Bệnh viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì thì hiện nay bạn có thể lựa chọn thuốc Tây Y hoặc những loại thuốc được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Đây là phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng viêm mũi dị ứng được chuyên gia bác sĩ khuyên dùng.
Bệnh viêm mũi dị ứng dùng thuốc gì?
Nhóm thuốc corticosteroid: Khi bị viêm mũi dị ứng ở thể nặng, thể mãn tính người bệnh mới được dùng nhóm thuốc corticosteroid theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Và bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng chỉ được phép dùng loại dược phẩm này với liều lược nhỏ nhất và chỉ được dùng trong khoảng 7 ngày. Nếu sử dụng quá liều, bệnh sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác, bao gồm: Loãng xương, suy tuyến thượng thận…
Nhóm thuốc kháng histamin: Đây là một loại thuốc góp mặt trong đơn thuốc chữa viêm mũi dị ứng với vai trò chữa chứng chảy mũi kéo dài, ngứa mũi… nhưng lại không có tác dụng với triệu chứng nghẹt mũi. Thông thường thuốc kháng histamin sẽ tồn tại hai thế hệ khác nhau:
Thế hệ 1: thuốc kháng histamin bao gồm các hoạt chất có tên clorpheniramin, promethazin, diphenhydramin có tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả công dụng cao nhưng thời gian phát huy tác dụng là vô cùng ngắn và mang theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể như: Buồn ngủ, nóng trong người dẫn đến khó tiểu, khô rát miệng, táo bón…
Thế hệ 2: Thuốc kháng histamin ở thế hệ 2 sẽ bao gồm các hoạt chất có tên fexofenilin, cetirizin, loratidin, acrivastin có tác dụng chữa bệnh trong một thời gian dài sau khi sử dụng, không gây buồn ngủ nhưng thuốc quá đắc tiền lại có khả năng làm rối loạn nhịp tim khi dùng terfenadin, astemizol.
Thế hệ 3: Đó là fexofenadin chất chuyển hóa của terfenadin. Fexofenadin cũng giống như terfenadin ức chế sự giải phóng chất trung gian từ các dưỡng bào (mastocyt). Nó có tính chất tương tự các kháng histamin thế hệ 2 như Loratadin là ở chỗ chọn lọc với thụ thể H1 ngoại vi chứ không gắn với thụ thể muscarin, do đó không có tác dụng an thần và kháng tiết cholin như vẫn thường xảy ra với các thuốc kháng histamin thế hệ 1.Fexofenadin có phạm vi an toàn rộng hơn đa số các thuốc kháng histamin khác. Tuy nhiên, fexofenadin cũng có chống chỉ định đối với trẻ em dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.
Thuốc cường giao cảm gây co mạch: Bên trong thuốc có chứa những hoạt chất tên ephendrin, pseudocphedrin, phenylpro-panolamin chữa viêm mũi dị ứng và các triệu chứng đi kèm như nghẹt mũi vô cùng tốt. Tuy nhiên nếu sử dụng loại dược phẩm này trong một thời gian dài sẽ gây nên triệt chứng run tay, thường xuyên hồi hợp, tăng huyết áp…Khi viêm mũi dị ứng kèm theo dấu hiệu nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi: Trong thành phần chính của thuốc co mạch dạng nhỏ mũi sẽ bao gồm các chất naphazolin, xylometazolin, oxymetazolin có tác dụng giúp thông thoáng mũi cũng như hệ hô hấp rất tốt. Tuy nhiên bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng chỉ nên sử dụng loại thuốc này trong một thời gian ngắn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc co mạch dạng nhỏ mũi không nên dùng cho trẻ em bởi các chất trong thuốc sẽ khiến trẻ bị sốc, gây choáng và cơ thể tím tái.Thuốc corticoid dạng xịt mũi: Khi trực tiếp dùng thuốc corticoid dạng xịt mũi lên vùng niêm mạc mũi sẽ tác động nhanh và khiến những triệu chứng thuyên giảm một cách nhanh chóng, phòng ngừa các cơn dị ứng quay lại.Thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9%: Khi dùng thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9% (nước muối sinh lý), các hoạt chất trong loại dược phẩm này sẽ giúp làm sạch mũi, làm sạch chất dịch nhầy. Đồng thời kháng viêm, kháng khuẩn và giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại, các loại vi khuẩn, virus một cách mạnh mẽ.
Bệnh viêm mũi dị ứng nên dùng ngũ sắc đơn
Hiện nay đã có một số thuốc chiết xuất từ Hoa ngũ sắc, được bào chế dưới dạng viên và dung dịch nhỏ mũi, rất thuận tiện cho người sử dụng, nổi bật trong đó là 2 sản phẩm ngũ sắc đang được ưa chuộng và hiện được bán tại chúng tôi – chúng tôi các trang thương mại như lazada, shopee, sendo, tiki… và các nhà thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc.