Uống Thuốc Viêm Xoang Khi Mang Thai / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bị Viêm Xoang Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai

Thông thường, khi mắc bệnh mẹ bầu thường có các biểu hiện: nghẹt mũi, chảy nước mũi và kèm theo tình trạng khó thở. Tình trạng nghẹt mũi kéo dài có thể khiến các bà bầu thở bằng miệng, nhất là vào ban đêm làm giảm chất lượng giấc ngủ.

1/ Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai do đâu?

Bị viêm mũi dị ứng do mang thai có rất nhiều nguyên nhân nhưng không rõ ràng. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng xảy ra trong quá trình mang thai đó là do lượng oestrogen gia tăng nên gây ức chế acetylcholin esterase dẫn đến phản ứng cholinergic cũng gia tăng. Chính vì điều này, tuyến dịch nhờn luân chuyển các tuyến lông mũi và mạch máu trong niêm mạc mũi cũng tăng lên dẫn đến tình trạng gây sung huyết, phù nề niêm mạc mũi. Nếu một số mẹ bầu trước đó đã có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng hay viêm mũi vận mạch hoặc polyp mũi, các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện nhiều trong 3 tháng cuối chu kỳ mang thai.

Ngoài ra, bị viêm mũi dị ứng khi mang thai cũng có thể là do hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu nên dễ bị các yếu tố dị nguyên bên ngoài tấn công và gây bệnh.

2/ Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Viêm mũi dị ứng khi mang bầu nếu là trường hợp bệnh thoáng qua thì có thể không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu bệnh không được kiểm soát và khắc phục sớm, bệnh chính là yếu tố tác động gián tiếp đến thai nhi gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của thai nhi.

Song song với sự ảnh hưởng đến thai nhi, bệnh còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Và một trong những trường hợp bệnh nặng hơn. mẹ bầu có thể bị viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm họng.

Kinh nghiệm trị viêm mũi dị ứng khi mang bầu

Như các bạn đều biết, cơ thể mẹ bầu thường rất nhạy cảm. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh nếu bệnh ở mức độ nhẹ hoặc mới khởi phát là không cần thiết. Bởi thuốc tây đều không được các chuyên gia khuyến cáo cho bà bầu sử dụng vì sợ tác dụng sẽ gây tác động xấu đến cơ thể mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, giai đoạn đầu của bệnh, các mẹ bầu chỉ mới bị kích ứng nên việc sử dụng các loại thảo dược từ tự nhiên sẽ mang lại tác dụng hiệu quả mà còn an toàn cho bà bầu.

Ngoài ra, bị viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể áp dụng hai cách làm sau đây, hiệu quả mang lại cũng không hề thua kém.

1/ Dùng hành tây

Hành tây không còn xa lạ trong các bữa ăn hàng ngày của mọi người, mẹ bầu chỉ cần sử dụng một vài lát hành tây rồi thái mỏng. Tiếp đó, giã nát hành tây ra và cho vào một miếng bọc vải rồi đưa lên mũi ngửi. Tinh chất chứa trong hành tây sẽ giúp lưu thông mũi, hạn chế tình trạng nghẹt mũi và giúp cải thiện bệnh một cách đáng kể.

2/ Dùng tỏi

3/ Viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì?

Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai nếu trường hợp bệnh nặng, mẹ bầu nên thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Một số loại thuốc sau đây được bác sĩ kê đơn cho chị em sử dụng điều trị viêm mũi dị ứng trong thời kỳ mang thai.

✽ Natri cromolyn

Natri cromolyn dạng uống được cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phân loại an toàn mức độ B và được Cục quản lý dược phê duyệt là thuốc đầu tay sử dụng để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho mẹ bầu. Thuốc thuộc nhóm thuốc giúp làm ổn định tế bào mast, ngăn ngừa sự sản sinh ra hoạt chất trung gian histamin, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy vùng mũi, chảy nước mũi,…

Thông thường, người bệnh bình thường sẽ uống Natri cromolyn 4 lần mỗi ngày, uống trước bữa ăn 30 phút và trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, bác sĩ sẽ kê đơn và liều uống hợp lý. Do đó, các mẹ nên tuân thủ đúng yêu cầu và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi.

