Vị Thuốc Bắc Hoài Sơn / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Hoài Sơn, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Hoài Sơn

Nói chuyện với thầy thuốc

Tên khác:

Hoài sơn, Sơn dược, Củ mài, Thự dự

Tên dược: Rhizoma Dioscoreae.

Tên thực vật: Dioscorea opposita Thunb.

Tiếng trung: 山药、淮山、薯蓣

Cây Hoài sơn

(Mô tả, hình ảnh cây Hoài sơn, phân bố, thu hái, thành phần hóa học, tác dụng dược lý…)

Mô tả:

Dây leo quấn; thân nhẵn, hơi có góc cạnh, màu đỏ hồng, thường mang những củ nhỏ ở nách lá (dái mài). Rễ củ đơn độc hoặc từng đôi, ăn sâu vào đất đến hàng m, hơi phình ở phía gốc, vỏ ngoài có màu nâu xám, thịt mềm màu trắng. Lá mọc so le hay mọc đối, hình tim, đôi khi hình mũi tên, không lông, dài 10cm, rộng 8cm, nhẵn, chóp nhọn, có 5-7 gân gốc. Cụm hoa đơn tính gồm các bông khúc khuỷu, dài 40cm, mang 20-40 hoa nhỏ màu vàng; hoa đực có 6 nhị. Quả nang có 3 cánh rộng 2cm. Hạt có cánh mào

Phân bố:

Cây mọc ở nhiều nước châu Á, ở trung quốc có nhiều ở Hà nam, Thiểm Tây, sơn đông, Sơn tây ..

Ở Việt Nam cây Mọc hoang ở khắp những vùng rừng núi. Trước đây, giữa các vụ thu hoạch nhân dân vẫn đi đào củ mài để ăn chống đói. Nhiều nhất tại các tỉnh Hà Bắc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Hiện nay ta đã bắt đầu trồng củ mài để chế hoài sơn vì nếu chỉ trông vào cây mọc hoang thì công đi tìm đào rất cao.

Thu hái chế biến:

Mùa đào củ mài tốt nhất vào thu đông và đầu xuân (từ tháng 10-11 đến tháng 3-4). Muốn có hoài sơn phải chế như sau:

Củ mài đào về, rửa sạch đất, gọt vỏ rồi cho vào lò sấy trong 2 ngày hai đêm, lấy ra phơi khô là được. Nhưng nếu muốn có hình dáng đẹp dùng cho xuất khẩu cần chế biến phức tạp hơn.

Củ mài sau khi đào về phải chế biến ngay trong vòng 3 ngày nếu không sẽ hỏng. Việc chế biến gồm có 3 giai đoạn:

– Sấy diêm sinh lần thứ nhất.

Sau khi gọt vỏ đem xông diêm sinh (110kg củ mài phải dùng 2kg diêm sinh). Trong lò sấy xếp củ mài thành hình cũi lợn để cho các củ đều hưởng được hơi diêm sinh. Sau khi sấy 2 ngày 2 đêm, cần ủ lại một đêm, rồi phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho khô. Đem ngâm nước lã 2 ngày 2 đêm rồi rửa sạch và phơi nắng cho khô.

– Sấy diêm sinh lần thứ hai:

Lại xếp hoài sơn vào lò như lần trước rồi đốt diêm sinh trong 1 ngày 1 đêm (100kg củ mài phải dùng 1kg diêm sinh). Khi nào củ mài mềm như chuối là được. Nếu chưa mềm cần sấy diêm sinh lại. Sấy xong ủ trong vại, đậy vại bằng bao tải có nhúng nước. Đợi một ngày 1 đêm, đem ra sửa chữa củ mài cho đều đặn rồì đặt lên ván mà lăn. Lăn đến khi hai đầu củ mài lõm vào. Đem phơi nắng nhỏ hoặc sấy nhẹ cho hơi khô, sửa lại lần nữa cho miếng củ mài thật đẹp rổi lại lăn lần nữa cho nhẵn bóng và phơi thật khô. Nhúng nhanh vào nuớc lấy ra dùng giấy ráp đánh cho bóng.

– Sấy diêm sinh lần thứ ba:

Trước khi đóng hòm lại sấy diêm sinh lần nữa. Cứ 100kg củ mài lần này chỉ dùng 200g diêm sinh. Sấy trong 1 ngày 1 đêm. Khi đóng hòm cần phải phân loại ra nhiều hạng. Hạng nhất: 4 khúc hoài sơn nặng 0,500kg. Hạng hai phải 6 khúc. Hạng ba tám khúc, hạng bốn 10 khhúc, hạng năm 12 khúc và hạng sáu 14 khúc nặng nửa kilôgam.

