Viêm họng mãn tính là giai đoạn các triệu chứng viêm nặng hơn, điều trị trong một thời gian dài không khỏi. Bệnh có dấu hiệu tái phát viêm, đau họng nhiều lần. Ngoài ra, tình trạng bệnh còn có dấu hiệu bị biến chứng nặng hơn thành ung thư họng, viêm thanh quản, viêm xoang, áp xe amidan,…
Để điều trị tình trạng bệnh viêm họng mãn tính, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc để điều trị. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn thuốc điều trị, người bệnh cần được thăm khám. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng, môi trường sống để chẩn đoán.
Một số loại thuốc chữa viêm họng mãn tính thường sử dụng mang hiệu quả cao:
Thuốc chữa viêm họng mãn tính – Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là loại thuốc Tây thường được kê đơn khi điều trị viêm họng. Thuốc thường được sử dụng ở cả hai dạng đó là uống và tiêm.
Thuốc kháng sinh dạng uống: Dùng trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn, có tác dụng làm giảm những triệu chứng viêm, sưng, đau rát họng.
Một số loại thuốc kháng sinh thường sử dụng: penicillin, Penicillin V, cephalexin, erythromycin, amoxicillin, erythromycin ethyl succinat, diclophenac, ibuprofene…
Thuốc kháng sinh tiêm: Đây là loại thuốc có tác dụng tốt hơn, đây là loại kháng sinh được tiêm vào tĩnh mạch. Loại thuốc thường sử dụng là Penicillin G benzathin A.
Cách điều trị bệnh viêm họng hạt mãn tính bằng thuốc hạ sốt
Một số trường hợp viêm họng mãn tính kèm theo triệu chứng sốt cao, người bệnh nên hạ sốt trước khi thực hiện phương pháp điều trị khác.
Căn cứ vào tình trạng sốt và triệu chứng viêm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc hạ sốt như: aspersic, efferalgan, paracetamol,… để giảm nhiệt độ cơ thể và hạ sốt nhanh chóng.
Thuốc chữa bệnh viêm họng hạt mãn tính – Thuốc giảm đau
KHi bị viêm họng mãn tính, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau. Thuốc này giúp đẩy lùi các triệu chứng đau rát họng do bệnh gây ra. Loại thuốc thường gặp nhất là các thuốc chứa paracetamol kết hợp với vitamin C.
Tuy nhiên, sử dụng nhiều nhóm thuốc này, có thể gây nhờn thuốc, tê liệt thần kinh,… Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chỉ định dùng.
Thuốc kháng viêm – Thuốc chữa viêm họng hạt mãn tính
Các loại thuốc kháng viêm được dùng để trị viêm họng mãn tính thường sử dụng corticosteroid (dexamthason, prednisolon, betamethason…).
Các loại thuốc này có tác dụng nhanh, tuy nhiên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vì vậy, loại thuốc này thường được sử dụng trong trường hợp bệnh viêm họng đã diễn tiến nặng gây biến chứng.
Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? – Thuốc điều trị ho
Có thể điều trị dứt điểm viêm họng mãn tính bằng các loại thuốc có tác dụng giảm ho mạnh như: siro ho, thuốc ho bổ phế… Các loại thuốc này sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ho, sưng, đau rát họng, tiêu đờm,…
Mặc dù vậy, người bệnh cũng tuyệt đối không được lạm dụng các bài thuốc này. Ho có đờm là một triệu chứng cần thiết trong quá trình điều trị viêm họng mãn tính.
Triệu chứng này giúp đẩy mạnh các loại vi khuẩn, virus ra bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên kiên trì sử dụng đúng theo liều lượng quy định thì việc điều trị mới đạt kết quả tốt nhất.
Thuốc chống viêm tiêu đờm – Viêm họng mãn tính uống thuốc gì?
Ngoài sử dụng thuốc trị viêm và ho, người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm tiêu đờm để trị bệnh. Các loại thuốc thường được chỉ định sử dụng là: Alpha thymotrypsin, mucomyst, mucosoval,… Các loại thuốc này có tác dụng tiêu đờm nhanh chóng, loại trừ các tác nhân gây bệnh và bảo vệ niêm mạc cổ họng.
Nhóm thuốc ổn định độ pH – Thuốc đặc trị viêm họng mãn tính
Nhóm thuốc ổn định độ pH có khả năng giúp ổn định và trung hòa lượng axit đàn tồn tại trong miệng. Các loại axit trong miệng khi bị viêm họng mãn tính là: oropivalone, rhinathiol, locatiotal, lysopain,…
Khi người bệnh có dấu hiệu tái phát bệnh nhiều lần và sốt cao trên 38 độ, thì nhóm thuốc này không có tác dụng. Người bệnh khi đó cần được sử dụng loại thuốc kháng sinh khác để điều trị.
