời và nên được áp dụng cho sản phụ sau sinh.
Xông hơi toàn thân
Trong đó, áp dụng biện pháp xông hơi toàn thân cho sản phụ sau sinh giúp phục hồi phục thể trạng và thư giãn hiệu quả. Dưới hơi nước nóng sẽ tác động kích thích đến tuyến mồ hôi hoạt động, từ đó đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Thêm vào đó, các chất bay hơi có trong thảo dược cùng tinh dầu kéo theo hơi nước và tác động trực tiếp qua đường hô hấp đến các vùng niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông đường thở. Những lợi ích sau khi xông hơi toàn thân đó là: giảm stress, giảm ù tai, mệt mỏi, nhức đầu, kích thích dây thần kinh hiệu quả.
Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị các loại lá khô dễ tìm kiếm như: bưởi, chanh, sả, gừng, tía tô, bạc hà, ngải cứu, quế… Hoặc mua nguyên liệu xông hơi (gói các loại vỏ cây) ở những cửa hàng thuốc bắc uy tín để thực hiện biện pháp xông hơi toàn thân. Sau đó, đun nóng và thực hiện xông hơi. Thực hiện xông hơi tại nơi kín gió, trùm chăn kín người và ngồi cạnh nồi nước xông hơi nóng. Lúc đầu chỉ mở hé vung nồi nước để tránh hơi nước quá nóng bốc ra đột ngột gây bỏng và sau đó mở dần cho đến khi mở hết toàn bộ vung. Kết thúc xông hơi, bạn nên bỏ chăn ra dùng khăn lau sạch người và thay quần áo mới.
Cách xông hơi vùng kín bằng lá trầu không sau sinh
Đối với biện pháp xông hơi vùng kín mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời mà bao phụ nữ hằng mong ước. Do quá trình sinh nở, do hoạt động của tử cung co bóp mạnh để đẩy huyết hôi ra ngoài nên là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nguời phụ nữ. Thêm vào đó, tại cơ quan sinh dục nữ luôn tiềm ẩn những vi khuẩn có hại. Bằng biện pháp xông hơi vùng kín, các vết thương sẽ mau lành hơn, giúp sát khuẩn và vệ sinh vùng kín phụ nữ luôn sạch sẽ, thúc đẩy nhanh quá trình phụ hồi âm đạo và từ đó giúp se khít âm đạo trở lại.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: Tốt nhất là dùng lá trầu không. Đây là loại lá có chứa tinh chất giúp diệt khuẩn, giảm ngứa và khử mùi vùng kín hiệu quả. Rửa sạch và đun sôi lá trầu với một chút muối trắng. Đặt nồi nước xông hơi tại nơi kín gió và sản phụ mặc váy rộng, không mặc quần lót ngồi phía trước nồi nước. Sau đó trùm chăn và mở vung nồi cho bay hơi dần dần để xông hơi vùng kín. Kết thúc quá trình xông hơi, sản phụ nên lấy nước xông hơi ấm trong nồi để rửa vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Cuối cùng, sản phụ lau khô lại vùng kín và thay đồ lót mới.
2. Khi nào thì bắt đầu xông hơi?
Đối với trường hợp sinh thường, khoảng 3 ngày sau sinh là chị em có thể bắt đầu thực hiện xông hơ. Sau đó, sản phụ bắt đầu có thể tắm lần đầu tiên sau sinh. Tránh trường hợp kiêng cữ không tắm không đảm bảo vệ sinh vùng kín dẫn đến viêm nhiễm, nấm ngứa và khó se khít vùng kín trở lại.
Còn lại với trường hợp sinh mổ thì sau khoảng 7 ngày khi vết mổ đã khô, cơ thể phục hồi sức khỏe thì chị em có thể bắt đầu tiến hành xông hơ. Tất cả quá trình xông hơ thực hiện cứ 2 lần/ tuần, thực hiện đủ trong 3 tháng 10 ngày giúp cơ thể phục hồi hoàn toàn.
Những lưu ý khi xông hơi
– Thực hiện xông hơ nơi kín gió, không mặc đồ lót khi xông và chỉ nên mặc quần áo rộng.
– Thời gian xông trong khoảng 15-20 phút/ lần và kết thúc xông khi nước xông bay hơi ít và đã hạ nhiệt.
– Sau khi xông khoảng 1-2 tiếng mới tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối không nên tắm ngay sau khi xông sẽ làm bít lỗ chân lông và gây ra hiện tượng giữ nước.
– Nên uống 1 cốc nước sau khi xông để tránh mất nước.
– Các trường hợp không nên xông hơ: Vừa ăn no, cơ thể mệt mỏi và có biểu hiện suy yếu, đang trong thời gian bị kinh nguyệt, người huyết áp cao không nên xông, hoặc đang trong giai đoạn tiền ung thư âm đạo.
Được tổng hợp bởi cuocsongtre.top