Thành phần hoá học:

Ngoài tinh bột ra trong hoài sơn các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lấy ra chất muxin là một loại protit nhớt, allantoin, axit amin, acginin và cholin. Ngoài ra còn có mantaza là mem tiêu hóa mantoza. về mặt thực phẩm, trong củ mài có chừng 63,25% chất bột, 0,45% chất béo, 6,75% chất protit. Gần đây người ta có tìm thấy trong một số giống Dioscorea chất saponin có nhân sterol

Tác dụng dược lý

Chất muxin hòa tan trong nước; trong điều kiện axit loãng và nhiệt độ phân giải thành chất protit và hydrat cacbon. Có tính chất bổ.

Ở nhiệt độ 45-55°C khả năng thủy phân chất đường của men trong hoài sơn rất cao, trong axit loãng trong 3 giờ có thể tiêu hóa 5 lần trọng lượng đường.

Vị thuốc của Hoài sơn

(Công dụng, liều dùng, tính vị, quy kinh …)

Tính vị:

Vị ngọt, tính ôn.

Qui kinh:

Thái âm tỳ, Thái âm phế và Thiếu âm thận.

Công Dụng:

Bổ tỳ vị, phế và thận.

Liều dùng:

lượng thường dùng từ 10-30g; 6-10 (dạng bột).

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Hoài sơn

Tỳ và vị kém biểu hiện như kém ăn, ỉa chảy và mệt mỏi:

Dùng phối hợp với nhân sâm, bạch truật và phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật hoàn.

Thấp nặng do tỳ kém biểu hiện như khí hư hơi đục (trắng) và loãng và mệt mỏi:

Dùng phối hợp Hoài sơn với bạch truật, phục linh và khiếm thực.

Do thận kém biểu hiện như khí hư và Đau lưng dưới:

Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và thỏ ti tử.

Thấp nặng chuyển thành nhiệt biểu hiện như khí hư vàng:

Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng bá và xa tiền tử.

Ðái tháo đường

biểu hiện như rất khát, uống nhiều, ăn nhiều, đi tiểu nhiều và mệt mỏi: Dùng phối hợp Hoài sơn với hoàng kỳ, thiên hoa phấn, sinh địa hoàng và cát căn.

Mộng tinh do thận suy:

Dùng phối hợp Hoài sơn với sơn thù du và sinh địa hoàng dưới dạng lục vị địa hoàng hoàn.

Hay đi tiểu do thận suy:

Dùng phối hợp Hoài sơn với ích chí nhân và tang phiêu tiêu.

Ho mạn tính do phế suy:

Dùng phối hợp Hoài sơn với sa sâm, mạch đông và ngũ vị tử.

Tham khảo

Theo Y văn cổ:

Sách Bản kinh: vị ngọt tính ôn. Sách Danh y biệt lục: bình không độc. Sách Dược phẩm hóa nghĩa: thuốc sống thì lương, thuốc chín thì ôn. Sách Thang dịch bản thảo: nhập túc thái âm kinh. Sách Đắc phối bản thảo: nhập thủ túc thái âm kinh khí phần. Sách Y học trung trung tham tây lục, Sơn dược giải: nhập Phế, qui Tỳ.

Một số món ăn từ hoài sơn

Canh hoài sơn- sườn lợn

Tác dụng: bổ tỳ kiện vị

Nguyên liệu:

Hoài sơn 300gr

xương sườn lợn 300g 1

bnửa bắp ngô ngọt 1 củ gừng 1 chút hành hoa,

Cách làm: Xương sườn rửa sạch, gừng thái sợi, miếng mỏng cho vào nồi nước ninh khoảng 15phut.

Sơn dược rửa sạch gọt vỏ (vì sơn dược có nhớt và để lâu sẽ bị thâm nên gọt xong nên cho vào nồi nước dùng luôn) ướp nhanh muối gia vị và chút gừng cho ngấm rồi cho vào nồi nước dùng ninh tiếp khoảng 20 phút nêm gia vị, cho chút hành lá cho thơm. Khi HS chín mềm, bở là được. Canh HS thưởng thức như món soup khai vị hoặc ăn cùng cơm đều rất ngon.

