Viêm Mũi Dị Ứng Nhỏ Thuốc Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Viêm Mũi Dị Ứng Uống Thuốc Gì? Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Hiệu Quả!

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nhiều bất tiện trong cuộc sống của người bệnh. Vậy khi bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì hiệu quả?

Viêm mũi có thể do dị ứng với thời tiết thay đổi, do môi trường xung quanh ô nhiễm, do tiếp xúc với các dị nguyên, do nhiễm vi khuẩn thậm chí là do dùng thuốc không đúng cách. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường là chảy nước mũi, tắc mũi, ngứa mũi hai bên hay một bên, dịch mũi trong hay vàng đục nếu bị bội nhiễm.

Hiện nay, có một số loại thuốc trị viêm mũi dị ứng được sử dụng phổ biến như:

Nhóm thuốc chống dị ứng:

Nhóm thuốc này không trực tiếp ngăn sự tạo thành histamine nhưng thuốc có tác dụng hủy từng triệu chứng do histamine, giảm các triệu chứng viêm mũi và chảy nước mũi. Bên cạnh đó còn có tác dụng điều trị dị ứng như nổi mề đay, ho…

Nhóm thuốc co mạch:

Thuốc có tác dụng làm giảm sung huyết mũi, tắc mũi. Sử dụng Xylometazolin dùng cho người lớn hay trẻ em nhưng không quá 3 ngày, thuốc không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Có tác dụng tại chỗ đối với thuốc dưới dạng nhỏ mũi hay khí dung xịt vào mũi làm mũi thông thoáng, nhanh hết ngạt. Người bệnh thường tự ý sử dụng thuốc này và hay dùng thuốc kéo dài. Không nên lạm dụng thuốc sẽ khiến mũi bị nghẹt nhiều hơn và gây tác dụng ngược lại. Tránh dùng thuốc cho người bị tăng huyết áp, viêm mũi mãn tính.

Dùng trong trường hợp viêm mũi do vi khuẩn, virut. Phải có sự chỉ định hướng dẫn của bác sĩ mới được sử dụng kháng sinh. Lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này. Người bệnh cần tuân thủ dùng kháng sinh đủ thời gian và liều lượng.

Các thuốc corticoid:

Thuốc corticoid thường được dùng dưới dạng nhỏ hoặc xịt để điều trị tại chỗ các thể viêm mũi và viêm xoang mạn tính. Có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh, giúp thông mũi, chống ứ tắc xoang. Thuốc dạng viên uống có tác dụng phụ nếu dùng kéo dài. Trường hợp viêm mũi, viêm xoang nặng mới dùng corticoid dạng uống và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng

Việc dùng thuốc Tây có tác dụng khá nhanh nhưng nó cũng là một con dao hai lưỡi vì nó có khá nhiều tác dụng phụ nên cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ mới được sử dụng thuốc. Ngoài ra bên cạnh việc dùng thuốc Tây, người bệnh cần tránh xa các tác nhận gây dị ứng. Các loại thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng như sau.

Chất histamin là một trong những chất trung gian gây ra các phản ứng dị ứng trong cơ thể. Sử dụng thuốc kháng histamin sẽ giúp cho người bệnh ít gặp dị ưng hơn. Các loại thuốc kháng histamin như promethzin hydroclorid, hydroclorid thế hệ 1, brompheniramin melat, hydroclorid thế hệ 2 và fexofenadin, acrivastin, cetirizin loratadin.

Thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng

*Bài thuốc 2: Dùng một miếng sáp ong chừng 1 đốt tay đem nhai nát nuốt nước và bỏ bã. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần các triệu trứng bệnh viêm mũi dị ứng sẽ giảm ngay.

*Bài thuốc 3: Lấy tỏi bóc vỏ và ép nước, sau đó đem trộn với mật ong theo tỉ lệ cứ một thìa cafe nước ép tỏi thì hai thìa cafe mật ong. Nhỏ hỗ hợp vào mũi sau khi làm sạch mũi, thực hiện mỗi ngày 3 lần.

*Bài thuốc 4: sử dụng ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 20g, bèo cái tía 30g cho khoảng 300ml nước đem sắc, đợi đến khi nước cạn còn 1 nửa. Dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng này chia 2 uống trong ngày vào sáng và tối.

Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Dùng Thuốc Gì?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì là điều quan tâm của hầu hết bậc phụ huynh. Bởi bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, khiến trẻ nhỏ quấy khóc, không hoạt bát, mỏi mệt, suy nhược thể chất và tinh thần. Do vậy, sớm lựa chọn loại thuốc phù hợp giúp cải thiện chứng bệnh viêm mũi dị ứng rất quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ là tình trạng quá mẫn trong cơ thể do khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh. Phản ứng dị ứng trong cơ thể khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè và nhiều biểu hiện khó chịu khác. Vậy viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? Để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, các mẹ có thể tham khảo top 10 loại thuốc như:

Thuốc trị viêm mũi dị ứng Zyrtec

Nếu mẹ thắc mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì thì đường bỏ quan sản phẩm Zyrtec. Đây là một trong những loại thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ bị tình trạng viêm mũi dị ứng có chu kỳ hoặc không chu kỳ, giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp.

Zyrtec là kháng sinh nhóm kháng histamin. Nó giúp ức chế quá trình sản sinh quá mức lượng histamin từ đó giảm bớt các phản ứng dị ứng, kiểm soát các triệu chứng bệnh như chảy nước mũi kéo dài, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.

Liều lượng sử dụng:

Sử dụng thuốc Zyrtec chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ trên 12 tuổi với liều lượng mỗi ngày 1 viên Zyrtec 10mg. Cho trẻ uống thuốc sau khi ăn khoảng 30 phút và uống cùng một cốc nước đầy.

