Xông Hơi Bằng Lá Thuốc / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Xông Hơi Bằng Lá Lốt

Lá lốt – Vị thuốc từ xa xưa

từ xa xưa đã là vị thuốc hiệu quả được sử dụng để điều trị nhiều bệnh tật hiệu quả. Lá và thân cây lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat. Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh…

Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị lạnh. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50 g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng. Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân…

Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc sức khỏe đơn giản

Trong lá lốt có chứa tinh dầu piperin, là một loại kháng sinh tự nhiên có hiệu quả rõ rệt với căn bệnh viêm xoang. Chữa viêm xoang bằng lá lốt là phương pháp tương đối đơn giản mà lại dễ dàng thực hiện.

Chỉ sau 2,3 lần xông hơi lá lốt là có hiệu quả, tuy nhiên cần phải tuân thủ đúng trình tự các bước để đạt được hiệu quả tốt nhất

Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi từ 10 – 15 lá, rửa sạch rồi ngâm nước muối 10 phút

Sau đó cho lá lốt vào nồi đun sôi để khoảng 10 phút, đậy kín nắp

Sau khi đợi đủ 10 phút tắt bếp bắt đầu tiến trình xông hơi,

Sử dụng chăn chùm qua đầu, phủ kín người, đặt nồi nước vào giữa, tập trung hít thở sâu, từ từ để hơi nước chứa tinh dầu lá lốt đi sâu vào các hốc xoang có tác dụng làm loãng mủ, đẩy các chất dịch ra ngoài, làm thông thoáng và sạch xoang mũi.

Chữa viêm xoang bằng lá lốt chỉ có tác dụng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu, khi bệnh đã có nhiều chuyển biến sang nặng, sử dụng phương pháp xông lá lốt không hiệu quả người bệnh nên đi thăm khám tại bệnh viện

Khi xông hơi bằng lá lốt, hơi nóng có thể gây bỏng rát nên cần chú ý chỉ nên hé mở vung nồi để hơi nước thoát ra vừa đủ

2. Xông hơi bằng lá lốt chăm sóc vùng kín chị em

Tương tự như xông hơi trị viêm xoang, chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng lá lốt là phương pháp hiệu quả. Xông hơi lá lốt cho vùng kín có thể cải thiện và chữa trị bệnh lành tính và an toàn, mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng đúng cách!

Chuẩn bị : 20g phèn chua, 40g nghệ, và 50g lá lốt

Lá lốt mua về đem rửa sạch, ngâm nước muối, rồi vò nát cho vào nồi

Thêm phèn chua và nghệ tươi đập rập vào, sau đó đổ ngập nước khoảng 2 đốt tay, cuối cùng cho thêm 1,5 thìa muối tinh

Đun sôi hỗn hợp từ 10-15p, sau đó tắt bếp

Lấy ra một bát nước để nguội rồi rửa nhẹ nhàng vùng kín, đun tiếp phần còn lại đến khi sôi thì đổ ra chậu nhỏ để bắt đầu xông vùng kín. Đặt chậu xông ở vị trí phù hợp để có hiệu quả tốt, mỗi lần xông khoảng 5- 10 phút.

Hoặc chị em có thể xông hơi lá lốt vùng kín trước, sau khi nước nguội thì lấy để rửa vùng kín rồi lau khô bằng khăn mềm.

Thực hiện đều đặn 2,3 lần / tuần để thấy được hiệu quả.

Trước khi sử dụng, các nguyên liệu phải được sơ chế và rửa sạch, không thực hiện xông hơi bằng lá lốt quá nhiều lần trong tuần hoặc trong ngày. Ngoài ra cần kết hợp hài hòa chế độ ăn uống, sinh hoạt, tình dục để đạt được hiệu quả tốt nhất

3. Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Ngoài những công dụng trị các bệnh về hô hấp, lá lốt cũng được áp dụng nhiều vào bài thuốc dân gian trị các bệnh về xương khớp.