Rượu Sơn Dược :

Tác dụng: Giảm đau, định thần kinh, giải độc, hồi xuân, cường tinh

Sơn Dược 400g, Đường 500g . Rượu trắng 3 lít. Cho vào bình để chỗ im mát, 1 tháng chất thuốc ra hết . Mỗi ngày uống sáng, chiều trước khi ăn cơm một ly nhỏ .

Cháo Sơn Dược tươi :

Công dụng: Khỏe tỳ , ích Khí, dưỡng Tâm . Người yếu Tỳ Vị , tiêu hóa kém, hay giật mình , ra mồ hôi trộm

Nguyên liệu:

Sơn dược tươi 100 gr. (khô 45 gr.) bột mì 100gr. hành, gừng , đường .

Rửa sạch Sơn Dược, gọt vỏ, giả nhỏ hay mài vụn. Cho tất cả vật liệu nước vừa đủ, nấu vừa chín thành cháo bột . . Ăn lúc đói .

Có thể nấu chung với gạo, thành cháo, thêm Đại Táo ( Táo đen khô ) bỏ hột .

Tác dụng bổ khí huyết, khỏe tỳ Vị, hợp với người già yếu, khí huyết không thông, kém dinh dưỡng, người gầy yếu .

Sơn Dược nấu canh chung với Kỷ Tử:

Tác dụng: dưỡng âm, ích trí .

Hoài sơn nấu chung với thịt lợn ,

bổ cho người yếu mệt, đau dậy .

Chú ý : Quá bổ , Người trung niên , người già béo phì, không nên dùng .

Nơi mua bán vị thuốc Hoài sơn đạt chất lượng ở đâu?

Trước thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc Hoài sơn ở đâu?

Hoài sơn là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt, phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn không chỉ là đia chỉ khám chữa bệnh tin cậy, uy tín chất lượng mà còn cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

Vị thuốc Hoài sơn được bán tại Phòng khám là thuốc đã được bào chế theo Tiêu chuẩn NHT.

Giá bán vị thuốc Hoài sơn tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn:

Tùy theo thời điểm giá bán có thể thay đổi.

+ Khách hàng có thể mua trực tiếp tại địa chỉ phòng khám: Cơ sở 1: Số 482, lô 22C, Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

+ Mua trực tuyến: Thuốc được chuyển qua đường bưu điện. Khi nhận được thuốc khách hàng thanh toán tiền COD.

Tag: cay Hoai son, vi thuoc Hoai son, cong dung Hoai son, Hinh anh cay Hoai son, Tac dung Hoai son, Thuoc nam

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Tràng Vị Vương Sơn Đan

Theo cụ Hải Thượng Lãn Ông: “thận làm chủ nhị tiện, tiền âm và hậu âm” có nghĩa là thận hư thì hệ bài tiết và hệ tiêu hóa bị rối loạn.

Bởi vậy để trị được bệnh viêm dạ dày tá tràng nhất định phải quan tâm tới tạng thận.

Trên lâm sàng bệnh này Y Học Cổ Truyền (yhct) chia làm hai thể chính. Thể HÀN và thể NHIỆT trong đó thể NHIỆT chiếm 90% và chỉ có khoảng 10% người mắc bệnh này thuộc thuộc thể HÀN

Viêm dạ dày tá tràng thể nhiệt (Thường được gọi là trường vị thấp nhiệt).

Đây là thể bệnh điển hình chiếm đa số trong nhóm bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng. Gần như tất cả bệnh nhân nhiễm khuẩn HP đều thuộc thể này đặc biệt là trẻ em (đã từ nhiều năm nay tôi chưa gặp bệnh nhi nào không thuộc thể này)

Triệu chứng viêm dạ dày tá tràng thể nhiệt

Trào ngược dịch vị – ợ chua – ợ nóng – nóng cổ – buồn nôn – đau bụng – có thể có nhiệt miệng(miền nam gọi là đẹn) – nóng ruột cồn cào như cảm giác sốt ruột – rêu lưỡi trắng hoặc vàng khô – hôi miệng – rối loạn chức năng đại tràng đi ngoài phân khi táo, khi lỏng (đi phân lỏng nhưng phải rặn mới ra có thể đi nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân ít, đôi khi lẫn nhầy mũi, thường thì cảm thấy nóng rát hậu môn) thể này đa phần nhiễm vi khuẩn H-P (Helicobacter pylori)

