Ursodeoxycholic Acid Thuốc Biệt Dược / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Thuốc Chống Ứ Mật Ursodeoxycholic Acid (Ursodiol)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A05AA02.

Brand name:

: Ursobil,Ursochol 250 mg, Unoursodiol-300, Bivouro, Ursopa, Urdoc 300,Urdoc 100, Maxxhepa urso ,Asopus ,Catolis,Beenenit,Verni-Topbee, Cuellar,Urxyl,Zuiver, Livursol ,Ursolcaps, Ursimex 300, Zozo 150,Galfit,Midanitin 250, Usolin,Ursocholic-OPV , Uristic ,Pancrezym,Oripra 150mg, SaVi Urso 300,Ursokol 300, Hep-Uso 150,Hep-Uso 250, Adercholic 200,Uforgan, Ukapin,Granbas,Vacocholic 150, Ulictan 200, Homan, Ursoterol 500mg,Ursoterol 250mg, Phuhepa 150mg,Phuhepa, Dourso,pendo-Ursodiol C 500 mg,pendo-Ursodiol C 250 mg, Lodegald-Urso, Amursolic,Meyerurso,Meyerursolic,Meyerursolic F, Galcholic 100,Galcholic 150,Galcholic 200,Galcholic 300, Macibin,Burci,Prohepatis,Tatridat,Hypodat,Megistan,Ursofast, Uruso, Ursodeo Capsules 300mg,Ursodeo Tablets 100mg, Ursocure, Uldeso tab., Hueso Tab,Ursomaxe Tablet, Ursoliv 250, Ursachol,Ursodox, PMS-Ursodiol C 250mg,pms -Ursodiol C 500mg, Winudihep,

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén /nang 100mg, 150 mg, 200mg, 250mg, 300 mg, 500 mg.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Ursodeoxycholic acid được chỉ định trong điều trị xơ gan ứ mật nguyên phát (PBC) và làm tan các sỏi mật thấu xạ ở những bệnh nhân có túi mật hoạt động.

Sỏi túi mật cholesterol: Sỏi túi mật nhỏ hoặc không triệu chứng, không cản quang, có đường kính dưới 15 mm, túi mật vẫn hoạt động bình thường (được xác nhận bằng chụp X quang túi mật), ở các bệnh nhân có sỏi nhưng bị chống chỉ định phẫu thuật.

Bệnh gan mật mạn tính đặc biệt là chứng xơ gan mật nguyên phát, viêm xơ đường dẫn mật, bệnh gan mắc phải do chứng bệnh nhầy nhớt..

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng đường uống. Chia làm 2 lần, uống vào buổi sáng và buổi tối, uống cùng với bữa ăn.

Liều dùng:

Người lớn: Uống: 13 – 16mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần, cùng với thức ăn hoặc sữa vào buổi sáng và tối. Liều hàng ngày có thể chia không đều và liều lớn hơn cho vào trước giờ đi ngủ để trung hòa sự tăng nồng độ cholesterol mật qua đêm.

Nên uống liều ban đầu 250mg, mỗi ngày 2 lần trong 2 tuần điều trị, sau đó mỗi tuần tăng thêm 250mg/ngày cho tới liều khuyến cáo hoặc đạt tới liều tối đa dung nạp được.

Nếu tiêu chảy xuất hiện trong khi đang tăng liều hoặc cuối thời kỳ điều trị, điều chỉnh lại liều cho tới khi hết tiêu chảy, sau đó liều cũ thường lại được dung nạp.

Người bệnh béo (nặng cân) có thể cần tới liều 20 mg/kg thể trọng/ngày.

Liều thường dùng cho trẻ em chưa được xác định.

Tùy theo kích cỡ và thành phần của sỏi mật có cholesterol, có thể phải điều trị kéo dài 3 tháng đến 2 năm. Cứ cách từ 3 đến 9 tháng lại chụp X-quang túi mật hoặc siêu âm để theo dõi đáp ứng với thuốc. Việc điều trị có thể cần tới 2 năm, phụ thuộc vào kích cỡ của sỏi. Nên tiếp tục điều trị khoảng 3 tháng sau khi chụp X-quang không còn sỏi.

