Viêm Họng Uống Thuốc Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Trẻ Em Viêm Họng Uống Thuốc Gì?

Bác sĩ cho tôi hỏi vấn đề: Trẻ em viêm họng uống thuốc gì? Bé nhà tôi 3 tuổi, mấy ngày gần đây khi trời chuyển lạnh bé đột nhiên bị sổ mũi, khàn tiếng và kêu là hay bụ đau rát họng,… Sau khi tìm hiểu, tôi được biết đây là triệu chứng của bệnh viêm họng. Lần đầu tiên làm mẹ và cũng là lần đầu bé bị như thế này, nhà lại ở xa trạm xá bệnh viện ngại thăm khám nên chưa biết phải làm thế nào cả. Mong được bác sĩ tư vấn giúp tôi với ạ! Tôi xin cảm ơn! (Trần Thư, 28 tuổi – Bạc Liêu)

Viêm họng là bệnh đường hô hấp thường gặp hiện nay, là tình trạng cổ họng bị đau rát, sưng đỏ, ngứa rát rất khó chịu. Mọi đối tượng đều có thể mắc phải nhưng với người già và trẻ nhỏ thường dễ mắc bệnh hơn do sức đề kháng cơ thể yếu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ như vi khuẩn, vi rút xâm nhập, môi trường sống quá ô nhiễm,… Khi mắc phải căn bệnh này, cơ thể trẻ thường xuyên bị nóng, sốt, chán ăn, không nói được, lúc nào cũng mệt mỏi. Với bệnh viêm họng, việc điều trị bệnh dứt điểm là rất cần thiết.

1/ Thuốc Tây y

Với căn bệnh viêm họng ở trẻ em do vi khuẩn gây ra, các bé sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh như: spiramycin, amocillin, augmentin, nhóm kháng sinh bezylpenicillin,…

Bị trẻ bị viêm họng kèm theo tình trạng sốt: Bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng penacitanol, efferalgan, aspegic,… trong khoảng 4 – 6 tiếng một lần để hạ sốt. Thuốc này chỉ sử dụng khi trẻ sốt cao hơn 38 độ C.

Bị viêm họng kèm ho: Có thể dùng các dạng siro hỗ trợ điều trị ho như atussin, ho bổ phế, siro phenergan, theralen,…

2/ Sử dụng các bài thuốc dân gian

Bên cạnh những cách chữa bệnh viêm họng được nêu trên, nếu trẻ bị viêm họng ở mức độ nhẹ, các mẹ cũng có thể sử dụng một số bài thuốc chữa viêm họng bằng dân gian cho trẻ. Thông thường những người trong dân gian sẽ sử dụng các cách như: Quất hấp đường phèn, lá diếp cá – nước vo gạo, gừng – mật ong,… Đây là những phương pháp có thể giúp loại bỏ nhanh và an toàn các triệu chứng viêm họng khó chịu mà không cần dùng thuốc.

Thuốc cân bằng độ pH trong vòm họng của trẻ: siro, rhinathiol viên, các loại thuốc ngậm như oropivalon, thuốc phun, xịt mũi họng cho trẻ như locatiotal,…

Thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh phù nề, kháng viêm và chống khuẩn: alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval,…

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.

Quất hấp với đường phèn là một trong những phương pháp được áo dụng khá phổ biến hiện nay. Khi trẻ mắc bệnh viêm họng, các mẹ có thể sử dụng quả quất, rửa sạch và bổ bên các cạnh. Sau đó, cho đường phèn vào hấp trong khoảng 15 phút.

Một trong những phương pháp chữa trị bệnh viêm họng ở trẻ khá đơn giản nữa đó là sử dụng gừng và mật ong để giảm nhanh tình trạng ngứa rát, khó chịu ở cổ họng cho trẻ. Các mẹ đem gừng tươi rửa sạch và gọt vỏ, cắt thành từng lát mỏng.

Đây là cách chữa bệnh viêm họng áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Lá diếp cá có chứa chất kháng viêm cao, có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát ở cổ họng. Bên cạnh đó, nước vo gạo có chứa nhiều vitamin, giúp làm dịu vòm họng.