Tuy nhiên trên thực tế lâm sàng không phải bệnh nhân thể nhiệt nào cũng có đủ triệu trứng trên. Đôi khi có người chỉ có 3-4 triệu chứng điều này còn phụ thuộc vào phản ứng của từng cơ thể đối với bệnh tật. Đặc biệt đối với người cao tuổi thường ít triệu chứng

Thể này thường kèm theo hội chứng thận âm hư với các triệu chứng như: khô miệng (có thể khát nước, có thể không khát),thích uống nước mát – ù tai, hoa mắt, da khô, bốc hỏa, rêu lưỡi khô dầy ở phần gốc lưỡi, đôi khi có cảm giác nóng nực bứt dứt, bồn chồn, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đôi khi tiểu vặt nhiều lần lượng ít, người bệnh đa phần sụt cân người gầy ốm

Điều trị viêm dạ dày tá tràng thể nhiệt

Thanh nhiệt trừ thấp – hành khí chỉ thống – điều hòa trường vị – tư âm bổ thận

Phương thuốc: Tràng Vị Vương Sơn Đan ( Thanh nhiệt)

với thành phần như chè dây, lá khôi, dạ cẩm, nam hậu phác, rễ nôi côi núi, khổ sâm, nghệ vàng…vỏ bùm bụp, lá bồ công anh

Tất cả bệnh nhân thể này theo lương y Phạm Ngọc thì đều phải kết hơp với thuốc tư âm bổ thận vì thuốc này làm mạnh hệ miễn dich, làm điều tiết dịch vị trở về ngưỡng cân bằng và làm dày lớp lót màng nhày trọng dạ dày. Từ đó tạo một môi trường an toàn với dạ dày và không thích ứng để vi khuẩn HP phát triển, vậy nên phác đồ này chống tái phát bệnh viêm dạ dày vô cùng hiệu quả.

Trong y văn cổ người xưa thường ví viêm dạ dày thể nhiệt mà không dùng kết hợp bổ thận tư âm khác nào ruộng đã khô vậy mà bón phân lại không tưới nước…

VIÊM DẠ DÀY-TÁ TRÀNG THỂ HÀN ( Thường được gọi là trường vị hư hàn.)

Trên lâm sàng thể này rất hiếm chỉ chiếm mộ số rất ít vậy nên nó thường được gọi là thể không điển hình. Thể viêm này có thể có vi khuẩn HP cũng có thể không có

Triệu chứng VIÊM DẠ DÀY-TÁ TRÀNG THỂ HÀN

Đau bụng – đi ngoài phân lỏng (đi lỏng và rễ đi) là hai triệu chứng chính của thể này ngoài ra cũng có thể thấy ợ hơi (không ợ chua), đầy bụng, ăn lâu tiêu, đi ngoài phân sống

Thể này thường đi kèm với thận dương hư tổn : sợ lạnh bàn chân lạnh, thích uống nước ấm, nếu nặng thì dẫn đến huyết áp thấp, dễ bị cảm lạnh, giảm ham muốn tình dục ở cả hai giới

Điều trị VIÊM DẠ DÀY-TÁ TRÀNG THỂ HÀN

ôn trung tán hàn – hành khí chỉ thống, nếu có hiện tượng thân dương hư thì cần tư bổ thận dương

Phương thuốc Tràng Vị Vương Sơn Đan (Ôn Trung)

Cỏ gấu, vỏ vối rừng, giềng ấm, cỏ lào, hoắc hương núi

nếu có thận dương hư thì dùng thêm bát vị hoàn theo kinh nghiệm của chúng tôi thường gia thêm cao xương dê để tăng thêm tinh năng bổ thận tráng dương. Theo y học hiện đại thì bổ thận tráng dương chính là làm mạnh hoóc môm sinh dục, từ đó làm mạnh chân khí tăng sức đề kháng một cách tự nhiên

Lưu ý về triệu chứng viêm dạ dày tá tràng:

2 thể bệnh trên không phải bệnh nhân nào cũng có đủ triệu chứng như vây. Chỉ cần bệnh nhân viêm dạ dày tá tràng có từ 3-4 triệu trứng trên là ta có thể quy nó vào thể hàn hay nhiệt rồi Ngoài ra trên lâm sàng còn thấy một dạng nữa thận dương hư – mệnh môn hỏa suy, gây ra hiện tượng dưới thực hàn trên giả nhiệt. Cụ thể là bệnh nhân có triệu chứng bàn chân lạnh, sợ lạnh, thích uống nước ấm, đi ngoài phân lỏng (dễ đi) nhưng lại có hội chứng viêm dạ dày thể nhiệt như nóng ruột, bốc hỏa, khô miệng… dạng này trên lâm sàng rất hiếm gặp.