4.3. Chống chỉ định:

Ursodeoxycholic acid không phù hợp trong việc làm tan các sỏi mật không thấu xạ và không nên sử dụng ở những bệnh nhân có túi mật không hoạt động.

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Tương đối: Phụ nữ có thai

Cảnh báo: Đối với liệu pháp điều trị dài hạn, mặc dù acid ursodeoxycholic không có tác dụng gây ung thư nhưng giám sát trực tràng được khuyến cáo thực hiện.

Thận trọng sử dụng: Trong trường hợp điều trị sỏi túi mật cholesterol, nên kiểm tra hiệu quả điều trị bằng chẩn đoán hình ảnh sau 6 tháng.

Trong điều trị bệnh gan mật mạn tính:

Bệnh nhân bị xơ gan kết hợp với suy giảm chức năng tế bào gan hoặc ứ mật (hàm lượng bilirubin huyết trên 200 micromol/L), chức năng gan (và, nếu có thể, nồng độ huyết tương các acid mật) phải được giám sát.

Trong trường hợp ứ mật gây mẫn ngứa, liều dùng của acid ursodeoxycholic cần được tăng dần với liều khởi đầu là 200 mg/ngày. Trong trường hợp này, việc sử dụng đồng thời cholestyramin là cần thiết với điều kiện cholestyramin phải được dùng cách 5 giờ với acid ursodeoxycholic

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Ursodeoxycholic acid không ảnh hưởng đến khả năng điều khiển tàu xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: B3

US FDA pregnancy category: B

Thời kỳ mang thai:

Các nghiên cứu trên động vật đã cho thấy khả năng gây quái thai. Không có đủ dữ liệu nghiên cứu để đánh giá khả năng gây quái thai hoặc gây độc bào thai của thuốc này khi dùng trong thời gian mang thai.

Không dùng thuốc cho người mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

Thời kỳ cho con bú:

Không dùng cho người đang cho con bú. Cho đến nay, chưa tài liệu nghiên cứu nào có kết luận cụ thể về vấn đề này. Không sử dụng acid ursodeoxycholic trong thời kỳ mang thai ngoài trừ có chỉ định rất hạn chế và được thẩm định

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR): Hiếm gặp: ADR <1/1000

Tiêu hóa: Tiêu chảy hiếm khi xảy ra.

Do tính tan ở ruột rất kém, acid ursodeoxycholic không gây kích ứng màng nhầy ruột, do đó các trường hợp tiêu chảy là rất hiếm.

Gia tăng chứng ngứa ngáy, mề đay khi bắt đầu điều trị chứng ứ mật nặng. Do đó, liều khởi đầu khuyến cáo của các bệnh nhân này là 200 mg/ngày.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Một số loại thuốc, như cholestyramine, charcoal, colestipol và một số thuốc kháng acid (như nhôm hydroxid) kết hợp với các acid mật trong in vitro. Do đó, chúng có thể có tác dụng tương tự trong in vivo và có thể gây trở ngại cho việc hấp thu của Ursodeoxycholic acid.

Không dùng đồng thời với cholestyramin: Tác dụng của acid ursodeoxycholic bị giảm do gắn kết với cholestyramin và bị đào thải ra ngoài. Nếu cần dùng cholestyramin, nên dùng cách 5 giờ với thời điểm dùng acid ursodeoxycholic.

Các thuốc làm tăng thải trừ cholesterol trong mật, như hormone estrogen, các thuốc ngừa thai đường uống giàu estrogen và một số thuốc làm giảm cholesterol trong máu, như clofibrat, không nên dùng với Ursodeoxycholic acid.

Không nên sử dụng với các loại thuốc kích thích tố estrogen, vì các thuốc này gây gia tăng cholesterol mật.

Tránh sử dụng với các thuốc gắn với acid mật khác như các thuốc kháng acid, than hoạt tính vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị

Ursodiol có thể làm tăng hấp thu của cyclosporin ở những bệnh nhân cấy ghép.

