Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Dùng Thuốc Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Dùng Thuốc Gì?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì là điều quan tâm của hầu hết bậc phụ huynh. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, khiến trẻ nhỏ quấy khóc, không hoạt bát, mỏi mệt, suy nhược thể chất và tinh thần. Do vậy, sớm lựa chọn loại thuốc phù hợp giúp cải thiện chứng bệnh viêm mũi dị ứng rất quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ là tình trạng quá mẫn trong cơ thể do khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Phản ứng dị ứng trong cơ thể khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè và nhiều biểu hiện khó chịu khác. Vậy viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? Để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, các mẹ có thể tham khảo top 10 loại thuốc như:

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Zyrtec

Nếu mẹ thắc mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì thì đường bỏ quan sản phẩm Zyrtec. Đây là một trong những loại thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ bị tình trạng viêm mũi dị ứng có chu kỳ hoặc không chu kỳ, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp.

Zyrtec là kháng sinh nhóm kháng histamin. Nó giúp ức chế quá trình sản sinh quá mức lượng histamin từ đó giảm bớt các phản ứng dị ứng, kiểm soát các triệu chứng bệnh như chảy nước mũi kéo dài, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.

Liều lượng sử dụng:

Sử dụng thuốc Zyrtec chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ trên 12 tuổi với liều lượng mỗi ngày 1 viên Zyrtec 10mg. Cho trẻ uống thuốc sau khi ăn khoảng 30 phút và uống cùng một cốc nước đầy.

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Zyrtec có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như gây nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Cetirizin

Cetirizin cũng là một loại thuốc có tác dụng trị viêm mũi dị ứng cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi. Do vậy, nếu mẹ thắc mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì thì có thể tìm hiểu thêm thông tin về dòng thuốc kháng sinh này.

Cetirizin là loại thuốc kháng sinh có khả năng kháng lại histamin mạnh, đối kháng với thụ thể H1 đồng thời liên kết với protein ở huyết tương từ đó giúp chống dị ứng. Thuốc được dùng cho nhiều trường hợp như bệnh viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc do dị ứng,…

Thuốc Cetirizin được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ trên 12 tuổi với liều lượng 1 viên tương ứng 10mg/lần/ngày hoặc chia thuốc uống làm 2 lần tương đương 5mg/lần.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc Cetirizin cho trẻ dưới 6 tuổi, trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, Cetirizin có thể gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng như gây mệt mỏi, miệng khô rát, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ,…

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Clarityne

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Một trong những loại thuốc có khả năng kìm hãm các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ mẹ không nên bỏ qua là Clarityne. Clarityne thuộc nhóm thuốc có chứa hoạt chất Loratadin có tác dụng kiềm chế, kiểm soát hoạt động của histamin trong cơ thể và giảm triệu chứng dị ứng khó chịu. Ngoài ra, Clarityne còn được sử dụng trong điều trị mề đay và nhiều rối loạn dị ứng ngoài ra khác.

Liều dùng:

Clarityne trị viêm mũi dị ứng cho trẻ trên 30kg: Liều lượng uống 2 thìa cà phê/ngày, tương ứng với 10ml Clarityne

Clarityne trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 30kg: Mỗi ngày uống 1 thìa cà phê, tương ứng 5ml Clarityne.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc Clarityne trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 2 tuổi, trẻ mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Clarityne có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, đau đầu, tiêu chảy, phát ban,….

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Allergex

Allergex cũng là một trong những thuốc trị viêm mũi dị ứng dùng cho trẻ từ 12 tuổi an toàn và hiệu quả. Thuốc Allergex chứa thành phần chính là hoạt chất Acrivastine 8mg và một số tá dược vừa đủ khác. Allergex tác dụng mạnh trong việc kìm hãm các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhờ khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn.

Bởi vậy nếu các mẹ đang lo lắng không biết viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì thì đừng bỏ qua thuốc Allergex. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Allergex để giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi họng hoặc tình trạng mày đay do nhiễm lạnh tự phát.

