Vị Thuốc Lợi Tiểu / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

24 Cây Thuốc Và Vị Thuốc Lợi Tiểu Tự Nhiên An Toàn Bạn Có Biết?

Thuốc lợi tiểu được sử dụng các loại thảo dược để đưa nước hoặc muối thừa ra khỏi cơ thể. Những người bị huyết áp cao, suy tim, phù, và bệnh thận thường sử dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để trị những bệnh như thế này.

Nước thừa trong cơ thể mình khiến tim khó thực hiện công việc của mình và có thể gây khó thở.

Dư thừa một lượng chất lỏng nhất định trong các mô của cơ thể.

Ứ nước do nhiều tình trạng bệnh khác nhau gây ra.

Thuốc nam lợi tiểu có thể hữu ích cho những người bị bệnh thận, thận không thể lọc kali, khiến kali bị tích tụ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Tác dụng của kim tiền thảo không dựa vào cơ chế lợi tiểu. Người dùng thuốc vì thế nên kết hợp kim tiền thảo với một vài dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ, để tăng tiến độ đào thải acid uric qua đường tiểu.

Quan trọng phải uống nước cho đủ, nhất là trong giờ làm việc và thói quen đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu. Gặp được thầy hay, thuốc tốt mà quên uống nước thì chỉ giúp cho sỏi đóng cứng đâu đó dọc đường tiết niệu.

Công dụng nổi bật nhất của mã đề là thông tiểu tiện nên dân gian thường dùng loại cỏ này nấu nước uống để có tác dụng lợi tiểu, giải độc cơ thể.

Cây còn có tác dụng bào mòn viên sỏi, khiến sỏi nhỏ dần, sau đó trôi dần theo đường tiểu mà ra ngoài.Làm lợi tiểu: 10g hạt mã đề, 2g cam thảo, 600ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

Với các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa cao có chứa trong nghệ, loại củ này có thể giúp giảm viêm và nhiễm trùng thận. Bạn nên sử dụng thêm bột nghệ vào các món ăn để bổ sung các chất dinh dưỡng.

Cây trinh nữ có tính ôn, vị đắng và hơi chua.Có tác dụng giải độc, giúp an thần dễ ngủ, làm ổn định đường huyết trong cơ thể và giảm suy nhược sức khỏe.

Lưu ý khi sắc thuốc, trước đó cần lấy rễ cây trinh nữ rửa sạch phơi khô, ngâm với rượu trước rồi mới đem sắc nước uống.

Lượng magie có trong hồng xiêm có lợi cho máu và cách mạch máu. Kali giúp điều hòa huyết áp ổn định và thúc đẩy hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Folate và sắt ngăn chặn các bệnh thiếu máu.

Ngoài ra trái cây này còn cải thiện sức đề kháng giúp cơ thể chống lại nhiều bệnh truyền nhiễm.

Hồng xiêm đóng vai trò như một chất lợi tiểu, giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể qua đường tiểu thường xuyên.

Hàm lượng vitamin C dồi dào giúp chống ho và cảm lạnh rất hiệu quả.

Ăn hồng xiêm thường xuyên giúp bạn phòng chống và điều căn bệnh nhiễm trùng lạnh mãn tính.

Các chất chống oxy hóa này giúp ngăn chặn các gốc tự do, làm giảm các nếp nhăn ở phụ nữ.

Rau diếp các có mùi tanh, tính mát vị hơi chua ngoài việc dùng để các món ăn còn có nhiều công dụng trong điều trị bệnh.

Đặc biệt là làm thuốc lợi tiểu.

Cần kết hợp với rau mã đề và rau má đây đều là những rau có thuộc tính mát rất tốt cho thanh nhiệt và tiêu lợi giải độc.

Cách dùng: rau má, rau mã đề, rau diếp cá mỗi loại lấy 50g lá tươi rửa sạch cho vào máy xay nhuyễn rồi chắt lấy nước uống.

Từ lâu mã đề là loại cây được sử dụng phổ biến trong dân gian làm món canh rau cực bổ và mát.

Mã đề phơi khô nấu nước uống rất tốt cho hệ bài tiết.