4.9 Quá liều và xử trí:

Các acid mật được thải qua phân dạng không đổi hoặc dạng biến đổi bởi vi khuẩn. Chưa rõ độc tính nghiêm trọng xảy ra sau khi quá liều. Độc tính rõ nhất là tiêu chảy, có thể được xử trí bằng điều trị triệu chứng và hỗ trợ

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Ursodiol là một acid mật thứ cấp (secondary) được sản sinh từ các vi khuẩn đường ruột, trong khi các acid mật sơ cấp được sản sinh ra từ gan và được tích lũy ở mật. Khi được bài tiết vào đoạn ruột kết, các acid mật sơ cấp có thể được chuyển hóa thành acid mật thứ cấp nhờ các chủng vi khuẩn đường ruột. Các acid mật sơ cấp và thứ cấp giúp cơ thể tiêu hóa lipid.

Ursodiol có hoạt tính điều chỉnh sự cân bằng giữa các thành phần của mật (làm giảm tổng hợp cholesterol ở mật), kích thích và giúp tái tạo tế bào gan, tạo các điều kiện thuận lợi hòa tan các sỏi cholesterol.

Mặc dù Ursodiol không phải là dẫn chất có nguồn gốc sản sinh từ động vật, nhưng nó đã được tìm thấy với số lượng lớn trong mật gấu.

Ursodiol có tác dụng thúc đẩy hấp thu và este hóa vitamin B1 và B2.

Cơ chế tác dụng:

Acid ursodeoxycholic là muối mật tự nhiên có mặt một hàm lượng rất thấp trong cơ thể. Khác với các muối mật nội sinh khác, acid ursodeoxycholic rất ái nước và không có tác dụng tẩy rửa.

Acid ursodeoxycholic có tác dụng lên chu trình gan – ruột của các acid mật nội sinh: Làm tăng tiết dịch mật, giảm tái hấp thu các dịch mật bằng cách ức chế tái hấp thu chủ động tại ruột, từ đó làm giảm nồng độ các acid mật nội sinh trong máu.

Acid ursodeoxycholic là một trong những biện pháp điều trị sỏi mật có bản chất cholesterol bằng cách làm giảm nồng độ cholesterol trong dịch mật. Tác dụng này là sự kết hợp của nhiều cơ chế khác nhau: Giảm tái hấp thu cholesterol, tăng chuyển hóa cholesterol ở gan thành các acid mật thông qua con đường làm tăng hoạt tính tại gan của enzym cholesterol 7 alpha- hydroxylase. Hơn nữa, acid ursodeoxycholic duy trì cholesterol ở dạng hòa tan trong dịch mật

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Phân bố sau khi uống: Ursodiol được hấp thu nhanh chóng. Sau khi uống 96 – 98% được gắn kết với protein huyết tương và được chuyển trực tiếp đến gan, chỉ một lượng nhỏ lưu thông trong vòng tuần hoàn.

Chuyển hóa: Ursodiol nhanh chóng hấp thu vào gan và gắn kết với Glycin hoặc Taurin rồi thải vào mật. Một tỷ lệ nhỏ Ursodiol chịu sự chuyển hóa trong chu trình gan – ruột.

Thải trừ: Ursodiol đào thải qua sữa mẹ, thận, mật và chủ yếu qua phân.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.

7. Người đăng tải /Tác giả:

Bài viết được sưu tầm hoặc viết bởi: Bác sĩ nhi khoa – Đỗ Mỹ Linh.

Kiểm duyệt , hiệu đính và đăng tải: PHARMOG TEAM

Thuốc Homtamin Ginseng Thuốc Biệt Dược Bổ Sung Vitamin A

Homtamin ginseng thuốc biệt dược bổ sung vitamin A

Thành phần:

1 viên nang mềm chứa:

– Cao Nhân sâm 40 mg, Cao Lô hội 5 mg, Vitamin A 5000 IU, Vitamin D2 400 IU, Vitamin E 45 mg, Vitamin B1 2 mg, Vitamin B2 2 mg, Vitamin B6 2 mg, Vitamin C 60 mg, Vitamin PP 20 mg, Ca pantothenate 15.3 mg, Vitamin B12 6 mcg, Fe fumarat 54.76 mg, Cu sulfat 7.86 mg, Mg oxid 66.34 mg, Zn oxid 5 mg, Ca hydrogen phosphat 307.5 mg, Mn sulfat 3 mg, K sulfat 18 mg.