Liều dùng:

Thuốc Allergex được chỉ định sử dụng cho trẻ trên 12 tuổi với liều lượng 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 viên Acrivastine 8mg. Khi sử dụng thuốc, trẻ cần uống với một cốc nước đầy và uống thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc Allergex cho trẻ dưới 12 tuổi. Trong quá trình dùng thuốc, phụ huynh cần theo dõi nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay với bác sĩ điều trị.

Benita – Thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ trên 6 tuổi

Benita là một dạng thuốc xịt mũi phù hợp cho các trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng. Thuốc chứa thành phần Budesonide 64mcg – một loại corticosteroid chứa hoạt tính mức độ nhẹ, có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, chống lại quá trình gây dị ứng và kháng viêm.

Một số tác dụng chính của thuốc xịt mũi Benita như:

Làm dịu nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, không theo mùa, viêm mũi dị ứng vận mạch.

Điều trị dự phòng sau quá trình phẫu thuật viêm mũi dị ứng do polyp

Giúp chống viêm mạch, ngăn ngừa những tác động tiêu cực ở bạch cầu.

Hướng dẫn sử dụng:

Mẹ có thể hướng dẫn trẻ hoặc sử dụng trực tiếp cho trẻ nhỏ bằng cách lắc nhẹ chai thuốc rồi xịt vào bên trong mũi 2 lần/ngày, mỗi lần 1 nhát xịt vào mỗi bên mũi, tương ứng lượng thuốc khoảng 64mcg mỗi bên mũi. Thông thường, thời gian dùng thuốc Benita sẽ không kéo dài quá 2 tuần.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc xịt Benita cho trẻ dưới 6 tuổi. Ngoài ra, khi các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng của trẻ đã thuyên giảm, cần hạ dần liều lượng thuốc xuống tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đủ để giúp kiểm soát chứng bệnh.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì – Avamys

Avamys cũng là một trong những loại thuốc xịt mũi phù hợp để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ từ 2 tuổi. Với thành phần chính Fluticasone – một dạng corticosteroid có khả năng giảm hoạt động của bạch cầu ái toàn, ức chế lượng phospholipid, làm giảm tình trạng viêm niêm mạc mũi.

Thuốc Avamys được dùng để xịt trực tiếp vào bên trong khoang mũi, làm thông thoáng đường thở giúp làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo màu hoặc không theo mùa.

Hướng dẫn sử dụng:

Mẹ có thể hướng dẫn trẻ hoặc sử dụng trực tiếp cho trẻ nhỏ bằng việc đặt đầu xịt vào mũi rồi xịt vào mỗi bên mũi 1 lần, tương ứng với 27.5mcg. Liều lượng thuốc chỉ sử dụng 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

Thuốc Avamys không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ có tiền sử bị Herpes, thủy đậu,… Ngoài ra, không sử dụng thuốc cho trẻ bị viêm mũi không do dị ứng, trẻ có cơn hen nặng,…

Thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng Nozeytin

Nozeytin cũng là một trong những gợi ý cho thắc mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ em dùng thuốc gì. Nozeytin được bào chế ở dạng xịt mũi, chứa thành phần chính là Azelastin HCl – một dạng hoạt chất có khả năng kháng lại histamine H1, ức chế quá trình sản sinh histamin trong cơ thể. Ngoài ra Azelastin HCl còn có tác làm dịu nhanh các triệu chứng hô hấp như sổ mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi.

Cách sử dụng:

Lần đầu sử dụng Nozeytin, bạn cần lắc đều thuốc. Sau đó đặt vòi xịt vào bên trong lỗ mũi, xịt mỗi bên mũi 1 lần, mỗi ngày 2 lần nếu trẻ ở độ tuổi 5 – 12 tuổi. Trường hợp trẻ trên 12 tuổi xịt mỗi bên lỗ mũi khoảng 1 – 2 lần( 50 – 100 cmg) tùy vào tình trạng nặng nhẹ, ngày dùng 2 liều, chia đều sáng tối.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc Nozeytin cho trẻ dưới 5 tuổi và các trường hợp khác như người trưởng thành có tiền sử bệnh về tim mạch, cường áp, đái tháo đường,… Ngoài ra, việc sử dụng thuốc quá liều có thể gây các phản ứng như buồn nôn, chóng mặt, rát mũi, tổn thương niêm mạc,..