Bên cạnh đó mã đề còn là vị thuốc điều trị một số bệnh phổ biến như trị viêm cầu thận cấp tính, viêm cầu thận mãn tính, viêm bàng quang cấp tính, viêm đường tiết niệu cấp, viêm bể thận cấp tính, các bệnh về sỏi,….

Vì vậy mã đề đóng một vai trò rất trọng trong đời sống.

Đây là thuốc lợi tiểu trong đông y rất hiệu quả nhưng lại ít người biết đến.

Cách dùng: hạt mã đề 10g, cam thảo 2g rồi đem sắc với 600ml nước trong vòng nửa tiếng.

Với lượng nước sắc ngày người bệnh sẽ chia đều làm 3 lần uống trong ngày

Hạt lục lạc ba lá tròn có tác dụng với khá nhiều bệnh có thể chữa tiểu tiện nhiều lần. Hạt có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh.

Thân và lá có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.

Rễ có tác dụng tiêu viêm giúp trợ tiêu hóa.

Thường dùng hạt để trị chóng mặt do sốt, suy nhược thần kinh, bạch đới, chứng đa niệu.

Hạt ngày dùng 6-12g thêm nước sắc uống.

Toàn cây ngày dùng 60-80g cây tươi thêm nước sắc uống.

Dùng ngoài giã nát, thêm ít rượu đắp lên nơi đau.

Dứa bà có vị ngọt, hơi cay, tính bình, không độc.

Có tác dụng nhuận pế hóa đàm, chỉ khái.

Dùng chữa ho, ho ra máu do lao phổi, thổ huyết, hen suyễn.

Dịch lá được sử dụng làm thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh.

Rễ dùng làm thuốc lợi tiểu, làm ra mồ hôi, chống giang mai.

Lá được dùng thuốc trị ho do hư lao, cầm máu, chứng thở khò khè.

Hoa cao 0,75 đến 1,25mm.

Thân hoa vuông và lông nhất là ở ngọn.

Lá hoa mọc đối, có cuống rõ, phiến hình bầu dục, có lông ở cả hai mặt dài 7 – 15cm

Trị sỏi tiết niệu rất tốt.

Dùng 20 gam cứt lơn, mã đề 20 gam, râu ngô 12 gam, kim tiền thảo 16 gam.

Sắc uống ngày 1 tháng, chia ra làm 2 đến 3 lần uống.

Cây thương lục là một thảo dược. Ở Việt Nam, vốn đã có sẵn một loài có tên khoa học Phytolacca decandra L. nhưng ít phổ biến nên khá là khó tìm.

Trị viêm thận cấp và mãn: thương lục 10g, thịt lợn 60g, cho nước vào nấu chín, chia làm 3 lần ăn trong ngày.

Mùi tây vốn không có ở Việt Nam, mà do di thực, không rõ từ bao giờ, dùng làm rau ăn.

Bạn có thể dùng quả, rễ và lá làm thuốc.

Quả và rễ của mùi tây thường dùng khô.

Mùi tây là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên có thể tẩy sạch các chất cặn ứ đọng trong thận và giúp giảm số lượng sỏi thận một cách tự nhiên.

Củ của cây mã thầy, miền Nam gọi là củ năng, to bằng củ hành, ngoài có lớp vỏ màu nâu đen.

Khi sử dụng bạn nên cạo bỏ lớp vỏ này rồi ăn sống hay nấu với thịt.

Có khi còn được nấu chè ăn cho mát.

Cách chữa bệnh bằng mã thầy như sau: Hằng ngày, ăn củ tươi hoặc nghiền củ lấy nước uống hoặc uống bột củ để giúp tiêu hóa, sinh tân dịch, chống háo khát, cầm máu, giải độc rượu, lợi tiểu.

Cây khế rừng

Khế rừng được dùng làm thuốc bổ cho phụ nữ sau khi sinh nở, còn dùng chữa đi tiểu nước tiểu vàng, đỏ, đái rắt, mụn nhọt.

Cây nàng nàng có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Cây này nhỏ, cành vuông phủ đầy lông hình sao màu xám, hay trắng nhạt. Lá cây mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, mép có răng cưa, dài 7- 20cm, rộng 2,5 – 11cm.

Móng lưng rồng có vị hơi đắng, tính lạnh và sáp, lợi tiểu dùng tươi có tác dụng phá huyết, sao đen có tác dụng cầm máu, phụ nữ có thai không dùng được.

