Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Uống Thuốc Gì / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Tốt Nhất

Hiện tại xoay quanh các bệnh về đường hô hấp có rất nhiều người tìm kiếm thuốc chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tốt nhất cũng như thắc mắc về căn bệnh này có chữa trị dứt điểm được không. Viêm mũi dị ứng là một mãn tính thường xuyên tái phát và kéo dài dai dẳng. Để có hiệu quả tốt nhất cần sử dụng thuốc và cách chữa trị phù hợp kết hợp với phòng tránh bệnh đúng cách.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là một bệnh về đường hô hấp rất phổ biến hiện nay tại nước ta do những ảnh hưởng của đặc điểm khí hậu 4 mùa mưa nắng thất thường. Thêm vào đó, sự phát triển của nền kinh tế công nghiệp hóa cũng đồng thời tạo ra các hệ lụy là môi trường ô nhiễm, hóa chất,… tạo điều kiện cho viêm mũi dị ứng bùng phát và phát triển. Bạn nên tìm hiểu về những dấu hiệu bệnh viêm mũi dị ứng để xác định chính xác mình có mắc phải căn bệnh này không?

Ở những người có cơ địa dị ứng dễ phản ứng lại các tác động từ bên ngoài môi trường dễ bị viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra và tái phát bất cứ lúc nào. Các biểu hiện đặc trưng như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi,… xảy ra quanh năm và nặng hơn khi thời tiết thay đổi. Bệnh rất dễ tái phát do điều kiện môi trường. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị dứt điểm cho căn bệnh này. Các phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây, thuốc Đông y mới chỉ có tác dụng làm giảm và ngăn chặn tình trạng bệnh. Trong đó, người bệnh thường ưu tiên sử dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên để chữa viêm mũi dị ứng do có thể áp dụng trong thời gian dài mang lại hiệu quả cao mà không gây tác dụng phụ.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả

Cách 1: lấy một lượng hoa cứt lợn đem rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt để nhỏ mũi ngày 3 lần.

Cách 2: kết hợp dùng hoa cứt lợn với lá khế tươi và lá bạc hà tươi đem rửa sạch, giã nát, gói vào miếng gạc hoặc vải sạch để nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.

– Dùng tỏi: lấy nước ép tỏi (hoặc kết hợp với mật ong) để nhỏ mũi mỗi ngày 3 lần sẽ có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch mũi, chống viêm rất tốt. Theo kinh nghiệm dân gian dùng tỏi có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả nhanh chóng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết bằng y học cổ truyền

– Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng: theo y học cổ truyền, gừng có vị cay tính ấm có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau rất tốt nên thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, giảm đau hiệu quả.

Hoặc bạn có thể dùng kết hợp gừng với củ hành ta đem giã nhuyễn rồi cho thêm giấm ăn vào trộn đều, pha với nước nóng dùng để xông hơi chữa viêm mũi dị ứng sẽ rất hiệu quả.

– Kết hợp dùng bài thuốc từ hạt hẹ và thiên niên kiện, mỗi thứ 30g đem giã nhỏ, trộn đều rồi cho vào cốc nước nóng dùng để xông hơi.

– Dùng thương nhĩ tử, tân di hoa mỗi thứ 10g; bạc hà, bạch chỉ, trà diệp mỗi thứ 5g; củ hành tươi 3g. Tất cả các nguyên liệu đem đun sôi với khoảng nửa lít nước dùng để uống trong ngày.

– Dùng dây mướp (đoạn gần gốc), vỏ bí đao tươ, ý dĩ mỗi thứ 50g đem nấu với 2 lít nước để uống trong ngày.

Viêm Mũi Dị Ứng Uống Thuốc Gì? Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả!

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Vậy khi bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì hiệu quả?

Viêm mũi có thể do dị ứng với thời tiết thay đổi, do môi trường xung quanh ô nhiễm, do tiếp xúc với các dị nguyên, do nhiễm vi khuẩn thậm chí là do dùng thuốc không đúng cách. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường là chảy nước mũi, tắc mũi, ngứa mũi hai bên hay một bên, dịch mũi trong hay vàng đục nếu bị bội nhiễm.