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Zyrtec có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như gây nhức đầu, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Cetirizin

Cetirizin cũng là một loại thuốc có tác dụng trị viêm mũi dị ứng cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 12 tuổi. Do vậy, nếu mẹ thắc mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì thì có thể tìm hiểu thêm thông tin về dòng thuốc kháng sinh này.

Cetirizin là loại thuốc kháng sinh có khả năng kháng lại histamin mạnh, đối kháng với thụ thể H1 đồng thời liên kết với protein ở huyết tương từ đó giúp chống dị ứng. Thuốc được dùng cho nhiều trường hợp như bệnh viêm mũi dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc do dị ứng,…

Thuốc Cetirizin được dùng để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ trên 12 tuổi với liều lượng 1 viên tương ứng 10mg/lần/ngày hoặc chia thuốc uống làm 2 lần tương đương 5mg/lần.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc Cetirizin cho trẻ dưới 6 tuổi, trẻ có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Ngoài ra, Cetirizin có thể gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng như gây mệt mỏi, miệng khô rát, chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ,…

Thuốc chữa viêm mũi dị ứng Clarityne

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Một trong những loại thuốc có khả năng kìm hãm các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ mẹ không nên bỏ qua là Clarityne. Clarityne thuộc nhóm thuốc có chứa hoạt chất Loratadin có tác dụng kiềm chế, kiểm soát hoạt động của histamin trong cơ thể và giảm triệu chứng dị ứng khó chịu. Ngoài ra, Clarityne còn được sử dụng trong điều trị mề đay và nhiều rối loạn dị ứng ngoài ra khác.

Liều dùng:

Clarityne trị viêm mũi dị ứng cho trẻ trên 30kg: Liều lượng uống 2 thìa cà phê/ngày, tương ứng với 10ml Clarityne

Clarityne trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 30kg: Mỗi ngày uống 1 thìa cà phê, tương ứng 5ml Clarityne.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc Clarityne trị viêm mũi dị ứng cho trẻ dưới 2 tuổi, trẻ mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Clarityne có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, đau đầu, tiêu chảy, phát ban,….

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Allergex

Allergex cũng là một trong những thuốc trị viêm mũi dị ứng dùng cho trẻ từ 12 tuổi an toàn và hiệu quả. Thuốc Allergex chứa thành phần chính là hoạt chất Acrivastine 8mg và một số tá dược vừa đủ khác. Allergex tác dụng mạnh trong việc kìm hãm các triệu chứng viêm mũi dị ứng nhờ khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn.

Bởi vậy nếu các mẹ đang lo lắng không biết viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì thì đừng bỏ qua thuốc Allergex. Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Allergex để giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, ngứa mũi họng hoặc tình trạng mày đay do nhiễm lạnh tự phát.

Liều dùng:

Thuốc Allergex được chỉ định sử dụng cho trẻ trên 12 tuổi với liều lượng 3 lần/ngày, mỗi ngày 1 viên Acrivastine 8mg. Khi sử dụng thuốc, trẻ cần uống với một cốc nước đầy và uống thuốc sau bữa ăn khoảng 20 – 30 phút.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc Allergex cho trẻ dưới 12 tuổi. Trong quá trình dùng thuốc, phụ huynh cần theo dõi nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường cần báo ngay với bác sĩ điều trị.

Benita – Thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ trên 6 tuổi

Benita là một dạng thuốc xịt mũi phù hợp cho các trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng. Thuốc chứa thành phần Budesonide 64mcg – một loại corticosteroid chứa hoạt tính mức độ nhẹ, có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch, chống lại quá trình gây dị ứng và kháng viêm.

Một số tác dụng chính của thuốc xịt mũi Benita như:

Làm dịu nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, không theo mùa, viêm mũi dị ứng vận mạch.

Điều trị dự phòng sau quá trình phẫu thuật viêm mũi dị ứng do polyp

Giúp chống viêm mạch, ngăn ngừa những tác động tiêu cực ở bạch cầu.

Hướng dẫn sử dụng:

Mẹ có thể hướng dẫn trẻ hoặc sử dụng trực tiếp cho trẻ nhỏ bằng cách lắc nhẹ chai thuốc rồi xịt vào bên trong mũi 2 lần/ngày, mỗi lần 1 nhát xịt vào mỗi bên mũi, tương ứng lượng thuốc khoảng 64mcg mỗi bên mũi. Thông thường, thời gian dùng thuốc Benita sẽ không kéo dài quá 2 tuần.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc xịt Benita cho trẻ dưới 6 tuổi. Ngoài ra, khi các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng của trẻ đã thuyên giảm, cần hạ dần liều lượng thuốc xuống tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đủ để giúp kiểm soát chứng bệnh.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì – Avamys

Avamys cũng là một trong những loại thuốc xịt mũi phù hợp để điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ từ 2 tuổi. Với thành phần chính Fluticasone – một dạng corticosteroid có khả năng giảm hoạt động của bạch cầu ái toàn, ức chế lượng phospholipid, làm giảm tình trạng viêm niêm mạc mũi.

Thuốc Avamys được dùng để xịt trực tiếp vào bên trong khoang mũi, làm thông thoáng đường thở giúp làm dịu các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo màu hoặc không theo mùa.