Có thể dùng làm gia vị, giúp sự tiêu hóa, ăn ngon cơm. Còn có thể làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thát bụng, còn dùng giã đắp lên vết thương.

Vỏ cây mía chứa chất béo gồm axit oleic, axit linolic, axitpanmatic có cả axit stearic và axit capronic.

Ngoài ra còn có lexitin, phytosterin.

Đường thốt nốt ngoài công dụng làm chất ngọt.

Dùng đường thốt nốt làm vị thuốc giải chất độc trong những trường hợp ngộ độc do mã tiền.

Cây mọc hoang dại và được trồng nhiều ở vùng An Giang Châu Đốc để làm thuốc và nấu thạch đen dùng uống cho mát.

Thường trồng để lấy gỗ mịn dai, màu nhạt để tiện những con quay trẻ chơi, trục xe và làm lược. Quả hái về phơi hay sấy khô dùng để giặt quần áo tơ lụa, gội đầu.

Thường dùng hiện nay chữa phù thũng, dùng ngoài giã nát đắp lên nơi mụn nhọt, sưng tấy. Ngày dùng 20 đến 40g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Hạt đậu chiều được dùng làm thực phẩm, một nguồn protit thực vật như nhiều loại đậu khác. Bạn cần phải chú ý tránh dùng những loại hạt chứa nhiều axit xyanhydric.

Dùng tua rễ đa làm thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng với liều 100-150g tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc.

Cây được trồng khắp nơi để lấy quả làm thức ăn. Có thể dùng để làm thuốc và thu hái khá dễ dàng. Chỉ cần đào rễ lên và rửa sạch.

Không nên dùng thuốc lợi tiểu quá lâu trong thời gian dài và liều lượng lớn

Trong khi đang sử dụng thuốc cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng một cách khoa học

Khi sử dụng lợi tiểu bằng thuốc nam cần có sự đồng ý của thầy thuốc kê đơn

Không đường dùng kết hợp cả thuốc đông y và tây y cùng một lúc

Nguồn: Phuc Nguyen duong

Thuốc Lợi Tiểu Lasilix 40Mg

– Huyết áp cao : 20-80 mg/ngày.

– Phù vừa phải : 20-40 mg/ngày.

Vô niệu, hôn mê và tiền hôn mê do gan ; giảm K máu nặng và / hay giảm Na máu nặng ; giảm thể tích máu, nhạy cảm với furosemide, sulfonamide hay các thành phần khác.

Huyết áp thấp, bệnh tiểu đường tiềm ẩn hay biểu hiện, bệnh goutte, tắc nghẽn đường tiểu, xơ gan kèm thiểu năng thận, giảm protéine máu, trẻ sinh non.

– Nguy cơ mất nước kèm giảm thể tích máu, giảm natri huyết, tăng nitơ huyết, tăng acide urique huyết, tăng đường huyết và hạ huyết áp thế đứng khiến phải ngưng thuốc hoặc giảm liều. Chế độ ăn giảm muối quá nghiêm ngặt dễ dẫn đến các hậu quả trên.

– Nguy cơ giảm kali huyết thường kết hợp với tình trạng kiềm chuyển hóa. Nguy cơ này tăng thêm ở những người xơ gan, suy dinh dưỡng và lớn tuổi, đặc biệt nghiêm trọng ở bệnh nhân suy tim và có thể gây loạn nhịp trầm trọng, nhất là gây xoắn đỉnh (có thể dẫn đến tử vong) nhất là khi kết hợp với các thuốc chống loạn nhịp thuộc nhóm quinidine.

– Phản ứng mẫn cảm chủ yếu ở da.

Lasilix 40mg giá bao nhiêu? Mua Lasilix 40mg ở đâu

Nếu còn thắc mắc khác về sản phẩm Thuốc Lợi tiểu Lasilix như giá bao nhiêu tiền? mua sản phẩm ở đâu? giá bao nhiêu là rẻ nhất? Vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi chúng tôi để được tư vấn tốt nhất

Trang Chủ << Thuốc Tiêu Hóa -Tiết Niệu

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm

Bài viết Thuốc Lợi tiểu Lasilix 40mg với mục đích chia sẻ kiến thức, mang tính tham khảo, không mua bán kinh doanh thuốc. Bệnh nhân không được tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có chỉ định bác sĩ. chúng tôi không chịu trách nhiệm, miễn trừ trách nhiệm. Bệnh nhân phải tuân theo chỉ định bác sĩ có chuyên môn.