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Xisat

Xisat là một trong những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc được bào chế ở dạng xịt phun sương với thành phần hoàn toàn từ nước biển sâu chứa nhiều dưỡng chất có lợi.

Thuốc xịt mũi Xisat có tác dụng làm sạch khoang mũi, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại, giảm kích thích ở niêm mạc đồng thời tăng cường quá trình dẫn lưu dịch ở hệ hô hấp. Do vậy sử dụng Xisat mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy dịch mũi, đồng thời còn phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hô hấp.

Hướng dẫn sử dụng:

Trước tiên bạn cần lắc đều thuốc trong bình xịt. Sau đó đặt ống xịt vào lỗ mũi, xịt khoảng 3 – 5 lần vào mỗi bên mũi. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần để giúp mũi họng thông thoáng, dễ thở, tạo cảm giác thoải mái.

Lưu ý:

Xisat có thành phần hoàn toàn là nước bệnh sâu giàu khoáng chất, do vậy bạn có thể sử dụng thay thế nước muối sinh lý và xịt nhiều lần trong ngày giúp làm sạch mũi họng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu có dấu hiệu kích ứng bạn cần giảm liều lượng để điều chỉnh phù hợp nhất, tránh làm khô, tổn thương niêm mạch mũi.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Coldi B 15ml

Coldi B là thuốc xịt mũi an toàn để sử dụng cho cho trẻ trên 6 tuổi gặp các tình trạng về dị ứng như viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Coldi B chứa thành phần chính là chất Oxymetazolin hydroclorid 7.5mg – một dạng dẫn chất imidazolin được biết tới với tác dụng co mạch, giảm sung huyết. Tuy nhiên Oxymetazolin có thể làm giãn mạch nếu sử dụng quá liều hoặc thời gian dài. Do vậy, việc sử dụng Coldi B cho trẻ bị viêm mũi dị ứng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hướng dẫn sử dụng:

Sau khi lắc đều thuốc, bạn hướng đầu xịt vào lỗ mũi rồi xịt mỗi bên mũi 1 nhát xịt. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc xịt Coldi B cho trẻ dưới 6 tuổi và đối tượng bị cường giáp, tiểu đường, bệnh mạch vành,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì và những lưu ý quan trọng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì là một vấn đề quan trọng. Do vậy, để an toàn, mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám. Tại đây, trẻ sẽ được khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, dựa vào tình trạng sức khỏe các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc hoặc sử dụng toa đơn của trẻ khác.

Dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian các sĩ kê đơn, bởi nếu dùng thuốc quá liều hoặc dài ngày có thể gây ra phản tác dụng, thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Các nhóm thuốc xịt mũi chứa thành phần corticoid trong quá trình sử dụng có thể gây xuất huyết nhẹ, kích ứng niêm mạc. Do vậy, các bậc huynh cần chú ý quan sát các biểu hiện sau dùng thuốc để báo ngay với bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời.

Đối với các dạng thuốc viên nang uống, để hạn chế tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, dạ dày, đại trang, bạn nên cho trẻ uống thuốc sau khi ăn no khoảng 30 phút và dùng thuốc với một cốc nước đầy.

Đối với các loại thuốc dạng xịt, thông thường, thời gian sử dụng sẽ không quá 7 ngày, do vậy bạn cũng cần chú ý để tránh dùng vượt liều lượng gây tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài việc quan tâm tới viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì, các bậc phụ huynh nên chú ý kết hợp điều trị với việc chăm sóc trẻ, tránh để trẻ lại gần các dị nguyên gây bệnh, giữ ấm cơ thể đúng cách,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì không quá khó, bởi hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm thuốc khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc và sử dụng như thế nào để phù hợp với tình trạng bệnh, mang lại hiệu quả an toàn mới là điều cần thiết thiết nhất. Do vậy, khi thấy con, em mình xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng, các bạn nên chủ động đưa trẻ thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn dùng thuốc phù hợp.

Bệnh Viêm Mũi Dị Ứng Dùng Thuốc Gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì thì hiện nay bạn có thể lựa chọn thuốc Tây Y hoặc những loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Đây là phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng viêm mũi dị ứng được chuyên gia bác sĩ khuyên dùng.

Bệnh viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì?

