Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Kháng Sinh Gì / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bệnh Viêm Họng Cấp Uống Thuốc Gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu bệnh viêm họng cấp tính là gì?

Bệnh viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng. Bệnh viêm họng khi mới phát triển gọi là viêm họng cấp hay viêm họng cấp tính. Khi bệnh không được điều trị triệt để, kéo dài dẫn đến tái phát thì trở thành viêm họng mãn tính, kèm theo nhiều triệu chứng viêm họng nặng hơn hoặc có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác.

Nguyên nhân gây viêm họng cấp tính là do vi sinh vật như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng và do một số các yếu tố khác gây ra.

Viêm họng cấp tính thường kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày sẽ tự khỏi nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và được điều trị đúng cách.

Bệnh viêm họng cấp uống thuốc gì?

Điều trị viêm họng cấp tính theo Đông y hay Tây y sẽ có phương pháp chữa trị và các loại thuốc chữa viêm họng khác nhau:

Theo Tây y, người bị bệnh viêm họng cấp tính thường sốt cao khoảng 39 – 40 độ C, đau rát họng, kèm theo ho khan có đờm, chảy nước mũi…Lúc này bệnh nhân cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, súc miệng hằng ngày với nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 9%, bù nước và chất điện giải do bị sốt bằng cách uống dung dịch oresol (ORS) hoặc ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻ em.

Sử dụng ORS theo công thức sau:

Trẻ sơ sinh dùng 50ml/lần, mỗi ngày 2-3 lần

Trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 100ml/lần, mỗi ngày 2 -3 lần

Trẻ trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 150ml/lần, mỗi ngày 2 -3 lần

Người lớn cũng sử dụng ORS 2-3 lần trong ngày với dung tích nhiều hơn.

Đối với trẻ em thì bôi họng bằng glyxerin borat 5%, và nhỏ mũi bằng thuốc argyrol 1%.

Ðông y cho rằng , viêm họng cấp tính nguyên nhân do cảm phong hàn và đàm nhiệt tích tụ bên trong cơ thể gây ra ra. Đối với viêm họng cấp tính, Đông y có các bài thuốc chữa viêm họng hạt , viêm họng cấp tính hiệu quả như:

Thành phần: kim ngân 12g, bạc hà 8g, kinh giới 16g, huyền sâm 12g, cỏ nhọ nồi 8g, xạ can 4g, tang bạch bì 8g, sinh địa 12g.

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.

Thành phần: bạc hà 6g, kinh giới 12g, cát cánh 4g, kim ngân 20g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 12g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, liên kiều 12g, cương tàm 12g.

Cách dùng: sắc uống mỗi ngày 1 thang chia 2 lần uống.

* Bên cạnh uống thuốc, người bệnh còn nên kết hợp xoa bóp bấm huyệt để mang lại hiệu quả cao nhất và phòng ngừa ngừa các biến chứng của bệnh. Vị trí các huyệt cần biết:

– Huyệt liêm tuyền: chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầy, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.

– Huyệt phong trì: ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

– Huyệt dũng tuyền: dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.

– Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền trong vòng 3 phút. Sau đó, dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống trong 3 phút. Cuối cùng, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, rồi lại sang trái khoảng 30 lần.

– Xoa huyệt phong trì: dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day trong 2 phút.

– Xoa huyệt dũng tuyền: để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.

Bé Bị Viêm Họng Cấp Có Nên Uống Kháng Sinh ? Giải Đáp

Thời điểm giao mùa, trời chuyển lạnh cũng là lúc nhiều người mắc bệnh đường hô hấp, trong đó có viêm họng. Bệnh phổ biến hơn ở đối tượng trẻ em và một số người lớn có sức đề kháng kém. Để khắc phục những triệu chứng khó chịu, nhiều người dùng kháng sinh điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, không phải trường hợp bị viêm họng nào của đặc hiệu với thuốc kháng sinh.

Bé bị viêm họng cấp có nên uống kháng sinh?