Thuốc ngậm ho chữa viêm họng mãn tính
Các loại thuốc ngậm ho thường dùng đều chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm. Sau một thời gian sử dụng, thuốc có tác dụng giảm ho, chống viêm, giảm đau hiệu quả tại vùng viêm.
Một số thuốc ngậm ho phổ biến như: Hexylresorcinol; Dequalinium chloride; Benzydamine; Anasthetics, Benzocaine; Amylmetacresol; 2,4-dichlorobenzyl alcohol…
Sử dụng siro ho
Siro hoa là loại thuốc giúp bạn trả lời câu hỏi viêm họng mãn tính uống thuốc gì? – Siro ho có công dụng chính là giảm ho, tiêu đờm và giảm tổn thương cổ họng do viêm.
Nếu thường xuyên bị ho vào ban đêm thì bạn có thể sử dụng các số loại thuốc như: Robitussin AC (guaifenesin và codeine) hoặc NyQuil (có chứa thuốc giảm đau và thuốc kháng histamine).
Các loại siro trị ho thường rất an toàn, có thể sử dụng để điều trị bệnh dài ngày. Vì vậy, loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị bệnh cho trẻ em.
Dùng thuốc bôi SMC
SMC là thuốc bôi có chứa Menthol và Salicylat Na. Tác dụng của loại thuốc này là làm mát, giảm viêm và đau rát ở cổ họng. Sử dụng thuốc bằng cách thoa hoặc chấm trực tiếp lên niêm mạc hầu họng.
Các loại thuốc Tây y sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng đau, rát cổ. Tuy nhiên, thuốc để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều. Vì vậy, người bệnh không nên lạm dụng hoặc tự ý mua, sử dụng thuốc.
Biện pháp tốt nhất trước khi quyết định viêm họng mãn tính uống thuốc gì là thăm khám tại các cơ sở y tế hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa. Hiểu rõ tình trạng bệnh khi đó việc điều trị sẽ nhanh đạt hiệu quả và tránh được nguy cơ tái phát bệnh.
Viêm họng mãn tính uống thuốc gì? Bài thuốc nam đặc trị viêm họng mãn, viêm họng hạt triệt để
Các loại thuốc tây y hầu hết đều tiềm ẩn tác dụng phụ. Nếu người bệnh muốn tránh rủi ro và chữa bệnh vừa an toàn vừa bền lâu thì Thanh hầu bổ phế thang là một trong những bài thuốc nam đáng để cân nhân. Bài thuốc có khả năng đặc trị viêm họng mãn, viêm họng hạt triệt để, thậm chí ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Đây là thành quả nghiên cứu khoa học của đội ngũ chuyên gia Bệnh viện YHCT Tai Mũi Họng Quân dân 102.
Tìm hiểu về cơ chế điều trị của bài thuốc, Thanh hầu bổ phế thang lấy “bổ chính khu tà” là nguyên lý hoạt động. Trong đó:
Bổ chính là quá trình bài thuốc đi vào bồi bổ các tạng phủ bị tổn thương như phế, thận, tỳ và phục hồi chính khí vững mạnh (tức nâng cao hệ miễn dịch). Bởi sự suy yếu của các tạng phủ này chính là nguồn gốc dẫn đến viêm họng.
Khu tà là quá trình đào thải độc tố tích tụ bên trong lẫn xua đuổi các ngoại tà dẫn đến bệnh như phong, hàn, thấp. Xua đuổi tà khí cũng nâng đỡ chính khí, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tạng phủ đang suy yếu.
Với nguyên lý này, Thanh hầu bổ phế thang kết hợp 32 thiên dược quý, trong đó chủ yếu là các thảo dược quy Phế, Thận và công dụng chủ yếu gồm hai loại. Một bên là các thảo dược giúp loại bỏ viêm nhiễm và các triệu chứng bên ngoài như tiêu viêm, trừ đờm, trừ ho, tái tạo niêm mạc họng. Một bên là nhóm thảo dược giúp bồi bổ, điều dưỡng tạng phủ, nâng cao hệ miễn dịch.
