Viêm Họng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bé Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì An Toàn, Nhanh Khỏi?

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì điều trị dứt điểm nhanh chóng?” – Vấn đề luôn được các bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu khi bé gặp các vấn đề hô hấp. Để điều trị an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế và điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định.

Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Các nhóm thuốc sử dụng phổ biến

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị tấn công bởi các tác nhân đường hô hấp gây viêm nhiễm. Bệnh lý này xuất hiện tương đối phổ biến vào thời điểm giao mùa và các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, trong đó có trẻ nhỏ.

Điều trị viêm họng không khó, có thể trị dứt điểm nhanh chóng sau một thời gian chữa trị và ăn uống điều độ. Để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất, ba mẹ nên chủ động đưa bé đi thăm khám từ khi các biểu hiện viêm họng mới khởi phát và ở mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này, bé có thể trị dứt điểm bệnh mà không cần phải dùng thuốc

Thuốc kháng sinh – giải pháp tối ưu cho vấn đề “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”

Không phải trường hợp viêm họng nào cũng cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu xác định nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ là do tác nhân virus, vi khuẩn đường hô hấp, bác sĩ mới cần chỉ định kháng sinh với liều lượng thích hợp cho bé.

Trước khi dùng thuốc, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy để xác định cụ thể loại virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đồng thời, tiến hành thực hiện kháng sinh đồ để tìm kiếm loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn thích hợp. Một số nhóm kháng sinh sau đây thường được chỉ định điều trị bệnh viêm họng ở trẻ:

Ngoài ra, còn một số loại kháng sinh thông dụng khác có thể giải quyết vấn đề “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không tự ý dùng nhóm thuốc này cho bé và phải dùng theo đúng đơn kê để chữa trị an toàn.

Kháng sinh cũng là nhóm thuốc được liệt vào các nhóm dễ gây dị ứng ngoài da nhất. Do đó, trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ và ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bé. Ngưng sử dụng thuốc ngay nếu gặp tình trạng sau đây:

Nổi mề đay, mẩn ngứa dưới dạng nốt lấm tấm hoặc từng mảng trên da

Khó thở, thở nông, khò khè và cảm giác nghẹn họng

Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy

Đau tức ngực

Phù nề mắt, miệng và vòm họng

Co giật, mê sảng, mất ý thức (nguy hiểm, cần được xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng)

Thuốc hạ sốt

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hầu họng gây các biểu hiện sưng tấy do ổ viêm loét phù nề. Khi đó, bé thường có biểu hiện sốt (sốt cao hoặc sốt nhẹ còn tùy từng trường hợp). Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có tình trạng viêm nhiễm do đó ba mẹ cũng không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơ thể sốt cao lên trên 38,5 độ C thì bé cần được áp dụng các biện pháp hạ sốt ngay. Sốt cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến trí não và sự phát triển nhận thức ở trẻ. Biện pháp hạ sốt hiệu quả nhất là sử dụng các loại thuốc hạ sốt kê theo đơn của bác sĩ.

Cụ thể, ba mẹ thường thấy bác sĩ kê hai loại thuốc hạ sốt sau cho bé:

Paracetamol: Đây là loại thuốc thông dụng và phổ biến, chỉ định trong các trường hợp sốt cao trên 38,5 độ. Liều dùng được chỉ định tùy thuộc vào cân nặng của bé (mức liều phổ biến 10-15mg/kg. Lưu ý về khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc (tối thiểu 4-6 tiếng), tránh tình trạng quá liều gây nguy hiểm

Ibuprofen: Một loại thuốc hạ sốt khác cũng thường được chỉ định là Ibuprofen. Có nhiều dạng dùng nhưng thường dùng dạng viên đặt trực tràng ở trẻ nhỏ. Lưu ý bảo quản viên thuốc trong tủ lạnh khi chưa sử dụng và lấy ra trước 15-20 phút trước khi dùng cho bé.