– Tá dược vừa đủ: Dầu cọ, Lecithin, Dầu đậu nành, Gelatin, Glycerin đậm đặc, Para-hydroxy methylbenzoat, Para-hydroxy propylbenzoat, Ethyl Vanillin, Màu xanh số 1, Màu vàng số 5, Màu đỏ số 40, Nước cất. , Sáp ong trắng, Titan oxyd.

Mô tả: Viên nang mềm màu socola.

Chỉ định Homtamin ginseng:

Bổ sung sinh tố & muối khoáng trong trường hợp : thể chất yếu, chán ăn, loạn dưỡng, gầy mòn, mệt mỏi, stress, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ đang tuổi phát triển, người đang bệnh hoặc trong giai đoạn hồi phục.

Liều dùng:

1 viên x 1 lần/ngày.

Chống chỉ định Homtamin ginseng:

Người dùng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc.

Thận trọng:

+ Phụ nữ mang thai. Vì ở nước ngoài, đã có báo cáo cho thấy về tính sinh quái thai ở người và bị nghi ngờ do mẹ thường xuyên dùng Vitamin A liều cao (hơn 10.000 đơn vị quốc tế mỗi ngày) trong hoặc trước 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy khi phụ nữ có thai hoặc có khả năng có thai dùng phải cẩn trọng về liều lượng và cách dùng.

Dùng vitamin trong chế phẩm này cũng phải được hạn chế 5000 đơn vị quốc tế mỗi ngày.

+ Với trẻ em dưới 4 tuổi. Ở trẻ em, uống thuốc cần dưới sự giám sát và theo dõi của người lớn.

+ Người đang điều trị liệu pháp đặc biệt

Bởi vì Vitamin A cũng được bổ sung trong những đồ ăn hàng ngày, không nên dùng nhiều hơn 5000 đơn vị quốc tế mỗi ngày

Tác dụng phụ:

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ngứa, táo bón, nổi mẩn (ngưng dùng thuốc và cần hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ.

Lưu ý khác:

– Nếu sau 1 tháng sử dụng thấy có hiệu quả kém nên hỏi vấn đề này với dược sĩ hoặc bác sĩ.

– Lưu ý giữ xa tầm tay nhỏ.

Bảo quản:

– Giữ thuốc trong hộp kín, tránh ánh sáng.

– Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

– Không cất giữ trong một loại hộp khác để đảm bảo chất lượng và tránh sử dụng nhầm.

Hạn dùng:

3 năm kể từ ngày sản xuất.

Đóng gói:

5 Viên nang mềm/ vỉ x 6 vỉ/ túi nhôm x 2 túi nhôm/ hộp.

Số đăng ký:

VNB- 1481-04

Nhà sản xuất:

Công ty TNHH Korea United Pharm. Int’ L Inc Việt Nam

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Rosuvastatin 10Mg, 5Mg, 20Mg Thuốc Biệt Dược: Công Dụng, Giá Thuốc

Rosuvastatin là thuốc gì?

Thuốc Rosuvastatin là thuốc điều trị tăng lipid máu, được điều chế dưới dạng viên nén bao phim với tên biệt dược là Crestor với 3 loại phổ biến là Rosuvastatin 5mg, Rosuvastatin 10mg và Rosuvastatin 20mg.

Thành phần của thuốc Rosuvastatin 10mg, Rosuvastatin 5mg, Rosuvastatin 20mg

Thuốc Rosuvastatin có thành phần chính là Calcium rosuvastatin.

Hàm lượng của Calci rosuvastatin như sau:

Rosuvastatin 5mg có chứa 5mg Calci rosuvastatin.

Rosuvastatin 10mg có chứa 10mg Calci rosuvastatin.

Rosuvastatin 20mg có chứa 20mg Calci rosuvastatin.

Cùng các tá dược vừa đủ trong mỗi viên.

Cơ chế tác dụng của Crestor 10mg Rosuvastatin

Dược lực học

Rosuvastatin là một thuốc thuộc nhóm statin – nhóm thuốc điều trị tăng lipid máu hoạt động theo cơ chế là chất đối kháng với HMG-coA reductase, một loại enzyme có trong gan và có vai trò tạo cholesterol.