Giống như nhiều bệnh viêm khác, viêm họng có hai dạng: viêm họng cấp tính và viêm họng mãn tính. Viêm họng cấp tính là bệnh lý đường hô hấp phổ biến, bùng phát sau 1 – 2 ngày ủ bệnh và biến mất sau 5 – 7 ngày biểu hiện. Các triệu chứng thường gặp trong một đợt cấp gồm: đau rát cổ họng, sốt, sưng tấy họng, mệt mỏi, ớn lạnh, uể oải…

Nguyên nhân làm bùng phát các đợt viêm họng cấp ở đối tượng trẻ em chủ yếu là do nhiễm virus rhino, adeno, virus hợp bào đường thở, cúm, sởi…(chiếm khoảng 60% – 80%). Số còn lại là do nhiễm một số chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu, H.Influenzae, liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A…

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có những biện pháp điều trị thích hợp.

Nếu tác nhân gây bệnh là do virus, trẻ gặp biểu hiện chính là ho và sốt, bệnh có thể khỏi sau 3 – 5 ngày mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Kháng sinh không nên được chỉ định trong trường hợp này bởi thuốc không đặc hiệu với virus.

Nếu như bệnh viêm họng xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn (liên cầu, tụ cầu, phế cầu), trẻ gặp một số triệu chứng như: sưng amidam, họng có xuất tiết trắng, sưng đau hạch ở cổ, họng đỏ, đau đầu, sốt, chấm xuất huyết nhỏ ở vòm họng, việc dùng kháng là cần thiết. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt tác nhân gây bệnh, phòng biến chứng tháp khớp cấp – có thể ảnh hưởng đến bệnh tim sau này.

Như vậy, thuốc kháng sinh chỉ nên chỉ định và được sử dụng khi xác định chính xác tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn, các trường hợp khác thuốc không phát huy hiệu quả điều trị.

Bên cạnh đó, để giảm đau và triệu chứng khó chịu cho bé, bố mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia và cân nhắc một số loại thuốc giảm đau hạ sốt như ibuprofen, acetaminophen. Tuy nhiên, không cho trẻ dùng thuốc asprin vì nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc trên có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye (rối loạn chuyển hóa), có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, cần cho trẻ bổ sung chất điện giải, bù nước, cho trẻ nghỉ ngơi thường xuyên để đẩy nhanh tốc độ phục hồi.

Một số lưu ý khi dùng kháng sinh chữa viêm họng ở trẻ

Khi dùng kháng sinh chữa viêm họng cấp cho trẻ, cần lưu ý một số điều sau:

Liên hệ với chuyên gia để được kê thuốc kháng sinh có dược lực phù hợp và an toàn cho trẻ em.

Kháng sinh cần được dùng đủ liều. Bố mẹ không cho trẻ ngưng thuốc khi chứa hết lộ trình vì điều này có thể khiến cho vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết phát triển trở lại, gây tái nhiễm.

Thuốc kháng sinh có thể gây một số tác dụng phụ khi sử dụng như: dị ứng, tiêu chảy…

Lạm dụng kháng sinh trong trường hợp không cần thiết có thể gây tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây khó khăn cho công tác trị bệnh sau này.

Tóm lại, thuốc kháng sinh chỉ nên được chỉ định nếu tác nhân gây viêm họng cấp ở trẻ do là vi khuẩn. Các trường hợp khác không nên lạm dụng kháng sinh trong điều trị để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé trong tương lại. Ngoài việc dùng thuốc tây, bố mẹ cần cho trẻ uống đủ nước, dùng máy làm ẩm không khí, súc miệng hằng ngày, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng làm tăng sức đề kháng để giúp bé chóng khỏi bệnh và vui khỏe mỗi ngày.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh Viêm Họng Nên Uống Thuốc Kháng Sinh Gì Để Điều Trị?