Nhóm thuốc corticosteroid: Khi bị viêm mũi dị ứng ở thể nặng, thể mãn tính người bệnh mới được dùng nhóm thuốc corticosteroid theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Và bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng chỉ được phép dùng loại dược phẩm này với liều lược nhỏ nhất và chỉ được dùng trong khoảng 7 ngày. Nếu sử dụng quá liều, bệnh sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác, bao gồm: Loãng xương, suy tuyến thượng thận…

Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc góp mặt trong đơn thuốc chữa viêm mũi dị ứng với vai trò chữa chứng chảy mũi kéo dài, ngứa mũi… nhưng lại không có tác dụng với triệu chứng nghẹt mũi. Thông thường thuốc kháng histamin sẽ tồn tại hai thế hệ khác nhau:

Thế hệ 1: thuốc kháng histamin bao gồm các hoạt chất có tên clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin có tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả công dụng cao nhưng thời gian phát huy tác dụng là vô cùng ngắn và mang theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như: Buồn ngủ, nóng trong người dẫn đến khó tiểu, khô rát miệng, táo bón…

Thế hệ 2: Thuốc kháng histamin ở thế hệ 2 sẽ bao gồm các hoạt chất có tên fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin có tác dụng chữa bệnh trong một thời gian dài sau khi sử dụng, không gây buồn ngủ nhưng thuốc quá đắc tiền lại có khả năng làm rối loạn nhịp tim khi dùng terfenadin, astemizol.

Thế hệ 3: Đó là fexofenadin chất chuyển hóa của terfenadin. Fexofenadin cũng giống như terfenadin ức chế sự giải phóng chất trung gian từ các dưỡng bào (mastocyt). Nó có tính chất tương tự các kháng histamin thế hệ 2 như Loratadin là ở chỗ chọn lọc với thụ thể H1 ngoại vi chứ không gắn với thụ thể muscarin, do đó không có tác dụng an thần và kháng tiết cholin như vẫn thường xảy ra với các thuốc kháng histamin thế hệ 1.Fexofenadin có phạm vi an toàn rộng hơn đa số các thuốc kháng histamin khác. Tuy nhiên, fexofenadin cũng có chống chỉ định đối với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.

Thuốc cường giao cảm gây co mạch: Bên trong thuốc có chứa những hoạt chất tên ephendrin, pseudocphedrin, phenylpro-panolamin chữa viêm mũi dị ứng và các triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi vô cùng tốt. Tuy nhiên nếu sử dụng loại dược phẩm này trong một thời gian dài sẽ gây nên triệt chứng run tay, thường xuyên hồi hợp, tăng huyết áp…Khi viêm mũi dị ứng kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc kháng sinh.

Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi: Trong thành phần chính của thuốc co mạch dạng nhỏ mũi sẽ bao gồm các chất naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có tác dụng giúp thông thoáng mũi cũng như hệ hô hấp rất tốt. Tuy nhiên bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong một thời gian ngắn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi không nên dùng cho trẻ em bởi các chất trong thuốc sẽ khiến trẻ bị sốc, gây choáng và cơ thể tím tái.Thuốc corticoid dạng xịt mũi: Khi trực tiếp dùng thuốc corticoid dạng xịt mũi lên vùng niêm mạc mũi sẽ tác động nhanh và khiến những triệu chứng thuyên giảm một cách nhanh chóng, phòng ngừa các cơn dị ứng quay lại.Thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9%: Khi dùng thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý), các hoạt chất trong loại dược phẩm này sẽ giúp làm sạch mũi, làm sạch chất dịch nhầy. Đồng thời kháng viêm, kháng khuẩn và giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus một cách mạnh mẽ.

Bệnh viêm mũi dị ứng nên dùng ngũ sắc đơn

Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ Hoa ngũ sắc, được bào chế dưới dạng viên và dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng, nổi bật trong đó là 2 sản phẩm ngũ sắc đang được ưa chuộng và hiện được bán tại chúng tôi – chúng tôi các trang thương mại như lazada, shopee, sendo, tiki… và các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc.