Hướng dẫn sử dụng:

Mẹ có thể hướng dẫn trẻ hoặc sử dụng trực tiếp cho trẻ nhỏ bằng việc đặt đầu xịt vào mũi rồi xịt vào mỗi bên mũi 1 lần, tương ứng với 27.5mcg. Liều lượng thuốc chỉ sử dụng 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày nếu có sự chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý:

Thuốc Avamys không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ có tiền sử bị Herpes, thủy đậu,… Ngoài ra, không sử dụng thuốc cho trẻ bị viêm mũi không do dị ứng, trẻ có cơn hen nặng,…

Thuốc xịt điều trị viêm mũi dị ứng Nozeytin

Nozeytin cũng là một trong những gợi ý cho thắc mắc viêm mũi dị ứng ở trẻ em dùng thuốc gì. Nozeytin được bào chế ở dạng xịt mũi, chứa thành phần chính là Azelastin HCl – một dạng hoạt chất có khả năng kháng lại histamine H1, ức chế quá trình sản sinh histamin trong cơ thể. Ngoài ra Azelastin HCl còn có tác làm dịu nhanh các triệu chứng hô hấp như sổ mũi, chảy nước mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi.

Cách sử dụng:

Lần đầu sử dụng Nozeytin, bạn cần lắc đều thuốc. Sau đó đặt vòi xịt vào bên trong lỗ mũi, xịt mỗi bên mũi 1 lần, mỗi ngày 2 lần nếu trẻ ở độ tuổi 5 – 12 tuổi. Trường hợp trẻ trên 12 tuổi xịt mỗi bên lỗ mũi khoảng 1 – 2 lần( 50 – 100 cmg) tùy vào tình trạng nặng nhẹ, ngày dùng 2 liều, chia đều sáng tối.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc Nozeytin cho trẻ dưới 5 tuổi và các trường hợp khác như người trưởng thành có tiền sử bệnh về tim mạch, cường áp, đái tháo đường,… Ngoài ra, việc sử dụng thuốc quá liều có thể gây các phản ứng như buồn nôn, chóng mặt, rát mũi, tổn thương niêm mạc,..

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Xisat

Xisat là một trong những loại thuốc trị viêm mũi dị ứng an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc được bào chế ở dạng xịt phun sương với thành phần hoàn toàn từ nước biển sâu chứa nhiều dưỡng chất có lợi.

Thuốc xịt mũi Xisat có tác dụng làm sạch khoang mũi, loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại, giảm kích thích ở niêm mạc đồng thời tăng cường quá trình dẫn lưu dịch ở hệ hô hấp. Do vậy sử dụng Xisat mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy dịch mũi, đồng thời còn phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hô hấp.

Hướng dẫn sử dụng:

Trước tiên bạn cần lắc đều thuốc trong bình xịt. Sau đó đặt ống xịt vào lỗ mũi, xịt khoảng 3 – 5 lần vào mỗi bên mũi. Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần để giúp mũi họng thông thoáng, dễ thở, tạo cảm giác thoải mái.

Lưu ý:

Xisat có thành phần hoàn toàn là nước bệnh sâu giàu khoáng chất, do vậy bạn có thể sử dụng thay thế nước muối sinh lý và xịt nhiều lần trong ngày giúp làm sạch mũi họng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nếu có dấu hiệu kích ứng bạn cần giảm liều lượng để điều chỉnh phù hợp nhất, tránh làm khô, tổn thương niêm mạch mũi.

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì? – Coldi B 15ml

Coldi B là thuốc xịt mũi an toàn để sử dụng cho cho trẻ trên 6 tuổi gặp các tình trạng về dị ứng như viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Coldi B chứa thành phần chính là chất Oxymetazolin hydroclorid 7.5mg – một dạng dẫn chất imidazolin được biết tới với tác dụng co mạch, giảm sung huyết. Tuy nhiên Oxymetazolin có thể làm giãn mạch nếu sử dụng quá liều hoặc thời gian dài. Do vậy, việc sử dụng Coldi B cho trẻ bị viêm mũi dị ứng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Hướng dẫn sử dụng:

Sau khi lắc đều thuốc, bạn hướng đầu xịt vào lỗ mũi rồi xịt mỗi bên mũi 1 nhát xịt. Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối.

Lưu ý:

Không sử dụng thuốc xịt Coldi B cho trẻ dưới 6 tuổi và đối tượng bị cường giáp, tiểu đường, bệnh mạch vành,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì và những lưu ý quan trọng

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì là một vấn đề quan trọng. Do vậy, để an toàn, mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám. Tại đây, trẻ sẽ được khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, dựa vào tình trạng sức khỏe các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, mang lại hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc hoặc sử dụng toa đơn của trẻ khác.

Dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian các sĩ kê đơn, bởi nếu dùng thuốc quá liều hoặc dài ngày có thể gây ra phản tác dụng, thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Các nhóm thuốc xịt mũi chứa thành phần corticoid trong quá trình sử dụng có thể gây xuất huyết nhẹ, kích ứng niêm mạc. Do vậy, các bậc huynh cần chú ý quan sát các biểu hiện sau dùng thuốc để báo ngay với bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời.

Đối với các dạng thuốc viên nang uống, để hạn chế tác dụng phụ ở đường tiêu hóa, dạ dày, đại trang, bạn nên cho trẻ uống thuốc sau khi ăn no khoảng 30 phút và dùng thuốc với một cốc nước đầy.

Đối với các loại thuốc dạng xịt, thông thường, thời gian sử dụng sẽ không quá 7 ngày, do vậy bạn cũng cần chú ý để tránh dùng vượt liều lượng gây tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài việc quan tâm tới viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì, các bậc phụ huynh nên chú ý kết hợp điều trị với việc chăm sóc trẻ, tránh để trẻ lại gần các dị nguyên gây bệnh, giữ ấm cơ thể đúng cách,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ dùng thuốc gì không quá khó, bởi hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm thuốc khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn thuốc và sử dụng như thế nào để phù hợp với tình trạng bệnh, mang lại hiệu quả an toàn mới là điều cần thiết thiết nhất. Do vậy, khi thấy con, em mình xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng, các bạn nên chủ động đưa trẻ thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn dùng thuốc phù hợp.

Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng

Viêm mũi dị ứng xảy ra do rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch. Phản ứng này nhằm chống lại các chất gây dị ứng trong môi trường như bụi, phấn hoa…, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được. Viêm mũi dị ứng thường có các biểu hiện như chảy nước mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, ngứa mắt, ho, đau họng… Những triệu chứng này rất khó chịu nếu không được chữa trị kịp thời, làm ảnh hưởng tới học tập, công việc của người bệnh. Để chẩn đoán bệnh này một cách chính xác, cần có xét nghiệm máu, xét nghiệm trên da để tìm kiếm tác nhân gây dị ứng và thăm khám của bác sĩ

Những thứ tưởng như vô hại xung quanh bạn như bụi nhà có thể chứa bọ ve gây dị ứng. Bên cạnh đó, phấn hoa và bào tử, nấm cũng có thể gây dị ứng cho bạn. Những chú thú cưng trong gia đình bạn có thể là nguồn phát tán những thứ gây dị ứng như lông, tế bào chết… Trong quá trình làm việc bạn có khả năng gặp phải những thứ làm bạn bị dị ứng như khí thải, khói bụi, hóa chất… Thay đổi thời tiết cũng làm nhiều người xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Ngoài những chất gây dị ứng có trong không khí, một số tác nhân khác như thực phẩm, hóa chất trong công nghiệp, nước thải… cũng có khả năng gây viêm mũi dị ứng.

Loại thuốc nào có thể điều trị viêm mũi dị ứng?

Việc điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc thường được tiến hành theo quy trình sau đây:

Cách ly khỏi tác nhân gây dị ứng

Đây có thể nói là bước quan trọng nhất vì nếu vẫn tiếp tục tiếp xúc với chất gây kích thích cho hệ miễn dịch thì việc dùng thuốc điều trị sẽ rất khó có tác dụng. Chính vì vậy, việc cần làm trước tiên để điều trị viêm mũi dị ứng là cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

Uống thuốc điều trị dị ứng (Thuốc kháng histamine)

Loại thuốc này có tác dụng tốt trong điều trị các triệu chứng dị ứng trong đó có viêm mũi dị ứng, đặc biệt là khi triệu chứng không thường xuyên hoặc không kéo dài lâu. Thuốc kháng histamine dùng bằng đường uống có thể điều trị tốt viêm mũi dị ứng nhẹ đến trung bình, nhưng có thể gây buồn ngủ. Một số loại có bán sẵn tại các quầy thuốc, mà không cần đơn của bác sĩ. Hiện nay, ngoài thuốc kháng histamin dạng viên nén, viêm nang sử dụng đường uống còn có thuốc dạng xịt, có thể thuận tiện hơn cho những bệnh nhân hay phải di chuyển. Mặc dù vậy, thuốc có thể gây tác dụng phụ như hồi hộp, lo âu, mất ngủ và quánh đờm.

Thuốc kháng viêm

Thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid là biện pháp điều trị hiệu quả nhất đối với viêm mũi dị ứng. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu thuốc sử dụng chất kháng viêm. Tuy nhiên, để sử dụng loại thuốc này bạn cần có đơn thuốc của bác sĩ.

Thuốc chống ngạt mũi

Loại thuốc có chứa hợp chất này cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng như ngạt mũi. Tuy nhiên, không sử dụng loại thuốc này quá 3 ngày. Việc sử dụng quá liều loại thuốc này có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn và gây nhiễm trùng.

Thuốc chống thụ thể có chứa thành phần leukotriene

Leukotriene, là chất được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch, gây viêm trong viêm mũi dị ứng. Tác nhân nhận biết leukotriene sẽ ngăn chặn các tác động của leukotriene. Các chất ức chế leukotriene là loại thuốc giúp kiểm soát hen suyễn và làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa.

Chất ổn định tế bào

Thuốc chứa chất này có tác dụng chống viêm. Thuốc ngăn chặn sự giải phóng histamin và chất gây viêm viêm bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp trong tế bào. Loại thuốc này thường ở dạng xịt. Tác dụng phụ của thuốc này không đáng kể.

Thuốc tiêm chống dị ứng

Thuốc này được khuyên dùng nếu bạn không thể tránh được dị ứng và các triệu chứng của bạn rất khó kiểm soát. Bệnh nhân sẽ được tiêm liều nhỏ chất gây dị ứng. Mỗi liều tiêm sau sẽ nhiều hơn so với lần trước. Việc này có thể giúp cơ thể bạn làm quen với chất gây dị ứng, giảm nhẹ các triệu chứng dị ứng. Những loại thuốc này có tác dụng tốt nhất nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật hoặc bọ ve có trong bụi. Tuy nhiên, loại thuốc này có một số nguy cơ phản ứng toàn thân nặng (sốc phản vệ).

Liệu pháp miễn dịch dị ứng

Thuốc có tác dụng giám kháng thể IgE, được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa. Loại thuốc này làm giảm nguy cơ sốc phản vệ ở những bệnh nhân sử dụng liệu pháp. Thuốc dạng viên nén đặt dưới lưỡi có tác dụng tốt để giảm nhẹ các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Xoang Bách Phục với thành phần là cao Kinh Giới Tuệ, cao Kim Ngân Hoa, Hoắc Hương, Immunegamma … Tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính trên cơ địa dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, giảm nguy cơ dị ứng, chống viêm, tiêu mủ, giảm đau cho các khu vực xoang, đầu và mặt trong bệnh viêm xoang mạn tính.

Thuốc Viêm Mũi Dị Ứng Azelastine + Fluticasone

Hoạt chất : Azelastine + Fluticasone Thuốc cải thiện khả năng hít vào. Dạng kết hợp.

