Vị Thuốc Bắc Trị Ho / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bột Thuốc Bắc 24 Vị

“Thuốc bắc trắng da” được ưa chuộng bởi không chỉ thúc đẩy khí huyết lưu thông, tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho da mà còn giúp da trắng sáng, săn chắc, mịn màng, trị nhám, tàn nhang…

Thành phần 24 vị thuốc bắc gồm :

Nguyên liệu:

4 thìa sữa chua không đường

2 thìa bột thuốc bắc.

Thành phần sữa chua không đường trong công thức thuốc bắc trắng da

Cách làm:

Cách làm vô cùng đơn giản bạn chỉ cần trộn đều hỗn hợp cho sánh mịn sau đó chỉ việc đắp lên mặt thôi. Đắp trong vòng 20 p cho dưỡng chất ngấm vào da, sau đó rửa sạch mặt bằng nước ấm.

Sau khi rửa sạch mặt bạn sẽ cảm thấy da sáng mịn, lâu ngày sẽ có một làn da đẹp, sáng trắng bất ngờ.

Lưu ý: Đối với da dầu bạn có thể đắp 2 lần/tuần, da khô thì chỉ cần 1 lần/tuần là đủ.

Mặt nạ thuốc bắc làm trắng da và cải thiện làn da mụn

Các loại vitamin chiết xuất từ thiên nhiên có trong thuốc bắc sẽ có tác dụng hoạt huyết, chống viêm, làm sạch mịn da.

Ngoài ra, thuốc bắc còn có tác dụng giảm thâm nám, giảm sắc tố đen, giúp da mềm mại, mịn màng, săn chắc một cách hiệu quả.

CÁCH 2: THUỐC BẮC VỚI SỮA NON

Cách làm: Bạn chỉ cần trộn nhuyễn hỗn hợp với tỉ lệ 1:3 (1 thìa thuốc bắc, 3 thìa sữa non), đắp lên mặt trong vòng 30p sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Công dụng: Thuốc bắc có tác dụng làm mềm mịn, giảm thiểu các vết thâm nám, ngăn ngừa lão hóa đồng thời giảm sắc tố đen cho da mềm mại săn chắc. Còn sữa non thì lại có tác dụng tăng hiệu quả làm trắng tối ưu, cung cấp độ ẩm cho da, giúp da sáng mịn đều màu.

Lưu ý:

Không cần đắp mặt mỗi ngày, 1 tuần bạn chỉ cần đắp 2-3 lần Bạn nên mua sữa non tại cửa hàng uy tín, để đảm bảo chất lượng và an toàn khi sử dụng. Mặt nạ thuốc bắc trắng da được tin dùng là nhờ khả năng trị mụn và làm trắng da của mật ong

CÁCH 3 – BỘT THUỐC BẮC 24 VỊ VỚI MẬT ONG

Mặt nạ thuốc bắc trắng da được tin dùng là nhờ khả năng trị mụn và làm trắng da của mật ong

Cách làm:

Ngoài sữa non và sữa không đường bạn có thể sử dụng bột thuốc bắc trắng da kết hợp cùng với mật ong. Bởi vì mật ong hơi đặc nên bạn trộn theo tỉ lệ 1:1 ( 1 thìa thuốc bắc, 1 thìa mật ong), nếu vẫn thấy hơi đặc bạn cho thêm 1 thìa sữa không đường.

Công dụng: Giảm mụn, da mịn màng, hồng hào, làm cho da khỏe hơn. Ngoài ra mật ong còn trị viêm da do mụn và có công dụng tẩy tế bào chết.

Lưu ý: Để hiệu quả nhất bạn đắp 2-3 lần/ tuần, mỗi lần 30 p để dưỡng chất ngấm vào da. Sau một tháng sử dụng mặt nạ thuốc bắc trắng da, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả, làn da bạn sẽ trở nên trắng hồng tự nhiên, cải thiện vấn đề nám hay tàn nhang một cách đáng kể.

– Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

– Không chất bảo quản, hương liệu

– Hoàn tiền NGAY nếu không ưng ý về sản phẩm

– Kiểm tra hàng trước khi thanh toán

– Giao hàng tại nhà toàn quốc

THẢO DƯỢC TÂM AN – AN TOÀN SỬ DỤNG

GIAO HÀNG TOÀN QUỐC:

Hotline: 0938 443 129

Mua sỉ (24/7): 0386.435.299

Email: thaoduoctaman3979@gmail.com

Website: thaoduoctaman.org

【Phải Biết】Các Vị Thuốc Bắc Hầm Gà

Các vị thuốc bắc hầm gà bổ dưỡng. Món gà hầm là món có tính mát, khi kết hợp với các vị thuốc bắc hầm gà thì lại càng dinh dưỡng hơn nữa. Đây là món ăn vừa ngon vừa bổ cho mọi người. Cũng là món ăn rất được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới.