Hiện nay, có một số loại thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến như:

Nhóm thuốc chống dị ứng:

Nhóm thuốc này không trực tiếp ngăn sự tạo thành histamine nhưng thuốc có tác dụng hủy từng triệu chứng do histamine, giảm các triệu chứng viêm mũi và chảy nước mũi. Bên cạnh đó còn có tác dụng điều trị dị ứng như nổi mề đay, ho…

Nhóm thuốc co mạch:

Thuốc có tác dụng làm giảm sung huyết mũi, tắc mũi. Sử dụng Xylometazolin dùng cho người lớn hay trẻ em nhưng không quá 3 ngày, thuốc không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Có tác dụng tại chỗ đối với thuốc dưới dạng nhỏ mũi hay khí dung xịt vào mũi làm mũi thông thoáng, nhanh hết ngạt. Người bệnh thường tự ý sử dụng thuốc này và hay dùng thuốc kéo dài. Không nên lạm dụng thuốc sẽ khiến mũi bị nghẹt nhiều hơn và gây tác dụng ngược lại. Tránh dùng thuốc cho người bị tăng huyết áp, viêm mũi mãn tính.

Dùng trong trường hợp viêm mũi do vi khuẩn, virut. Phải có sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ mới được sử dụng kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. Người bệnh cần tuân thủ dùng kháng sinh đủ thời gian và liều lượng.

Các thuốc corticoid:

Thuốc corticoid thường được dùng dưới dạng nhỏ hoặc xịt để điều trị tại chỗ các thể viêm mũi và viêm xoang mạn tính. Có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh, giúp thông mũi, chống ứ tắc xoang. Thuốc dạng viên uống có tác dụng phụ nếu dùng kéo dài. Trường hợp viêm mũi, viêm xoang nặng mới dùng corticoid dạng uống và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

Việc dùng thuốc Tây có tác dụng khá nhanh nhưng nó cũng là một con dao hai lưỡi vì nó có khá nhiều tác dụng phụ nên cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ mới được sử dụng thuốc. Ngoài ra bên cạnh việc dùng thuốc Tây, người bệnh cần tránh xa các tác nhận gây dị ứng. Các loại thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng như sau.

Chất histamin là một trong những chất trung gian gây ra các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp cho người bệnh ít gặp dị ưng hơn. Các loại thuốc kháng histamin như promethzin hydroclorid, hydroclorid thế hệ 1, brompheniramin melat, hydroclorid thế hệ 2 và fexofenadin, acrivastin, cetirizin loratadin.

Thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng

*Bài thuốc 2: Dùng một miếng sáp ong chừng 1 đốt tay đem nhai nát nuốt nước và bỏ bã. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần các triệu trứng bệnh viêm mũi dị ứng sẽ giảm ngay.

*Bài thuốc 3: Lấy tỏi bóc vỏ và ép nước, sau đó đem trộn với mật ong theo tỉ lệ cứ một thìa cafe nước ép tỏi thì hai thìa cafe mật ong. Nhỏ hỗ hợp vào mũi sau khi làm sạch mũi, thực hiện mỗi ngày 3 lần.

*Bài thuốc 4: sử dụng ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, bèo cái tía 30g cho khoảng 300ml nước đem sắc, đợi đến khi nước cạn còn 1 nửa. Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng này chia 2 uống trong ngày vào sáng và tối.

Các Loại Thuốc Tây Chữa Dị Ứng Thời Tiết

Được bác sĩ Bệnh viện Y Dược TP. HCM cố vấn tư vấn rõ về thuốc chữa bệnh dị ứng da an toàn nên một vài thông tin mà người bệnh cần cập nhập tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn khi dùng thuốc. Các loại thuốc tây hiện nay đang được bác sĩ chỉ định dùng trị bệnh dị ứng da nhiều như:

# Thuốc bôi ngoài, giúp làm giảm triệu chứng viêm da:

♦ Thuốc Phenergan Cream: Có tác dụng giảm ngứa, ngứa nổi mẩn sần da, giảm kích ứng da, làm mát da. Thường được chỉ định dùng trong trường hợp bị nổi mề đay mẩn ngứa, côn trùng đốt, bỏng da do cháy nắng.

♦ Thuốc Mentol 1%: là thuốc dạng kem có tác dụng giảm đau tại chỗ, giảm kích ứng da.

♦ Thuốc Mỡ corticoid: Một số trường hợp bị dị ứng diện rộng gây tổn thương da nặng, nhờ tính chất kháng viêm mạnh, giảm sưng. Tuy nhiên đây là loại thuốc đang được hạn chế sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, viêm da nặng, mụn trứng cá… Do đó dùng thuốc còn tùy vào trường hợp mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng.

# Điều trị bệnh dị ứng da bằng thuốc uống ( chủ yếu là thuốc kháng histamin )

Nằm trong nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1, có tác dụng trị các triệu chứng phản ứng dị ứng nổi mẩn đỏ, ngứa gây ra. Thuốc chuyển hóa qua gan bởi hệ thống men cytochrome P450 nên không dùng cho những người bị suy gan, trẻ nhỏ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc này thường cho tác dụng chậm hơn so với các thuốc kháng histamin thế hệ 2.