Nhờ đó, Rosuvastatin làm giảm cholesterol. Hơn nữa Rosuvastatin làm tăng lượng thụ thể LDL (low density lipoprotein cholesterol – một loại lipoprotein có chức năng vận chuyển cholesterol từ máu về các mô, được gọi là cholesterol xấu) trên bề mặt tế bào ở gan, từ đó tăng hấp thu, chuyển hóa LDL và ngăn cản sự tổng hợp VLDL (very low density lipoprotein cholesterol – cũng là một loại cholesterol xấu) ở gan, vì vậy làm giảm thành phần VLDL và LDL, từ đó giảm lượng cholesterol có ở mô, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu.

Dược động học

Hấp thu: Rosuvastatin dùng đường uống được hấp thu với tốc độ khá cao, đạt được nồng độ đỉnh trong máu sau khi dùng khoảng 3 đến 5 giờ. Có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn hoặc không và dùng buổi sáng hoặc tối không khác biệt về tốc độ và mức độ hấp thu cũng như tác dụng của thuốc, F rơi vào khoảng 20%.

Phân bố: Rosuvastatin phân bố nhiều ở cơ quan đích là gan, nơi quan trọng sinh tổng hợp cholesterol và thải trừ cholesterol xấu. Rosuvastatin có tỉ lệ liên kết protein huyết tương là 90%, chủ yếu với albumin.

Chuyển hóa: Rosuvastatin có tỉ lệ chuyển hóa khá thấp, chỉ khoảng 10%. Rosuvastatin bị chuyển hóa chủ yếu bởi enzym CYP2C9 thành N-desmethyl là chất nền yếu hơn Rosuvastatin khoảng 50% và lacton là chất không có hoạt tính trong mặt lâm sàng.

Thải trừ: Rosuvastatin được đào thải qua phân khoảng 90% và 5% được bài tiết qua nước tiểu. Thời gian bán hủy trong huyết tương của thuốc Rosuvastatin là khoảng 19 giờ và không tăng khi dùng liều cao hơn.

Công dụng của thuốc Rosuvastatin Stada, PMS Rosuvastatin 10mg và Savi Rosuvastatin

Thuốc Rosuvastatin được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

Rosuvastatin điều trị tình trạng tăng cholesterol máu:

Tăng cholesterol di truyền và tăng cholesterol không có yếu tố gia đình (bệnh tăng mỡ máu loại IIa).

Liệu pháp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng của bệnh nhân khi người bệnh không đáp ứng được với chế độ ăn kiêng và các biện pháp không dùng thuốc như luyện tập thể dục thể thao, giảm cân (bệnh tăng mỡ máu loại IIb).

Tăng cholesterol gia đình đồng hợp tử, sử dụng thuốc Rosuvastatin một cách độc lập hoặc kết hợp hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng và biện pháp lọc máu điều trị giảm mỡ máu.

Dùng Rosuvastatin trong phòng ngừa các biến cố tim mạch: Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tái thông mạch máu động mạch vành với những người có nguy cơ thông thường đối với bệnh tim mạch hoặc dự phòng cho người bệnh sau khi đặt stent.

Liều dùng và cách dùng của thuốc Rosuvastatin

Liều dùng

Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định theo các liều lượng khác nhau. Bạn không nên tự ý dùng liều bất kì mà không hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong mọi trường hợp.

Khi sử dụng thuốc Rosuvastatin, trước đó bạn cần thiết lập và làm theo các biện pháp ăn kiêng và luyện tập thể dục thể thao cũng như các biện pháp không dùng thuốc khác.

Cách dùng

Liều dùng cho người lớn mỡ máu cao: Sử dụng mỗi ngày một lần, mỗi lần 5-10mg Rosuvastatin cho liều mở đầu, sau đó dùng 5-40mg mỗi ngày. Kiểm tra thông số lipid máu trong vòng 2 đến 4 tuần để chỉnh liều cho phù hợp. Ngoài ra đối với bệnh tăng cholesterol đồng hợp tử thì sử dụng liều mở đầu là 20mg. Liều dùng lên 40mg chỉ được sử dụng với bệnh nhân mỡ máu rất cao, nguy cơ bệnh tim mạch mà không đạt mục tiêu điều trị ở liều thấp hơn.

Liều dùng cho dự phòng biến cố tim mạch: mỗi ngày một lần, mỗi lần 20mg Rosuvastatin.