Xông hơi bằng lá lốt chữa đau nhức xương

Chuẩn bị: Lá lốt 40g, Hoắc hương 30g, tía tô 30g, Quế chi 15g, ngải cứu 30g, chó đẻ hoa vàng 30g, xấu hổ 40g, đơn tướng quân 30g

Sơ chế nguyên liệu, sau đó cho tất cả vào nồi nước khoảng 2 đến 3 lít,

Tiếp đó đun sôi khoảng 10 – 15p

Tắt bếp, chùm chăn kín người đặt nồi nước vào giữa tiến hành xông như bình thường

Xông hơi lá lốt trị đau nhức xương khớp khoảng 15 phút 1 lần, và không quá 3 lần/1 tuần. Một liệu trình xông hơi liên tục trong khoảng 2 tuần, nếu tình trạng đau nhức chưa hết thì nghỉ một tuần rồi qua liệu trình mới hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

4. Xông hơi mặt bằng lá lốt trị mụn, trắng da

Xông hơi mặt bằng lá lốt giúp da được thư giãn, lỗ chân lông giãn nở, từ đó giúp đẩy các tạp chất và bụi bẩn, cặn trang điểm ra ngoài trả lại làn da sáng mịn, ngoài ra lá lốt có tác dụng kháng viêm rất tốt có khả năng trị mụn, đẩy mụn.

Chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch và 2 thìa muối tinh

Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi đun sôi tầm 10 phút

Skincare da mặt trước khi xông, sau khi đun sôi tắt bếp, dùng khăn mặt hoặc chăn mỏng trùm kín đầu

Nên để nồi nước cách mặt khoảng 25cm tránh hơi nước nóng làm tổn thương da.

Chỉ xông hơi trong vòng 7-10 phút, 2 lần /1 tuần sẽ cho hiệu quả rõ rệt nhất.

Lưu ý tùy cơ địa mà cách xông hơi bằng lá lốt đem lại hiệu quả nhiều hay ít. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện tại nhà!

# Xông Hơi Khử Trùng Bằng Phosphine Đúng Chuẩn

Thuốc phosphine là gì? Quy trình xông hơi khử trùng bằng phosphine như thế nào mới đúng chuẩn? Quý khách muốn biết rõ và cụ thể hơn hãy tìm hiểu qua thông tin nội dung dưới bài viết này.

Sơ lược về thuốc phosphine

Thuốc photphin là chất tinh khiết, không mùi, không vị, có nồng độ dưới 200 ppm, ở nồng độ thấp sẽ giải phóng các photphua kim loại có mùi tỏi, mùi đất đèn.

Tỷ trọng của thuốc phosphine so với không khí là 1.17 ( tức không khí = 1). Đây là đặc tính giúp cho thuốc khuếch tán dễ dàng trong không khí khử trùng vì có trọng lượng tương đương với không khí.

Không tan trong nước.

Điểm sôi – 87,7 độ C.

Có khả năng ăn mòn kim loại.

Có khả năng cháy nổ.

Xông hơi khử trùng với phosphine như thế nào mới đúng chuẩn?

Quy trình xông hơi khử trùng bằng phosphine

Quy trình xông hơi khử trùng bằng thuốc phosphine được thực hiện bằng các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Khảo sát hàng hóa, lập kế hoạch và đưa ra phương án khử trùng

Khảo sát các địa điểm khử trùng, hàng hoá khử trùng, dịch hại tại các khu vực xung quanh lô hàng, kho hàng, tàu biển, xà lan,…

Tiếp nhận yêu cầu của chủ hàng hóa về số lượng xông, thời gian xông hơi khử trùng,…

Lấy mẫu đại diện lô hàng trước khi khử trùng → tiến hành lập biên bản khảo sát khử trùng về: thời gian làm kín lô hàng, đặt thuốc, niêm phong, cảnh cáo,…

Bước 2: Lên kế hoạch, phương án khử trùng

Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị thực hiện bao gồm: các loại thuốc khử trùng, thuốc phun vệ sinh sau khi khử trùng, bạt khử trùng, giấy kraft, găng cao su, khẩu trang, mặt nạ phòng độc, biển báo, các hướng dẫn, quy định trong quá trình khử trùng và nhận lực cần để khử trùng lô hàng với số lượng lớn hoặc nhỏ.

Tính toán lượng thuốc cần sử dụng: căn cứ vào biên bản khảo sát, yêu cầu của hợp đồng hay chủ hàng để tính toán lượng thuốc và thời gian cần xông hơi với cách tính như sau:

( hàm lượng 10 gam thuốc/m3 tức khoảng 3 viên/m3)

Cách lấy thuốc: dùng kẹp mở nắp chai thuốc → lấy lượng thuốc cần sử dụng cho lô hàng → cho thuốc vào túi vải mỏng, dễ thoát khí → mỗi túi chứa không quá 10 viên để thuốc nhanh tan và phản ứng tốt.

Bước 3: Tiến hành khử trùng

Quy trình xông hơi khử trùng chuẩn với phosphine có những bước nào?