♦ Một số thuốc kháng histamin khác như: Citirizine, loratin, dometin, Desloratidin…

Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Phối hợp thuốc phù hợp với từng mức độ của bệnh theo hướng dẫn bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc phối hợp thuốc dẫn tới tương tác thuốc gây hại cho cơ thể người dùng thuốc. Chỉ định thuốc chữa trị ứng da phù hợp với công việc vì thuốc ở thế hệ F1 thường gây tác dụng phụ là buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn, sốc phản vệ…

Tránh dùng cho trường hợp vận hành máy móc, chạy xe đường dài, người cần tập trung cao độ.

Chuẩn đoán đúng bệnh trước khi dùng thuốc.

Chữa dị ứng thời tiết bằng các phương pháp phổ biến

1/ Tận dụng mẹo dân gian chữa trị dị ứng da: Dân gian có rất nhiều cách chữa trị dị ứng da tận dụng bằng những nguyên liệu thiên nhiên. Có lẽ khi nhắc tới khổ qua, bí đao, trà xanh, hoa cúc, mật cá bạn sẽ không cảm thấy xa lạ gì? Do đó, nên áp dụng cách này tại nhà cũng khá tiện lợi mà mọi người có thể thử:

Cách chữa dị ứng da từ mướp đắng cùng các vị thuốc trắm đen giúp giải độc, mát gan, giải độc tố cải thiện các triệu chứng của bệnh dị ứng da nhanh. Dân gian thực hiện cách này đơn giản như sau:

Cần dùng: 1 mật của cá trắm đen, 100g thịt quả mướp đắng, cây cải dầu 30g.

Cách dùng: Lấy mướp đắng đem sấy khô, tán thành bột mịn, cây cải dầu rửa sạch giã nát. Sau đó bạn trộn bột mướp đắng với dịch mật cá trắm đen và cải dầu với nhau cho thật đều. Dùng 1 phần hỗn hợp đắp lên vùng da bị dị ứng để khoảng 1- 2 giờ thì rửa sạch lại với nước. Phần còn lại cho vào tủ lạnh dùng dần, ngày dùng 2 lần. Liên tục khoảng 3 ngày liên tiếp là các triệu chứng dị ứng thuyên giảm rõ rệt.

3/ Áp dụng tiêm Epinephrine khẩn cấp: Trường hợp bị dị ứng da nặng gặp phải các triệu chứng cấp tính như uy hô hấp, tụt huyết áp, phù da các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 1 mũi epinephrine để làm thuyên giảm các triệu chứng nặng. Ngăn ngừa tình trạng sốc phản vệ dẫn tới tử vong. Trường hợp này chỉ sử dụng khi được chuẩn đoán bệnh rõ ràng và tiến hành dựa trên bác sĩ có chuyên môn.

Thông tin hữu ích đối với bạn đọc:

Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Uống Thuốc Gì

Viêm mũi dị ứng sẵn có khác với viêm mũi thai kỳ

Việc mang thai thường gây ra sung huyết và phù nề niêm mạc mũi. 20 – 30% phụ nữ mang thai có các triệu chứng nghẹt mũi khi mang thai, tình trạng này gọi là viêm mũi thai kỳ. Viêm mũi thai kỳ có thể được định nghĩa là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài sáu hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và nguyên nhân gây dị ứng không rõ, biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh. Bệnh nhân nghẹt mũi liên tục, kèm theo tiết dịch mũi lỏng hoặc nhớt. Nghẹt mũi có thể dẫn đến thở bằng miệng vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ.

Sinh lý bệnh của viêm mũi thai kỳ chưa được biết rõ. Trước đây, viêm mũi thai kỳ được cho là do sự thay đổi nồng độ estrogen và / hoặc progesterone, mặc dù có rất ít bằng chứng cụ thể chứng minh cho nhận định này. Viêm mũi thai kỳ thường không cần phải điều trị. Một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc có thể hữu ích. Ngoài ra, có một số thuốc đã được nghiên cứu sử dụng trong viêm mũi thai kỳ, mặc dù không có thuốc nào thể hiện hiệu quả rõ ràng. Dữ liệu cho thấy viêm mũi không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được, bệnh viêm mũi có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai bằng cách ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai kỳ, giấc ngủ, hoặc căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy viêm mũi không kiểm soát được có thể là nguyên nhân gây ra ngáy ngủ, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung, Không kiểm soát được bệnh viêm mũi cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn đi kèm hoặc dẫn đến viêm xoang trong quá trình mang thai. Vì vậy, điều trị hợp lý bệnh viêm mũi trong thời kỳ mang thai có thể giúp người phụ nữ tránh khỏi tiếp xúc với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và các glucocorticoid đường uống.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì???