2. Hoàng kỳ: Bổ khí, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng3. Đương quy: tính ấm, vị ngọt, cay. Công dụng: bổ huyết điều kinh, hoạt huyết chỉ thống, nhuận trường thông tiện

4. Thục địa: tính hơi ấm, vị ngọt. Công dụng: bổ huyết tư âm, ích tinh. tính bình, vị ngọt. Công dụng: ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận, cố tinh.5. Kỷ tử: tính bình, vị ngọt. Công dụng: bổ gan thận, sáng mắt.7. Ý dĩ nhân: tính hơi hàn, vị ngọt nhạt. Công dụng: lợi niệu thẩm thấp, kiện tỳ8. Liên nhục (Hạt sen): tính bình, vị ngọt. Công dụng: ích thận cố tinh, bổ tỳ, chỉ tả, chỉ đới, dưỡng tâm.9. Đại táo 5 trái: tính ấm, vị ngọt. Công dụng: bổ trung ích khí, dưỡng huyết an thần, hòa hoãn tính dược 6. Hoài sơn :

Tác dụng của món gà hầm với các vị thuốc bắc hầm gà

Gà hầm thuốc Bắc là món ăn rất bổ dưỡng. Rất thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể. Hay phụ nữ có thai và sau khi sinh, người mới khi ốm nặng, người già.

Ngoài ra, món ăn này cũng đáp ứng nhu cầu dưỡng sinh. bồi bổ tăng cường sức khỏe của mọi người.

– 1-2 con gà ác hoặc 300-500 thịt gà.

* Gà rửa sạch* Cho gà và thang thuốc vào nồi áp suất. Đổ nước vừa phải rồi hầm trong 30 phút. Hoặc cũng có thể hầm cách thủy. Bằng cách đặt nồi gà vào một nồi nước sôi lớn hơn, hầm cách thủy khoảng 1 – 1,5 giờ.* Gia vị: Thịt gà và các vị thuốc bắc hầm gà vốn có vị ngọt và thơm. Khi ăn, có thể chấm thịt gà với muối tiêu chanh sẽ đậm đà hơn.

– Trứng vịt lộn hầm thuốc bắc

– Chim bồ câu hầm thuốc bắc

Cùng Nấu Món Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Mềm Nhừ, Đậm Vị Thuốc Bắc

Nội dung bài viết

Chân giò hầm thuốc bắc – món ăn tốt cho sức khỏe

Chân giò hầm thuốc bắc là một món ăn không mới song có sức sống rất lâu bền. Món ăn này được sử dụng trong các bữa ăn gia đình, được nhiều nhà hàng sử dụng làm món nhậu trên bàn tiệc, trong những dịp tụ tập bạn bè, liên hoan. Không chỉ ngon, chân giò hầm thuốc bắc là một loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là dành cho người ốm cần hồi phục sức khỏe.

Thịt chân giò nửa nạc nửa mỡ, có phần bì giòn giòn được hầm nhừ cũng lá ngải và vị thuốc bắc, mang đến một tổng thể món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Thuốc bắc, lá ngải đã loại bỏ hoàn toàn vị hôi, tanh của thịt sống, lại có tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe người dùng. Chỉ với nguyên liệu đơn giản, thêm một chút tỉ mỉ, khéo léo, bạn đã có thể chế biến chân giò hầm thuốc bắc cho cả gia đình thưởng thức.

Để làm món chân giò hầm thuốc bắc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây:

1 chiếc chân giò lợn, khối lượng dao động từ 1-1.5kg

1 gói nguyên liệu thuốc Bắc

100g nấm hương

1 củ cà rốt size nhỏ

1 quả dừa xiêm

Một số loại rau thơm như mùi tàu, mùi ta, hành lá

Các loại gia vị chuyên dụng khác như bột canh, hạt nêm, hạt tiêu,…

Cách làm chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: chuẩn bị và sơ chế chân giò

Để làm được món ăn này, hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Về khối lượng tùy thuộc vào số người ăn, những nguyên liệu bạn yêu thích có thể tăng giảm thêm một chút tùy thích.

Đầu tiên, tiến hành sơ chế chân giò lần lượt như sau:

Chân giò sau khi mua về rửa sạch. Có thể sử dụng nước muối loãng để khử sạch mùi hôi. Đặc biệt chú ý phần móng giò phải làm thật sạch.

