Xông Hơi Lá Thuốc / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Xông Hơi Bằng Lá Lốt

Lá lốt – Vị thuốc từ xa xưa

từ xa xưa đã là vị thuốc hiệu quả được sử dụng để điều trị nhiều bệnh tật hiệu quả. Lá và thân cây lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh…

Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị lạnh. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50 g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân…

Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc sức khỏe đơn giản

Trong lá lốt có chứa tinh dầu piperin, là một loại kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rõ rệt với căn bệnh viêm xoang. Chữa viêm xoang bằng lá lốt là phương pháp tương đối đơn giản mà lại dễ dàng thực hiện.

Chỉ sau 2,3 lần xông hơi lá lốt là có hiệu quả, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng trình tự các bước để đạt được hiệu quả tốt nhất

Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi từ 10 – 15 lá, rửa sạch rồi ngâm nước muối 10 phút

Sau đó cho lá lốt vào nồi đun sôi để khoảng 10 phút, đậy kín nắp

Sau khi đợi đủ 10 phút tắt bếp bắt đầu tiến trình xông hơi,

Sử dụng chăn chùm qua đầu, phủ kín người, đặt nồi nước vào giữa, tập trung hít thở sâu, từ từ để hơi nước chứa tinh dầu lá lốt đi sâu vào các hốc xoang có tác dụng làm loãng mủ, đẩy các chất dịch ra ngoài, làm thông thoáng và sạch xoang mũi.

Chữa viêm xoang bằng lá lốt chỉ có tác dụng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, khi bệnh đã có nhiều chuyển biến sang nặng, sử dụng phương pháp xông lá lốt không hiệu quả người bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện

Khi xông hơi bằng lá lốt, hơi nóng có thể gây bỏng rát nên cần chú ý chỉ nên hé mở vung nồi để hơi nước thoát ra vừa đủ

2. Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc vùng kín chị em

Tương tự như xông hơi trị viêm xoang, chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt là phương pháp hiệu quả. Xông hơi lá lốt cho vùng kín có thể cải thiện và chữa trị bệnh lành tính và an toàn, mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng đúng cách!

Chuẩn bị : 20g phèn chua, 40g nghệ, và 50g lá lốt

Lá lốt mua về đem rửa sạch, ngâm nước muối, rồi vò nát cho vào nồi

Thêm phèn chua và nghệ tươi đập rập vào, sau đó đổ ngập nước khoảng 2 đốt tay, cuối cùng cho thêm 1,5 thìa muối tinh

Đun sôi hỗn hợp từ 10-15p, sau đó tắt bếp

Lấy ra một bát nước để nguội rồi rửa nhẹ nhàng vùng kín, đun tiếp phần còn lại đến khi sôi thì đổ ra chậu nhỏ để bắt đầu xông vùng kín. Đặt chậu xông ở vị trí phù hợp để có hiệu quả tốt, mỗi lần xông khoảng 5- 10 phút.

Hoặc chị em có thể xông hơi lá lốt vùng kín trước, sau khi nước nguội thì lấy để rửa vùng kín rồi lau khô bằng khăn mềm.

Thực hiện đều đặn 2,3 lần / tuần để thấy được hiệu quả.

Trước khi sử dụng, các nguyên liệu phải được sơ chế và rửa sạch, không thực hiện xông hơi bằng lá lốt quá nhiều lần trong tuần hoặc trong ngày. Ngoài ra cần kết hợp hài hòa chế độ ăn uống, sinh hoạt, tình dục để đạt được hiệu quả tốt nhất

3. Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Ngoài những công dụng trị các bệnh về hô hấp, lá lốt cũng được áp dụng nhiều vào bài thuốc dân gian trị các bệnh về xương khớp.

Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương

Chuẩn bị: Lá lốt 40g, Hoắc hương 30g, tía tô 30g, Quế chi 15g, ngải cứu 30g, chó đẻ hoa vàng 30g, xấu hổ 40g, đơn tướng quân 30g

Sơ chế nguyên liệu, sau đó cho tất cả vào nồi nước khoảng 2 đến 3 lít,

Tiếp đó đun sôi khoảng 10 – 15p

Tắt bếp, chùm chăn kín người đặt nồi nước vào giữa tiến hành xông như bình thường

Xông hơi lá lốt trị đau nhức xương khớp khoảng 15 phút 1 lần, và không quá 3 lần/1 tuần. Một liệu trình xông hơi liên tục trong khoảng 2 tuần, nếu tình trạng đau nhức chưa hết thì nghỉ một tuần rồi qua liệu trình mới hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Xông hơi mặt bằng lá lốt trị mụn, trắng da

Xông hơi mặt bằng lá lốt giúp da được thư giãn, lỗ chân lông giãn nở, từ đó giúp đẩy các tạp chất và bụi bẩn, cặn trang điểm ra ngoài trả lại làn da sáng mịn, ngoài ra lá lốt có tác dụng kháng viêm rất tốt có khả năng trị mụn, đẩy mụn.

Chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch và 2 thìa muối tinh

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi tầm 10 phút

Skincare da mặt trước khi xông, sau khi đun sôi tắt bếp, dùng khăn mặt hoặc chăn mỏng trùm kín đầu

Nên để nồi nước cách mặt khoảng 25cm tránh hơi nước nóng làm tổn thương da.

Chỉ xông hơi trong vòng 7-10 phút, 2 lần /1 tuần sẽ cho hiệu quả rõ rệt nhất.

Lưu ý tùy cơ địa mà cách xông hơi bằng lá lốt đem lại hiệu quả nhiều hay ít. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tại nhà!

Xem Các Loại Lá Xông Hơi Sau Sinh Truyền Thống Hiệu Quả Nhất

1. Lá trầu không

Nhắc đến các loại lá xông vùng kín sau sinh thì không thể không nhắc đến lá trầu không. Với các thành phần như protein, canxi, chất xơ và các axit amin, xông vùng kín bằng lá trầu không giúp trị thâm, nám, đẩy lùi các sắc tố melamin, sát khuẩn, khử trùng, giúp tái tạo lại các tế bài mô trở nên đàn hồi, săn chắc hơn.

2. Lá lốt

Phụ nữ bị nấm sau sinh không phải là hiếm gặp. Nấm khiến cho vùng kín bị ngứa, khí hư ra có mùi hôi và là tác nhân khiến viêm âm đạo hình thành và trở nên nghiêm trọng. Do vậy, lá lốt được xem là 1 trong các loại lá xông vùng kín trị nấm hiệu quả đang được rất ưa chuộng. Để sử dụng lá lốt xông vùng kín, chị em cần chuẩn bị: – Lá lốt – Phèn chua – Nghệ tươi

3. Lá ổi

4. Lá thuốc tắm người Dao đỏ

Với thành phần từ hơn 120 loại thảo dược khác nhau tại vùng núi cao Sapa, Dao’s Mami hiện đang là phương pháp chăm sóc sức khỏe và giảm mùi hôi hiệu quả được các chuyên gian khuyên dùng. Dao’s Mami không chỉ có tác dụng làm đẹp vùng kín mà còn giúp làm giảm đau nhức cơ thể, hồi phục tổn thương sau sinh nhanh chóng hơn. Xông hoặc tắm lá thuốc người Dao sẽ giúp các dưỡng chất ngấm sâu qua lỗ chân lông, giúp da dẻ săn chắc, hồng hào, loại bỏ các độc tố, mùi hôi bí bách, phòng tránh được các bệnh hậu sản và bệnh xương khớp như tê bì, lạnh chân tay, đau đầu, cảm cúm… mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Đặc biệt, thường xuyên tắm xông với Dao’s Mami, các vấn đề về phụ khoa như: ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu, đau rát, viêm nhiễm,… sẽ dần được cải thiện rõ rệt.

“Cách đây 1 tháng, em mình ở Nghệ An có mua Dao’s Mami. Nó là dạng nước, chỉ pha với nước là dùng đc. Đầu tiên, khi vết cắt tầng sinh môn chưa khỏi, thì dùng nước này lau người với rửa sau mỗi lần đi vệ sinh. Khi vết cắt tầng sinh môn đã lành, dùng nước này xông toàn thân và cô bé thấy ổn lắm. Người sạch sẽ, vết thương không khô rát, mau lành và âm đạo co lại. Cảm ơn Dao’s Mami.” – Chị Yến Vũ (Nghệ An).

“Sinh xong bé đầu là mình ngại sinh con lắm, vì lại sợ đau lưng, đau đầu, mất ngủ, vùng kín thì khó chịu. May mà biết được Dao’s Mami, rất nhiều mẹ sau sinh đã dùng mà mình lại không biết để dùng luôn cho đợt sinh trước quả là tiếc. Nước thuốc thơm, mẹ nào khỏe thì ngâm 15 phút, yếu như mình thì tầm 10 phút là ổn. Tắm xông xong thấy thoải mái luôn mà cũng đỡ chí chóe với chồng. Da đỡ rúm ró, căng và mịn hơn, đặc biệt là vùng kín không còn ngứa ngáy khó chịu nữa ấy.” – Chị Thảo Phương (Hà Nội).

Mẹ sau sinh nói gì về Dao’s Mami

5 Phút Học Cách Xông Hơi Vùng Kín Bằng Lá Trầu Không Sau Sinh

Cập nhật vào 26/03

1. Lợi ích của việc xông hơi sau sinh

Có 2 phương pháp xông hơi, bao gồm: xông hơi toàn thân và xông hơi vùng kín. Tất cả phương pháp xông hơi này đều có nhiều lợi ích tuyệt vời và nên được áp dụng cho sản phụ sau sinh.