Nguồn bài viết Thuốc Lợi tiểu Lasilix 40mg do chúng tôi tổng hợp và biên soạn.

Thuốc Lợi Tiểu Là Gì? Các Nhóm Thuốc Lợi Tiểu Theo Tây Y Và Đông Y

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Thuốc lợi tiểu là gì?

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc giúp tăng khối lượng nước tiểu đào thải ra ngoài, đặc biệt là tăng thải Na+ và H 2 O ở dịch ngoài bào. Từ đó giúp cơ thể giảm thể tích dịch ngoại bào và thể tích huyết tương. Thuốc thường được chỉ định đối với những trường hợp phù, suy tim và tăng huyết áp.

Phân loại thuốc lợi tiểu:

Thuốc lợi tiểu giảm K+: ức chế CA (Acetazolamid,…), Quai (Furosemid, acid ethacrynic, bumetanid,…), Thiazid (Hydrochlorothiazid, indapamid).

Thuốc lợi tiểu giữ K+: kháng aldosteron (Spironolacton), loại khác như (Amilorid, triamteren).

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Mannitol

Nguyên tắc sử dụng thuốc lợi tiểu

Lựa chọn thuốc:

Các lưu ý khi sử dụng thuốc:

Tránh sử dụng quá độ

Hạ kali huyết

Không nên kết hợp Thiazid với lợi tiểu Quai

Không dùng xhung với NSAID sẽ gây suy thận cấp

Lợi tiểu giữ K+ không dùng cùng thuốc làm tăng K+

Những loại thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu giảm K+

1. Nhóm ức chế men CA

Thuốc lợi tiểu ức chế CA là loại thuốc các tác dụng ức chế Hydro trong cầu thận. Khi Hydro bị ức chế sẽ dẫn đến hết nước ở trong cầu thận để vận chuyển Kali và Natri vào trong máu. Điều này sẽ ép cơ thể phải lấy nước ở nơi khác về cầu thận.

Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho các bệnh như phù chân tay, phù nước. Nó giúp giảm được lượng nước thừa trong cơ thể giúp người bệnh mau khỏe lại.

Các loại thuốc lợi tiểu ức chế men CA được bán trên thị trường như: Methazolamide, Acetazolamide, Diclophenamid.

2. Thuốc lợi tiểu Thiazid

Thuốc lợi tiểu Thiazid là loại thuốc thường được sử dụng cho những trường hợp bị suy tim nhẹ, suy tim mạn. Nếu tình trạng suy tim nặng, có thể sử dụng Thiazid kết hợp với thuốc lợi tiểu Quai.

Những loại thuốc Thiazid được bán trên thị trường như: Indapamide, Hydrochlorothiazide, Chlorthalidone.

3. Thuốc lợi tiểu Quai

Thuốc lợi tiểu Quai có 2 loại thường được sử dụng là:

Furosemid có tác dụng thải muối natri và nước do ức chế tái hấp thu natri ở nhánh lên quai Henle.

Acid ethacrynic có tác dụng chủ yếu trên nhánh lên của quai Henle và đoạn pha loãng và sẽ bị hấp thụ nhanh ở đường tiêu hóa.

Thuốc lợi tiểu giữ K+

Thuốc lợi tiểu giữ K+ được sử dụng cho người bị cao huyết áp trong quá trình điều trị. Thuốc có cơ chế hoạt động bằng cách chặn trao đổi ion natri/kali ở ống lượn xa. Thuốc này có thể được sử dụng độc lập hoặc cũng có thể kết hợp với thuốc Thiazid.

Những loại thuốc lợi tiểu giữ K+ được bán trên thị trường như: kháng aldosteron (Spironolacton), amilorid, triamteren.