Sử dụng rơm khô để nướng sơ qua phần chân giò trước khi chế biến. Đây là bước có thể có hoặc không, tùy theo điều kiện của bạn.

Chặt phần móng giò thành các miếng vừa ăn. Lưu ý bạn chỉ chặt phần móng, giữ nguyên phần bắp thịt để món ăn đẹp mắt, hấp dẫn hơn.

Cuối cùng, trần cả phần móng và bắp thịt trong nước sôi từ 1-2 phút để chín sơ, loại bỏ lần cuối những vi khuẩn, mùi hôi, tanh. Rửa sạch chân giò với nước lạnh, để riêng và chờ ráo nước.

Nêm nếm phần chân giò hầm với bột nêm, bột canh, chờ trong vòng 30 phút để ngấm gia vị.

Sơ chế chân giò là một công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng món ăn. Vì vậy, việc sơ chế đòi hỏi ở người nấu sự kiên trì, tỉ mỉ, làm nhiều lần để khử sạch mùi hôi của chân giò trước khi hầm cùng thuốc bắc.

Chân giò càng sạch thì món ăn càng thơm ngon và bổ dưỡng.

Bước 2: sơ chế các nguyên liệu khác

Trong quá trình chờ đợi, bạn tiếp tục sơ chế các nguyên liệu khác:

Cà rốt nạo vỏ, cắt thành từng khoanh tròn mỏng.

Ngâm nấm với nước nóng khoảng 15 phút. Khi nấm đã mềm thì vớt ra, rửa sạch.

Gia vị thuốc bắc chỉ cần rửa qua một lần với nước, cũng chờ ráo.

Các loại rau thơm bỏ gốc, nhặt qua những lá úa, rửa sạch với nước và cắt nhỏ.

Bước 3: hầm chân giò thuốc bắc

Sau khi các nguyên liệu đã sẵn sàng, công đoạn chế biến chân giò hầm thuốc bắc được bắt đầu:

Sử dụng nồi hầm chuyên dụng để món ăn nhanh nhừ hơn. Đầu tiên cho gói gia vị thuốc bắc.

Đổ thêm nước dừa xiêm và 150ml nước lọc vào nồi. Đun sôi.

Khi nước trong nồi chuyển dần màu đỏ nâu, bạn cho phần móng giò và thịt chân giò vào và bắt đầu hầm.

Hầm chân giò với thuốc bắc trong vòng 30-45 phút tùy từng loại nồi. Lưu ý, bạn nên kiểm tra thường xuyên, khi nào thịt nhừ, chín thì cho thêm nấm hương, cà rốt. Khi cả 2 nguyên liệu này chín thì tắt bếp. Không nên hầm quá lâu sẽ khiến thịt chân giò bị nát, mất ngon.

Bạn có thể lựa chọn hầm chân giò bằng nồi áp suất, nồi cơm điện hoặc nồi nấu thông thường tùy theo điều kiện. Tuy nhiên, hầm bằng nồi chuyên dụng là cách làm tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian lại có được món ăn hoàn hảo.

Bước 4: hoàn thành và thưởng thức

Múc chân giò ra bát và cho thêm rau thơm, hạt tiêu tùy thích. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng. Món ăn này nên sử dụng khi còn nóng, ăn kèm cơm hoặc bún.

Yêu cầu của món chân giò hầm thuốc bắc sau khi hoàn thành

Sau khi hoàn thành các bước trong quy trình chế biến, hãy tham khảo ngay những tiêu chí sau đây để đánh giá món ăn của mình:

Thịt chân giò có hình dáng đẹp mắt, không bị nát, phần bì không bị vỡ.

Phần nước dùng thật trong, hạn chế tối đa váng mỡ để không gây cảm giác quá ngán khi thưởng thức.

Về hương vị, món ăn phải có vị ngọt của thịt đã được hầm nhừ, vị thơm bùi của nấm hương kết hợp cùng các nguyên liệu trong gói hầm thuốc bắc.

Khi ăn, miếng thịt được hầm nhừ tan dần trong miệng, gia vị được nêm nếm vừa vặn, đủ ăn. Vị thuốc bắc như ngấm vào từng thớ thịt, có sự hòa quyện tuyệt vời.

Công dụng của món chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc còn xứng đáng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe có 1-0-2. Những công dụng đó là gì?

Chân giò với thuốc bắc là một sáng tạo tuyệt vời giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.