LƯU Ý: Không dễ dàng để nhận biết được triệu chứng viêm họng do vi khuẩn và virus thông qua các biểu hiện bên ngoài. Do đó, tốt nhất các mẹ cần phải đưa trẻ tiến hành xét nghiệm để có thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhất của căn bệnh này. Với trẻ nhỏ bị viêm họng kèm theo triệu chứng sốt cao trên 38 độ C cần được thăm khám kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc điều trị và chữa bệnh viêm họng cho trẻ. Trong quá trình điều trị bệnh, nếu trẻ gặp phải bất cứ vấn đề gì, cha mẹ nên nhanh chóng báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bậc phụ huynh nên chú ý đến chế độ ăn uống cho trẻ để nhanh chóng cải thiện bệnh tốt nhất.

Bị Viêm Họng Mãn Tính Uống Thuốc Gì?

Trong điều trị viêm họng mãn tính thì việc uống đúng loại thuốc đúng với từng giai đoạn phát triển của bệnh là rất quan trọng. Nếu trường hợp người bệnh bị sốt trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol theo đúng liều lượng quy định của nhà sản xuất. Sử dụng một số loại thuốc giảm đau để giúp người bệnh cải thiện được tình trạng đau rát, khó nuốt ở vùng cổ họng như thuốc aspirin, paracetamol…Nhóm thuốc kháng viêm giúp giảm các triệu chứng viêm sưng, nóng, đỏ do viêm họng gây ra như thuốc diclophenac, ibuprofen…

Với câu hỏi viêm họng mãn tính uống thuốc gì chắc chắn người bệnh sẽ được giới thiệu thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ sử dụng khi tình trạng bệnh nặng, bệnh do vi khuẩn gây ra thì thuốc mới có tác dụng, còn do virus gây ra thì uống kháng sinh sẽ không có tác dụng. Một số loại thuốc kháng sinh như: dạng ống thì có penicillin, amoxicillin, roxithromycin; thuốc kháng sinh dạng tiêm: amoxicilin, roxithromycin.. ngoài ra còn có dạng nén nữa.

Các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng chữa bệnh nhanh nhưng không điều trị tận gốc nên viêm họng mãn tính có thể tái phát bất cứ lúc nào. Hơn nữa, nhiều người có thói quen sử dụng thuốc nửa chửng, cứ thấy bệnh đỡ một chút là ngừng không uống thuốc nữa. Điều này sẽ dẫn đến việc khi bị lại thì phải dùng thuốc với liều lượng cao hơn lần trước làm cho cơ thể mệt mỏi vô cùng, sức đề kháng giảm sút và ảnh hưởng rất lớn đến nội tạng.

Không chỉ vậy, thuốc tây nếu không sử dụng đúng cách thì viêm họng mãn tính càng nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, khi sử dụng thuốc tây để điều trị bệnh viêm họng hạt mãn tính phải tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp cũng như liều lượng thuốc đúng như bác sĩ kê, không được bỏ nửa chừng và cũng không tự mua thuốc kháng sinh về uống.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị cho câu hỏi viêm họng mãn tính uống thuốc gì, nhưng nhiều người vẫn nhiều người tin dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ Đông y. Bởi vì, các sản phẩm này đều được bảo chế từ các nguyên liệu, dược liệu thiên nhiên tương đối an toàn, tác dụng phụ rất ít và phù hợp với thể trạng của người Việt Nam, không gây nóng như thuốc Tây. Trong Đông y có rất nhiều dược liệu có công dụng rất tốt trong việc điều trị viêm họng mãn tính kéo dài như: Bồ công anh, kim ngân hoa, xạ can, huyền sâm, bảy lá một hoa,…

Đặc biệt, trong câu trả lời viêm họng mãn tính uống thuốc gì các dược liệu đông Y còn có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không hại đến nội tạng bên trong người bệnh khi uống trong thời gian dài, nó được ví như là kháng sinh thực vật. Không những thế khi sử dụng các dược liệu này lâu dài, đúng cách còn có tác dụng tái tạo niêm mạc họng, bảo vệ họng của bạn trước những tác nhân gây bệnh và phòng ngừa tái phát rất tốt.