Tại sao nên mua Tràng Vị Vương Sơn Đan

Đăng ký chất lượng tại sở y tế Ninh Bình Đăng ký bảo hộ thương hiệu tại cục sở hữu trí tuệ Việt Nam Đăng ký mã số mã vạch tại tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Việt Nam

Đây là 1 bài thuốc nam gia truyền đã được đúc rút chỉnh lý từ cổ phương nó đã nổi tiếng từ nhiều đời nay với hiệu lực:

Để giữ uy tín cho nhà thuốc và bảo vệ chính bạn, thuốc này chỉ do lương y Phạm Ngọc phân phối chỉ định sử dụng theo tình trạng sức khỏe cụ thể. Lương Y Phạm Ngọc sau khi xem xét thể trạng thực tế của bạn sẽ gọi lại tư vấn cho bạn (trong vòng 24h) trước khi chuyển thuốc tới tay bạn . số điện thoại lương y Phạm Ngọc : 0982 873 718 – 0915 939 767

Diệt vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori ), làm lành vết loét và khôi phục chức năng dạ dày

Thuốc TRÀNG VỊ VƯƠNG SƠN ĐAN trị vi khuẩn hp như thế nào?

Chúng ta biết rằng vi khuẩn HP đã có trong dạ dày chúng ta từ xa xưa nhưng con người mới tìm thấy sự hiện diện của nó trong dạ dày từ năm 1992 mà thôi. Nói như thế có nghĩa là nó đã có mặt trong chúng ta từ rất lâu, hàng ngàn năm… thậm chí hàng vạn năm. Nó đã đủ thời gian để biến đổi thích nghi và sử dụng axit dạ dày của chúng ta làm vũ khí… Người Việt ta nhiều ngàn năm sống trong môi trường nóng ẩm (sơn lam chướng khí) bởi vậy mấy ngàn năm ông cha ta chống giặc ngoại xâm thì có mấy chục ngàn năm ông cha ta chống lại những bệnh đường tiêu hóa. Điều này giải thích tại sao trong kho tàng thuốc nam ông cha ta để lại có rất rất nhiều phương thuốc chữa bệnh tiêu hóa từ tiêu chảy, kiết lỵ, đến đau dạ dày, loét miệng lưỡi. Tràng Vị Vương Sơn Đan là một phương thuốc nam chữa bệnh viêm dạ dày ông cha ta để lại ngày nay Tràng Vị Vương Sơn Đan đang được đánh giá là bài thuốc trị vi khuẩn hp hàng đầu, nó được cấu tạo bởi 5 nhóm thuốc

1/ Nhóm này có khả năng hành khí – hoạt huyết – chỉ thống (làm mạnh chức năng nhu động ruột, và làm hết đau)

– Củ nghệ đen – quả chấp non (chỉ thực) – vỏ cây vối rừng (hậu phác) – vỏ cây dụt (mộc hương nam)…

2/ Nhóm kiện tỳ bổ khí (mạnh tiêu hóa)

– Vỏ cây chân chim – củ bạch truật nam – rễ cây vú bò – rễ đinh lăng… hạt sa nhân

3/Nhóm thuốc điều hòa trường vị (điều hòa độ a xít trong đường tiêu hóa)

– cam thảo nam – Nôi côi núi – mai mực…

4/ Nhóm thanh trừ thấp nhiệt (nhóm này gồm những vị thuốc được gọi là kháng sinh thực vật đặc trị viêm đại tràng – dạ dày)

Lá cây khôi – lá cây dạ cẩm – lá khổ sâm – trè dây – bồ công anh… Đây là nhóm chính diệt trực tiếp vi khuẩn HP

5/ nhóm sinh cơ làm đầy vết loét (làm lành sẹo)

Nghệ vàng, Sáp ong, dễ phèn đen Thuốc có hiệu quả rõ rệt trong khoảng thời gian từ ba đến mươi ngày và trung bình một liệu trình khảng hai tháng là bệnh khỏi