✽ Thuốc kháng histamin dạng uống

Thông thường, đối với phụ nữ bị viêm mũi dị ứng khi mang thai sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng histamin ở thế hệ thứ hai. Bởi thuốc ít có tác dụng phụ và khả năng an thần cũng được giảm bớt so với thế hệ thứ nhất.

✽ Thuốc kháng histamin kết hợp thuốc thông mũi

Để giảm nhanh các triệu chứng viêm mũi dị ứng, mẹ bầu cũng có thể kết hợp thuốc kháng histamin với một số loại thuốc thông mũi. Sự kết hợp giữa thuốc kháng sinh và thuốc thông mũi pseudoephedrin sẽ giúp làm tăng công dụng điều trị bệnh hơn so với việc sử dụng đơn lẻ từng loại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Bị viêm mũi dị ứng khi mang thai, để bệnh không gây ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu nên thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất có thể. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, tốt nhất các bạn không nên sử dụng thuốc Tây mà hãy áp dụng các mẹo dân gian, đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và tập luyện để giảm nhanh triệu chứng bệnh.

Viêm Xoang Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Phụ nữ khi mang thai sẽ làm hệ miễn dịch trở nên suy yếu, gia tăng khả năng bị vi khuẩn, virus, nấm viêm xâm nhập.

Người mang thai bị chấn thương ở mũi hoặc bị tổn thương ở các bộ phận kế cận, gây ảnh hưởng trực tiếp đến xoang mũi.

Hai nội tiết tố thai kỳ điển hình là progesterone và estrogen có thể khiến tình trạng bệnh viêm xoang trở nên trầm trọng hơn. Các hormone tăng tiết dịch nhầy, khiến mạch máu sưng lên, dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn và chảy dịch mũi nhiều hơn khi bị viêm xoang.

Nội tiết tố khi mang thai thay đổi, làm tình trạng xoang vốn có ở mẹ mang thai thêm nặng. Hormone hoạt động mạnh hơn, khiến mạch máu sưng lên, tắc nghẽn và chảy máu mũi phía sau.

Do ảnh hưởng của những tác nhân gây hại có trong môi trường khói bụi, ô nhiễm. Phụ nữ mang thai bị dị ứng phấn hoa, nhiễm lạnh do không được giữ ấm cẩn thận.

Các triệu chứng nhận biết viêm xoang khi mang thai

Các triệu chứng bị xoang khi mang thai thường không quá rõ rệt, thậm chí là có nhiều nét tương đồng với căn bệnh cảm lạnh thông thường. Nhưng nếu ở người bình thường, một đợt viêm xoang cấp có thể kéo dài khoảng 3 – 4 tuần, thì đối với viêm xoang ở bà bầu có khả năng kéo dài trên 12 tuần.

Bà bầu thường xuyên ứ tắc, chảy nước mũi.

Có cảm giác đau đầu, chóng mặt, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải.

Cảm thấy đau nhức và xuất hiện áp lực ở quanh vùng mặt.

Thường xuyên cảm thấy viêm đau và rát ở vùng cổ họng.

Ho nhiều, có khả năng sốt cao.

Bị viêm xoang khi mang thai có nguy hiểm không?

Thực tế, nhìn tổng quan thì bị xoang khi mang bầu thường không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nhưng, nếu bạn trở nên lơ là và không có biện pháp khắc phục bệnh kịp thời và đúng cách thì vẫn có thể gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Khi triệu chứng viêm xoang trở nặng, bà bầu thường sẽ dễ bị mệt mỏi, căng thẳng, cáu gắt, thường bị mất ngủ vào ban đêm.