Trước đây, các dược liệu này có thể được sử dụng trực tiếp nhưng hiện nay do tình trạng ô nhiễm môi trường, chất lượng dược liệu không được đảm bảo, được bày bán tràn lan, nếu sử dụng trực tiếp thì nhiều khi dẫn đến tác dụng ngược. Chính vì vậy, các chuyên gia điều trị viêm họng theo Đông y đã sử dụng công nghệ hiện đại để chiết xuất và bào chế thuốc dưới dạng viên nén, dạng bột nhưng vẫn giữ được chất lượng. Ví dụ như thuốc TPCN Pharysol,….

Ngoài những phương pháp hiện đại thì nhiều người chọn phương pháp dân gian để chữa trị viêm họng mãn tính. Phương pháp này phù hợp cho giai đoạn đầu của bệnh khi mới bị viêm họng thì sẽ thấy rõ hiệu quả hơn là giai đoạn sau này của bệnh. Một số bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng hiệu quả trong trị viêm họng, đó là:

Tỏi: Trong tỏi có chứa một loại kháng sinh rất mạnh, đó là allicin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus. Khi cổ họng thấy ngứa, rát và khó chịu thì bạn chỉ cần ngâm một tép tỏi sống trong thời gian 5 đến 10 phút là con ngứa bị cắt ngay lập tức.

Mật ong: không chỉ bổ sung vitamin có lợi cho người bệnh mà nó còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cổ họng trước các tác nhân gây bệnh rất tốt. Đơn giản thôi! bạn chỉ cần pha một cốc nước nóng với một chút nước cốt chanh, 1 thìa cà phê mật ong và uống là đã giúp cổ họng giảm đau rát, và làm cho các màng nhầy co lại, cổ họng được thông thoáng.

Bị Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Gì Mau Khỏi?

Theo Tây y, người bị bệnh viêm họng cấp tính thường sốt cao khoảng 39 – 40 độ C, đau rát cổ họng, kèm theo một số triệu chứng như ho khan có đờm, chảy nước mũi…Lúc này bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

Đầu tiên nên súc miệng hằng ngày với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 9%

Bù nước và chất điện giải do bị sốt bằng cách uống dung dịch oresol hoặc ORS cam loại 5,63g/gói có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em.

Đối với trẻ em thì bôi họng bằng glyxerin borat 5%, và nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%.

Người bệnh viêm họng cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh như: Amoxillin, Penicillin, Erythromycin, clarithromycin và roxithromycin… đối với trường hợp nếu bệnh do vi khuẩn gây ra, nhưng bắt buộc phải có sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa.

Nhóm hạ sốt có thể dùng: Efferalgan, paracetamol, aspesic… Dùng khi sốt trên 38 độ

Nhóm thuốc ho như: atussin, siro phenergan, ho bổ phế, theralen…

Nhóm thuốc hỗ trợ ổn định độ pH trong họng, giảm ngứa rát họng như: rhinathiol viên hoặc siro, các loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin, các loại thuốc phun như: locatiotal…

Nhóm giảm phù nề, chống viêm, tiêu đờm như: a – thymotrypsin, mucomyst, mucosoval…

Khi bị bệnh viêm họng cấp ngoài việc sử dụng thuốc tây để điều trị bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc đông y với những loại thảo dược như: Kim ngân, bạc hà, kinh giới, nhọ nồi, huyền sâm, sinh địa, tang bạch bì… Hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp xoa bóp như: Xoa huyệt phong trì, huyệt dũng tuyền, huyệt liêm tuyền…

Súc miệng và họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng để sát khuẩn họng và miệng.

Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.

Nên ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…

Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc

Hạn chế các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…

Không nên hút thuốc, uống rượu bia, cà phê

Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây viêm họng đỏ cấp.

Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh quạt máy, máy lạnh, bụi khói,

Ăn uống và chế độ tập thể dục điều độ

Không nên dùng tăm bông ngoáy tai để lau mũi cho bé.