*Chủ trị: – Viêm loét dạ dày – tá tràng đặc biệt hiệu quả viêm do vi khuẩn H-P (Helicobacter pylori) – Viêm đại tràng mãn tính, rối loạn đại tràng chức năng)– Miệng hôi do vị nhiệt (viêm dạ dày) *Liều dùng: ngày 2 -3 lần mỗi lần 40 viên các lần cách nhau ít nhất 4 giờ tốt nhất vào lúc đói (có một số ít trường hợp có cảm giác nôn nao gọi là say thuốc thì nên uống vào lúc no). Thuốc này hiệu quả hơn khi uống kèm với mật ong *Lưu ý: – Ăn uống chậm tiêu, nóng ruột do rượu bia

Đây là phương thuốc gia truyền nên chỉ do lương y PHẠM NGỌC cung cấp chỉ định sử dụng theo tình trạng cụ thế của bệnh nhân– Tuyệt đối không tự ý tăng liều– Khi cần hãy liên hệ tới nhà thuốc!

(đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng)

PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG : Nhà thuốc chúng tôi đã ký hợp đồng chuyển phát nhanh với bưu điện nên bạn sẽ nhận được thuốc tại nhà trong 2 ngày làm việc (trên phạm vi toàn quốc)

* HÌNH THỨC THANH TOÁN : Hiện nay bệnh nhân không đến được trực tiếp nhà thuốc chúng tôi áp dụng 2 hình thức thanh toán

Bạn cần tư vấn phương pháp chữa bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả?

– thanh toán qua thẻ ATM (số thẻ lương y Phạm Ngọc sẽ gửi cho bạn qua tin nhắn điện thoại) – Thanh toán qua dịch vụ COD cụ thể bạn giao tiền trực tiếp cho người phát hàng

Lẩu Gà Nấu Nấm Vị Thuốc Bắc

Lẩu gà nấu nấm là một trong những món lẩu được nhiều người yêu thích, món này được nấu từ nấm và thịt gà có nhiều chất dinh dưỡng lại có vị ngọt thanh mát dễ ăn, nước dùng ngọt đậm đà được nấu từ xương, thoang thoảng mùi hương của các vị thuốc bắc.

– Nấm linh chi trắng, nâu: 100g

– Củ cải trắng, cà rốt: 200g

– Xương gà, xương heo rửa sạch, chần sơ qua nước sôi.

– Thịt gà rửa sạch, chặt thành miếng vừa ăn, xếp ra dĩa.

– Các loại nấm rửa qua nước muối loãng, để ráo. Nấm đùi gà cắt lát mỏng.

Nấm kim châm cắt gốc, tẽ nhỏ.

Nấm đông cô tươi khứa chéo trên mũ nấm cho đẹp.

Nấm linh chi trắng, nâu cắt đôi. Nấm bào ngư cũng cắt đôi.

– Ngô dùng 1 trái cắt khoanh, sau đó trình bày sẵn ra đĩa cùng các loại nấm. Trái còn lại cũng cắt khoanh để nấu nước dùng.

– Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm một số loại rau quả khác để nhúng lẩu như: cải xanh, cải thảo, ngải cứu, cải xoong, rau cần, rau muống, nấm rơm, đậu bắp, khoai môn, … và đậu phụ, váng đậu khô, …

– Củ cải trắng gọt vỏ, cắt khúc để nấu nước dùng. Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa. – Cắt lát mỏng boa rô, hành lá, hành tím, ngò rí cắt nhuyễn.

– Mì trứng trụng qua nước sôi cho chín,…

…vớt ra cho ngay vào âu nước lạnh, vớt ra để ráo nước, sau đó bạn cho vào thố, trộn cùng 1 muỗng canh dầu ăn,…

… dùng đũa cuộn tròn lại, xếp ra dĩa.

– Chuẩn bị một số đồ ăn vặt đi kèm: khoai chiên, ngô chiên, phồng tôm, lạc rang (luộc), dưa chuột, … và hoa quả tráng miệng.

– Tùy theo sở thích có thể thêm thịt bò, ngao, trứng vịt lộn, tôm…

– Chuẩn bị thêm một số món mặn: gà rang muối, gà xào sả ớt, gà quay, nem rán, rau xào, nộm gà xé phay, …

– Ngoài mì trứng, có thể dùng bún, mì tôm, miến, bánh đa… tùy thích.