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Không Thể Coi Thường

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là bệnh khiến cho nhiều cha mẹ phải lo lắng. Bởi sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này không cao, vì thế có thể gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về đặc điểm và cách điều trị bệnh hợp lý nhất ở độ tuổi này để bố mẹ có thể phòng ngừa tốt nhất cho trẻ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm nhiễm ở mũi do các nguyên nhân cơ địa, thời tiết, môi trường,… xảy ra ở trẻ Đây là độ tuổi ít gặp bệnh viêm mũi dị ứng vì đa số trẻ trong giai đoạn này đều được bảo vệ và chăm sóc tốt từ cha mẹ. Tuy nhiên, vì các lý do nào đó mà trẻ nhiễm bệnh sẽ gây ra những hậu quả khó lường trước được.

Theo các chuyên gia chuyên khoa nhi thì viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh thường gây ra bởi các nguyên nhân sau:

Ở độ tuổi này, cơ thể bé rất yếu, sức đề kháng được bổ sung chủ yếu từ sữa mẹ. Nếu mẹ không có hoặc không đủ sữa cung cấp thì trẻ dễ bị nhiễm các bệnh, đặc biệt là ở đường hô hấp.

Môi trường khô lạnh là nguyên nhân lớn gây ra viêm mũi dị ứng không chỉ ở trẻ em mà còn cả người lớn. Vì thế, việc giữ ấm đường tai, mũi, họng cho trẻ là việc các cha mẹ phải làm.

Nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm những yếu tố có thể phòng tránh, cha mẹ nên chú ý để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. Bên cạnh đó là những yếu tố không thể phòng tránh được vì các yếu tố cơ địa có thể di truyền qua bộ gen của cha mẹ.

Triệu chứng thường xuất hiện trong bệnh là gì?

Các triệu chứng xảy ra ở lứa tuổi này rất khó để cha mẹ phát hiện ra. Có thể trẻ xuất hiện triệu chứng quấy khóc đầu tiên nhưng cha mẹ coi như đó là do trẻ còn yếu, hay khóc hoặc là khóc dạ đề,… Chính vì thế, cha mẹ nên quan tâm những biểu hiện dù là nhỏ nhất của trẻ, để có thể phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh nhi viêm mũi dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng sau:

Chảy dịch mũi: Dịch mũi thường trắng, có các dạng đặc hoặc lỏng, trường hợp bệnh nhi xuất hiện dịch mũi vàng, xanh, hôi thì đó là biểu hiện của việc bội nhiễm vi khuẩn.

Quấy khóc, bỏ bú: Trẻ sơ sinh khi bị bệnh sẽ gây ra đau, khó chịu, ngạt mũi,… tuy nhiên các trẻ không thể kêu hay nói ra như trẻ lớn mà biểu hiện thường thấy nhất ra bên ngoài đó là quấy khóc nhiều, bỏ bú,…

Thở khò khè: Triệu chứng này thường xuyên xuất hiện trong bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh. Đây là triệu chứng xuất hiện khi trẻ bị ngạt mũi hoặc chảy quá nhiều dịch mũi, làm ảnh hưởng đến đường thông khí ở trẻ.

Nôn, trớ sữa: Nôn trớ cũng là triệu chứng xuất hiện nhiều ở lứa tuổi này khi trẻ bị bệnh. Triệu chứng này xuất hiện do trẻ khó chịu trong người, trẻ không hấp thụ được và sữa sẽ bị đào thải ra bên ngoài.

Do đặc điểm độ tuổi còn rất bé, bệnh nhi không thể nói hay biểu đạt chính xác tất cả các triệu chứng mà mình gặp phải nên các bậc cha mẹ nên quan sát kĩ các triệu chứng mà bé biểu lộ ra bên ngoài để phát hiện bệnh nhanh nhất.

Các biến chứng có thể xảy ra ở trẻ khi mắc bệnh

Ở người lớn, các biến chứng thường xuất hiện muộn do cơ thể hoàn thiện chức năng và sức đề kháng. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, thể trạng bé rất yếu vì thế, các biến chứng xuất hiện từ rất sớm. Có rất nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng mà bệnh nhi có thể gặp phải, gây ảnh hưởng đến cả bé và gia đình, cụ thể như sau:

Suy dinh dưỡng: Bất cứ 1 bệnh nào xuất hiện trong quá trình này đều có thể gây ảnh hưởng lớn đến thể trạng và làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú dẫn đến suy dinh dưỡng.