Xông hơi toàn thân

Trong đó, áp dụng biện pháp xông hơi toàn thân cho sản phụ sau sinh giúp phục hồi phục thể trạng và thư giãn hiệu quả. Dưới hơi nước nóng sẽ tác động kích thích đến tuyến mồ hôi hoạt động, từ đó đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Thêm vào đó, các chất bay hơi có trong thảo dược cùng tinh dầu kéo theo hơi nước và tác động trực tiếp qua đường hô hấp đến các vùng niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông đường thở. Những lợi ích sau khi xông hơi toàn thân đó là: giảm stress, giảm ù tai, mệt mỏi, nhức đầu, kích thích dây thần kinh hiệu quả.

Cách thực hiện:

+ Chuẩn bị các loại lá khô dễ tìm kiếm như: bưởi, chanh, sả, gừng, tía tô, bạc hà, ngải cứu, quế… Hoặc mua nguyên liệu xông hơi (gói các loại vỏ cây) ở những cửa hàng thuốc bắc uy tín để thực hiện biện pháp xông hơi toàn thân. Sau đó, đun nóng và thực hiện xông hơi. Thực hiện xông hơi tại nơi kín gió, trùm chăn kín người và ngồi cạnh nồi nước xông hơi nóng. Lúc đầu chỉ mở hé vung nồi nước để tránh hơi nước quá nóng bốc ra đột ngột gây bỏng và sau đó mở dần cho đến khi mở hết toàn bộ vung. Kết thúc xông hơi, bạn nên bỏ chăn ra dùng khăn lau sạch người và thay quần áo mới.

Cách xông hơi vùng kín bằng lá trầu không sau sinh

Đối với biện pháp xông hơi vùng kín mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời mà bao phụ nữ hằng mong ước. Do quá trình sinh nở, do hoạt động của tử cung co bóp mạnh để đẩy huyết hôi ra ngoài nên là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nguời phụ nữ. Thêm vào đó, tại cơ quan sinh dục nữ luôn tiềm ẩn những vi khuẩn có hại. Bằng biện pháp xông hơi vùng kín, các vết thương sẽ mau lành hơn, giúp sát khuẩn và vệ sinh vùng kín phụ nữ luôn sạch sẽ, thúc đẩy nhanh quá trình phụ hồi âm đạo và từ đó giúp se khít âm đạo trở lại.

Cách thực hiện:

Nguyên liệu: Tốt nhất là dùng lá trầu không. Đây là loại lá có chứa tinh chất giúp diệt khuẩn, giảm ngứa và khử mùi vùng kín hiệu quả. Rửa sạch và đun sôi lá trầu với một chút muối trắng. Đặt nồi nước xông hơi tại nơi kín gió và sản phụ mặc váy rộng, không mặc quần lót ngồi phía trước nồi nước. Sau đó trùm chăn và mở vung nồi cho bay hơi dần dần để xông hơi vùng kín. Kết thúc quá trình xông hơi, sản phụ nên lấy nước xông hơi ấm trong nồi để rửa vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Cuối cùng, sản phụ lau khô lại vùng kín và thay đồ lót mới.

2. Khi nào thì bắt đầu xông hơi?

Đối với trường hợp sinh thường, khoảng 3 ngày sau sinh là chị em có thể bắt đầu thực hiện xông hơ. Sau đó, sản phụ bắt đầu có thể tắm lần đầu tiên sau sinh. Tránh trường hợp kiêng cữ không tắm không đảm bảo vệ sinh vùng kín dẫn đến viêm nhiễm, nấm ngứa và khó se khít vùng kín trở lại.

Còn lại với trường hợp sinh mổ thì sau khoảng 7 ngày khi vết mổ đã khô, cơ thể phục hồi sức khỏe thì chị em có thể bắt đầu tiến hành xông hơ. Tất cả quá trình xông hơ thực hiện cứ 2 lần/ tuần, thực hiện đủ trong 3 tháng 10 ngày giúp cơ thể phục hồi hoàn toàn.

Những lưu ý khi xông hơi

– Thực hiện xông hơ nơi kín gió, không mặc đồ lót khi xông và chỉ nên mặc quần áo rộng.

– Thời gian xông trong khoảng 15-20 phút/ lần và kết thúc xông khi nước xông bay hơi ít và đã hạ nhiệt.

– Sau khi xông khoảng 1-2 tiếng mới tắm bằng nước ấm. Tuyệt đối không nên tắm ngay sau khi xông sẽ làm bít lỗ chân lông và gây ra hiện tượng giữ nước.

– Nên uống 1 cốc nước sau khi xông để tránh mất nước.