Nhờ khả năng tác động từ gốc đến ngọn, đặc trị viêm nhiễm và phục hồi tái tạo cùng lúc, Thanh hầu bổ phế thang không chỉ loại bỏ các triệu chứng viêm họng bên ngoài tốt mà còn đảm bảo đánh bay gốc bệnh, cho hiệu quả bền lâu. Để gia tăng hiệu quả của bài thuốc, đội ngũ chuyên gia còn tối ưu Thanh hầu bổ phế thang thành phác đồ đặc trị viêm họng bao gồm ba giai đoạn rõ ràng.
Thành phần thảo dược được kết hợp theo nguyên tắc hiệp đồng, đáp ứng mục tiêu điều trị cụ thể của từng giai đoạn. Bởi càng sử dụng các thảo dược có đặc tính giống nhau thì hiệu quả đặc trị càng tăng gấp nhiều lần. Ví dụ, việc dùng 10 thảo dược kháng viêm, kháng khuẩn cùng lúc sẽ làm tăng công dụng kháng viêm, kháng khuẩn của bài thuốc gấp 10 lần.
Do đó, phác đồ đặc trị viêm họng Quân dân 102 có thể giải quyết các triệu chứng bệnh nhanh hơn các sản phẩm đông y thông thường. Phác đồ này cũng luôn đảm bảo an toàn cho người bệnh do có tính cá nhân hóa cao và được điều chỉnh linh hoạt dựa trên tình trạng sức khỏe tổng quát của người bệnh.
Phác đồ chữa viêm họng Quân dân 102 không áp dụng một cách giống nhau cho tất cả người bệnh. Căn cứ vào kết quả kiểm tra mức độ viêm nhiễm tại họng và đánh giá bệnh lý nền, bác sĩ sẽ xây dựng liệu trình điều trị cụ thể cho mỗi bệnh nhân. Kết quả chẩn bệnh dựa trên phương pháp chẩn đoán kết hợp Đông – Tây y bao gồm nội soi, xét nghiệm, chẩn mạch…nên đảm bảo có tính toàn diện và chính xác nhất.
Bài thuốc chữa viêm họng, viêm họng hạt của Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 có thể áp dụng cho cả những đối tượng có thể trạng đặc biệt, bao gồm trẻ nhỏ, người già, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền… Người bệnh an tâm sử dụng thuốc điều trị mà không phải lo ngại vấn đề thuốc kém chất lượng, phác đồ điều trị không an toàn với thể trạng yếu.
Toàn bộ thảo dược dùng bào chế Thanh hầu bổ phế thang đều là nam dược chất lượng cao và có nguồn gốc rõ ràng, không lẫn tạp chất. Chúng được thu hái tại vườn thuốc tiêu chuẩn GACP-WHO của chính bệnh viện, có ứng dụng công nghệ cao từ khâu nuôi trồng, sơ chế và bảo quản nên cây thuốc luôn sở hữu dược chất tốt, cho hiệu quả cao trong điều trị.
Ngoài chú ý viêm họng mãn tính uống thuốc gì, biện pháp phòng bệnh tái phát cũng rất quan trọng. Người bệnh cần lưu ý một số biện pháp phòng viêm họng sau đây:
Nên chọn mua thuốc tại các cơ sở uy tín và có nguồn gốc rõ ràng. Chọn mua thuốc chất lượng đảm bảo đủ hàm lượng dược tính, giúp điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Hiện nay, thuốc giả, kém chất lượng đang rất phổ biến, nếu mua sai thuốc, sẽ không mang lại kết quả điều trị cao.
Tuyệt đối không nên lạm dụng hay tự ý kết hợp các loại thuốc khi điều trị. Dùng thuốc không đúng khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc, chịu tác dụng phụ, và gây sốc thuốc dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác.
Trong thời gian sử dụng thuốc để điều trị, người bệnh phải có lối sống khoa học: Nên nghỉ ngơi đầy đủ, giữ cho cơ thể thoải mái, không stress, tăng cường tập thể dục, ăn nhiều rau củ quả, không sử dụng các loại chất kích thích,…
Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhất là sau khi ăn. Bạn nên thường xuyên sử dụng nước loãng hoặc nước muối sinh lý ngậm và súc miệng vào buổi sáng và sau bữa ăn. Biện pháp này làm tăng khả năng diệt khuẩn, kháng khuẩn, chống khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus.
Cần mang khẩu trang để bảo vệ mũi và miệng khi ra ngoài hoặc khi phải tiếp xúc với các chất hóa học, khói bụi, nấm mốc, chất thải sinh hoạt,…
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng và ngực khi thời tiết thay đổi hay trong mùa lạnh. Cần hạn chế tiếp xúc nhiều với với không khí lạnh, phòng máy lạnh và quạt máy. Người bệnh cũng không nên ở trong phòng kín nhiều giờ.