Bước tiến hành khử trùng chia làm 2 công đoạn sau:

Làm kín không gian khử trùng

Dở tấm bạt ra để kiểm tra xem tấm bạt đã kín hay chưa? Nếu phát hiện chỗ rách thì tiến hành dán khắc phục. Tấm bạt kín sẽ giúp đảm bảo chất lượng xông trùng lô hàng. Sau đó, kéo bạt lên sẵn cây hàng và ra thuốc.

Tiến hành phun thuốc vào túi vải mỏng chuyên dụng để thuốc phản ứng nhanh, tốt. Đặt thuốc ở xung quanh lô hàng, không đặt sát chân lô hàng và đặt ở vị trí dễ nhìn, tiện cho quá trình thu gom, vệ sinh.

Kế tiếp là kéo bạt sang 2 bên để phủ kín lô hàng.

Lấy rắn cát chèn chân bạt, góc bạt. Nếu địa điểm xông hơi không đảm bảo ( rách, nứt, hở,..) thì phải trải bạt xuống kệ hàng để hạn chế khả năng thất thoát của thuốc.

Tiến hành kiểm tra thêm 1 lần nữa độ kín của bạt để không rò rỉ thuốc, mọt sẽ chết hoàn toàn.

Đặt biển báo, niêm phong cửa kho để hạn chế những người không phận sự ra vào.

Phun thuốc sau khi khử trùng

Bước 4: Nghiệm thu lô hàng

Phun vệ sinh xung quanh lô hàng để tránh khả năng lây nhiễm trở lại của côn trùng do một số côn trùng di chuyển ra bên ngoài trong thời gian tiến hành khử trùng.

Có thể sử dụng các thuốc phun vệ sinh sau khi khử trùng như: Cypado, Sumithion 50ec, Actellic 50ec, Chlorpyrifos 20ec, CrackDown,…

Sau 5- 7 ngày mở bạt lô hàng, thu gom vệ sinh các bả thuốc trong túi vải bằng cách chôn xuống hố dưới mặt đất.

Kiểm tra, nghiệm thu kết quả côn trùng lô hàng để kiểm soát tỷ lệ sống chết của dịch hại trong lô hàng, hàng hóa.

Sử dụng bình thường và lập biên bản nghiệm thu.

Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ngay bên dưới.

Xông hơi khử trùng bằng phosphine hiệu quả như thế nào?

Theo đánh giá của cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp và nhà côn trùng học trên thế giới, họ cho rằng, việc khử trùng xông hơi bằng thuốc phosphine đã oxy hóa có hiệu quả trong việc kiểm soát một số loại côn trùng gây hại qua các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của họ.

Xông hơi khử trùng bằng phosphine có hiệu quả không?

Bên cạnh đó, thuốc phosphine được sử dụng trong thời gian khoảng 80 năm nên được cho là loại thuốc xông hơi kiểm soát côn trùng được lưu kho, đặc biệt là trứng và giai đoạn nhộng. Và phải mất hơn 10 ngày mới kiểm soát được chúng.

Do đó, có thể nói, phương pháp khử trùng xông hơi giúp đẩy nhanh quá trình thực hiện và kiểm soát côn trùng nhanh hơn.

Xông Hơi Là Gì Và Một Số Bài Thuốc Xông Hơi Trong Dân Gian

Xông hơi là một phương pháp đơn giản của dân gian có từ lâu đời. Dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách ra mồ hôi của cơ thể do hệ thần kinh tự động điều khiển. Việc tăng tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại biên qua xông hơi không những có thể giúp giải cảm, hạ sốt mà còn được vận dụng để làm tiêu thủng tán thấp, hạ cao huyết áp và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp khác nhau, ngoài ra nó cũng giúp làm đẹp da, sáng da, sạch da, kháng khuẩn và tái tạo tế bào mới trên da.

Về cơ bản có 2 loại xông hơi thông dụng nhất đó là xông hơi mặt và xông hơi toàn thân.

Trước đây người ta thường dùng cách xông hơi bằng nồi xông. Hơi nước nóng bốc lên từ nồi xông làm giãn nở mạch máu dưới da vừa kích thích lưu thông khí huyết vừa thúc đẩy việc đào thải hàn khí hoặc thấp khí ra khỏi cơ thể theo đường mồ hôi. Do đó xông hơi có thể làm giải cảm hoặc hạ sốt. Ngày nay, có nhiều phương pháp xông hơi hiện đại hơn bằng các loại máy xông, lều xông, hoặc phòng xông hơi cao cấp. Việc xông hơi mặt cũng được các chị em phụ nữ ngày càng ưa chuộng và áp dụng nhiều do sử dụng các loại máy xông mặt mini rất tiện lợi, phù hợp với quỹ thời gian eo hẹp của các chị.