Khi các phản ứng viêm trong hốc xoang hoạt động mạnh sẽ dễ dẫn đến tình trạng bội nhiễm, khiến bệnh viêm xoang ở bà bầu tiến triển qua giai đoạn mãn tính.

Tình trạng bệnh viêm xoang khi mang bầu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có khả năng gây hiện tượng cơ thể thiếu hụt oxy, đặc biệt là khi ngủ. Ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc cung cấp oxy cho thai nhi.

Viêm xoang khi mang thai trở nặng dễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, khiến thai nhi chậm phát triển bên trong tử cung.

Hành động hỉ mũi mạnh để tống khứ chất dịch nhầy ra ngoài có nguy cơ gây kích thích cơn gò tử cung, tuy ít những vẫn tồn tại khả năng sảy thai hoặc sinh non.

Hướng dẫn cách chữa viêm xoang khi mang thai an toàn, hiệu quả

Để giúp điều trị tình trạng bị viêm xoang mũi dị ứng khi mang thai, các chuyên gia cũng chia sẻ thêm một số mẹo chữa viêm xoang dành cho bà bầu an toàn và cực kỳ hiệu quả.

1. Uống đủ nước và có chế độ ăn uống hợp lý

Trong thời gian mang thai, đặc biệt là khi bị căn bệnh viêm xoang, mẹ bầu nên chú ý xây dựng cho riêng mình chế độ ăn uống khoa học, giúp thai nhi được bảo vệ và phát triển một cách bình thường.

Việc đầu tiên nên ghi nhớ chính là phải uống đủ nước, tốt nhất là từ 2 – 2,5 lít nước ấm mỗi ngày để giúp thải độc tố, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm lỏng các dịch nhầy ứ đọng,… Bạn cũng có thể thay nước ấm bằng nước hoa quả ít ngọt, giàu vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Ngoài việc cung cấp đủ nước, bà bầu cũng phải chú ý chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo vừa giúp đẩy lùi bệnh viêm xoang, vừa có lợi cho thai nhi. Một số thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm xoang và tốt cho thai nhi được các chuyên gia khuyên dùng như: Các thức ăn lỏng, một số loại trái cây, rau xanh,…

2. Xông hơi trị viêm xoang khi mang thai bằng thảo dược

Bị viêm xoang khi mang thai phải làm sao cũng là một trong những câu hỏi được nhắc đến nhiều trong các buổi chia sẻ của chuyên gia y tế. Trong đó, cách chữa viêm xoang bằng những bài thuốc xông hơi bằng thảo dược được đánh giá rất cao nhờ tính hiệu quả, lành tính, an toàn khi áp dụng cho bà bầu.

Phương pháp điều trị này đặc biệt giúp làm thông thoáng vùng xoang mũi, giảm tình trạng tắc nghẽn các chất nhầy hiệu quả, nhờ đó giảm hẳn các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang mũi. Tuy nhiên, các chuyên gia nhắc nhở một vài điều cần chú ý khi áp dụng cách điều trị này:

Mẹ bầu nên ưu tiên lựa chọn những loại thảo dược tự nhiên để xông hơi. Hạn chế dùng các loại tinh dầu pha chế sẵn để tránh ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi.

Chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng mũi trước khi tiến hành xông sẽ giúp bảo đảm hiệu quả chữa trị tốt hơn.

Nếu xông toàn bộ cơ thể và sau khi thực hiện xong, mẹ bầu nên dùng khăn sạch lau khô và thay đồ mới sạch sẽ. Tuyệt đối không nên tắm rửa sau khi xông thuốc.

3. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Vấn đề giữ vệ sinh khoang mũi luôn là vấn đề không chỉ bà bầu mà tất cả người bệnh viêm xoang cần chú ý. Việc dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi trong quá trình điều trị bệnh viêm xoang sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh, đồng thời không để cho chúng có cơ hội để sinh sôi.

Chuẩn bị trước bình xịt nước muối sinh lý có nồng độ 0,9%.

Nghiêng đầu một góc 45 độ, tiến hành xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi rồi thực hiện tương tự ở bên còn lại. Lặp lại như vậy 2 – 3 lần.