Lưu ý khi sử dụng Rosuvastatin

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: Do cholesterol là thành phần thiết yếu sự phát triển của thai nhi vì vậy chỉ nên dùng cho phụ nữ tuổi sinh đẻ khi họ khó thụ thai, sử dụng biện pháp tránh thai và đã được thông báo về các tác hại.

Trẻ em: Rosuvastatin không nên dùng cho trẻ em, đặc biệt với trẻ dưới 8 tuổi.

Bệnh nhân suy thận, suy gan: Phải theo dõi mức độ suy thận, suy gan của bệnh nhân, không sử dụng nếu như bệnh nhân suy thận hay suy gan nặng.

Người già: Bệnh nhân lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với bệnh cơ nên cần chú ý cân nhắc xem xét tình trạng bệnh nhân trước khi dùng.

Thận trọng sử dụng đối với người lái xe hoặc vận hành máy móc bởi có thể chóng mặt trong thời gian điều trị.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc, đặc biệt nếu trong trường hợp sức khỏe bạn gặp các vấn đề như nghiện rượu, tiền sử bệnh gan, động kinh. cơ thể rối loạn điện giải, nhiễm trùng, đái tháo đường.

Cần phân tích lợi ích nguy cơ để cân nhắc sử dụng Rosuvastatin hay không và thận trọng theo dõi trong quá trình điều trị đối với các đối tượng sau đây:

Mỏi cơ, đau cơ, ốm yếu không rõ lý do.

Hay quên, nhầm lẫn và các biểu hiện trí nhớ có vấn đề.

Nước tiểu màu vàng, đi tiểu nhiều, hay khát nước, khô miệng, hơi thở có mùi trái cây.

Sụt cân, mờ mắt, da khô.

Buồn nôn, nôn, đau bụng, ăn không ngon, có thể vàng da, vàng mắt.

Ít gặp: Bệnh lý thần kinh ngoại biên, trạng thái trầm cảm, suy gan, bệnh phổi kẽ, giảm tiểu cầu trong máu.

Tác dụng phụ của thuốc Rosuvastatin

Thuốc Rosuvastatin có những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc như sau:

Quá liều Rosuvastatin calcium và cách xử trí

Không có cách điều trị cụ thể trong trường hợp này. Bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp theo yêu cầu. Vì vậy nếu bạn sử dụng quá liều, hãy liên hệ ngay với bệnh viện để được giải quyết và có thể cần giải độc.

Chống chỉ định thuốc Rosuvastatin với bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

Chống chỉ định bệnh nhân bị bệnh gan cấp tính hoặc việc gia tăng kéo dài không rõ nguyên căn của nồng độ transaminase huyết thanh lớn gấp 3 lần so với mức bình thường.

Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có thai và đang cho con bú.

Chống chỉ định của thuốc Rosuvastatin

Rosuvastatin STADA với các dạng hàm lượng 10mg và 20mg với giá tương ứng là 270.000 đồng và 390.000 đồng mỗi hộp.

Microvatin với dạng hàm lượng 5mg với giá 150.000 đồng mỗi hộp.

Giá thuốc Rosuvastatin 5mg, Rosuvastatin 10mg, Rosuvastatin 20mg

Thuốc Rosuvastatin được sản xuất và phân phối trên thị trường với khá nhiều dạng chế phẩm với các giá thành khác nhau. Chúng tôi xin được liệt kê một số biệt dược phổ biến sau:

Mua thuốc Rosuvastatin ở đâu Hà Nội, TP.HCM?

Thuốc Ascorbic Acid (Vitamin C)

Hoạt chất : Ascorbic acid (Vitamin C)

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A11GA01, G01AD03, S01XA15.

Biệt dược gốc:

Biệt dược: A.T ASCORBIC SYRUP

Hãng sản xuất : Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch uống.

Ống nhựa uống 5 ml;

Chai 30ml; 60ml; 100ml.

Gói 5ml

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Phòng và điều trị bệnh do thiếu vitamin C.

Phối hợp với desferrioxamin để làm tăng thêm đào thải sắt trong điều trị bệnh thalassemia.

Methemoglobin huyết vô căn khi không có sẵn xanh methylen.

Các chỉ định khác như phòng cúm, chóng liền vết thương, phòng ung thư chưa được chứng minh.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng dường uống.