Không để trẻ dùng tay móc hoặc dụi mũi nhiều vì dễ gây chảy máu mũi.

Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Gì Cho Hiệu Quả, An Toàn Nhất?

Khi bị viêm họng cấp nên uống thuốc gì? – Nên sử dụng các loại thuốc an toàn, có công dụng điều trị bệnh nhanh và mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi bị viêm họng cấp, người bệnh có thể uống một số thuốc sau đây:

Điều trị viêm họng cấp tính bằng ORS

Khi bị viêm họng cấp tính, người bệnh thường có triệu chứng sốt cao khoảng 39 – 40 độ C. Ngoài ra, bệnh còn gây đau rát họng, kèm theo tình trạng ho khan, ho có đờm, chảy nước mũi,…

Người bệnh có thể trị bệnh bằng cách sử dụng ORS. Uống dung dịch oresol (ORS) giúp bù nước và chất điện giải do bị sốt. Hoặc có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói dùng cho cả người lớn và trẻ em.

Cách sử dụng ORS chữa viêm họng như sau:

Trẻ sơ sinh sử dụng 50ml/lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.

Trẻ từ 2 – 6 tuổi sử dụng 100ml/lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi sử dụng 150ml/lần, mỗi ngày dùng 2 – 3 lần.

Điều trị viêm họng cấp ở người lớn sử dụng ORS 2 – 3 lần trong ngày với dung tích nhiều hơn.

Chú ý: Để không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ đúng theo liều lượng thuốc mỗi ngày. Sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.

Thuốc kháng sinh – Đơn thuốc chữa viêm họng cấp hiệu quả

Nếu viêm họng cấp do vi khuẩn và có biểu hiện kèm theo sốt thì người bệnh cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh khi sử dụng dễ để lại tác dụng phụ cho cơ thể.

Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Có 3 loại thuốc kháng sinh thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân viêm họng cấp là:

Thuốc kháng sinh sử dụng để uống: Loại thuốc kháng sinh đường uống để chữa viêm họng thường sử dụng là: amoxilin, penicillin, roxithromycin,… Nhóm thuốc này có tác dụng hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, không phải loại viêm họng nào cũng có thể dùng kháng sinh, nên người bệnh cần thăm khám bác sĩ trước khi chọn dùng thuốc.

Thuốc tiêm kháng sinh: Trường hợp người bệnh bị viêm họng mãn tính thì thuốc tiêm có tác dụng khá tốt. Kháng sinh được tiêm vào tĩnh mạch, có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm họng.

Thuốc kháng sinh đặc trị tại chỗ: Nhóm thuốc kháng sinh đặc trị tại vị trí viêm thường dùng là thuốc xịt hay thuốc ngậm.

Các loại thuốc này thường có tác dụng tức thời trong việc giảm đau và giảm viêm. Vì vậy, đây là nhóm thuốc không có hiệu quả bằng thuốc tiêm hay thuốc uống.

KHi bị viêm họng cấp do vi khuẩn, nếu sử dụng đúng kháng sinh bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 2 – 3 ngày. Nếu thời gian điều trị lâu không thuyên giảm, người bệnh nên khám lại và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để bệnh kéo dài gây biến chứng.

Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng

Các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng là nhóm thuốc không thể bỏ qua khi tìm hiểu viêm họng cấp uống thuốc gì. Đây là loại thuốc chữa viêm họng có tác dụng khá mạnh.

Thành phần thuốc bao gồm các chất giảm đau và các chất kháng viêm. Tác dụng của các loại thuốc này là giúp cắt đứt các cơn đau họng và giảm việc sưng tấy cổ họng. Ngoài ra, thuốc còn giúp loại bỏ một số loại vi khuẩn giúp cho cổ họng không bị viêm và nhanh khỏi bệnh hơn.

