Vị Thuốc Bổ Thận Khí / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bạch Truật Vị Thuốc Bổ Khí

Bạch Truật (Radix Atractyloidis macrocephalae), là rễ của cây bạch truật (Atractyloides macrocephala Koidz.), họ cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc, được di thực vào Việt Nam, có ở vùng núi và trung du phía Bắc nước ta.

Bạch truật là vị thuốc được Đông y sử dụng từ lâu đời. Trước khi sử dụng có thể sao vàng, sao cám, sao cháy, sao đất, chích mật ong… Về mặt hoá học, rễ bạch truật có tinh dầu, chủ yếu là atractylon, acetoxy atractylon, hydroxy atractylon…; các dẫn chất lacton như atractylolid I, II, III.

Về mặt sinh học, nước sắc bạch truật có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm dịch vị, nhưng không giảm độ acid tự do của dịch vị, chống viêm, giảm đau, hạ đường huyết và bảo vệ gan, lợi tiểu. Bạch truật còn có tác dụng làm hạ lượng bạch cầu khi bị tăng cao, chống đông máu và ức chế một số nấm thường gặp ngoài da. Tinh dầu bạch truật có tác dụng trấn tĩnh.

Bạch Truật Vị Thuốc Bổ Khí:

Bạch truật là vị thuốc bổ khí, có tên khoa học: Rhizoma Atractylodes Macrocephalae, tức bộ phận thân, rễ đã phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Bạch truật còn nhiều tên gọi khác nhau như ư truật, đông truật, triết truật…

Theo Đông y thì bạch truật có vị ngọt đắng, tính ôn, hơi cay, đi vào các kinh tỳ và vị nên dùng trong kiện tỳ rất tốt. Thuốc có tác dụng bổ nhiều hơn tán.

Bụng đau, đầy trướng, buồn nôn, tiêu chảy: bạch truật (sao cám), hậu phác, trần bì, đại phúc bì, tử tô, bạch chỉ, bạch linh, bán hạ (chế), cát cánh, cam thảo mỗi vị 8g; hoắc hương 12g. Tất cả tán thành bột mịn, chia làm 2-3 lần uống với nước gừng tươi trong ngày, trước bữa ăn. Uống liền vài ba thang đến khi hết các triệu chứng.

Kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy yếu: bạch truật, hoàng kỳ, phục thần, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g; đương quy, cam thảo, viễn chí mỗi vị 4g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần, sau bữa ăn từ 1,5 đến 2 tiếng. Uống liền 3 – 4 tuần lễ.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Địa Chỉ Bán Bạch Truật Uy Tín:

Siêu Thị Trà Việt Phân Phối Bạch Truật Nguyên Chất

Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc

Hoàn Bát Vị Bổ Thận Dương

Thành phần Hoài 72 mg Sơn thù 66 mg Mẫu đơn bì 48,75 mg Thục địa 78,75 mg Phụ tử 16,50 mg Trạch tả 48,75 mg Phục linh 48,75 mg Quế 16,50 mg Tá dược vừa đủ một viên.

Dạng thuốc và trình bày Hoàn cứng – hộp 1 chai 240 hoàn.

Công dụng Theo Tây y, thận là cơ quan bài tiết các chất cặn bả độc hại cho cơ thể, cũng như ổn định thành phần hóa học và tính chất của các dịch cơ thể. Y lý Đông phương cho rằng Thủy, Hỏa ( âm, dương) là 2 yếu tố căn bản của sự sống. Cơ thể con người được khỏe mạnh là do sự hài hòa của 2 yếu tố này. Danh y Hải Thượng Lãn Ông của Việt Nam đã vận dụng 2 phương thuốc bổ thận âm (Lục vị) và Bổ Thận Dương (Bát vị) mà chữa được bách bệnh. Bài Bổ Thận Dương (Bát Vị) dùng Phụ tử, Quế làm chủ và Lục vị Bổ thận âm làm nền tảng nên bài thuốc có đủ cả âm dương phối hợp điều hòa, thậm chí đầy đủ để chữa bệnh. Phụ tử có vị cay, ngọt, tính nhiệt. Phụ tử được coi là vị thuốc hồi dương, khử phong hoàn. Quế được dùng làm thuốc cấp cứu bệnh do hàn như tay chân lạnh, hôn mê, mạch chậm, đau bụng, trúng thực, tiêu hóa kém…. Thục đĩa có vị ngọt, mùi thơm, tính hơi ấm. Có tác dụng nuôi thận, dưỡng âm bổ thận, dùng chữa các chứng nóng âm ỉ, cơ thể yếu mệt, khó thở, bệnh đái tháo đường, kinh nguyệt không đều, bổ huyết, sinh tinh, làm cơ thể tráng kiện. Hoài sơn có vị ngọt, tính bình. Hoài sơn là một vị thuốc bổ, chữa các bệnh dạ dày – ruột, ăn uống kém tiêu, viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi. Đơn bì có vị, cay đắng, mùi thơm, tính bình, có tác dụng hạ sốt, mát máu, hoạt huyết, làm tan máu ứ và giảm đau. Trạch tả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, dùng chữa bệnh viêm thận, viêm bể thận, tiểu tiện khó, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Phục linh có vị ngọt nhạt, tính bình, dùng làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh,lợi tiểu, chữa phù thủng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, ăn kém, an thần, trấn tĩnh, chứa mất ngủ. Sơn thù có vị chua, tính bình, dùng trị phong hàn, tê thấp, đau đầu, đau lưng, mỏi gối, tai ù, thận suy, tiểu tiện nhiều lần, di tinh, rối loạn kinh nguyệt, mồ hôi trộm.