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): R01AD58.

Brand name: Meseca Fort.

Generic : Azelastine + Fluticasone

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Hỗn dịch xịt mũi. Mỗi liều xịt: Azelastine hydrochloride 137mcg, fluticasone propionate 50mcg.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi quanh năm ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, những đối tượng cần điều trị với cả azelastine hydrochloride và fluticasone propionate.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Chỉ dùng xịt mũi. Không xịt thuốc vào mắt hoặc miệng.

Lắc kỹ trước khi dùng.

Trước khi sử dụng lần đầu tiên phải xịt bỏ cho đến khi xuất hiện sương mù đồng nhất.

Khi không sử dụng quá 14 ngày kể từ lần sử dụng trước đó thì nên loại bỏ 1 liều xịt hoặc đến khi thu được sương mù đồng nhất.

Tránh xịt thuốc vào mắt. Nếu xịt vào mắt, rửa mắt bằng nước trong ít nhất 10 phút.

Liều dùng:

Liều dùng: 1 liều xịt mỗi bên mũi, 2 lần/ngày, vào buổi sáng và buổi tối.

Nếu quên một liều thuốc, dùng ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua liều đã quên nếu gần sát thời gian sử dụng liều kế tiếp. Không sử dụng gấp đôi liều thuốc để bù cho liều đã quên.

4.3. Chống chỉ định:

Azelastine + Fluticasone chống chỉ định cho người bệnh có tiền sử dị ứng với azelastine hydrochloride, fluticasone propionate hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Tình trạng buồn ngủ trong các hoạt động yêu cầu tỉnh táo tinh thần: Trong các thử nghiệm lâm sàng, buồn ngủ được báo cáo xuất hiện ở một số bệnh nhân điều trị với hỗn dịch thuốc, vì vậy nên sử dụng thận trọng thuốc xịt mũi Azelastine + Fluticasone khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Nên tránh sử dụng đồng thời thuốc xịt mũi Azelastine + Fluticasone với đồ uống có cồn hoặc các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác (như thuốc cảm lạnh, thuốc dị ứng hoặc thuốc an thần, thuốc giảm đau có chất gây mê, thuốc ngủ, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị động kinh, thuốc điều trị trầm cảm, lo âu) vì có thể làm giảm sự tỉnh táo và suy giảm thêm hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Sử dụng đồng thời với thuốc kháng histamin đường uống có khả năng dẫn đến tác dụng có hại nghiêm trọng ở trẻ em. Thuốc nên để xa tầm tay với của trẻ em.

Khi thử nghiệm lâm sàng trong thời gian 2-52 tuần, chảy máu cam xuất hiện thường xuyên hơn ở những bệnh nhân điều trị hỗn dịch thuốc so với những người dùng giả dược. Các trường hợp loét mũi và thủng vách ngăn mũi đã được báo cáo ở những bệnh nhân khi sử dụng các chế phẩm xịt mũi chứa corticosteroid. Tuy nhiên, không có trường hợp loét mũi hoặc thủng vách mũi được báo cáo trong thử nghiệm lâm sàng với hỗn dịch thuốc chứa azelastine hydrochloride và fluticasone propionate. Vì corticosteroid ức chế quá trình làm lành vết thương, những người vừa mới bị loét mũi, phẫu thuật mũi hoặc chấn thương mũi không nên sử dụng Azelastine + Fluticasone cho đến khi lành vết thương.

Trong các thử nghiệm lâm sàng với fluticasone propionate dùng đường mũi, sự phát triển của nhiễm Candida albicans tại chỗ ở mũi và họng đã xảy ra. Khi có nhiễm trùng phát triển, cần áp dụng biện pháp điều trị tại chỗ phù hợp và ngưng điều trị với Azelastine + Fluticasone. Bệnh nhân sử dụng Azelastine + Fluticasone trong vài tháng hoặc lâu hơn nên có kiểm tra định kỳ nhiễm Candida hoặc dấu hiệu khác của tác dụng không mong muốn trên niêm mạc mũi.

Corticosteroid dạng xịt mũi và hít có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp và/hoặc đục thủy tinh thể. Do đó, cần giám sát chặt chẽ ở những bệnh nhân có sự thay đổi tầm nhìn hoặc có tiền sử tăng nhãn áp, bệnh tăng nhãn áp, và/hoặc đục thủy tinh thể.

Nên thận trọng khi dùng corticosteroid cho người nhiễm lao thể ẩn hoặc thể hoạt động ở đường hô hấp; không điều trị khi nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân; nhiễm virus hoặc ký sinh trùng toàn thân, nhiễm Herpes simplex mắt vì những tiềm ẩn xấu đi của các bệnh nhiễm trùng.

Khi thuốc xịt mũi chứa steroid được sử dụng ở mức liều cao hơn so với liều khuyến cáo hoặc ở những người nhạy cảm với liều lượng khuyến cáo, tác dụng corticosteroid toàn thân như tăng năng vỏ thượng thận và ức chế tuyến thượng thận có thể xuất hiện. Nếu trường hợp như vậy xảy ra, liều lượng của Azelastine + Fluticasone nên giảm từ từ, phù hợp quy trình của việc ngưng điều trị corticosteroid đường uống. Việc sử dụng đồng thời corticosteroid đường mũi với corticosteroid dạng hít khác có thể làm tăng nguy cơ các dấu hiệu hoặc triệu chứng của tăng năng vỏ thượng thận và/hoặc ức chế trục tuyến yên-dưới đồi-thượng thận.

