Viêm mũi dị ứng có nên uống kháng sinh hay không?
Thông thường, khi mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi,… Song song với các biểu hiện này là tình trạng nghẹt mũi khiến người bệnh cảm thấy khó thở. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải dùng miệng để thở nhưng nếu vấn đề này tiếp diễn trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm họng, có đờm,… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.
Chính vì điều này, vì muốn giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra nên người bệnh thường lựa chọn Tây y, đặc biệt là thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Và theo thống kê gần đây, có khoảng 83% người bệnh viêm mũi dị ứng đều lựa chọn kháng sinh để giải quyết dứt điểm căn bệnh mình đang mắc phải.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (Giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương) cho biết: “Không phải ai mắc bệnh viêm mũi dị ứng cũng đều sử dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh. Kháng sinh chỉ được phép chỉ định sử dụng cho các trường hợp bị viêm xoang cấp nhưng khi các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân nên ngưng sử dụng. Bên cạnh đó, kháng sinh còn được chỉ định dùng cho người bệnh viêm mũi dị ứng do nhiễm khuẩn.”
Cũng theo lời của PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh: “Khi người bệnh sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cần cân nhắc kỹ và đặc biệt thận trọng, bởi kháng sinh giống như con dao 2 lưỡi, giúp chữa lành bệnh nhưng cũng có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, khi bệnh chỉ mới xuất hiện các triệu chứng nhẹ như sổ mũi hay chảy nước mũi, thay vì sử dụng kháng sinh, bệnh nhân nên lựa chọn các phương pháp xử lý tự nhiên như rửa mũi, vệ sinh mũi, giữ ấm cơ thể,… Người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc kháng sinh. Bởi việc lạm dụng kháng sinh hoặc sử dụng thuốc kháng sinh quá liều lượng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận, đại tràng, dạ dày. Chưa kể đến việc kháng kháng sinh khiến sức đề kháng bị suy giảm và gây khó khăn trong việc chữa trị về sau”
Mối nguy tiềm ẩn chứa trong thuốc Tây
Nhiều bác sĩ chuyên môn đã khẳng định, các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc có chứa corticoid hoặc thuốc co mạch,… đều không điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh viêm mũi dị ứng. Các loại thuốc này chỉ có tác dụng làm giảm hoặc cắt các triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, khó thở, hắt hơi,… một cách tạm thời, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người bệnh chứ không khỏi hẳn. Vì thế, sau khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh có thể tái phát trở lại và triệu chứng bệnh có thể nặng hơn mức ban đầu.
Theo Tiến Sỹ Anthony Chow (chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại ĐH British Columbia ở Vancouver, Canada) cho hay, bệnh viêm mũi dị ứng là căn bệnh dai dẳng và tái phát thường xuyên, theo mùa. Do đó, xác suất bệnh tái đi tái lại là khá cao, tần suất mắc bệnh có thể là hàng tuần hoặc hàng tháng. Chính vì vậy, nếu bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh thường xuyên sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do thuốc có tác dụng phụ.
Đối với nhóm thuốc kháng histamin hay còn gọi với tên đầy đủ là thuốc kháng histamin thụ thể H1. Thuốc này có tác dụng giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, sổ mũi,… nhưng thuốc kháng histamin không có tác dụng trong việc giải quyết tình trạng nghẹt mũi. Nhóm thuốc histamin có 2 thế hệ, trong đó thế hệ 1 khá thông dụng thường được sử dụng rộng rãi bao gồm promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin và tác dụng phụ mà thuốc mang lại thường gặp nhất đó là táo bón, buồn ngủ, khô miệng, khó tiểu và giảm tác dụng của thuốc nếu bệnh nhân sử dụng lâu dài.
Và thế hệ 2 của nhóm thuốc kháng histamin đó là cetirizin, fexofenilin, acrivastin, loratidin,… Nhóm này tuy không gây tác dụng phụ như buồn ngủ,… nhưng thuốc khá đắt tiền. Một số loại kháng histamin thuộc thế hệ 2 bị cấm sử dụng như astemizo, terfenadi bởi chúng gây ra chứng rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, việc lạm dụng 2 loại thuốc này thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng suy giảm chức năng gan. Ngoài ra, thuốc còn làm giảm các triệu chứng khô mũi giả tạo dẫn đến hiện tượng nước mũi không chảy ra ngoài được mà đọng lại trong hốc mũi, tạo ổ viêm khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
Mặt khác, với nhóm thuốc co mạch dùng ở dạng nhỏ hay xịt đều được cấu thành từ dược chính đó là xylometazolin. Hoạt chất này có tác dụng làm co mạch tại chỗ giúp làm giảm sưng và giảm sung huyết khi nhỏ thuốc vào niêm mạc mũi. Tuy nhiên, nhóm thuốc này được các chuyên gia chỉ định không sử dụng quá 5 – 7 ngày. Nếu người bệnh sử dụng thường xuyên với liều lượng vượt mức quy định, lúc này, lớp niêm mạc mũi sẽ bị kích thích dẫn đến bỏng rát, loét niêm mạc, sung huyết trở lại. Điều quan trọng, lượng máu lưu thông đến cánh mũi bị cản trở khiến không khí thông qua mũi không được lọc và sưởi ấm, làm giảm sức đề kháng tự nhiên của niêm mạc mũi. Từ đó, bệnh có thể chuyển biến theo chiều hướng xấu.
Thuốc corticosteroid được chỉ định điều trị bệnh viêm mũi dị ứng trong trường hợp bệnh viêm mũi nặng hoặc đang ở giai đoạn mãn tính. Tuy nhiên, trong trường hợp này, người bệnh cũng chỉ được bác sĩ kê đơn sử dụng với liều lượng thấp nhất và dùng trong thời gian ngắn. Bởi lạm dụng thuốc có thể làm suy tuyến thượng thận hoặc loãng xương,…
⇒ Chính vì những tác dụng phụ mà thuốc Tây mang lại, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh viêm mũi dị ứng. Người bệnh không nên dùng thiếu liều hoặc quá liều, nếu bệnh nhẹ tuyệt đối không nên dùng thuốc. Hoặc khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh nhân nên cân nhắc việc chuyển sang điều trị bệnh bằng thuốc thảo dược nhằm giảm bớt tác dụng phụ không mong muốn do thuốc kháng sinh gây ra. Cách tốt nhất để cải thiện bệnh hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ theo đúng yêu cầu của bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn.
BTV: Hạ Thiên