Cần áp dụng cách chữa trị đơn giản này đều đặn 1 – 2 lần/ ngày, liên tục trong vòng 7 ngày để giúp khai thông đường thở, đẩy lùi các triệu chứng của người bệnh bị viêm xoang khi mang thai.

4. Luôn ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc không chỉ tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi năng lượng, mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt là những đối tượng bị viêm xoang khi mang thai 3 tháng cuối, thông thường sẽ bị mất ngủ vì các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Người bệnh có thể kê cao gối để hỗ trợ dịch nhầy ở mũi theo đó mà chảy xuống, nhờ đó làm giảm khó chịu cho mẹ bầu. Ngoài ra, có thể dùng máy tạo ẩm không khí để hỗ trợ giúp giấc ngủ sâu hơn, ngăn vi khuẩn xâm nhập khi ngủ.

5. Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Việc tăng cường sức đề kháng rất quan trọng, không chỉ giúp đẩy lùi viêm xoang khi mang thai mà còn tránh được nhiều loại vị khuẩn gây bệnh khác, đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.

6. Sử dụng bài thuốc đặc trị viêm xoang

Để giúp mẹ bầu chữa bệnh viêm xoang hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi, các chuyên gia khuyên thai phụ nên điều trị bằng thuốc đặc trị lành tính. Dạo quanh 1 vòng các diễn đàn, kênh youtube, facebook, ban biên tập chúng tôi biết đến trường hợp mẹ bầu Minh Châu (Hà Nội) chữa khỏi bệnh viêm xoang nhờ bài thuốc nam gia truyền.

[THAM KHẢO] Bí quyết mẹ bầu 6 tháng chữa khỏi viêm xoang bằng bài thuốc thảo dược

Được biết, bí quyết mà chị Minh Châu sử dụng để chấm dứt bệnh viêm xoang mãn tính trong thai kỳ của mình là bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường. Đây là công trình nghiên cứu xuyên suốt 150 năm của các lương y nhà thuốc, đến nay được hoàn thiện và phát triển bởi lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc, cố vấn y khoa các chương trình truyền hình về sức khỏe của VTV, VTC.

Khác với những bài thuốc nam truyền thống, bài thuốc thảo dược chữa viêm xoang của dòng họ Đỗ Minh được điều chế thành 3 chế phẩm thuốc, mang đến tác dụng kép cả trong lẫn ngoài:

Bên cạnh đó, điểm khiến những người bệnh như chị Minh Châu có thể an tâm dùng thuốc là bởi thảo dược trong bài thuốc nam này đều được thu hái từ vườn nam dược sạch 100%, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO ở Hòa Bình – Hưng yên – Gia Lâm (Hà Nội). Sau khi thu hái, dược liệu được điều chế khép kín liên tục trong 48 giờ. Chủ động dược liệu sạch, cẩn thận trong điều chế,… những điều này giúp bài thuốc đảm bảo an toàn, thân thiện với cơ địa phụ nữ mang thai hay những người có cơ địa nhạy cảm.

Đây cũng là lý do bài thuốc được giới thiệu trên sóng truyền hình “Sống khỏe mỗi ngày: Đông y chữa viêm xoang” – VTV2 và được nhiều người tin dùng, trong đó có diễn viên Hoa Thúy (phim Cảnh sát hình sự), DV Thanh Tú (nữ diễn viên nổi tiếng qua series Gặp nhau cuối tuần). Chúng tôi được biết, cô đã có 3 tháng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm đa xoang tại Đỗ Minh Đường và hiện tại bệnh đã khỏi hoàn toàn.