Việc thay thế một corticosteroid toàn thân bằng một corticosteroid tại chỗ có thể kèm theo các dấu hiệu của suy thượng thận, ngoài ra một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng cai, như: Đau khớp và/hoặc đau cơ bắp, mệt mỏi và trầm cảm. Bệnh nhân trước đó đã được điều trị trong thời gian dài với corticosteroid đường toàn thân và chuyển sang dùng corticosteroid tại chỗ nên được theo dõi cẩn thận suy thượng thận cấp tính trong phản ứng với stress. Ở những bệnh nhân hen suyễn hoặc bệnh nhân cần điều trị corticosteroid toàn thân dài ngày, giảm liều corticosteroid toàn thân quá nhanh có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng của suy thượng thận cấp.

Azelastine + Fluticasone chứa benzalkonium clorid: Có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và co thắt phế quản.

Sử dụng Azelastine + Fluticasone có thể gây ra buồn ngủ và chóng mặt ở một số người. Không lái xe, sử dụng máy móc hoặc thực hiện bất cứ hoạt động nào nếu bị tác dụng không mong muốn trên.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B3

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Không có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ và được kiểm soát tốt của thuốc xịt mũi kết hợp azelastine hydrochloride và fluticasone propionate, riêng fluticasone propionate hoặc azelastine hydrochloride trên phụ nữ có thai. Nghiên cứu sinh sản ở động vật của azlastine hydrochloride, fluticasone propionate trên chuột và thỏ đã được chứng minh khả năng gây quái thai cũng như gây độc tính phát triển khác. Vì các nghiên cứu trên động vật không phải luôn luôn tiên đoán được phản ứng trên người nên thuốc xịt mũi Azelastine + Fluticasone chỉ được dùng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích điều trị vượt trội hơn so với nguy cơ lên thai nhi.

Thời kỳ cho con bú:

Chưa được biết chắc Azelastine + Fluticasone có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Bởi vì nhiều loại thuốc có thể qua sữa mẹ, nên thận trọng khi dùng MESCA FORT cho phụ nữ đang cho con bú. Vì không có dữ liệu nghiên cứu được kiểm soát tốt về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú, dựa trên các kết quả nghiên cứu từ các thành phần riêng lẻ để đưa ra quyết định cho trẻ ngừng bú hoặc dừng sử dụng Azelastine + Fluticasone, có tính đến tầm quan trọng của Azelastine + Fluticasone với người mẹ.

Azelastine hydrochloride: Chưa biết chắc azelastine hydrochloride có được bài tiết vào sữa mẹ hay không.

Fluticasone propionate: Chưa biết chắc fluticasone propionate có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, các corticosteroid khác có được bài tiết qua sữa mẹ. Tiêm dưới da để chuột cống với liều 10 μg/kg fluticasone propionate gắn đồng vị phóng xạ (ít hơn liều xịt mũi khuyến cáo tối đa hàng ngày ở người lớn dựa trên mg/m2) dẫn đến đo lường được hoạt tính phóng xạ trong sữa.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Các phản ứng có hại của thuốc được liệt kê bên dưới bởi lớp hệ thống cơ quan và tần suất. Tần suất được xác định là: Rất thường gặp (≥1/10), thường gặp (≥1/100 đến <1/10), ít gặp (≥1/1.000 đến <1/100), hiếm gặp (≥1/10.000 đến <1/1.000), rất hiếm gặp (<1/10.000), không được biết đến (không thể được ước tính từ dữ liệu có sẵn).

Rối loạn hệ thống miễn dịch

Rất hiếm gặp: Quá mẫn cảm bao gồm phản ứng phản vệ, phù mạch (phù mặt hoặc lưỡi và phát ban da), co thắt phế quản.

Rối loạn hệ thần kinh

Thường gặp: Nhức đầu, mùi vị khó chịu.

Rất hiếm gặp: Chóng mặt, buồn ngủ.

Rối loạn mắt(*)

Rất hiếm gặp: Bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất

Rất thường gặp: Chảy máu cam.

Ít gặp: Khó chịu ở mũi (bao gồm kích thích mũi, đau nhức, ngứa), hắt hơi, khô mũi, ho, khô họng, rát họng.

Rất hiếm gặp: Thủng vách ngăn mũi(**), loét niêm mạc mũi.

Rối loạn tiêu hóa

Hiếm gặp: Khô miệng.

Rất hiếm gặp: Buồn nôn.

Rối loạn da và các mô dưới da

Rất hiếm gặp: Phát ban, ngứa, nổi mề đay.

Rối loạn chung và tại vị trí sử dụng

Rất hiếm gặp: Mệt mỏi, kiệt sức.

(*)Một số lượng rất nhỏ báo cáo tự phát đã được xác định sau khi điều trị kéo dài fluticasone propionate xịt mũi.

(**)Thủng vách ngăn mũi đã được báo cáo sau khi sử dụng corticosteroid đường mũi.

Tác động toàn thân của một số corticosteroid mũi có thể xảy ra, đặc biệt khi dùng liều cao trong thời gian dài.

Chậm phát triển đã được báo cáo ở trẻ em nhận corticosteroid đường mũi.

Nhiễm nấm Candida ở mũi và họng có thể xảy ra khi dùng thuốc dài ngày.

Trong trường hợp hiếm hoi loãng xương đã được quan sát, khi dùng glucocorticoid xịt mũi kéo dài.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Nếu xảy ra kích ứng niêm mạc nơi tiếp xúc, khô niêm mạc mũi hay phản ứng xung huyết niêm mạc thì nên ngừng sử dụng thuốc hoặc giảm số lần dùng.

Nhiễm nấm Candida ở mũi và họng: Cần áp dụng biện pháp điều trị tại chỗ phù hợp và ngưng điều trị với Azelastine + Fluticasone. Bệnh nhân sử dụng Azelastine + Fluticasone trong vài tháng hoặc lâu hơn nên có kiểm tra định kỳ nhiễm Candida hoặc dấu hiệu khác của tác dụng không mong muốn trên niêm mạc mũi.