Chú ý, nếu người bệnh tự ý sử dụng không đúng liều lượng có thể làm mất cân bằng nước và điện giải. Điều này có thể gây ra những tác dụng phụ như hạ huyết áp đột ngột,…

Thuốc lợi tiểu thẩm thấu

Thuốc lợi tiểu tẩm thấu là loại thuốc có tác dụng thẩm thấu nhanh và lợi tiểu. Loại thuốc này có thể được lọc qua cầu thận nhưng không thể hấp thụ được vào ống thận. Điều này sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu của dung dịch cần phải lọc trong ống thận dẫn đến lượng nước tiểu sẽ tăng nhiều hơn bình thường.

Những loại thuốc lợi tiểu thẩm thấu được bán trên thị trường như: Ure, Glycerin, Mannitol.

Những loại thuốc lợi tiểu từ thảo dược thiên nhiên

Ngoài 3 nhóm thuốc tân dược ở trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc lợi tiểu được bào chế từ thảo dược thiên nhiên an toàn với sức khỏe như:

Cần tây: Mỗi ngày bạn sử dụng một ly sinh tố cần tây sẽ có tác dụng lợi tiểu rất tốt.

Nước chanh: Uống một ly nước chanh vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy không chỉ có tác dụng giải độc cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất liên tục trong ngày.

Nước râu ngô hoặc ngô non luộc: Loại nước này cũng có tác dụng lợi tiểu rất tốt, chú ý không nên cho thêm đường hoặc muối vào nước.

Nước đậu đen luộc: Có tác dụng lợi tiểu, bổ thận một cách tự nhiên.

Rau cải: Đây là một loại rau có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu.

Cà chua: Trong cà chua có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp đào thải những chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Do đó, bạn nên uống nước sinh tố cà chua hoặc ăn cà chua sống để giúp lợi tiểu, chống lại bệnh ung thư và tim mạch.

3 món ăn lợi tiểu

Cháo cá chép

Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ thì cháo cá chép là một món ăn không thể thiếu. Theo dân gian, công dụng của cháo cá chép là giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho người mẹ nuôi con, kích thích tuyến sữa để mẹ đủ lượng sữa cần thiết cho con bú hàng ngày. Ngoài ra, một phát hiện khác đó là cháo cá chép còn là một loại thức ăn lợi tiểu cho bà bầu.

Muốn có một bát cháo cá chép thơm ngon, giàu dinh dưỡng, bạn cần đem cá đi luộc và tách lấy phần thịt cá và phần nước luộc cá. Dùng nước này để nấu cháo, khi cháo nhừ, cho thịt cá vào đảo đều và đun sôi. Nếu muốn bát cháo có vị thơm và hấp dẫn hơn, bạn có thể cho thêm chút hành lá đã thái khúc. Như vậy là một tô cháo cá chép đã hoàn thành, rất tốt trong việc lời tiểu cho bà bầu.

Cháo ích trí nhân

Tạm gác lại món cháo cá chép thơm lừng và dậy mùi béo ngậy của cá chép, chúng ta cùng tìm hiểu đến món cháo ích trí nhân – thức ăn lợi tiểu cho bà bầu.

Nguyên liệu cần có là ích trí nhân (bạn có thể tìm mua trong các hiệu thuốc Đông y), muối và nhất thiết không thể thiếu gạo lứt. Đem gạo lứt đi đãi sạch, ích trí nhân gói trong một miếng vải và cho vào nồi nước nấu cùng với gạo. Ích trí nhân sẽ qua lớp vải và ngấm vào cháo. Khi cháo chín nêm nhấc tủi vải ra ngoài và nêm một chút muối, ăn cháo khi nóng.

Cháo nhục quế rượu gạo

Tiếp tục là một món cháo – thức ăn lợi tiểu cho bà bầu cần sử dụng nguyên liệu là vị thuốc Đông y, một điểm khác biệt so với các món cháo bên trên đó là món cháo này cần sử dụng rượu gạo.

Đầu tiên, bạn tiến hành nấu cháo trắng như bình thường, khi cháo chín nhừ cho nhục quế vào và tiếp tục đun khoảng 2 – 4 phút. Mở nắp, cho tiếp rượu gạo vào quấy thật đều. Ăn món cháo này vào buổi tối sẽ giúp bà bầu lợi tiểu và giúp hạn chế đi tiểu nhiều vào ban đêm. Giúp thai phụ có một giấc ngủ ngon để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Những ai không nên sử dụng thuốc lợi tiểu

Người mắc bệnh về tim mạch

Tim mạch là một bệnh khá nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào nếu bạn dùng thuốc không đúng cách, đặc biệt khi sử dụng thuốc lợi tiểu không đúng sẽ làm giảm nhanh lượng Kali trong máu gây ra chứng loạn nhịp tim.