– Chuẩn bị một số bát (đĩa) chấm thêm: muối tiêu chanh ớt, mắm ớt, nước tương, tương ớt…

– Bắc nồi nấu lẩu lên bếp, phi thơm hành tím, hành boa rô…

…. thêm nước dùng nấu từ xương,…

– Thêm đẳng sâm, kỷ tử, táo đỏ vào nấu cùng…

…Nêm thêm 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê hạt nêm, 2 muỗng cà phê đường nấu nước lẩu sôi lại lần nữa.

– Thêm hành lá, ngò rí, 1 muỗng cà phê hạt tiêu vào nữa là xong.

2.3. Trình bày và thưởng thức

– Dọn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn ra bàn, nồi lẩu đặt ở giữa.

– Múc nước lẩu ra nồi lẩu nhỏ nấu sôi rồi cho thịt gà và các loại rau, nấm ăn kèm vào. Ăn cùng mì trứng, chấm kèm xì dầu pha ớt.

Cùng Nấu Món Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Mềm Nhừ, Đậm Vị Thuốc Bắc

Nội dung bài viết

Chân giò hầm thuốc bắc – món ăn tốt cho sức khỏe

Chân giò hầm thuốc bắc là một món ăn không mới song có sức sống rất lâu bền. Món ăn này được sử dụng trong các bữa ăn gia đình, được nhiều nhà hàng sử dụng làm món nhậu trên bàn tiệc, trong những dịp tụ tập bạn bè, liên hoan. Không chỉ ngon, chân giò hầm thuốc bắc là một loại thực phẩm bổ dưỡng, đặc biệt là dành cho người ốm cần hồi phục sức khỏe.

Thịt chân giò nửa nạc nửa mỡ, có phần bì giòn giòn được hầm nhừ cũng lá ngải và vị thuốc bắc, mang đến một tổng thể món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Thuốc bắc, lá ngải đã loại bỏ hoàn toàn vị hôi, tanh của thịt sống, lại có tác dụng hiệu quả đối với sức khỏe người dùng. Chỉ với nguyên liệu đơn giản, thêm một chút tỉ mỉ, khéo léo, bạn đã có thể chế biến chân giò hầm thuốc bắc cho cả gia đình thưởng thức.

Để làm món chân giò hầm thuốc bắc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu sau đây:

1 chiếc chân giò lợn, khối lượng dao động từ 1-1.5kg

1 gói nguyên liệu thuốc Bắc

100g nấm hương

1 củ cà rốt size nhỏ

1 quả dừa xiêm

Một số loại rau thơm như mùi tàu, mùi ta, hành lá

Các loại gia vị chuyên dụng khác như bột canh, hạt nêm, hạt tiêu,…

Cách làm chân giò hầm thuốc bắc

Bước 1: chuẩn bị và sơ chế chân giò

Để làm được món ăn này, hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Về khối lượng tùy thuộc vào số người ăn, những nguyên liệu bạn yêu thích có thể tăng giảm thêm một chút tùy thích.

Đầu tiên, tiến hành sơ chế chân giò lần lượt như sau:

Chân giò sau khi mua về rửa sạch. Có thể sử dụng nước muối loãng để khử sạch mùi hôi. Đặc biệt chú ý phần móng giò phải làm thật sạch.

Sử dụng rơm khô để nướng sơ qua phần chân giò trước khi chế biến. Đây là bước có thể có hoặc không, tùy theo điều kiện của bạn.

Chặt phần móng giò thành các miếng vừa ăn. Lưu ý bạn chỉ chặt phần móng, giữ nguyên phần bắp thịt để món ăn đẹp mắt, hấp dẫn hơn.

Cuối cùng, trần cả phần móng và bắp thịt trong nước sôi từ 1-2 phút để chín sơ, loại bỏ lần cuối những vi khuẩn, mùi hôi, tanh. Rửa sạch chân giò với nước lạnh, để riêng và chờ ráo nước.

Nêm nếm phần chân giò hầm với bột nêm, bột canh, chờ trong vòng 30 phút để ngấm gia vị.

Sơ chế chân giò là một công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng món ăn. Vì vậy, việc sơ chế đòi hỏi ở người nấu sự kiên trì, tỉ mỉ, làm nhiều lần để khử sạch mùi hôi của chân giò trước khi hầm cùng thuốc bắc.

Chân giò càng sạch thì món ăn càng thơm ngon và bổ dưỡng.

Bước 2: sơ chế các nguyên liệu khác

Trong quá trình chờ đợi, bạn tiếp tục sơ chế các nguyên liệu khác:

Cà rốt nạo vỏ, cắt thành từng khoanh tròn mỏng.