Biện pháp phòng ngừa viêm xoang khi mang thai

Các chuyên gia cũng chia sẻ một vài biện pháp giúp ngăn ngừa viêm xoang khi mang thai một cách hiệu quả và an toàn mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Cụ thể như:

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, tự giác bổ sung thêm rau xanh và trái cây để bổ trợ chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng có nhiều khuyến cáo mẹ bầu nên tránh xa các loại thực phẩm có hại cho thai nhi như: lạc, thịt nguội, hải sản sống,…

Hạn chế tối đa việc dùng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều chất phụ gia, dầu mỡ vì sẽ dễ gây phù nề, khiến bệnh tình thêm phức tạp.

Nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch nhờ rèn luyện thể dục. Tốt nhất là mẹ bầu nên chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp để tập luyện đều đặn mỗi ngày. Chuyên gia gợi ý những động tác yoga đơn giản hoặc đi bộ chậm không những hỗ trợ đẩy lùi bệnh viêm xoang khi mang thai mà còn giúp ích nhiều cho thời gian thai kỳ.

Tránh xa những nơi có không khí ô nhiễm, khói bụi,… Mẹ bầu nên nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận mỗi khi ra đường.

Đặc biệt phải biết giữ ấm cho cơ thể mỗi khi thời tiết chuyển lạnh. Không nên bật điều hòa quá lớn khi ngủ.

Tránh làm việc quá sức và thức khuya, khiến tinh thần bị căng thẳng, dẫn đến stress.

Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường trong thời gian thai kỳ, mẹ bầu nên lập tức đến gặp bác sĩ để nhờ tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời.

Mẹ bầu uống thuốc viêm xoang khi mang thai cũng cần tuân theo chỉ định và dặn dò của bác sĩ điều trị.

Cần chú ý rửa tay, vệ sinh mũi, họng và cơ thể thường xuyên, hạn chế dùng tay chạm vào vùng mũi hay các bộ phận có nguy cơ viêm nhiễm cao.

Tránh xa các tác nhân dễ gây kích ứng trong thời kỳ thai nghén như lông thú nuôi, phấn hoa, mạt bụi,…

Viêm xoang khi mang thai tuy không gây nhiều nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ làm ảnh hưởng gián tiếp đến thai nhi trong bụng người bệnh. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sảy thai. Hy vọng, với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý này để có phương pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời.

Hoang Mang Uống Thuốc Viêm Họng Khi Mới Mang Thai Có Bị Gì Không?

Dùng thuốc khi mới mang thai có thể gây cản trở sự tượng hình và biệt hóa có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. vì vậy chữa viêm họng khi mang thai cũng cần quan tâm đến việc dùng thuốc, không nên tự ý dùng thuốc trị viêm họng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Hỏi: Uống thuốc viêm họng khi mới mang thai có bị gì không? Tôi có thai được 3 tuần rồi nhưng không biết. Mấy ngày trước bị viêm họng, đau họng và sốt cao nên có dùng 2-3 viên thuốc giảm đau hạ sốt. Không biết có nguy hại gì cho thai nhi không vậy thưa bác sĩ?

Xin cảm ơn!

(Phạm Như – Hưng Yên)

Chào bạn!

Sử dụng thuốc khi mang thai cần hết sức thận trọng, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu. Một số loại thuốc có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa như một số thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư,… có thể gây ra hiện tượng quái thai, dị tật bẩm sinh xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.

Đối với việc dùng thuốc trị viêm họng khi mang thai cũng vậy. Một số loại thuốc có thể phép được dùng nhưng một số loại khác lại chống chỉ định. Cụ thể:

Thuốc giảm đau, hạ sốt, như: Acetaminophen và Paracetamol là thuốc khá an toàn; Acid salicylic (aspirin) có thể làm tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh, tăng xuất huyết, giảm cân nặng (aspirin liều nhỏ thì an toàn cho thai nhi); cẩn trọng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid vì có thể gây tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh: Tùy từng loại kháng sinh mà có thể không hoặc có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Qua một số thông tin trên bạn có thể nhận thấy cấp độ ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi. Trường hợp bạn có dùng thuốc giảm đau hạ sốt trên được xem là khá an toàn nên không cần phải lo lắng. Bạn có thể tham khảo sự tham vấn của bác sĩ về loại thuốc mà mình đang dùng để kiên cố hơn.