Viêm họng, viêm phổi: Biến chứng đường hô hấp là biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh. Các triệu chứng thường xuất hiện là sốt cao ho, có nhiều đờm ở cổ họng,… Nếu biến chứng tiến triển nặng có thể gây ra suy hô hấp hoặc co giật.

Đây là các biến chứng có thể gặp ở bệnh nhi viêm mũi dị ứng. Để bệnh không gây hại đến sức khỏe của bé thì cha mẹ nên chữa trị bệnh nhanh chóng, không để các biến chứng xảy ra.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh điều trị sao cho hiệu quả

Như trên đã đề cập, điều trị bệnh ở lứa tuổi này có hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào việc phát hiện và chữa bệnh sớm hay muộn. Ở độ tuổi này, bệnh nhi không thể sử dụng các biện pháp mổ vì thể trạng còn quá yếu. Gia đình có thể sử dụng điều trị bằng thuốc Tây y hoặc dùng mẹo tại nhà để chữa bệnh.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Các loại thuốc Tây y điều trị bệnh bao gồm các nhóm thuốc kháng sinh, chống dị ứng, hạ sốt giảm đau,…

Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được sử dụng khi trẻ xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn. Các dòng kháng sinh được sử dụng cho bệnh nhi là Augmentin và Amoxicillin,…

Thuốc chống dị ứng: Các dòng thuốc dị ứng là thuốc điều trị chính trong bệnh này. Thuốc chống dị ứng có tác dụng chính là điều trị các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài và cả bên trong cơ thể.

Thuốc hạ sốt giảm đau: Thuốc được dùng khi trẻ xuất hiện sốt cao trên 38 độ 5. Bệnh nhi có thể dùng thuốc 1 ngày nhiều lần, mỗi lần cách nhau ít nhất là 4 tiếng để tránh những tác dụng phụ không đáng có. Trường hợp bé sốt nhẹ thì người nhà nên dùng khăn ấm chườm nhẹ vào các vùng kín như nách, bẹn hoặc cổ gáy.

Đối với trẻ sơ sinh, việc dùng thuốc tây y điều trị cần cẩn trọng về cả liều lượng và thời gian. Đặc biệt, thuốc tây thường đi kèm tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức đề kháng,…… vậy nên các bậc cha mẹ nên tham khảo kỹ ý kiến chuyên gia trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Thuốc Đông y điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Thuốc Đông y cũng là 1 cách an toàn để điều trị bệnh cho trẻ ở lứa tuổi rất nhỏ này. Một số vị thuốc Đông y điều trị triệu chứng bệnh cho trẻ thường dùng như sau:

Thuốc chống viêm, chống dị ứng: tân di, ké đầu ngựa.

Thuốc giải nhiệt, hạ sốt: mạch môn, đan sâm, cỏ ngọt, tang diệp, lá tre, kim ngân hoa, đan bì

Thuốc trừ đàm: trần bì, bán hạ, xạ can, bách bộ.

Thuốc trị ho: hạnh nhân, cát cánh, tang bạch bì, tử uyển, tiền hồ.

Thuốc ôn ấm cơ thể: nhục quế, đỗ trọng, cẩu tích, cốt toái.

Thuốc giải biểu: ma hoàng, quế chi, kinh giới, lá lốt.

Cơ thể trẻ sơ sinh rất khó hấp thụ nhiều loại thuốc chính vì thế, mỗi lần sử dụng, trẻ nên dùng độc vị hoặc 1 vài vị thuốc chứ không nên dùng quá nhiều vị. Các vị thuốc phải được phối hợp cẩn thận và được kê từ những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề thì mới tin tưởng được

Mẹo dân gian tại nhà điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh

Các mẹo dân gian tại nhà đôi khi có thể mang lại hiệu quả bất ngờ, cha mẹ cũng nên thử các phương pháp này và áp dụng cho bé. Ngoài ra, dùng mẹo tại nhà rất an toàn và không có nhiều tác dụng phụ. Một số phương pháp dùng mẹo tại nhà điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh như sau:

Sử dụng nước muối điều trị triệu chứng bệnh

Từ xưa đến nay, nước muối được dùng trong việc tẩy trùng, điều trị các nhiễm khuẩn hiệu quả. Trong viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên sử dụng nước muối để rửa mũi cho trẻ bằng cách nhỏ trực tiếp nước muối vào mũi.