Tăng nhãn áp và/hoặc đục thủy tinh thể: Corticosteroid dạng xịt mũi và hít có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh tăng nhãn áp và/hoặc đục thủy tinh thể. Do đó, cần giám sát chặt chẽ ở những bệnh nhân có sự thay đổi tầm nhìn hoặc có tiền sử tăng nhãn áp, bệnh tăng nhãn áp, và/hoặc đục thủy tinh thể.

Suy tuyến thượng thận: Cần quan tâm đặc biệt đối với những người bệnh chuyển từ dùng corticosteroid toàn thân sang dùng fluticason propionat đường hô hấp và cần theo dõi cẩn thận khả năng suy tuyến thượng thận cấp ở người bị hen khi chuyển từ dùng corticosteroid toàn thân sang dùng corticosteroid theo đường hít ít có tác dụng toàn thân hơn.

Nếu có dấu hiệu suy trục dưới đồi – tuyến yên – thượng thận như hạ huyết áp, buồn nôn, nôn, chóng mặt hoặc yếu mệt, nên ngừng thuốc hoặc giảm số lần dùng, ngoài ra cần điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.

Co thắt phế quản: Nếu xảy ra co thắt phế quản sau khi dùng thuốc, phải điều trị ngay bằng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh theo đường hít, ngừng fluticason propionat và thiết lập điều trị thay thế.

Nếu xảy ra buồn ngủ, chóng mặt, phải ngưng sử dụng thuốc khi lái xe, vận hành máy móc.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Sử dụng đồng thời Azelastine + Fluticasone với đồ uống chứa cồn hoặc với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương khác có thể làm giảm sự tỉnh táo và tăng ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Ritonavir: Dùng đồng thời fluticasone propionate với một chất ức chế CYP3A4 mạnh như ritonavir không được khuyến cáo dựa trên một nghiên cứu tương tác thuốc đa liều, chéo nhau trên 18 người khỏe mạnh. Fluticasone propionate xịt mũi (200 μg, 1 lần/ngày) dùng đồng thời trong 7 ngày với ritonavir (100 mg, 2 lần/ngày). Không phát hiện được nồng độ fluticasone propionate trong huyết tương khi chỉ dùng thuốc xịt mũi (<10 pg/mL) ở hầu hết các đối tượng, và phát hiện nồng độ đỉnh (Cmax) trung bình là 11,9 pg/mL (từ 10,8-14,1 pg/mL), và AUC(0-τ) trung bình 8,43 pg*giờ/mL (từ 4,2-18,8 pg*giờ/mL).

Cmax và AUC (0-τ) của fluticasone propionate tương ứng tăng lên là 318 pg/mL (từ 110-648 pg/mL) và 3102,6 pg*giờ/mL (từ 1207,1 – 5662,0 pg*giờ/mL), sau khi dùng chung với ritonavir với fluticasone propionate xịt mũi. Tăng đáng kể tiếp xúc fluticasonepropionate với huyết tương, dẫn đến giảm đáng kể (86%) diện tích dưới đường cong (AUC) cortisol huyết tương.

Cần thận trọng khi sử dụng Azelastine + Fluticasone với các chất ức chế CYP3A4 mạnh khác.

Trong một nghiên cứu tương tác thuốc, dùng chung với fluticasone propionate bằng đường hít qua miệng (1000 μg) và ketoconazole (200 mg, 1 lần/ngày), làm tăng tiếp xúc fluticasone propionate với huyết tương, giảm diện tích dưới đường cong (AUC) cortisol huyết tương, nhưng không có ảnh hưởng trên sự bài tiết qua nước tiểu.

4.9 Quá liều và xử trí:

Với đường mũi của các phản ứng quá liều không được biết trước. Không có dữ liệu từ bệnh nhân có sẵn về tác dụng của quá liều hoặc mãn tính với fluticasone propionate xịt mũi.

Cách dùng fluticasone propionate 2 mg/ngày (gấp 10 lần liều khuyến cáo hàng ngày) 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày đối với người tình nguyện khỏe mạnh không ảnh hưởng đến chức năng của trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA).

Việc sử dụng liều cao hơn liều dùng trong một thời gian dài có thể dẫn tới việc tạm thời ức chế chức năng thượng thận.

Ở những bệnh nhân này, nên điều trị bằng Azelastine + Fluticasone với liều đủ để kiểm soát các triệu chứng; chức năng thượng thận sẽ phục hồi trong một vài ngày và có thể được xác minh bằng cách đo cortisol huyết tương.

Dựa trên kết quả thí nghiệm trên động vật, trong trường hợp dùng quá liều khi vô tình uống nhầm thuốc, có thể xảy ra rối loạn thần kinh trung ương (bao gồm buồn ngủ, lúlẫn, hôn mê, nhịp tim nhanh và hạ huyết áp) do azelastine hydrochloride gây ra.

Điều trị những rối loạn này phải điều trị triệu chứng. Tùy thuộc vào lượng nuốt, khuyến cáo nên rửa dạ dày. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Azelastine + Fluticasone chứa Azelastine hydrocortisone và fluticasone propionate. Mỗi thành phần có cơ chế tác dụng khác nhau và tạo tác dụng hiệp đồng để cải thiện các triệu chứng của viêm mũi và viêm giác mạc dị ứng.

Hỗn dịch xịt mũi chứa azelastine hydrochloride và fluticasone propionate

Trong 4 nghiên cứu lâm sàng ở người lớn và thanh thiếu niên bị viêm mũi dị ứng sử dụng hỗn dịch xịt mũi chứa azelastine hydrochloride và fluticasone propionate liều 1 liều xịt mỗi bên mũi, 2 lần/ngày các triệu chứng viêm mũi (bao gồm: chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi và ngứa mũi) được cải thiện đáng kể so với giả dược, đơn trị liệu azelastine hydrochloride và fluticasone propionate. Thuốc cải thiện đáng kể các triệu chứng ở mắt (bao gồm ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt) và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong tất cả 4 nghiên cứu.