Natri cromolyn xịt mũi: Có thể được coi là một liệu pháp hàng đầu cho viêm mũi dị ứng nhẹ trong thai kỳ do có tính an toàn cao. Natri cromolyn được hấp thu tối thiểu vào hệ tuần hoàn, và được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phân loại an toàn mức độ B. Không có dữ liệu an toàn cụ thể cho các dạng bào chế dùng đường mũi hay thuốc nhỏ mắt, mặc dù ba nghiên cứu trên hơn 600 phụ nữ mang thai, bao gồm cả những người mang thai ba tháng đầu, không phát hiện bất kỳ sự gia tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh nào với natri cromolyn dạng hít.

Liều lượng của thuốc xịt mũi cromolyn là một nhát xịt mỗi bên mũi lên đến sáu lần mỗi ngày. Sự cần thiết phải dùng thuốc thường xuyên, và hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp điều trị mới hơn, đã giới hạn các tiện ích của cromolyn natri. Tuy nhiên, do tính an toàn và có thể mua mà không cần toa bác sĩ giúp cho cromolyn dạng xịt mũi trở thành một lựa chọn khởi đầu hợp lý cho nhiều bệnh nhân. Có thể sử dụng thêm liệu pháp thứ hai đối với những người có triệu chứng kéo dài sau 2-4 tuần sử dụng cromolyn đường mũi.Glucocorticoid dạng xịt mũi: Dựa trên các dữ liệu sẵn có về tính an toàn của các chế phẩm glucocorticoid dạng hít với liều cao hơn dạng xịt mũi, glucocorticoid đường mũi có hiệu quả cao đối với viêm mũi dị ứng và được coi là thích hợp để sử dụng trong thai kỳ. Phụ nữ có thai nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Không có sự khác biệt lớn về hiệu quả hoặc tính an toàn giữa các dạng bào chế glucocorticoid dùng đường mũi. Như vậy, nếu một bệnh nhân đã sử dụng bất kỳ chế phẩm glucocorticoid đường mũi nào và được kiểm soát tốt, việc tiếp tục sử dụng chế phẩm đó trong thời gian mang thai là điều hợp lý. Một số nhà lâm sàng chọn budesonide nếu bắt đầu glucocorticoid đường mũi lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, vì thuốc này được phân loại mức độ an toàn loại B, trong khi hầu hết các glucocorticoid khác được phân loại C.Ngũ sắc Spray – dung dịch vệ sinh mũi từ tinh chất thảo dược: Với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên không lo kích ứng, thuốc rất dễ sử dụng.

Thành phần: dịch chiết cỏ Ngũ sắc, tinh dầu tràm, Nacl, nước cất vừa đủ 50ml.

Công dụng: Dịch chiết cỏ Ngũ sắc có khả năng kháng khuẩn,kháng viêm,thông mũi và đặt biệt tốt trong các trường hợp bị viêm mũi dị ứng ,viêm xoang mũi.

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh nên sử dụng dung dịch vệ sinh mũi Ngũ Sắc Spray dạng xịt tiện dụng giúp tinh chất ngũ sắc cùng các dược liệu, muối khoáng bao phủ toàn bộ niêm mạc và thẩm thấu sâu mang đến tác dụng toàn diện để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm xoang; viêm mũi dị ứng và làm sạch thoáng mũi xoang. Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng,viêm xoang cấp và mãn tính. Ngũ Sắc Spray dạng xịt hiện có bán tại các đại lý nhà thuốc trên trên toàn quốc, hoặc trên các trang web thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo. Để tìm hiểu thêm thông tin người bệnh có thể tham khảo trên trang www.tamduocstore.com.vn , chúng tôi liên hệ Hotline 0798161616 để được tư vấn. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng viêm mũi dị ứng tái phát trong thời gian mang thai:

Tránh xa những tác nhân có khả năng dị ứng như lông chó mèo, khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm,…

Giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng.

Lựa chọn các sản phẩm làm sạch, xịt tóc, nước hoa, nước xịt phòng, bột giặt,… nhẹ dịu và ít kích ứng.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu không khí quá khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm kích ứng lên hệ hô hấp.

Uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời cần tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách bổ sung những thực phẩm lành mạnh như trái cây, nước ép trái cây, rau xanh, thịt, trứng,…

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giảm bớt khối lượng công việc và hạn chế thức khuya.

Luyện tập những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường hoạt động của hệ hô hấp.