Hai loại thuốc trên là dạng thuốc hạ sốt được chỉ định phổ biến nhất. Ngoài việc dùng đơn lẻ, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp Paracetamol và Ibuprofen theo liều lượng cụ thể. Phương pháp kết hợp này ứng dụng trong các trường hợp: sốt theo cơn; sốt liên tục khó cắt cơn (sau 4 tiếng lặp lại);

Bên cạnh việc dùng thuốc, ba mẹ cũng cần lưu ý các biện pháp chăm sóc như: mang mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi để tỏa nhiệt ra ngoài; lau chân tay cho bé với nước mát; cho bé uống nhiều nước;…

Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ lên trên 40 độ, ba mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời, tránh tình trạng co giật do sốt cao rất nguy hiểm

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì?” – Thuốc kháng viêm

Trong việc điều trị viêm họng, làm lành các ổ viêm loét là bước rất quan trọng để nhanh chóng dứt điểm tình trạng bệnh lý này. Trong phác đồ điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ, thuốc kháng viêm là dạng thuốc thường thấy với dạng dùng được chỉ định phù hợp với mức độ bệnh

Một số dạng dùng phổ biến như dạng viên uống, dạng thuốc tiêm,….Dạng thuốc tiêm truyền thường chỉ dùng khi bé không thể tự uống thuốc hoặc tình trạng viêm nhiễm lây lan và có nguy cơ biến chứng toàn thân.

Một số loại thuốc kháng viêm corticoid thường được chỉ định an toàn cho trẻ nhỏ như sau: prednisolone; hydrocortisone; methylprednisolone; betamethasone; dexamethasone;….Khi sử dụng thuốc kháng viêm, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

Phù nề ở chân tay gây sưng đau

Tăng nhãn áp

Tăng huyết áp gây chóng mặt, hoa mắt

Thay đổi tâm trạng gây lo lắng, bồn chồn và mê sảng

Thay đổi cân nặng do thuốc gây tích tụ mỡ ở mặt, bụng và sau gáy

Các vết thương hở (nếu có) lâu lành hơn

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Ba mẹ cần chú ý các biểu hiện bên ngoài trong quá trình điều trị để hạn chế tối đa nguy cơ gây tác dụng phụ và những nguy hiểm khác

Thuốc giảm ho, long đờm

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”, ngoài các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân bên trên, bác sĩ có thể kê thêm cho bé các loại thuốc cải thiện triệu chứng. Ho nhiều, ho xuất tiết khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn và suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Với trẻ nhỏ, dạng thuốc siro trị ho được chỉ định phổ biến với ưu điểm dễ uống, dễ phân chia liều thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Một số siro trị ho, long đờm thường được chỉ định như sau:

Thuốc điều trị tại chỗ khác

Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân và cải thiện triệu chứng, trẻ nhỏ có thể được kê thêm một số loại thuốc khác. Trong đó, dùng nước muối sinh lý làm sạch vùng hầu họng là biện pháp cần thiết để hỗ trợ điều trị dứt điểm hiệu quả.

Không làm sạch cổ họng đúng cách là nguy cơ hàng đầu khiến các tác nhân virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh hơn. Ba mẹ có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc dùng nước muối sinh lý có sẵn để vệ sinh cho bé.

Cụ thể, thực hiện vệ sinh tai mũi họng với nước muối sinh lý như sau:

Dùng nước muối mới pha (còn ấm) súc miệng thật kỹ. Giữ trong khoang miệng 3-5 phút, súc đều cả khoang họng cho sạch hoàn toàn, không nuốt xuống

Dùng tăm bông thấm đều nước muối sinh lý vệ sinh tai cho bé hàng ngày (nên áp dụng sau khi tắm)

Nhỏ 3-5 giọt nước muối sinh lý vào mũi, bịt một bên và xì ra ở bên mũi còn lại

Áp dụng biện pháp làm sạch này tối thiểu 2 lần/ngày. Ba mẹ nên duy trì thói quen cho bé thường xuyên, kể cả khi không có dấu hiệu mắc các bệnh lý hô hấp khác.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ

Bên cạnh việc tìm hiểu các loại thuốc phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ bị viêm họng, ba mẹ cũng cần sát sao theo dõi và chú ý trong quá trình điều trị ở bé. Cụ thể, lưu ý những điều sau trong quá trình dùng thuốc:

Đưa bé đi khám khi có bất kỳ biểu hiện nào của các bệnh lý hô hấp

Chỉ dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám

Không tự ý thay đổi các loại thuốc trong đơn thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa

Thông tin tới bác sĩ những loại thuốc mà bé có thể bị dị ứng để có biện pháp điều trị phù hợp

Quan sát tình trạng của bé trong quá trình dùng thuốc và ngưng sử dụng ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường

Cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, nhiệt độ vừa phải như cháo, súp, canh,…

Cho bé uống nhiều nước, có thể đa dạng các loại nước uống (nước hoa quả, nước ép rau củ, nước canh,…)

Hạn chế nhóm thực phẩm khô cứng như bánh mì, các loại hạt,…có thể gây kích ứng cổ họng của bé, gây ho và nôn trớ

Đưa bé đi thăm khám định kỳ theo lịch mà bác sĩ yêu cầu

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?” và cung cấp cho ba mẹ những nhóm thuốc thông dụng nhất. Để điều trị an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên chủ động đưa bé đi khám khi có các dấu hiệu của bệnh hô hấp. Theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc cho trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Bệnh Viêm Họng Mãn Tính Uống Thuốc Gì Là Nhanh Khỏi Nhất?

Thời gian gần đây ở 2 miền Trung Bắc thời tiết thay đổi thất thường bệnh nhân viêm họng hạt ngày càng gia tăng tại các bệnh viện và hiệu thuốc. Câu hỏi đặt ra là ” viêm họng mãn tính uống thuốc gì? ” luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy thì làm sao để chữa nó? Viêm họng mãn tính uống thuốc gì để khỏi nhanh nhất?

1. Viêm họng mãn tính là bệnh gì?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc hầu họng bị tổn thương và viêm nhiễm. Viêm họng có 2 thể là viêm họng cấp tính và mãn tính. Theo thống kê, có đến 80% viêm họng là do virus, còn lại là do vi khuẩn, nấm hoặc chất kích thích như ô nhiễm môi trường, hóa chất gây ra.

Bệnh viêm họng cấp gồm: Viêm họng đỏ cấp tính, viêm họng giả mạc, viêm họng loét và viêm họng với 3 đặc tính kết hợp.

Viêm họng mãn tính gồm: Viêm họng mạn tính xuất tiết, viêm họng hạt mạn tính xơ teo, và viêm họng mạn tính quá phát (viêm họng hạt).

2. Viêm họng mãn tính uống thuốc gì là nhanh khỏi nhất?

Đầu tiên, mình phải xác định nguyên nhân gây ra bệnh là do đâu, những dấu hiệu mình mắc phải là gi? Nếu như bệnh này gây ra đau rát do bệnh viêm họng mạn tính hoặc do vi rút gây ra thì chỉ cần sử dụng các loại thuốc như là paracetamol cùng với viên vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể hơn.

Bệnh viêm họng mãn tính uống thuốc gì là nhanh khỏi?

Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể ngậm thêm men kháng viên như là alphachymotrypsin. Không chỉ uống thuốc, người bệnh còn phải kết hợp ăn kèm thêm hoa quả, uống thật nhiều nước. Nếu nhẹ thì bệnh này sẽ tự động khỏi trong vòng từ 5 đến 7 ngày.

Đối với những người hay bị viêm họng hoặc là bị viêm họng mạn tính thì cũng không nên uống nước đá. Bên cạnh đó khi ra đường, các bạn cũng nên bịt khẩu trang vào để tránh hít khỏi những bụi bẩn trong không khí.

Còn nếu nặng hơn, bệnh viêm họng ở mức độ cấp tính như là xuất hiện triệu chứng sốt cao hoặc do mắc phải vi khuẩn thì bắt buộc phải dùng đến thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh mà người bệnh viêm họng thường hay dùng như là amoxicillin, erythromycin, cephalexin…hoặc người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị ở bên ngoài tác động như sử dụng tinh dầu bạc hà, thuốc chống viêm…

Bệnh này sau khi sử dụng các loại thuốc trên thì thường sẽ giảm trong khoảng từ 2-3 ngày nhưng nếu trong khoảng thời gian điều trị bệnh này mà không hề khỏi thì các bạn nên chọn một bệnh viện uy tín, chất lượng để khám, các bác sĩ chuyên nghiệp sẽ xử lý kịp thời, tránh nuôi bệnh quá lâu.