Khi rối loạn nhịp tim chúng gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, do đó việc sử dụng thuốc bừa bãi không đúng liều lượng cho người bệnh tim mạch cần có sự tư vấn của bác sỹ.

Người bị suy thận

Khi các chất đó trong máu bị giảm khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng các chất điện giải, điều này sẽ khiến cho người bệnh bị suy thận nặng lên. Hiểu được có tác hại gì của thuốc thì bạn mới sử dụng chúng đúng cách.

Người bị bệnh gan

Người bị đái tháo đường

Đến đây chắc bạn không còn thắc mắc thuốc lợi tiểu có tác hại gì rồi phải không, khi người bệnh bị đái tháo đường mà muốn dùng thuốc thì phải cần sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Bởi khi dùng thuốc lượng Kali trong máu không được ổn định, glucose trong máu tăng cao gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

Lưu ý trước khi sử dụng thuốc lợi tiểu

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo đúng liệu trình mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc giữa chừng dù đang cảm thấy trong người không được khỏe.

Không ít trường hợp cho rằng sử dụng thuốc lợi tiểu có thể dẫn tới hiện tượng liệt dương, thận yếu, giảm kỷ nên không tuân thủ điều trị. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì điều đó hoàn toàn không nên, vì chỉ có spironolactone khi dùng lâu ngày và với liều cao mới gây yếu sinh lý. Do đó, người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng phụ nếu xảy ra để có cách khắc phục kịp thời chứ đừng nên tự ý ngừng thuốc.

Ngoài ra, với những trường hợp đi tiểu nhiều lần trong ngày thì việc dùng thuốc lợi tiểu cũng cần phải tránh sử dụng một số loại thuốc gây ra tương tác bất lợi. Điều này có nghĩa là khi sử dụng thuốc bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc khác mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Cơ thể của chúng ta, chất điện giải kali và natri thường đồng hành với nhau. Vì thế những thuốc lợi tiểu thông dụng thuộc nhóm lợi tiểu quai và nhóm thiazide sẽ giúp thải bỏ natri và làm mất dần đi kali.

Người đang sử dụng thuốc lợi tiểu cũng nên bổ sung vào cơ thể nhiều chuối hoặc uống nước cam. Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, khát nước, mạch đập nhanh, bất an hãy tới gặp bác sĩ để được khám kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số điều như sau:

Không nên uống quá nhiều nước, rượu, bia, hoa quả nhiều nước vào buổi tối

Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ

Sử dụng thuốc lợi tiểu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ

Hạn chế lo lắng, stress, thay vào đó hãy để tinh thần thật lạc quan, thoải mái

Triamteren Thuốc Lợi Tiểu Giữ Kali

TRIAMTEREN Thuốc lợi tiểu giữ kali

Tên chung quốc tế: Triamterene.

Loại thuốc: Thuốc lợi tiểu giữ kali.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Triamteren là thuốc lợi tiểu giữ kali, tác dụng trực tiếp lên ống lượn xa của nephron, để ức chế tái hấp thu ion Na+ và ức chế bài tiết ion K+, H+. Triamteren không ức chế cạnh tranh aldosteron và có hoạt tính không phụ thuộc nồng độ aldosteron. Triamteren không ức chế carbonic anhydrase. Triamteren làm tăng thải trừ ion Na+, Ca+2, Mg+2, HCO3 – . Trong huyết thanh, nồng độ ion K+, Cl – thường tăng và nồng độ ion HCO3 – thường giảm trong quá trình điều trị bằng triamteren.

Triamteren có thể làm giảm dự trữ kiềm, nên có thể gây nhiễm toan chuyển hóa, pH nước tiểu tăng nhẹ.