Liều dùng:

Đối với ống uống hoặc gói 5 ml:

Bổ sung vitamin c vào chế độ ăn: Liều thay đổi từ 35- 100 mg/ngày có nghĩa là uống 1/2 ống hoặc gói/ngày.

Phòng và điều trị bệnh scorbut: 100 – 300 mg/ngày có nghĩa là uống 1 – 3 ống hoặc gói/ngày, chia làm nhiều lần.

Bổ sung vitamin c vào chế độ ăn: Thay đổi từ 50 – 200 mg/ngày có nghĩa là uống 1/2-2 ống hoặc gói/ngày.

Phòng và điều trị bệnh scorbut: 100 – 250 mg/lần có nghĩa là uống 1 – 2,5 ống hoặc gói/lần, 1 – 2 lần/ngày.

4.3. Chống chỉ định:

Chống chỉ định dùng vitamin c liều cao cho người bị thiếu G6PD (nguy cơ thiếu máu tan huyết), người có tiền sử sỏi thận, tăng oxalat niệu và loạn chuyển hoá oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh thalassemia (tăng nguy cơ hấp thu sắt).

4.4 Thận trọng:

Dùng liều cao vitamin C có thể gây tăng oxalat niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu; dùng liều cao vitamin C khi mang thai có thể dẫn tới bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.

Vitamin C có thể gây acid hoá nước tiểu, đôi khi dẫn tới kết tủa urat hoặc cystin, hoặc sỏi oxalat, hoặc thuốc trong đường tiết niệu.

Thành phần của thuốc chứa sorbitol, sucrose nếu bệnh nhân không dung nạp với một số loại đường, hãy báo với bác sĩ của bạn trước khi sử dụng thuốc.

Thành phần của thuốc có chứa tá dược màu vàng tartrazin, có thể gây phản ứng dị ứng

Thành phần của thuốc có chứa tá dược natri metabisulfit, hiếm khi gây phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và co thắt phế quản.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc: tình trạng buồn ngủ đã có xảy ra.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: A

US FDA pregnancy category: A

Thời kỳ mang thai:

Vitamin C đi qua nhau thai. Chưa có các nghiên cứu đầy đủ trên súc vật và trên người mang thai, và nếu dùng vitamin C theo nhu cầu bình thường hàng ngày thì chưa thấy xảy ra vấn đề gì trên người. Tuy nhiên, uống lượng lớn vitamin C trong khi mang thai có thể làm tăng nhu cầu về vitamin C và dẫn đến bệnh Scorbut ở trẻ sơ sinh.

Thời kỳ cho con bú:

Vitamin C phân bố trong sữa mẹ. Người cho con bú dùng vitamin theo nhu cầu bình thường, chưa thấy có vần đề gì xảy ra với trẻ sơ sinh.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Rối loạn tiêu hoá có thể xảy ra khi dùng liều cao vitamin C (từ 1 g hàng ngày trở lên).

Tăng oxalat – niệu, buồn nôn, nôn, co cứng cơ bụng, mệt mỏi, mất ngủ hoặc buồn ngủ, thiếu máu tan máu có thể xảy ra khi dùng vitamin

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Không nên ngừng đột ngột sau khi sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài để phòng ngừa bệnh scorbut hồi ứng do có sự cảm ứng quá trình chuyển hóa vitamin C; vì đó là một đáp ứng sinh lý và là hậu quả của dùng liều cao vitamin C trước đó.

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Dùng đồng thời theo tỷ lệ trên 200 mg vitamin c với 30 mg sắt nguyên tố làm tăng hấp thu sắt qua đường dạ dày – ruột; tuy vậy, đa số người bệnh đều có khả năng hấp thu sắt uống vào một cách đầy đủ mà không phải dùng đồng thời vitamin

Dùng đồng thời vitamin c với aspirin làm tăng bài tiết vitamin c và giảm bài tiết aspirin trong nước tiểu.

Dùng đồng thời vitamin c và fluphenazin dẫn đến giảm nồng độ fluphenazin huyết tương. Sự acid – hóa nước tiểu sau khi dùng vitamin c có thề làm thay đổi sự bài tiết của các thuốc khác.