Khi đi bác sĩ điều trị bệnh quá nặng, lâu ngày viêm họng tạo thành các hạt trong cổ họng hay còn được gọi là viêm họng hạt, họ sẽ điều trị cho bạn bằng cách đốt hạt bằng laser hoặc áp lạnh để biến mất hạt. Ngoài ra, bệnh viêm họng mãn tính nên uống thuốc gì? Bạn cũng nên kết hợp sử dụng các viên ngậm để trị ho kéo dài như là những viên ngậm bổ cho phế quản, viên ngậm strepsin…

Bệnh này bê cạnh bạn sử dụng các loại thuốc Tây thì những bài thuốc Đông Y cũng có những tác dụng không hề kém cạnh, thường được lưu truyền trong dân gian để chữa viêm họng rất tốt:

Câu hỏi bệnh viêm họng mãn tính uống thuốc gì là nhanh khỏi nhất đã được giải quyết qua bài viết trên. Nhưng bạn ơi, hãy bảo vệ cơ thể trước khi nó mắc bệnh, bởi vì phòng bệnh hơn chữa bệnh mà. Chính vì thế, để phòng bệnh này, bạn cần rèn luyện sức đề kháng của mình để chống lại những vi khuẩn và vi rút xấu, giữ cho mũi mình luôn được thông thoáng.

Bị Ho Viêm Họng Nên Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi Bệnh?

Thứ Tư, 26-09-2018

Hỏi: “Bị viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi vậy bác sĩ? Hôm nọ mình bị viêm họng, ra tiệm thuốc tây thì được người ta kê 6,7 viên xanh xanh đỏ đỏ. Nhưng nghe đồn có mấy loại chẳng cần thiết, uống vô chỉ tổ hại người. Vậy nên mình mới lên đây mới hỏi bị viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi để coi thử thuốc của dược sĩ đúng không. Xin bác sĩ giải đáp giúp mình. Cám ơn bác sĩ. Cám ơn chuyên mục Hỏi – Đáp của chuatriviemamidan.com”

Vịt Con, thaomai…@gmail.com.vn

Thân chào Vịt Con!

Chúng tôi rất vui khi nhận được sự tin tưởng của bạn. Nhận được câu hỏi bị viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi ấy, chúng tôi đã lập tức cùng trò chuyện và làm việc với các chuyên gia Tai – Mũi – Họng để tổng hợp và đưa ra câu trả lời xác đáng nhất.

Bị viêm họng nên uống thuốc gì?

Viêm họng là một bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi, thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Có một số trường hợp viêm họng chuyển sang viêm họng cấp tính hoặc viêm họng mãn tính, người bệnh buộc lòng phải sử dụng các loại thuốc chữa viêm họng để điều trị dứt điểm bệnh.

Trái với thói quen “tự làm bác sĩ” tại nhà của nhiều người, chúng tôi luôn đưa ra lời khuyên đến người bệnh là cần đến gặp và thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám uy tín khi có dấu hiệu viêm họng. Thời gian phát hiện và điều trị càng sớm, quá trình phục hồi và lấy lại sức khỏe càng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh, mức độ viêm nhiễm và cơ địa của mỗi người mà kê đơn với những loại thuốc điều trị viêm họng mãn tính khác nhau. Hãy chắc chắn bạn đã nói rõ cho bác sĩ, y sĩ về những nhóm thuốc bạn bị dị ứng hoặc những bệnh lý có tiền sử mắc bệnh hoặc đang điều trị bằng thuốc.

Các loại thuốc thường được chỉ định điều trị viêm họng bao gồm:

1. Thuốc hạ sốt, giảm đau

Đây là nhóm thuốc có tần suất “xuất hiện” khá cao trong hầu hết các toa đơn được kê cho người bị viêm họng mãn tính. Cụ thể hơn, dựa trên tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng nhất định.

Thuốc hạ sốt: dành cho những người bị viêm họng cấp kèm theo tăng nhiệt độ, thậm chí là sốt cao không dứt, hoa mắt choáng váng đầu. Các loại thuốc thường được sử dụng là: paracetamol, eferalgan, aspersic,… kèm theo lời khuyên chườm ấm để giảm nhiệt nhanh chóng.

Thuốc giảm đau: Aspirin thường được biết đến với công dụng giảm đau cấp tốc, giúp làm xoa dịu những bỏng rát nơi vòm họng, giảm bớt uể oải mệt mỏi.