Ngày nay việc tìm kiếm các loại lá này có thể khó khăn hơn, bạn nên có thể thay chúng bằng các loại Một số bài thuốc xông hơi thông dụng mà dân gian xưa hay dùng:

Bài thuốc trị cảm nóng: lá bạc hà, lá cúc tần, lá dâu, lá hương nhu, rửa sạch, đun nóng và đem xông hơi khoảng 20-30p đến khi nước ấm thì tắm lại bằng nước xông này.

Trị cảm lạnh: lá kinh giới, tía tô, lá gừng vàng, húng chanh

Bài thuốc dùng chung cho cảm hàn, cảm nhiệt: Lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bồ bồ, nhân trần, lá khuynh diệp, lá tre, cành lá thanh táo; khối lượng khoảng 500 – 1000 gr.

Với các loại cảm mạo mà bệnh nhân không ra mồ hôi thì có thể dùng nồi xông giải cảm chung với công thức gồm: gừng tươi, lá chanh, bưởi, cúc tần, sả, lá tre, lá duối, lá hương nhu, lá tía tô, lá kinh giới…

tinh dầu cũng rất tốt và tiện lợi. Tinh dầu và các chất bay hơi trong thảo dược được kéo theo hơi nước nóng, tác động trực tiếp qua đường thở đến tận phế nang, nhờ quá trình trao đổi chất ở phế nang nó được ngấm vào máu, và sát khuẩn đường hô hấp, qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang, giảm mệt mỏi, ù tai, ngạt mũi, nhức đầu rất hiệu quả.

Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá bưởi, kinh giới và là tre cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông khá hợp chuẩn.

Lưu ý:

Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài.

Phương pháp xông lá có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp khác.

Những người bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy, người cao tuổi, trẻ em không nên sử dụng phương pháp này.

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn,… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu.

Bài Thuốc Xông Hơi Giải Cảm

Khi bạn bị “nhiễm nước”, cơ thể cảm giác nhức mỏi, sợ gió, sợ lạnh, kèm theo sổ mũi, hắt hơi hoặc bị sốt mà không ra mồ hôi, lúc ấy nên xông.

– Lá có tác dụng hạ nhiệt như: tre, duối, chùm ruột…

– Lá có tác dụng kháng khuẩn: hành, lá hoặc củ tỏi, ngải cứu…

Tuỳ theo điều kiện từng nơi, không nhất thiết phải có đủ các loại lá theo bài thuốc; chỉ với vài loại như: lá tre, lá bưởi (hoặc chanh), sả, trầu, ngải cứu cùng củ gừng tươi là có thể có được một nồi xông.

Cho thảo dược xông vào nồi, đổ nước 2/3 nồi, khi nước sôi 2 – 3 phút thì bắc xuống và xông ngay.

Phòng xông cần đủ kín, tránh gió. Khi thấy nồi nước xông chuẩn bị sôi thì cho người bệnh cởi bỏ quần áo ngoài. Người bệnh ngồi trên một mặt phẳng, đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín, rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được. Nếu có lều xông hơi thì càng tốt, bạn đặt nồi nước xông vào trong lều thì không cần trùm chăn. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang. Thời gian xông hơi khoảng 15 – 20 phút. Xong, mở chăn, lều ra, lau sạch mồ hôi bằng khăn khô sạch và mặc quần áo sạch. Đối với bệnh nhân già yếu, có bệnh mãn tính, suy nhược cơ thể… cần phải có người phục vụ ngồi phía sau giữ vai tránh cho người bệnh khỏi ngã.

Phương pháp nấu lá xông hơi có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh

Không được áp dụng liệu pháp này cho người ra nhiều mồ hôi, mất nước, mất máu nhiều, chóng mặt, già yếu lú lẫn, mắc bệnh ngoài da, người bệnh nặng mới ốm dậy, bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được xông.

Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay và uống 1 ly nước ấm.

Sau khi xông các lỗ chân lông đang giãn nở nên tránh gió 1-2 tiếng.

Tag: Xông hơi giải cảm, thuốc xông giải cảm, thuốc xông hơi cho bà đẻ sau sinh, xông hơi bằng thuốc bắc, thảo dược xông hơi tại nhà, thuốc xông hơi sau sinh, thảo dược xông sau sinh, thảo dược để xông hơi, thảo dược xông hơi giảm cân