– Các trường hợp không nên xông hơ: Vừa ăn no, cơ thể mệt mỏi và có biểu hiện suy yếu, đang trong thời gian bị kinh nguyệt, người huyết áp cao không nên xông, hoặc đang trong giai đoạn tiền ung thư âm đạo.

Được tổng hợp bởi cuocsongtre.top

Xông Hơi Trị Viêm Xoang

Chuẩn bị một cái ấm nước nhỏ (nhôm, sành đều được nhưng không dùng để nấu nước uống vì sợ độc) và dược liệu là cây giao, còn gọi cây xương cá.

Lấy một miếng giấy khá lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc nối 2 – 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống dài khoảng 50cm chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít. Ống phải quấn sao cho 1 đầu vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu có ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy! Mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước.

Cây giao là dược liệu dùng để xông hơi trị viêm xoang.

Đếm cỡ 10 – 20 đốt cây xương cá (tùy theo số cây mình có được nhiều hay ít), cắt nhỏ các đốt cây (thành cỡ phân nửa của lóng tay) rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ vào ấm càng tốt. Phải luôn cẩn thận tránh mủ văng vào mắt, nguy hiểm.

Đặt ấm lên bếp. Nếu có bếp gas thì làm tiếp như sau: Đầu tiên, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên. Đến khi thấy hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ (các loại bếp khác cũng phải tìm cách bớt lửa để xông được lâu và không quá nóng). Kế tiếp, lấy ống giấy đã quấn, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là 15 – 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 – 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng, thường là 2 lần trong ngày (sáng và tối). Sau đó đổ bỏ, hôm sau làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại, dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để bổ sung thêm thuốc.

Lưu ý, nên bắt đầu xông ngay khi vừa bốc hơi để tận dụng lúc chất mủ còn đậm đặc sẽ đạt hiệu quả nhanh. Vì hơi xông ra rất nóng nên ta có thể hít một lát, đến khi thấy nóng quá thì quay mặt ra thở bên ngoài, rồi lại quay vào xông tiếp. Nên linh động làm sao để xông 1 cách thoải mái là được. Chẳng hạn: tránh chạm trực tiếp mũi vào ống xông do sức nóng truyền từ ấm sang ống có thể làm phỏng da non. Nếu thấy không chịu nổi hơi quá nóng thì có thể để nước sôi rồi tắt bếp, hít cho đến lúc thấy hơi còn quá ít thì lại mở bếp để nước sôi lại rồi tiếp tục làm như trên. Nên xông kiên trì cho đến khi hết hẳn, bệnh nặng có thể xông đến khoảng 30 ngày. Sau đó duy trì thêm một vài lần rồi ngưng, không nên lạm dụng. Về sau, nếu có tái phát mới xông tiếp.

Có nhiều trường hợp bệnh nặng lâu năm, khi xông đã khỏi bệnh lâu dài. Như vậy nếu bệnh càng nặng thì khi xông sẽ càng thấy có hiệu quả nhanh. Còn bình thường, chỉ sau từ 2 – 3 hoặc 4 lần xông sẽ thấy thuyên giảm rõ. Nếu xông quá lâu (5 – 7 ngày) mà vẫn không có chút kết quả gì thì rất có thể là không “chịu thuốc” nên ngưng xông.

Chú ý: Trẻ em nên xông với thời gian ngắn hơn người lớn. Tập làm quen dần rồi tăng thời gian lên.

Khi đã tắt bếp, nên hít tiếp cho đến nguội để tận dụng hơi nóng nhẹ, hít sâu vào tận hốc mũi; Không nên xông trị viêm xoang cho phụ nữ đang có thai; nên xông 2 hôm đầu mỗi lần 20 phút. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, mỗi lần xông 25 phút. Sau đó xông 30 phút mỗi lần và duy trì như vậy cho đến khỏi bệnh. Khi bệnh đã khỏi, nên xông củng cố thêm vài lần, mỗi lần 45 phút rồi mới nghỉ hẳn. Đặc biệt lưu ý, ống xông phải dài được 5 tấc (50cm) hoặc hơn chút ít.

Diễn biến khi xông cần biết

Tùy theo bệnh trạng mà diễn biến của quá trình điều trị có thể khác nhau như có người xông vào thấy thông mũi, nhẹ đầu, dễ chịu và khỏi bệnh nhanh chóng. Có người 2 – 3 hôm đầu thấy sổ mũi nhiều, khó chịu nhưng tiếp tục xông sẽ êm dần cho đến khi hết bệnh. Có 1 số người bị viêm xoang sàng sẽ thấy bớt đau ở cổ và vai nhưng dồn lên đau nhiều ở đầu. Nhưng chừng 2 – 3 hôm sau đó sẽ dịu dần và xông tiếp sẽ hết đau rồi hết hẳn bệnh.

BS. Hoàng Xuân Đại