Chỉ định Dùng cho người thận yếu, váng đầu, đau lưng, ù tai, hay đi tiểu đêm, mồ hôi trộm. Hỗ trợ trong việc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Liều lượng và cách dùng: Uống 10 hoàn x 2 lần/ ngày.

Chống chỉ định Không dùng cho phụ nữ có thai, người bị cảm sốt mới phát, táo bón, trẻ em dưới 15 tuổi, Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng không mong muốn Chưa có báo cáo.

Bảo quản Ở nhiệt độ 20-35°C

Bồ Câu Ra Ràng: Vị Thuốc Bổ Tỳ, Tăng Cường Khí Huyết

Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục, từng gia đình có thể nuôi chim bồ câu để sử dụng.

Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), phân chim (cáp điểu phẩn) và trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non (ra ràng), dưới 1 tháng tuổi.

– Thịt chim: Chứa trên 22 % protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng, trong dân gian chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh.

– Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.

Ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non (ra ràng) 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày. Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc.

Trong đời sống thường ngày ta có thể hầm chim bồ câu với đỗ xanh, nếp hương, mộc nhĩ, và các da vị thông thường cho ta được món ăn ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho mọi lứa tuổi.

Theo: Soha

Công Dụng Của Một Số Vị Thuốc Đông Y Bổ Khí Thường Được Sử Dụng

Tác dụng chung của nhóm thuốc bổ khí

Công dụng chính của vị thuốc bổ khí chính là điều trị chứng suy nhược cơ thể do lao động quá sức, bổ sung khí huyết cho bệnh nhân mới ốm dậy có biểu hiện Ăn ngủ kém, sút cân. Nhóm thuốc bổ khí cũng có tác dụng an thần, điều trị chứng mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dưỡng tâm huyết

Đối với nữ giới, nhóm thuốc bổ khí còn có tác dụng điều trị thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong kinh rong huyết. Nhóm thuốc này cũng có tác dụng tốt đối với những bệnh nhân Ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, ỉa chảy mãn, viêm đại tràng mãn, viêm gan, viêm loét hành tá tràng. . .Bệnh nahan ho lâu ngày, hen xuyễn, viêm phế quản mãn, viêm cầu thận do lạnh (phong thuỷ) cũng sử dụng được loại thuốc này.

Để tăng cường hiệu quả điều trị, Bác sĩ thường sử dụng kết hợp với các thuốc bổ huyết để tăng cường tác dụng điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc bổ khí, bệnh nhân cũng cần kiêng kỵ khi bị cảm lạnh, cảm nắng…

Nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần ích trí, điều trị suy nhược cơ thể: mệt nhọc, ăn kém, sút cân. . .Chữa suy nhược cơ thể: hồi hộp mất ngủ, hoảng hốt sợ hãi. . . do huyết hư không dưỡng tâm. Chữa phế hư sinh ho xuyễn, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa. Nhân sâm thường được sử dụng độc vị ngậm, hãm, đun cách thuỷ. Có thể tẩm gừng làm bớt sôi bụng ỉa chảy

Vị thuốc Đông Y đẳng sâm có vị ngọt tính bình, bổ vào hai tạng phế, tỳ, đẳng sâm có tác dụng bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát được sử dụng cho những bệnh nhân mắc tỳ hư ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi. Chữa phế hư sinh ho, phiền khát. Chữa viêm thượng thận, chân phù đau, nước tiểu có anbumin,…

Hoài sơn có tác dụng bổ tỳ chỉ tả, dưỡng âm sinh tân, được dùng để điều trị tả lị lâu ngày, di tinh di niệu, khí hư bạch đới, hay những bệnh nhân bị ho, hen mãn, ho lao, hoài sơn cũng có tác dụng điều trị khát nước do âm hư, do đái đường.

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn về các vị thuốc bổ khí cũng như cách sử dụng các vị thuốc này sao cho có hiệu quả.

Ngọc Mai – chúng tôi