Theo như khuyến cáo từ phía các bác sĩ thì không phải lúc nào cũng dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để cải thiện tình trạng viêm họng, đặc biệt là việc tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng. Bởi bác sĩ chỉ kê đơn sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng trong trường hợp người bệnh có kết quả dương tính với liên cầu khuẩn Streptococcus. Vì người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn này sẽ có những biến chứng nguy hiểm như thấp tim tiến triển, viêm cầu thận,…

Điều này đồng nghĩa rằng nếu xác định nguyên nhân bị viêm họng là do virus thì việc sử dụng thuốc kháng sinh không chỉ không có tác dụng mà còn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn,… Hơn nữa, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, từ đó gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh về sau.

Vậy có thể kết luận rằng, dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Vậy trong trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây bệnh thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh gì để chữa viêm họng. Có hai loại là thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng uống và thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm.

1. Thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng uống

Thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng uống bao gồm các loại phổ biến là:

# Thuốc kháng sinh chữa viêm họng Penicillin V

Thuốc kháng sinh trị viêm họng Penicillin V có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng, giảm những triệu chứng bệnh do vi khuẩn gây nên. Do đó nó thường được sử dụng để trị viêm họng do vi khuẩn. Liều lượng sử dụng còn tùy thuộc vào các yếu tố như thể trạng, độ tuổi và tình trạng viêm họng. Nên bác sĩ hoặc các dược sĩ sẽ chỉ định cho bạn đơn thuốc phù hợp nhất sau khi thăm khám.

# Thuốc chữa viêm họng Amoxicillin

Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần của thuốc kháng sinh chữa viêm họng Penicillin V thì sẽ được thay thế bằng Amoxicillin. Loại thuốc này có công dụng tương tự như Penicillin V.

Liều lượng thường được sử dụng là 775 mg, 1 lần mỗi ngày với người lớn. Nên sử dụng 1 giờ sau bữa ăn và dùng liên tục trong 10 ngày.

Liều dùng tham khảo với người lớn là 250 – 500mg/1 lần, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng. Còn trẻ em sẽ dùng 25 – 60mg/kg, chia thành 2 – 3 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 24 giờ.

# Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng Erythromycin

Một trong những loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng khác thường được chỉ định là Erythromycin. Erythromycin sẽ điều trị viêm họng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thường dùng cho người bệnh bị mẫn cảm với thành phần của thuốc Penicillin V.

Việc chỉ định và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng mức tham khảo là 500 – 1.000mg lần, ngày sử dụng 2 – 3 lần đối với người lớn. Còn trẻ em sử dụng từ 30 – 50mg/kg mỗi ngày, ngày dùng 2 – 3 lần.

2. Thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm

So với thuốc kháng sinh dạng viên uống thì thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm đòi hỏi phải được chỉ đinh và thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. Bởi thuốc này sẽ được đưa trực tiếp vào trong cơ thể nên không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thông thường thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm là roxithromycin và amoxilin,… Ngoài hai loại thuốc kháng sinh trị viêm họng trên thì trong một số trường hợp còn có sự xuất hiện của thuốc kháng viêm chống dị ứng hoặc thuốc kháng sinh tiêu đờm. Trong đó thuốc kháng sinh kháng viêm được dùng để hạn chế sự phát triển của viêm họng, những loại thuốc thường được sử dụng là corticoid hay histamin,… Còn kháng sinh tiêu đờm được sử dụng trong trường hợp người bệnh có sự xuất hiện của đờm, loại thuốc tiêu đờm thường được sử dụng là alphachymotrypsin. Việc sử dụng 2 loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng này cũng cần được sự cho phép của bác sĩ có chuyên môn.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng

Thuốc kháng sinh chữa viêm họng được xem là con dao 2 lưỡi, bởi ưu điểm là nó giúp thuyên giảm những triệu chứng nhưng mặt trái là có những tác dụng phụ ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe. Những tác dụng phụ không mong muốn thường gặp là:

Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng: thường xuất hiện sau khoảng 2 – 3 ngày dùng thuốc, nguyên nhân là do thuốc đã tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, làm rối loạn tiêu hóa. Nhưng đây chỉ là mức độ nhẹ, sẽ hết sau khi dừng thuốc.