Chân giò có tác dụng bổ huyết và vitamin A, B. Ăn cho giò trong thời gian phục hồi sau bệnh giúp bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược thần kinh, tốt cho sức khỏe.

Trong chân giò còn chứa các chất keo để hỗ trợ xương khớp, hạn chế tối đa quá trình lão hóa da, chống oxy hóa.

Thuốc bắc là một loại dược phẩm được sử dụng rất phổ biến với nhiều công dụng khác nhau, tốt cho sức khỏe.

Một số lưu ý để món chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, thơm ngon

Cùng ReviewAZ lưu lại một số lưu ý sau đây có nấu chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, thơm ngon nhất:

Đặc biệt lưu ý trong quá trình chọn mua chân giò. Ưu tiên nguyên liệu có kích thước vừa đủ, không quá nhỏ cũng không quá lớn.

Chân giò sau khi mua về phải được làm sạch để khử hết mùi hôi, tanh của thịt sống, đảm bảo nước dùng thật trong, không bị ám mùi.

Sử dụng một lượng vừa đủ gia vị hầm thuốc bắc để không gây mùi nồng, vị đắng.

Tên 108 Vị Thuốc Bắc Trong Y Học Cổ Truyền

Thuốc Bắc là cách gọi ở Việt Nam đối với các loại thuốc được sử dụng trong Đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt với thuốc Nam là thuốc theo Y học Cổ truyền Việt Nam.

Hầu hết các vị thuốc bắc thường được bào chế dưới dạng các thảo dược đã qua xử lý phần thừa, làm sạch và sấy khô. Một số vị thuốc có thể thích hợp dùng ở dạng tươi như nhân sâm. Hoặc tùy thuộc vào bài thuốc, có thể bổ sung các thành phần từ động vật như vây cá mập, cá ngựa ngâm rượu, rượu tắc kè, các loại cao…

Người ta hay nói có 108 vị thuốc Bắc, nhưng con số này không chính xác. Trung Hoa dược điển của Trung Quốc cho biết có tới vài trăm vị. Các vị thuốc bắc được nghiên cứu từ các thảo dược, ứng dụng trong điều trị bệnh với rất nhiều công dụng. Nắm được ý nghĩa của tên gọi sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong tra cứu thông tin và trong điều trị bệnh.

Cách phân loại 108 vị thuốc bắc

Thuốc Bắc có rất nhiều vị. Để thuận tiện cho việc sử dụng và bào chế, dựa trên các đặc điểm khác nhau trong thành phần hóa học, dược tính, công dụng, người ta chia các vị thuốc bắc làm các nhóm như:

Theo vị: Thông thường, trong Đông y, có 5 nhóm thuốc tương ứng với các vị khác nhau như cay – mặn – ngọt – đắng – chua.

Theo tính: Thuốc bắc có 5 tính cơ bản là tính Hàn (lạnh), tính lương (mát), tính ôn (ấm), tính bình (ổn định).

Phân theo nguyên liệu có ba loại: thực vật, động vật, khác. Người làm thuốc Bắc có thể khai thác các phần khác nhau của một loài thực vật như: rễ, củ, thân, vỏ (vỏ rễ, vỏ thân, vỏ quả, vỏ củ…), lá, hoa, quả, hạt), các bộ phận cơ thể động vật như: xương, da, thịt, mỡ, nội tạng, (thậm chí cả sừng, vây, móng, lông… của chúng), một số loại khoáng chất và tinh thể như hoàng thổ, thạch tín, băng phiến,… làm thuốc Bắc.

Cách đặt tên các vị thuốc bắc phổ biến

Thông qua các cách đặt tên thuốc, bạn có thể nắm bắt được phần nào công dụng và đặc điểm của các vị thuốc đó:

Dựa theo công dụng của thuốc: Một số vị thuốc có tên Hán – Việt thường đại diện cho tác dụng của chính nó như Phòng phong (tránh gió, trừ ngoại tà), Ích mẫu (điều trị các bệnh phụ nữ), Tục đoạn (nối các đoạn đứt gãy, dùng trong chữa bệnh gân cốt, xương khớp).