Gấc có tính kháng khuẩn kháng viêm cao, được dùng để trị đau nhức xương khớp, viêm khớp,… Gấc còn được dùng để trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh cũng rất hiệu quả. Người nhà có thể ngâm rượu gấc sau đó dùng bông thấm và xoa nhẹ lên vùng mũi cho trẻ. Hoạt chất sẽ thấm sâu vào bên trong giúp thông mũi, diệt khuẩn hiệu quả.

Cũng giống như gấc, cây giao giúp kháng viêm, đào thải dịch mũi rất hiệu quả. Cha mẹ có thể đun cây giao lên, xông trực tiếp vào mũi trẻ để điều trị triệu chứng mà bệnh gây ra.

Các phương pháp dùng mẹo trên đều áp dụng những cách rất an toàn với trẻ, không uống, không ăn mà chỉ điều trị qua đường niêm mạc. Điều này có thể giúp giảm thiểu những tác dụng phụ không đáng có gây ra cho trẻ.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận những phương pháp chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian kể trên chỉ mang tính hỗ trợ chứ không phải phương pháp điều trị chính, mọi người nên chú ý điều này. Cha mẹ vẫn phải dùng thuốc theo đơn đã kê từ các chuyên gia, bác sĩ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh là 1 bệnh có tỷ lệ xảy ra thấp nhưng lại gây ra nhiều hậu quả khó lường. Các bậc cha mẹ phải thực sự quan tâm và có chế độ bảo vệ đường hô hấp hiệu quả cho trẻ để tránh những tác hại không đáng có xảy ra.

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em: Cha Mẹ Phải Làm Sao?

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em ngày càng phổ biến khiến các bé khó chịu, bệnh có thể xuất hiện từ khi bé còn rất nhỏ. Vậy khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, cha mẹ nên làm gì?

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em?

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ xâm nhập, đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên, phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là chất gây ra bệnh dị ứng. Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường xuất hiện ở tuổi nhỏ và gây ra bởi kháng thể E của cơ thể ( IgE) để chống lại các tác nhân dị ứng tấn công mũi-xoang. Sự mẫn cảm với các chất gây dị ứng có thể bắt đầu ở trẻ em hơn 2 tuổi. Tuy nhiêu, sự mẫn cảm ở trẻ em 4-6 tuổi thường phổ biến hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng các tác nhân dị ứng trong nhà cũng có thể tác động lên trẻ dưới 2 tuổi.

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, theo thống kê số bệnh nhân viêm mũi dị ứng chiếm tới 40-45% ở các nước phát triển.

Do sự biến đổi của khí hậu, tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng, mật độ dân cư đông đúc… Và do các dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như bụi nhà. thực phấm (trứng sữa. các loại hải sản…), thuốc, phấn hoa, sự thay đổi các yếu tố của môi trường: độ ẩm. nhiệt độ… nội tiết tố, vi khuẩn, vi rút… dị ứng tuỳ thuộc từng cơ thể của trẻ.

Y học đã đưa ra các biến đổi ở trẻ có cơ địa dị ứng: Tăng bạch cầu eosino trong máu và dịch tiêt niêm mạc, khả năng gan histamine của huyết thanh giam, và gần đây theo nghiên cứu của lshizaka và .lohanson. vai trò của IgE trong máu và dịch tiết, nhất là vai trò cua tế bào lympho trong cơ chế tăng và ức chế tạo IgE. Một số nghiên cứu khác còn cho thấy rằng, khi tiếp xúc với dị nguyên , trẻ em có thể mẫn cảm dần dần do đó mọi trẻ đều có thể bị dị ứng. Tình trạng mẫn cảm phụ thuộc vào liều lượng và thời gian tiếp xúc với với dị nguyên. Trẻ bị dị ứng có thể sống một thời gian dài mà không có biểu hiện thành bệnh lý trong khi đó các xét nghiệm chứng tỏ tình trạng dị ứng của cơ thể như nghiệm ứng da, hoặc nghiệm ứng đặc hiệu khác vẫn dương tính. Thế cân bằng này không ổn định và bệnh dị ứng sẽ xuất hiện khi có một số yếu tố thuận lợi: tiếp xúc ồ ạt với dị nguyên vượt quá ngưỡng, yếu tố tinh thần căng thẳng, stress, yếu tố nội tiết , trẻ em nam mắc bệnh hen nhiều hơn nữ, bệnh dị ứng tăng hay giảm đi khi trưởng thành…

Cách chữa bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao ?