Giảm sức đề kháng: nếu như sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm họng không đúng cách, tính đa dạng và sự ổn định của vi khuẩn có lợi trong cơ thể bị ảnh hưởng nên sức đề kháng, khả năng miễn dịch bị giảm đi.

Cơ thể kháng thuốc kháng sinh: khi lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng sai cách khiến vi khuẩn dần có sức đề kháng, chống lại thuốc kháng sinh nên thuốc sẽ không còn tác dụng. Lúc này việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có những tác dụng phụ phổ biến như đau đầu, bồn chồn, mất ngủ, sạm da,…

Các Loại Thuốc Kháng Sinh Điều Trị Viêm Họng Cấp Thường Dùng

Viêm họng cấp có cần uống kháng sinh hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, viêm họng cấp có cần dùng kháng sinh hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp chỉ áp dụng trong trường hợp người bệnh bị viêm họng cấp nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn gây ra. Còn đối với trường hợp viêm họng cấp do vi rút, người bệnh không cần dùng thuốc kháng sinh chỉ cần sử dụng vitamin C để tăng cường sức khỏe cho bản thân.

Ngoài ra, nên kết hợp với thuốc giảm đau paracetamol để hạ sốt. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể chữa viêm họng cấp do vi rút gây ra bằng cách ngậm men kháng viêm tại chỗ (alphachymotrypsin). Hoặc dùng thuốc tan đờm mucosoval, mucomyst và tăng cường uống nhiều nước hay bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi sau 5 – 7 ngày.

Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp phổ biến

Với trường hợp viêm họng cấp uống thuốc gì? Khi bị viêm họng cấp do vi khuẩn gây ra có kèm theo triệu chứng sốt, người bệnh có thể dùng một số loại kháng sinh trị viêm họng cấp như rovamycin. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có thể dùng trong khoảng thời gian ngắn từ 7 ngày trở lại và không thể phòng được chứng thấp tim khi bệnh viêm họng cấp chuyển nặng. Do đó, rovamycin thường được thay thế bằng các loại thuốc kháng sinh khác như:

Nhóm thuốc kháng sinh beta-lactamin: Chủ yếu là amoxicillin kết hợp với vài thuốc kháng sinh khác như ceftriaxone, axít clavulanic và cephalexin,…

Nhóm macrolid: Bao gồm erythromycin, clarithromycin và azithromycin,…

Các nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp này thường ở dạng uống hoặc tiêm. Và sau khoảng 7 – 10 ngày sử dụng thuốc sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là nhóm vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A (tác nhân chính gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, viêm khớp và thấp tim,…)

Lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp

Việc tùy tiện dùng kháng sinh chữa bệnh khá phổ biến hiện nay nhưng nhiều người vẫn không biết sử dụng kháng sinh vô tội vạ, không đúng cách, không đúng liều chính là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc, gây khó khăn trong việc chữa bệnh sau này. Đồng thời, tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và thân, hệ tiêu hóa. Do đó để tránh trường hợp bệnh này chưa điều trị xong, bệnh khác đã xuất hiện, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh. Tốt nhất, các bạn nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giải pháp dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm họng cấp thường được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi chúng mang lại hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh cũng gây ra không ít tác dụng phụ, cho nên trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên tham vấn kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Đồng thời, nên hạn chế nói để cổ họng được thư giãn.

Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý nhằm mục đích ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và tấn công vòm họng.

Uống nhiều nước để làm tăng độ ẩm cho niêm mạc họng, ngừa mất nước của cơ thể.

Hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê,…

Không nên tiếp xúc với người mắc bệnh viêm họng cấp.

Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và rửa tay thường xuyên khi cầm nắm đồ vật mà bạn nghi nó nhiễm khuẩn hoặc vi rút gây bệnh.