Nhóm penicillin, cephalosporin được xem là an toàn.

Tránh dùng các thuốc nhóm phenicol vì gây suy tủy, giảm bạch cầu.

Không được dùng tetracyclin vì gây vàng răng ở trẻ.

Không dùng nhóm aminoglycosid (gentamycin, amikacin…) vì gây điếc, giảm thính lực.

Không dùng nhóm quinolon do gây tổn thương sụn khớp.

Rifamycin: không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; Nitrofuran và acid nalidixic (negram) không nên dùng cuối thai kỳ. Còn Metronidazol, trimethoprim, sulfamid: không nên dùng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Chúc mẹ và bé sức khỏe!

About Post Author

Bị Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai

Viêm mũi dị ứng khi mang thai là chứng bệnh dị ứng thường gặp nhất ở các mẹ bầu. Vậy các mẹ bầu nên lưu ý những gì để kiểm soát và khắc phục căn bệnh này?

Tại sao lại bị viêm mũi dị ứng khi mang thai?

Do đó, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể xuất hiện trong bất kỳ tuần thai nào nhưng mức độ bệnh lý nghiêm trọng thường gặp nhất ở ba tháng cuối khi nồng độ hormone estrogen trong máu tăng cao. Bệnh lý này có xu hướng tự kiểm soát và các triệu chứng của viêm mũi dị ứng khi mang thai như chảy nước mũi, kích ứng mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục,… sẽ tự biến mất sau khi bà bầu sinh. Cho nên, bà bầu mắc bệnh viêm mũi dị ứng không nên quá lo lắng.

Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu gần đây, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai khi không được kiểm soát tốt có thể là nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ. Đây chính là chứng bệnh có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung của mẹ hoặc gây ra chứng tiền sản giật nguy hiểm. Ngoài ra, nếu mẹ bầu có tiền sử mắc phải bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng khi mang bầu có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng và có thể dẫn đến bệnh viêm xoang khi mang.

Cách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai

Để phòng ngừa và khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc xuyên suốt chu kỳ thai một cách hiệu quả không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ bầu nên thực hiện tốt các biện pháp sau đây.

1/ Tích cực tập thể dục

Việc tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của mọi người nói chung và bầu nói riêng. Thể dục không những giúp hệ xương khớp dẻo dai, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp tinh thần thoải mái, giúp phòng chống và giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Với phụ nữ mang thai bị viêm mũi dị ứng, thể dục chính là giải pháp cần thiết giúp hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, các bà mẹ tương lai chỉ nên lựa chọn tập các bài tập nhẹ nhàng với cường độ tập luyện vừa phải như yoga, thiền định, đi bộ,… sẽ rất tốt trong việc cải thiện bệnh mà còn giúp mẹ bầu dễ sinh sau này. Các mẹ không nên tập quá sức tránh gây tác động xấu đến thai nhi.

2/ Gối cao đầu khi ngủ

Đây cũng được xem là cách giúp chữa bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai khá hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một chiếc gối hay một chiếc khăn quấn lại và kê dưới đầu sao cho đầu cao hơn thân. Với cách làm này giúp giảm nhanh các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi và hạn chế tình trạng tồn đọng dịch nhầy trong hốc mũi gây viêm nhiễm.

3/ Sử dụng biện pháp xông hơi

Cách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng xông hơi là một trong những biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một bát chứa nước nóng và tiến hành xông. Cách làm này không chỉ giúp chất nhầy thoát ra khỏi dịch mũi mà còn giúp làm sạch niêm mạc mũi, giúp khí lưu thông dễ dàng hơn, tránh trường hợp ứ đọng dịch mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây viêm nhiễm.

Bên cạnh xông hơi bằng nước nóng để chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc khuynh diệp đều được, giúp thông thoáng mũi và tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, trong quá tình xông hơi, bà bầu nên lưu ý không nên dùng nước quá nóng, bởi hơi nước nóng sẽ làm khô niêm mạc mũi và gây kích ứng nặng nề.