Ngâm nấm với nước nóng khoảng 15 phút. Khi nấm đã mềm thì vớt ra, rửa sạch.

Gia vị thuốc bắc chỉ cần rửa qua một lần với nước, cũng chờ ráo.

Các loại rau thơm bỏ gốc, nhặt qua những lá úa, rửa sạch với nước và cắt nhỏ.

Bước 3: hầm chân giò thuốc bắc

Sau khi các nguyên liệu đã sẵn sàng, công đoạn chế biến chân giò hầm thuốc bắc được bắt đầu:

Sử dụng nồi hầm chuyên dụng để món ăn nhanh nhừ hơn. Đầu tiên cho gói gia vị thuốc bắc.

Đổ thêm nước dừa xiêm và 150ml nước lọc vào nồi. Đun sôi.

Khi nước trong nồi chuyển dần màu đỏ nâu, bạn cho phần móng giò và thịt chân giò vào và bắt đầu hầm.

Hầm chân giò với thuốc bắc trong vòng 30-45 phút tùy từng loại nồi. Lưu ý, bạn nên kiểm tra thường xuyên, khi nào thịt nhừ, chín thì cho thêm nấm hương, cà rốt. Khi cả 2 nguyên liệu này chín thì tắt bếp. Không nên hầm quá lâu sẽ khiến thịt chân giò bị nát, mất ngon.

Bạn có thể lựa chọn hầm chân giò bằng nồi áp suất, nồi cơm điện hoặc nồi nấu thông thường tùy theo điều kiện. Tuy nhiên, hầm bằng nồi chuyên dụng là cách làm tốt nhất, giúp tiết kiệm thời gian lại có được món ăn hoàn hảo.

Bước 4: hoàn thành và thưởng thức

Múc chân giò ra bát và cho thêm rau thơm, hạt tiêu tùy thích. Như vậy, bạn đã hoàn thành xong món chân giò hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng. Món ăn này nên sử dụng khi còn nóng, ăn kèm cơm hoặc bún.

Yêu cầu của món chân giò hầm thuốc bắc sau khi hoàn thành

Sau khi hoàn thành các bước trong quy trình chế biến, hãy tham khảo ngay những tiêu chí sau đây để đánh giá món ăn của mình:

Thịt chân giò có hình dáng đẹp mắt, không bị nát, phần bì không bị vỡ.

Phần nước dùng thật trong, hạn chế tối đa váng mỡ để không gây cảm giác quá ngán khi thưởng thức.

Về hương vị, món ăn phải có vị ngọt của thịt đã được hầm nhừ, vị thơm bùi của nấm hương kết hợp cùng các nguyên liệu trong gói hầm thuốc bắc.

Khi ăn, miếng thịt được hầm nhừ tan dần trong miệng, gia vị được nêm nếm vừa vặn, đủ ăn. Vị thuốc bắc như ngấm vào từng thớ thịt, có sự hòa quyện tuyệt vời.

Công dụng của món chân giò hầm thuốc bắc

Chân giò hầm thuốc bắc còn xứng đáng là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe có 1-0-2. Những công dụng đó là gì?

Chân giò với thuốc bắc là một sáng tạo tuyệt vời giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn.

Chân giò có tác dụng bổ huyết và vitamin A, B. Ăn cho giò trong thời gian phục hồi sau bệnh giúp bồi bổ sức khỏe, giảm suy nhược thần kinh, tốt cho sức khỏe.

Trong chân giò còn chứa các chất keo để hỗ trợ xương khớp, hạn chế tối đa quá trình lão hóa da, chống oxy hóa.

Thuốc bắc là một loại dược phẩm được sử dụng rất phổ biến với nhiều công dụng khác nhau, tốt cho sức khỏe.

Một số lưu ý để món chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, thơm ngon

Cùng ReviewAZ lưu lại một số lưu ý sau đây có nấu chân giò hầm thuốc bắc đậm đà, thơm ngon nhất:

Đặc biệt lưu ý trong quá trình chọn mua chân giò. Ưu tiên nguyên liệu có kích thước vừa đủ, không quá nhỏ cũng không quá lớn.

Chân giò sau khi mua về phải được làm sạch để khử hết mùi hôi, tanh của thịt sống, đảm bảo nước dùng thật trong, không bị ám mùi.

Sử dụng một lượng vừa đủ gia vị hầm thuốc bắc để không gây mùi nồng, vị đắng.