Tốc độ lọc ở cầu thận giảm khi dùng thuốc hàng ngày, nhưng không giảm khi dùng thuốc ngắt quãng, gợi ý một tác dụng phục hồi đối với lưu lượng máu ở thận. Lưu lượng tim giảm. Khác với các thuốc lợi tiểu khác, triamteren không ức chế sự thải trừ acid uric, tuy nhiên, nồng độ acid uric trong huyết thanh có thể tăng ở một số người bệnh, đặc biệt người dễ mắc bệnh gút. Triamteren dùng đơn độc ít hoặc không có tác dụng hạ huyết áp. Thuốc không gây đái tháo đường hoặc không làm thay đổi chuyển hóa glucid.

Triamteren được hấp thu nhanh qua đường dạ dày – ruột, nhưng không hoàn toàn (30% – 70%). Tác dụng lợi tiểu xuất hiện trong vòng 2 – 4 giờ và giảm trong vòng 7 – 9 giờ sau khi uống thuốc. Tác dụng điều trị tối đa có thể phải sau vài ngày dùng thuốc mới đạt. Nồng độ đỉnh trong huyết tương 0,05 – 0,28 microgam/ml đạt được trong vòng 2 – 4 giờ sau khi cho uống 1 liều duy nhất 100 – 200 mg. Thuốc liên kết với protein 67%.

Nửa đời trong huyết thanh là 100 – 150 phút.

Chuyển hóa và thải trừ thuốc chưa được xác định rõ. Thuốc đã được thông báo chuyển hóa thành 6 – p – hydroxytriamteren và chất liên hợp sulfat của nó.

Triamteren thải qua nước tiểu dưới dạng không biến đổi và dạng chuyển hóa thuốc có thể làm nước tiểu có màu xanh nhạt.

Ðộ thanh thải ở thận của triamteren và hydroxytriamteren sulfat giảm ở người cao tuổi khi điều trị kết hợp triamteren và hydroclothiazid, chủ yếu là do chức năng thận giảm vì tuổi già.

Triamteren không được dùng đơn độc như một liệu pháp ban đầu để điều trị suy tim sung huyết nặng, vì tác dụng điều trị tối đa có thể chậm. Tuy vậy, thuốc có thể dùng phối hợp ngay từ đầu với các thuốc

lợi tiểu mạnh hơn và tác dụng nhanh hơn, ví dụ các thiazid, clorthalidon, furosemid hoặc acid ethacrynic. Sự phối hợp này rất tốt vì điều hòa cân bằng được việc thải và giữ kali trong huyết tương.

Triamteren đơn độc có ít hoặc không có tác dụng giảm huyết áp; tuy vậy, có thể dùng thuốc phối hợp với một thuốc lợi tiểu khác hoặc với một thuốc chống tăng huyết áp để điều trị tăng huyết áp nhẹ hoặc vừa.

Chống chỉ định TRIAMTEREN Thuốc lợi tiểu giữ kali

Chống chỉ định dùng triamteren cho người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút) hoặc suy thận đang tiến triển, bệnh gan nặng, chứng kali huyết cao mắc sẵn hoặc do thuốc, hoặc mẫn cảm với thuốc.

Chứng tăng acid uric huyết hoặc bệnh gút. Có tiền sử sỏi thận.

Tránh dùng triamteren cho người bệnh nặng khi có thể xảy ra nhiễm toan hô hấp hoặc nhiễm toan chuyển hóa; nhiễm toan làm kali huyết tăng nhanh.

Khi dùng thuốc trong một thời gian dài, phải giám sát dấu hiệu mất cân bằng điện giải, đặc biệt với người bệnh bị suy tim, bệnh thận, xơ gan. Phải kiểm tra định kỳ nồng độ kali huyết thanh, đặc biệt ở người bệnh cao tuổi, xơ gan, đái tháo đường, suy giảm chức năng thận, hoặc khi thay đổi liều. Nếu kali huyết tăng, cần ngừng thuốc ngay.

Chưa có nghiên cứu đầy đủ về dùng triamteren cho người mang thai nên chỉ dùng thuốc trong thời kỳ mang thai khi lợi ích do thuốc đem lại hơn hẳn rủi ro cho thai nhi.

Thuốc đào thải qua sữa mẹ, nên không dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Nếu cần thiết dùng, không nên cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Tim mạch: Hạ huyết áp, phù, suy tim sung huyết, nhịp tim chậm. Thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, mệt.

Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón. Hô hấp: Khó thở.

Tiết niệu: Nước tiểu màu xanh nhạt.

Toàn thân: Mất nước, đỏ mặt.

Nội tiết: Chứng vú to ở đàn ông, chảy máu sau thời kỳ mãn kinh. Chuyển hóa: Giảm natri huyết, tăng kali huyết, nhiễm acid chuyển hóa tăng clor.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Thông thường tác dụng không mong muốn của triamteren nhẹ và hết khi ngừng thuốc. Người bệnh điều trị lâu phải được giảm sát dấu hiệu mất cân bằng điện giải; nếu tăng kali huyết, phải ngừng thuốc ngay. Có thể giảm thiểu buồn nôn bằng cách cho uống thuốc sau bữa ăn.

Hiếm khi dùng triamteren đơn độc.

Dùng triamteren theo đường uống.

Liều lượng triamteren tùy thuộc tình trạng bệnh và đáp ứng của từng người bệnh. Về mặt lý thuyết ngừng thuốc đột ngột có thể gây kali – niệu tăng, do đó phải ngừng thuốc dần dần. Thuốc phải chia thành liều nhỏ, uống sau bữa ăn sáng và trưa.

Liều khởi đầu: 100 mg, ngày uống 2 lần, sau bữa ăn. Một khi đã kiểm soát được phù, liều duy trì sau đó là 100 mg/ngày hoặc cách một ngày

một lần. Không được dùng quá 300 mg/ngày.

Nếu dùng kết hợp triamteren với các thuốc lợi tiểu khác, thì cần phải giảm liều đầu tiên của mỗi thuốc và sau đó điều chỉnh liều cho thích hợp.

Ðiều trị tăng huyết áp (thường kết hợp triamteren với một thuốc lợi tiểu thải kali), liều khởi đầu là 25 mg/ngày một lần, sau đó có thể tăng liều nhưng không quá 100 mg/ngày.

Liều khởi đầu: Uống 2 – 4 mg/kg thể trọng/ngày hoặc cách một ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.

Liều duy trì: Uống tăng dần tới 6 mg/kg thể trọng/ngày, không dùng quá 300 mg/ngày, chia làm nhiều liều nhỏ.

Với người suy thận: Không được dùng thuốc khi độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút.

Người bị bệnh gan: Cần giảm liều ở người bị xơ gan.

Dùng triamteren cùng với amilorid, spironolacton, thuốc ức chế enzym chuyển đổi angiotensin (như enalapril, captopril) sẽ có nguy cơ cao tăng kali huyết.

Dùng đồng thời triamteren với thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin, có thể có hại tới chức năng thận.

Dùng kết hợp triamteren với bổ sung kali hay các thuốc có chứa kali

(như benzylpenicilin kali), các chế phẩm khác có chứa kali (như muối thay thế, sữa ít muối) có nhiều nguy cơ tăng kali huyết hơn. Nên tránh dùng kết hợp với các chất trên.

Không dùng kết hợp lithi với triamteren do triamteren làm giảm độ thanh thải lithi ở thận và tăng độc tính của lithi.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 40oC, tốt nhất trong khoảng 15 – 30oC, trong lọ đựng kín, tránh ánh sáng.

Triệu chứng: Dùng triamteren quá liều gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là kali huyết cao. Buồn nôn, nôn hay các rối loạn về tiêu hóa khác, có thể yếu cơ. Ðôi khi xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp, đặc biệt khi dùng kết hợp với hydroclothiazid, hoặc thuốc lợi tiểu khác, hoặc thuốc hạ huyết áp.

Ðiều trị: Cần rửa dạ dày ngay, điều trị triệu chứng và kiểm tra chức năng thận và nồng độ chất điện giải trong huyết tương. Kali huyết cao rất nguy hại cho tim, vì vậy phải dùng chất đối kháng của kali khi kali huyết cao: Calci gluconat; đẩy K+ vào trong tế bào bằng insulin + glucoza 30%; điều trị tình trạng toan máu.

Nguồn dược thư quốc gia

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc TRIAMTEREN Thuốc lợi tiểu giữ kali

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết TRIAMTEREN Thuốc lợi tiểu giữ kali, chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng.

Latest posts by Cao Thanh Hùng ( see all)