4/ Dùng nước muối sinh lý 0.9% để rửa hốc mũi

Dùng nước muối rửa mũi cũng là cách điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai khá hiệu quả và an toàn. Muối có tính kháng khuẩn và chống viêm khá tốt nên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, dùng nước muối rửa mũi giúp làm sạch hốc mũi và giúp làm thông mũi. Ngoài ra, độ ẩm có chứa trong muối sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở mũi. Phụ nữ đang mang thai bị viêm mũi dị ứng nên dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày giúp cải thiện bệnh khá tốt.

5/ Bổ sung đầy đủ vitamin

Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai

1/ Thuốc Glucocorticoid dạng xịt mũi

Thuốc này thường mang lại hiệu quả cao trong việc chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có thai nên sử dụng với liều lượng thấp nhất. Về tính hiệu quả và độ an toàn của loại thuốc này thường không có sự khác biệt lớn so với các dạng bào chế dùng bằng đường mũi. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng bất kỳ chế phẩm nào của Glucocorticoid đường mũi đều mang lại kết quả tốt nếu người bệnh kiểm soát liều lượng và thời gian dùng tốt.

2/ Thuốc nhỏ mắt và mũi

Một trong những liệu pháp đầu tiên dùng để chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong thai kỳ đó là sử dụng thuốc natri cromoglicate. Ở liều điều trị, thuốc được bác sĩ chỉ định dùng với liều lượng thấp nên không gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.

Thuốc kháng histamin theo dạng xịt mũi: Với loại thuốc này, mẹ bầu có thể giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi nhưng không cải thiện được triệu chứng ngứa ở mắt. Và tại Anh, thuốc kháng histamin dạng xịt mũi azelastine là loại thuốc duy nhất được cấp phép sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các dữ liệu về độ an toàn của thuốc này cho đến nay vẫn còn thiếu nhưng lại không có bằng chứng nào có thể chỉ ra việc sử dụng thuốc kháng histamin dạng xịt trong khi mang thai với mức liều khuyến cáo gây bất lợi đối với thai nhi. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhưng cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng mà bác sĩ khuyến cáo.

4/ Thuốc co mạch giảm sung huyết và làm thông mạch

Thuốc co mạch có hai dạng đó là dùng tại chỗ và thuốc dùng theo đường uống. Thuốc co mạch dùng tại chỗ bao gồm oxymetazolin, naphazolin, xylometazolin,… Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng sử dụng điều trị bệnh trong thời gian ngắn, dưới 3 ngày và không được dùng để điều trị bệnh trong thời gian dài. Đối với thuốc co mạch dạng uống, mẹ bầu nên tránh sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ, tránh những dị tật bẩm sinh có thể gặp ở thai nhi do thuốc gây ra.

5/ Kết hợp giữa thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi

Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi pseudoephedrin khi kết hợp với nhau sẽ phát huy tác dụng điều trị bệnh cao hơn khi sử dụng đơn lẻ. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên lưu ý, thuốc pseudoephedrin được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu nên nằm lòng những lưu ý sau:

Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ: Một khi kê đơn thuốc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng cho phụ nữ mang thai, bác sĩ thường cân nhắc kỹ lưỡng giữa mặt lợi và hại của thuốc. Do đó, mẹ bầu nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng dùng thuốc.

Không được tự ý dùng thuốc: Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và tuyệt đối không dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Bởi có một số trường hợp, thuốc có tác dụng giúp thông mũi như xylometazoline nhưng loại thuốc này gây không ít bất lợi đối với thai nhi, nếu bệnh nhân sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng thuốc, bà bầu cũng nên áp dụng các biện pháp thay thế hoặc bổ sung như châm cứu, bổ sung vi lượng, sử dụng thuốc thảo dược. Đặc biệt mẹ bầu cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

BTV: Thiên Thiên