2. Thuốc tiêu đờm kháng viêm

Trong trường hợp viêm họng xuất hiện đờm nhầy, dịch mủ có màu trắng đục hoặc ngả vàng, xanh nhạt, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc làm long đờm giảm sinh dịch tiết ở niêm mạc họng cho người bệnh. Đồng thời, kèm theo nó là các loại có tác dụng tiêu viêm, giảm bớt sưng tấy cho người bệnh.

Alpha thymotrypsin, mucosoval, mucomyst, mucusan, rinathiol promethafine, terpicod, terpin hydrat…

3. Thuốc kháng sinh

Khi bác sĩ buộc lòng kê các nhóm thuốc kháng sinh cho người bệnh sẽ đồng nghĩa với việc tình trạng viêm họng đang có dấu hiệu nặng và tiến triển xấu. Thường nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc nhiễm virus, chỉ có thể điều trị bằng thuốc mới có thể trị dứt điểm.

Uống thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxillin, hay Amoxillin-clavulanate, Erythromycin, clarithromycin và roxithromycin …

Tiêm thuốc kháng sinh

Khi dùng kháng sinh, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh vì nó có thể gây ra nhiều phản ứng phụ độc hại đến cơ thể.

4. Thuốc bổ phế, trị ho

Một số người bệnh khi bị viêm họng sẽ kèm theo các triệu chứng ho khan, ho gắt. Khi có các dấu hiệu cổ họng ngứa rát, sưng đỏ, bác sĩ sẽ kê thêm các nhóm thuốc bổ phế, trị ho để giúp cắt giảm cơn ho hiệu quả.

Thuốc trị ho: codein, pholcodin, dextromethorphan, noscapin,…

Siro trị ho bổ phế

5. Thuốc ngậm chữa viêm họng

Tuy các dạng viên ngậm không thể điều trị dứt điểm bệnh viêm họng cấp tính nhưng lại là một “công cụ” hỗ trợ giảm bớt triệu chứng rất hay và hiệu quả. Chúng hoạt động theo cơ chế hòa tan, dùng nước bọt có chứa các thành phần trong thuốc ngậm để bôi trơn cổ họng, làm giảm tình trạng tiết dịch, ngứa ngáy, giúp hệ hô hấp thông thoáng và sát khuẩn.

Một số loại thuốc ngậm phổ biến hiện nay là:

Bé Bị Viêm Họng Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi Và Cách Chăm Sóc Tại Nhà

Bé bị viêm họng uống thuốc gì cho nhanh khỏi và cách chăm sóc tại nhà. Bệnh viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng, viêm họng cấp khi mới phát triển gọi là viêm họng cấp hay viêm họng cấp tính. Khi bệnh không được điều trị triệt để, kéo dài dẫn đến tái phát thì trở thành viêm họng mãn tính, kèm theo nhiều triệu chứng viêm họng nặng hơn hoặc có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác. Thông thường, nguyên nhân gây viêm họng cấp tính là do vi sinh vật như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và do một số các yếu tố khác gây ra. Vậy khi trẻ bị viêm họng uống thuốc gì mau khỏi?

Bé bị viêm họng uống thuốc gì nguyên nhân

Có rất nhiều lý do khiến bé bị đau họng – khó nuốt như viêm họng, nhiệt miệng, mọc răng hoặc mắc bệnh tay chân miệng…

Bé cũng có thể bị đau họng do nhiễm virus vì mắc cảm cúm hay cảm lạnh. Nếu bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm amidan thì bé cần được điều trị theo đúng chỉ dẫn. Bên cạnh đó, những kích thích từ không khí như lông chó, mèo, khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, bụi từ cỏ, cây cũng có thể gây ngứa họng và khiến bé mắc những triệu chứng như bị dị ứng.

Bé bị viêm họng uống thuốc gì cách chăm sóc

Một số đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc có thể làm dịu cổ họng bị đau. Nên nhớ là đồ uống không được nóng quá hay lạnh quá vì như thế sẽ kích thích cổ họng của bé hơn. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi bé được khoảng 1 tuổi vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.

Có thể sử dụng một chiếc máy giữ độ ẩm không khí trong phòng của bé để tăng hơi ẩm trong phòng, làm dịu cơn đau.

Bé bị viêm họng uống thuốc gì cách điều trị

Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc không. Hệ miễn dịch của bé sẽ tự “chiến đấu” với virus gây bệnh và chiến thắng chúng trong vòng vài ngày đến một tuần.

Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nếu bác sĩ nghi ngờ bé bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho bé.