Dựa theo hình dạng: Các vị thuốc được đặt tên theo hình dạng có thể kể đến như Nhân sâm (loại củ có rễ gần giống hình người), Thái tử sâm (loại sâm nhỏ, củ mập mạp trông giống trẻ nhỏ), Ô đầu (loại thuốc giống đầu con quạ), Ngưu tất (loại thuốc có hình dạng giống đầu gối con trâu)…

Dựa theo màu sắc: Hồng hoa (loại hoa màu hồng), Tử thảo (cỏ tím), Bạch truật (củ màu trắng…)

Dựa theo tính vị: Vị thuốc đông y có 5 vị khác nhau nên dựa theo đó có thể kết hợp để đặt tên cho thuốc như Cam thảo (cỏ vị ngọt), Khổ sâm (củ sâm có vị đắng), Đinh hương (loại cỏ thơm)…

Dựa theo đặc điểm sinh học: Đông trùng hạ thảo (mùa đông giống ấu trùng, mùa hạ giống cây), Hạ khô thảo (loại cổ khô héo vào mùa hạ), Kim ngân (chỉ thảo dược có thể sống giữa sự khắc nghiệt của mùa đông)…

108 vị thuốc bắc phổ biến thường dùng

Dân gian Việt Nam có bài thơ về các loại thuốc Bắc.thường hay sử dụng

Danh sách tên các vị thuốc bắc bản không đầy đủ

Khi sử dụng các vị thuốc bắc nên kiêng gì?

Nếu muốn các vị thuốc bắc phát huy tác dụng cao, người bệnh cần kiêng những điều sau đây:

Khi sử dụng các loại thuốc bắc giải cảm, cần kiêng ăn các thực phẩm mặn, chua vì có thể gây phản tác dụng. Nếu trong thuốc có chứa mật ong thì cầm kiêng ăn hành để tránh làm giảm tác dụng và vị thơm, ngọt của thuốc.

Nếu uống thuốc giải độc, thanh nhiệt, điều trị các chứng bệnh dị ứng, mề đay thì cần kiêng ăn hải sản (cua, sò, cá biển, tôm…), không ăn lòng trắng trứng, nhộng… Vì chúng có thể làm triệu chứng tăng nặng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Dùng thuốc bắc an thần thì cần tránh xa các thực phẩm, chất có vị cay, nóng (hạt tiêu, ớt, mù tạt), chất kích thích, đồ uống có cồn, thịt chó…

Sử dụng thuốc tân ôn giải biểu, trừ hàn, thuốc điều hòa khí huyết cần kiêng ăn các thực phẩm tanh, lanh như ốc, cua, ba ba, mùng tơi, rau dền, thịt trâu… Vì có thể làm cản trở việc giải hàn tà.

Thuốc trị dạ dày, kích thích tiêu hoá, tiêu thực, kiện tỳ cần tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, tràng vị hấp thụ kém.

Thuốc trừ đàm, bổ phế, thanh phế khi uống cần kiêng ăn chuối tiêu vì dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Các loại thuốc bổ khi sử dụng không nên ăn hoa quả, rau có tính lợ tiểu (đậu xanh, giá đỗ, cả bẹ…). Những thực phẩm này có thể thải trừ thuốc, giảm hiệu quả.

Khi dùng thuốc bắc chống nôn, người bệnh không nên ăn các thực phẩm lạnh, tanh hoặc tươi sống. Nếu uống thuốc xong nhưng vẫn có triệu chứng nôn, có thể lấy mấy nhánh gừng sống, rửa sạch, giã nát, vắt nước cốt và đun sôi. Uống khi còn ấm để giảm nôn.

Ngoài ra, khi uống thuốc bắc cũng không nên uống nước trà, sữa, trừ những bài thuốc dùng trà làm vị. Bởi chúng có thể cản trở cơ thể hấp thụ thuốc.

Lưu ý khi dùng các vị thuốc bắc

Nhiều người cho rằng thuốc Bắc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, nên không có tác dụng phụ. Điều này dẫn đến các cách sử dụng thuốc Bắc sai lầm như dùng quá liều quá lâu, phối hợp các vị thuốc không theo tỷ lệ hợp lý. Thực tế mỗi vị thuốc đều có thể tác động tới nhiều cơ quan. Trong quá trình điều trị bệnh phát sinh ở một cơ quan này, thuốc đồng thời gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở cơ quan khác.

Tuy nhiên Theo các chuyên gia y học cổ truyền các vị thuốc trong phương thuốc Đông y không phải kết với nhau một cách tùy tiện theo kiểu chất đống. Mà sự phối hợp này luôn tuân theo quy tắc, trật tự nghiêm ngặt có chủ, có thứ, có chính, có phụ. Tương ứng với đó là quân, thần, tá, sứ.

Tá dược: Là vị thuốc bổ trợ cho quân dược và thần dược, có tác dụng điều trị các triệu chứng phụ của bệnh.

Chính vì vậy mà một bài thuốc trong đông y rất ít hoặc là gần như không có tác dụng phụ.