Khi bị bệnh, các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng là rất cần thiết để kìm hãm bệnh phát triển nặng. Các loại thuốc thường được chỉ định dùng trong trị viêm họng là: corticoid, histamine,…

Dùng thuốc xịt họng để trị bệnh

Thuốc xịt họng cũng được dùng nhiều trong điều trị viêm họng cấp. Các loại thuốc thường dùng là Hexaspray, locarbiotal, eludril,… Các loại thuốc xịt họng có chứa kháng sinh, kháng viêm, giảm đau tại niêm mạc họng. Thời gian điều trị bằng các loại thuốc này không nên quá 10 ngày.

Sử dụng viên ngậm chữa đau họng

Các loại viên ngậm trị viêm đau họng có tác dụng giúp làm dịu mát, giữ ẩm giúp cho cổ họng ít bị tổn thương hơn. Bên cạnh đó, viên ngậm thường có chứa các chất làm mát và làm tê như tinh dầu bạc hà có tác dụng tốt trong chữa trị ho viêm họng cấp.

Một số loại viên ngậm thường dùng để điều trị viêm họng cấp tính là: Strepsils, Bảo Thanh, dorithricin,… Hay một số thuốc ngậm chứa kháng sinh, kháng viêm và sát khuẩn như mybacin (neomycin), oropivalone, lysopain… Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày nên ngậm 4 – 6 viên và sử dụng trong khoảng 5 – 7 ngày.

Viêm họng cấp uống thuốc gì? – Dùng thuốc súc họng

Khi bị viêm họng cấp, người bệnh cũng có thể điều trị bằng thuốc súc họng. Thuốc này có tác dụng giúp họng luôn ở môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn phát triển đồng thời chống viêm và giảm ngứa hiệu quả.

Một số loại thuốc thường dùng súc họng như: bicacmin, eludril, givalex,… Có thể pha những loại thuốc này với nước muối ấm nhạt để súc họng. Lưu ý, khi súc họng phải nhổ bỏ, không được nuốt.

Ngoài ra, bạn có thể súc miệng nước muối loãng hoặc muối sinh lý 9%. Nước muối thường có chứa các chất kháng viêm và chất gây tê cục bộ giúp giảm đau và loại vi khuẩn ra khỏi miệng.

Viêm họng cấp uống thuốc gi? Sử dụng thuốc hỗ trợ ổn định độ pH

Các loại thuốc trong nhóm thuốc này có tác dụng dễ giảm ngứa, suy giảm rát như: rhinathiol viên hoặc siro, Bên cạnh đó, có thể sử dụng các loại thuốc ngậm như oropivalon, lysopaiin,…

Hoặc, người bệnh có thể dùng một số loại thuốc phun như: locatiotal,… Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh có dấu hiệu tái phát nhiều lần kèm sốt cao, người bệnh cần lựa chọn thuốc điều trị hiệu quả khác.

Khi sử dụng thuốc Tây y chữa viêm họng cấp tính, người bệnh cần ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước. Tuân thủ theo đúng cách sử dụng thuốc, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng từ 5 đến 7 ngày.

Lưu ý khi điều trị viêm họng cấp tính

Khi bị bệnh viêm họng cấp ngoài việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc đông y có thành phần thảo dược như: Kim ngân, kinh giới, bạc hà, nhọ nồi, huyền sâm, sinh địa, tang bạch bì… Hoặc cũng có thể kết hợp sử dụng phương pháp xoa bóp như: Xoa huyệt phong trì, huyệt dũng tuyền, huyệt liêm tuyền…

Trường hợp người bệnh sốt nhẹ chưa cần thuốc hạ nhiệt thì nên dùng nước ấm để lau vùng trán, nách, nẹn.

Khi tắm người bệnh cần chú ý: Phải tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió và lau khô người trước khi mặc quần áo.

Giảm viêm họng bằng phương pháp giữ ấm cổ, ngực, lòng bàn chân trong mùa lạnh hay khi thay đổi thời tiết.

Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, khoa học để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người bệnh cần tuân thủ thời gian và phác đồ điều trị bằng thuốc Tây mà bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân không nên tự ngưng thuốc vì khi ngưng sử dụng sẽ gây ra nguy cơ kháng thuốc.