Vị Thuốc Bổ Huyết / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bồ Câu Ra Ràng: Vị Thuốc Bổ Tỳ, Tăng Cường Khí Huyết

Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục, từng gia đình có thể nuôi chim bồ câu để sử dụng.

Trong y học cổ truyền, chim bồ câu được dùng với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), phân chim (cáp điểu phẩn) và trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non (ra ràng), dưới 1 tháng tuổi.

– Thịt chim: Chứa trên 22 % protid, 1% lipid và các muối khoáng, có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa. Thịt chim câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng, trong dân gian chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh.

– Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói.

Ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Cách làm: Chim bồ câu non (ra ràng) 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày. Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc.

Trong đời sống thường ngày ta có thể hầm chim bồ câu với đỗ xanh, nếp hương, mộc nhĩ, và các da vị thông thường cho ta được món ăn ngon, bổ dưỡng, rất tốt cho mọi lứa tuổi.

Theo: Soha

Dạ Dày Heo Món Ăn Vị Thuốc Bổ Tỳ Vị

dạ dầy heo

Theo y học cổ truyền, dạ dày lợn có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, ích vị, trừ thấp… chữa chứng tỳ vị hư nhược, thiếu máu, vàng da thấp nhiệt, đái đường, rối loạn tiểu tiện, di tinh, sa tử cung, trẻ em suy dinh dưỡng, nhiều mồ hôi.

Dạ dày lợn hầm tiêu xanh: Dạ dày lợn mới lớn, cà rốt, khoai tây, tiêu xanh, gừng, hoa hồi, tỏi, hành lá, dầu ăn, mắm, muối gia vị vừa đủ hầm ăn tuần vài lần. Các vị phối hợp thành món ăn chữa bệnh, giúp trị chứng tỳ vị hư hàn, bụng đầy đau hay tiêu lỏng, nôn mửa, viêm dạ dày ruột, đi cầu phân sống do khí hư hạ hảm đều tốt.

Dạ dày heo hầm hạt sen: Dạ dày heo, hạt sen, gừng, hành lá, mắm, muối gia vị vừa đủ hầm ăn. Các vị phối hợp thành món ngon bổ tác dụng trị các chứng ăn ngủ kém, hay bị tiêu chảy, viêm dạ dày ruột, di tinh mộng tinh, suy nhược dùng đều tốt.

Dạ dày heo kho dưa cải, trứng chim cút: Dạ dày heo, dưa cải, trứng cút, hành tím, tỏi, ớt, tiêu gia vị vừa đủ kho ăn. Các vị phối hợp thành món ngon bổ ích tỳ, lợi tiêu hóa, dùng rất thích hợp tỳ vị hư ăn kém, hay rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mãn, nhiều mồ hôi, suy nhược, thiếu máu do tỳ vị hư đều tốt.

Dạ dày heo xào nấm đông cô: Dạ dày heo, nấm đông, cà rốt, hành tây, hành lá, mắm, muối, đường, tiêu gia vị vừa đủ xào ăn. Các vị phối hợp có tác dụng bổ tỳ thận, ích khí, lợi ngũ tạng, giúp trị chứng tỳ vị hư, đầy bụng, nôn ói, kiết lỵ, vàng da viêm gan thấp nhiệt, tiểu đường, tiêu chảy, sa dạ dày nội tàng, rối loạn tiểu tiện đều dùng tốt.

Dạ dày heo xào nấm tỏi: Bao tử heo, nấm mèo, nấm rơm, hành tây, cần tây, dứa, kiệu muối chua, hành lá, mắm, muối, đường tiêu gia vị vừa đủ xào ăn. Các vị phối hợp thành món ngon có tác dụng bổ tỳ, tiêu trệ, thanh thấp nhiệt, giúp trị chứng bụng đầy ăn kém, vàng da thấp nhiệt, đau tức ngực thượng vị do huyết ứ khí trệ.

Dạ dày heo xào dưa chua: Dạ dày heo, dưa chua, cà chua, thì là, tỏi, hành ngò, dầu ăn, mắm, muối gia vị vừa đủ xào ăn. Các vị phối hợp có tác dụng bổ tỳ vị, thanh thấp nhiệt, giúp trị chứng miệng lợi sưng lở, viêm đại tràng, viêm gan vàng da, đau thượng vị miệng đắng, các chứng đau do nhiệt tích trệ.

Dạ dày heo xào cần tỏi: Dạ dày heo, cần tây, cà rốt, nấm hương, thì là, tỏi, hành ngò, dầu ăn, mắm, muối gia vị vừa đủ xào ăn. Đây là món ngon tác dụng bổ tỳ thận thanh thấp nhiệt trị chứng ăn kém bụng đầy chậm riêu, tiểu đường, huyết áp, thiếu máu.

chúng tôi Chia sẻ

Tác giả Lương Y Minh Phúc/KH&ĐS

Bạch Truật Vị Thuốc Bổ Khí

Bạch Truật (Radix Atractyloidis macrocephalae), là rễ của cây bạch truật (Atractyloides macrocephala Koidz.), họ cúc (Asteraceae), có nguồn gốc từ Trung Quốc, được di thực vào Việt Nam, có ở vùng núi và trung du phía Bắc nước ta.

Bạch truật là vị thuốc được Đông y sử dụng từ lâu đời. Trước khi sử dụng có thể sao vàng, sao cám, sao cháy, sao đất, chích mật ong… Về mặt hoá học, rễ bạch truật có tinh dầu, chủ yếu là atractylon, acetoxy atractylon, hydroxy atractylon…; các dẫn chất lacton như atractylolid I, II, III.

Về mặt sinh học, nước sắc bạch truật có tác dụng chống loét dạ dày, làm giảm dịch vị, nhưng không giảm độ acid tự do của dịch vị, chống viêm, giảm đau, hạ đường huyết và bảo vệ gan, lợi tiểu. Bạch truật còn có tác dụng làm hạ lượng bạch cầu khi bị tăng cao, chống đông máu và ức chế một số nấm thường gặp ngoài da. Tinh dầu bạch truật có tác dụng trấn tĩnh.

Bạch Truật Vị Thuốc Bổ Khí:

Bạch truật là vị thuốc bổ khí, có tên khoa học: Rhizoma Atractylodes Macrocephalae, tức bộ phận thân, rễ đã phơi hay sấy khô của cây bạch truật. Bạch truật còn nhiều tên gọi khác nhau như ư truật, đông truật, triết truật…

Theo Đông y thì bạch truật có vị ngọt đắng, tính ôn, hơi cay, đi vào các kinh tỳ và vị nên dùng trong kiện tỳ rất tốt. Thuốc có tác dụng bổ nhiều hơn tán.

Bụng đau, đầy trướng, buồn nôn, tiêu chảy: bạch truật (sao cám), hậu phác, trần bì, đại phúc bì, tử tô, bạch chỉ, bạch linh, bán hạ (chế), cát cánh, cam thảo mỗi vị 8g; hoắc hương 12g. Tất cả tán thành bột mịn, chia làm 2-3 lần uống với nước gừng tươi trong ngày, trước bữa ăn. Uống liền vài ba thang đến khi hết các triệu chứng.

Kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy yếu: bạch truật, hoàng kỳ, phục thần, hắc táo nhân mỗi vị 12g; đảng sâm, mộc hương mỗi vị 6g; đương quy, cam thảo, viễn chí mỗi vị 4g. Sắc uống, ngày 1 thang, chia 3 lần, sau bữa ăn từ 1,5 đến 2 tiếng. Uống liền 3 – 4 tuần lễ.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng!

Địa Chỉ Bán Bạch Truật Uy Tín:

Siêu Thị Trà Việt Phân Phối Bạch Truật Nguyên Chất

Uy Tín – Chất Lượng – Ship COD Toàn Quốc

Những Vị Thuốc Đông Y Trị Huyết Áp Thấp Bạn Nên Biết

Nhân sâm là vị thuốc quý, có nhiều công dụng chữa bệnh với hàm lượng dinh dưỡng, vi chất dồi dào có trong nó. Nhân sâm có tác dụng bồi bổ máu, tạo máu và tăng cương lưu thông máu, các axit nitric có trong nhân sâm có tác dụng giảm các triệu chứng của huyết áp thấp, nhanh chóng làm giảm các cơn đau đầu, hoa mắt. Bên cạnh đó, nhân sâm còn giúp tăng cường sinh lực, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ ngon, khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy, nhắc đến thuốc trị huyết áp thấp không thể thiếu nhân sâm được.

Nghệ là vị thuốc điều trịh huyết áp thấp không nên bỏ qua. Bởi trong nghệ có chứa chất kháng viêm, có tác dụng ổn định tỷ lệ trao đổi chất, kháng viêm giúp ổn định huyết áp. Hơn nữa trong nghệ có chất cucurmin có tác dụng bổ máu, tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bệnh nhân huyết áp thấp có thể sử dụng ly sữa ấm pha thêm bột nghệ hoặc uống ly nước tinh bột nghệ vào mỗi tối trước khi đi ngủ không những cải thiện bệnh huyết áp thấp mà còn đẹp da, tốt cho sức khỏe.

Quế chính là vị thuốc điều trị huyết áp thấp hiệu quả, với lượng sắt, mangan, canxi có trong quế, giúp tăng cường lưu thông máu, kháng viêm, tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn có thể cho quế vào nước sôi, hãm chừng 5 phút thì có thể dùng được. Các tinh chất có trong quế có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp ổn định huyết áp, giúp tinh thần thư thái, mang đến giấc ngủ ngon cho bệnh nhân bị tụt huyết áp.

Gừng – thuốc Đông y trị huyết áp thấp rất sẵn có

Một ly trà gừng vào buổi sáng chính là bài thuốc đơn giản cho những bệnh nhân huyết áp thấp. Các chất có trong gừng có tác dụng tăng cường quá trình lưu thông máu, giãn nở mạch máu.

Tỏi không những là gia vị nhà bếp thông dụng, giúp món ăn thơm ngon hơn mà còn có tác dụng điều trị bệnh huyết áp thấp. Tăng cường ăn tỏi trong thực đơn mỗi ngày có tác dụng làm giãn nở mạch máu, lưu thông máu, điều trị các chứng tắc nghẽn mạch hiệu quả.

Các vị thuốc điều trị huyết áp thấp đơn giản này có tác dụng hiệu quả, lành tính, an toàn, hy vọng sẽ giúp bệnh nhân huyết áp thấp sớm khỏi bệnh.