Khi so sánh với một thuốc xịt mũi fluticasone propionate trên thị trường, hỗn dịch xịt mũi chứa azelastine hydrochloride và fluticasone propionate cải thiện triệu chứng đáng kể (giảm 50% triệu chứng mức độ nghiêm trọng ở mũi), và đạt được kết quả sớm đáng kể (sớm hơn ít nhất 3 ngày). Hiệu quả vượt trội của hỗn dịch xịt mũi chứa azelastine hydrochloride và fluticasone propionate so với fluticasone propionate xịt mũi được duy trì trong suốt nghiên cứu kéo dài một năm ở những bệnh nhân viêm mũi mạn tính, dị ứng dai dẳng và viêm mũi vận mạch/không dị ứng.

Cơ chế tác dụng: Fluticasone propionate

Fluticasone propionate là một dẫn xuất trifluorinated corticosteroid tổng hợp có ái lực rất cao đối với các thụ thể glucocorticoid và có tác dụng kháng viêm mạnh, tác dụng mạnh hơn 3-5 lần dexamethasone trong thử nghiệm trên thụ thể glucocorticoid vô tính của người gồm liên kết và biểu hiện gen.

Azelastine hydrochloride

Azelastine, một dẫn xuất của phthalazinone, được phân loại là hợp chất chống dị ứng kéo dài, có hoạt tính đối kháng chọn lọc H1, ổn định tế bào mast và đặc tính kháng viêm. Dữ liệu tiền lâm sàng và trong các nghiên cứu in vitro cho thấy azelastine ức chế sự tổng hợp hoặc giải phóng của các chất trung gian hóa học được biết để được tham gia vào các phản ứng dị ứng giai đoạn sớm và muộn, như leukotrienes, histamin, yếu tố tiểu cầu kích hoạt (PAF) và serotonin. Sau 15 phút dùng thuốc cho kết quả giảm các triệu chứng dị ứng mũi.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Sau khi dùng hỗn dịch xịt mũi chứa azelastine hydrochloride và fluticasone propionate 2 liều xịt mỗi bên mũi (tổng liều 548 μg azelastine hydrochloride và 200 μg fluticasone propionate), nồng độ đỉnh trong huyết tương (Cmax) của azelastine là 194,5±74,4 pg/mL và fluticasone là 10,3±3,9 pg/mL; diện tích dưới đường cong (AUC) trung bình của azelastine là 4217±2618 pg*giờ/mL và 97,7±43,1 pg*giờ/mL cho fluticasone. Thời gian trung bình để đạt được nồng độ đỉnh (tmax) từ một liều duy nhất là 0,5 giờ cho azelastine và 1,0 giờ cho fluticasone.

Sinh khả dụng toàn thân của fluticasone trong hỗn dịch xịt (chứa azelastine hydrochloride và fluticasone propionate) cao hơn khoảng 50% so với đơn trị liệu fluticasone propionate xịt mũi. Sinh khả dụng toàn thân của azelastine từ dạng hỗn dịch xịt mũi (phối hợp fluticasone propionate và azelastine hydrochoride) là tương đương với đơn trị liệu azelastine hydrochloride. Không có bằng chứng về tương tác dược động học giữa azelastine hydrochloride và fluticasone propionate.

Fluticasone propionate có thể tích phân bố lớn, ở trạng thái ổn định (khoảng 318 lít).

Liên kết với protein huyết tương trung bình khoảng 91%.

Thể tích phân bố của azelastine lớn, phân bố chủ yếu vào các mô ngoại vi. Liên kết với protein huyết tương khoảng 80-90%. Ngoài ra, cả fluticasone propionate và azelastine hydrochloride đều có giới hạn điều trị rộng. Do đó, các tương tác thế thuốc là khó xảy ra.

Biến đổi sinh học

Fluticasone propionate chuyển hóa nhanh chóng khỏi hệ tuần hoàn, chủ yếu qua con đường chuyển hóa ở gan bởi cytochrome P450 enzym CYP3A4 tạo ra chất chuyển hóa axit cacboxylic không hoạt tính. Phần fluticasone propionate bị nuốt là đối tượng chịu chuyển hóa bước một mở rộng. Azelastine được chuyển hóa thành N-desmethylazelastinequa các isoenzymes CYP khác nhau, chủ yếu là CYP3A4, CYP2D6 và CYP2C19.

Tốc độ thải trừ của fluticasone propionate sau khi tiêm tĩnh mạch là tuyến tính trong khoảng liều 250-1000 μg và được đặc trưng bởi độ thanh thải huyết tương cao (Cl =1,1 L/phút). Nồng độ đỉnh trong huyết tương giảm khoảng 98% trong vòng 3-4 giờ và có thời gian bán thải là 7,8 giờ. Độ thanh thải thận của fluticasone propionate là không đáng kể (< 0,2%) và chất chuyển hóa axit cacboxylic là ít hơn 5%. Fluticasone propionate và các chất chuyển hóa thải trừ chính qua mật.

Sau khi dùng đơn liều azelastine hydrochloride thời gian bán thải của azelastine và chất chuyển hóa N-desmethylazelastine lần lượt là khoảng 20-25 giờ và 45 giờ.

Azelastine hydrochloride bài tiết chủ yếu qua phân. Sự bài tiết duy trì một lượng nhỏ liều thuốc tìm thấy trong phân cho thấy chu trình chuyển hóa gan ruột có thể xảy ra.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.