Vitamin c liều cao có thể phá hủy vitamin B12; cần khuyên người bệnh tránh uống vitamin c liều cao trong vòng một giờ trước hoặc sau khi uống vitamin B12.

Vì vitamin c la một chất khử mạnh, nên ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng oxy hóa – khử. Sự có mặt vitamin c trong nước tiểu làm tăng giả tạo lượng glucose nếu định lượng bằng thuốc thử đồng (II) sulfat và giảm giả tạo lượng glucose nếu định lượng bằng phương pháp glucose oxydase. Với các xét nghiệm khác, cần phải tham khảo tài liệu chuyên biệt về ảnh hưởng của vitamin

4.9 Quá liều và xử trí:

Có thể gây toan chuyển hóa hoặc thiếu máu tan máu ở những người thiếu G6PD. Dùng liều lớn có thể gây suy thận. Rửa dạ dày nếu bệnh nhân đến sớm và điều trị hỗ trợ.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Vitamin C cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hóa – khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn mạch máu và trong hô hấp tế bào.

Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, trong đó có sự sai sót tổng hợp colagen với biểu hiện là không lành vết thương, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đớm xuất huyết, đám bầm máu, chảy máu dưới da và niêm mạc (thường là chảy máu lợi). Dùng vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng thiếu hụt vitamin C.

Cơ chế tác dụng:

Vitamin C cần cho sự tạo thành colagen, tu sửa mô trong cơ thể và tham gia trong một số phản ứng oxy hóa – khử. Vitamin C tham gia trong chuyển hóa phenylalanin, tyrosin, acid folic, norepinephrin, histamin, sắt và một số hệ thống enzym chuyển hóa thuốc, trong sử dụng carbohydrat, trong tổng hợp lipid và protein, trong chức năng miễn dịch, trong đề kháng với nhiễm khuẩn, trong giữ gìn sự toàn vẹn mạch máu và trong hô hấp tế bào.

Thiếu hụt vitamin C dẫn đến bệnh scorbut, trong đó có sự sai sót tổng hợp colagen với biểu hiện là không lành vết thương, khiếm khuyết về cấu tạo răng, vỡ mao mạch gây nhiều đớm xuất huyết, đám bầm máu, chảy máu dưới da và niêm mạc (thường là chảy máu lợi). Dùng vitamin C làm mất hoàn toàn các triệu chứng thiếu hụt vitamin C.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Vitamin C được hấp thu dễ dàng sau khi uống; tuy vậy, hấp thu là một quá trình tích cực và có thể bị hạn chế sau những liều rất lớn. Trong nghiên cứu trên người bình thường, chỉ có 50% của một liều uống 1.5g vitamin C được hấp thu. Hấp thu vitamin C ở dạ dày – ruột có thể giảm ở người bị tiêu chảy hoặc có bệnh về dạ dày – ruột.

Nồng độ vitamin C bình thường trong huyết tương ở khoảng 10 – 20microgam/ml. Dự trữ toàn bộ viatmin C trong cơ thể ước tính khoảng 1.5g với khoảng 30 – 45mg được luân chuyển hàng ngày. Dấu hiệu lâm sàng của bệnh scorbut thường trở nên rõ ràng sau 3 – 5 tháng thiếu hụt vitamin C.

Vitamin C phân bố rộng rãi trong các mô cơ thể. Khoảng 25% vitamin C trong huyết tương kết hợp với protein.

Vitamin C được tiết vào sữa mẹ.

Vitamin C oxy – hóa thuận nghịch thành acid dehydroascorbic. Một ít vitamin C chuyển hóa thành những hợp chất không có hoạt tính gồm acid ascorbic – 2 – sulfat và acid oxalic được bài tiết trong nước tiểu. Lượng vitamin C vượt quá nhu cầu của cơ thể cũng được nhanh chóng đào thải ra nước tiểu dưới dạng không biến đổi. Điều này thường xảy ra khi lượng vitamin C nhập hằng ngày vượt quá 200mg.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng

6.3. Bảo quản:

Vitamin C sẫm màu dần khi tiếp xúc với ánh sáng và trong quá trình bảo quản. Dung dịch vitamin C bị oxy hoá nhanh trong không khí và môi trường kiềm.

Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

6.4. Thông tin khác :

Không có.