+ Thay đổi môi trường sống nhưng phương pháp này thường rất khó thực hiện.

+ Loại trừ các yếu tố thuận lợi bằng cách giữ nhà cửa luôn thoáng mát:

* Sạch sẽ, giặt giũ ga trải giường, chăn, áo, gối… thường xuyên.

* Tránh sử dụng bếp than tổ ong bừa bãi, nuôi súc vật trong nhà…

* Khi tiếp xúc với các chất kích thích (bụi khói, khói thuốc lá. chất sát trùng tại các hồ bơi…) phải có khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động.

+ Nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm sự nhạy cảm của cơ thể bằng các yếu tố vi khoáng chất, khí hậu liệu pháp, tắm suối nước nóng, châm cứu. tập thể dục thường xuyên…

Điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Điều trị triệu chứng bàng thuốc kháng histamine, coricoid toàn thân và tại chồ, vitamin ..

Điều trị đặc hiệu: Bằng phương pháp giải mẫn cảm nếu tìm được dị nguyên. Giải mẫn cảm đặc hiệu tức là đưa dị nguyên vào cơ thể với liều nhỏ và tăng dần để tạo kháng thể bao vây thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên với liều dị nguyên tăng dần, cách quãng (nồng độ tư 0,1 %0 – 1%).

Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 6 tháng đến 5 năm.

Ở trẻ nhỏ, phẫu thuật thường để giải quyết các vấn đề xoang-mũi phát sinh do bẩm sinh.

Viêm mũi xoang dị ứng có polyp, thoái hoá cuốn mũi.

Một số yếu tố thuận lợi về cẩu trúc giải phẫu như vẹo vách ngăn, gai vách ngăn.

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Cách sử dụng các thuốc chống dị ứng tại mũi: Sử dụng các thuốc chừa viêm mũi dị ứng tại chỗ thế nào cho đúng là một yếu tố giúp điều trị viêm mũi dị ứng có kết quả, đồng thời tránh bệnh lý mới là viêm mũi xoang do thuốc.

Các thuốc chống viêm có coricoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa… được chỉ định dùng dưới 7 ngày.

Các thuốc chống viêm steroid dạng xịt, bào chế dưới dạng phun sương (Budenase, Rhinocort, Flixonase…) được sử dụng kéo dài nhưng phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sỹ, và hiệu chỉnh liều theo diễn biến của bệnh, tránh tình trạng quen thuốc do điều trị không đúng liệu trình.

Thuốc dùng để điều trị tại chỗ trong các bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng theo mùa. Điều trị polyp mũi, dự phòng tái phát.

Một số chú ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em:

Khi sử dụng thuốc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc corticoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vào máu nhung nếu không được điều trị đúng cách cũng sẽ gây một số biến chứng nhất là trẻ em dưới 2 tuổi như:

* Teo vỏ thượng thận do không tiết hormon,

* Hội chứng biến dưỡng gây béo giả (ứ đọng mỡ ở một số bộ phận),

* Tăng đưòng huyết, tăng huyết áp,

* Giảm kali trong máu kết họp rối loạn cân bằng muối, nước gây nhiều bất lợi cho người bị bệnh tim mạch, người glaucoma…

* Rối loạn quá trình tái tạo xương, biến dưỡng cơ dẫn đến loãng xương và teo cơ.

* Giảm sức đề kháng chung của cơ thể nên rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm đặc biệt là ở hệ thống mũi xoang.

* Một số trường hợp xuất hiện rối loạn nội tiết kinh nguyệt hoặc chảy máu mũi.

Mọi thông tin tiết xin vui lòng về hotline Cổng thông tin bệnh lý Viêm Xoang – Mũi để nhận được tư vấn hỗ trợ tốt nhất !