Uống Thuốc Trị Mụn Trước Khi Mang Thai / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Trước Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Bổ Gì?

Trước khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nhớ hồi trước chuẩn bị có ý định mang thai, do chưa có kinh nghiệm nên mình có rất nhiều thắc mắc về việc uống thuốc gì trước khi mang thai. Mình cũng đi hỏi quanh các mẹ có kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trên mạng. Sau đó mình đi khám bác sĩ và được bác sĩ tư vấn khá nhiều thông tin bổ ích (chắc do mục tư vấn cũng được tính tiền cho nên bs nói khá kĩ, haha).

Khám bác sĩ rồi thì mình cứ theo chỉ định của bác sĩ mà uống thôi. Uống cho đến khi mang thai thì bác sĩ lại cho thuốc khác. Mỗi giai đoạn lại uống 1 loại thuốc khác nhau. Sau khi sinh xong thì lại uống 1 loại thuốc khác nữa. Mình nghĩ các mẹ sắp có ý định mang thai chắc cũng có nhiều thắc mắc như mình hồi đó nên mình tổng hợp lại luôn, sau có gì các mẹ vào xem cho đỡ mất công đi tìm quanh trên mạng.

Có cần đi khám trước khi mang thai không?

Câu trả lời là có. Mình thấy cực kì cần thiết luôn. Để làm gì?

Khi mình mang thai, nếu mình mắc bệnh thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà nguy hại hơn là bệnh rất dễ lây qua cho em bé. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mình là thăm khám bác sĩ để khám tổng quát và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Chi tiết các mũi tiêm các mẹ có thể tham khảo ở đây. Nói chung là mình tiêm tất cả các mũi mà trong tờ giấy ghi chú của phòng tiêm dịch vụ có ghi, phòng bệnh cho chắc vậy 😀 . Lưu ý là sẽ tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Yên tâm, về việc này, khi lên tiêm bác sĩ sẽ yêu cầu mình cam đoan và nhắc nhở mình.

Thứ 2, để chữa bệnh

Để chuẩn bị tốt cho việc có thai, cần thăm khám về hệ thống sinh sản và khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mình có bị các bệnh về nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác hay không . Nếu có thì cần chữa bệnh sớm, vì nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Trong khi mang thai, mình không được phép tẩy giun sán. Cho nên mình cần tẩy giun sán trước khi muốn có thai. Nếu tẩy thì tẩy cho cả gia đình trong cùng một thời gian luôn, để đảm bảo khỏi lây chéo nhau.

Ngoài ra, có một bệnh dễ gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ) đó là viêm nha chu. Còn viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho thai kỳ an toàn thì nên vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra và khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.

Kiểm tra huyết áp và hỏi bác sĩ kĩ về vấn đề này. Vì khi mang thai nếu huyết áp cao thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Nếu mẹ có tiền sử đái tháo đường thì cũng cần hỏi bác sĩ để kiểm soát lượng đường huyết cho tốt để chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, vận động trong thai kỳ sao cho hợp lí.

Nếu mẹ bị thiếu máu thì cũng cần hỏi bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bổ sung viên sắt. Nếu không khi mang thai sẽ rất mệt mỏi, yếu ớt.

Thứ 3, để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp

Cần xét nghiệm máu để biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.

Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.

Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.

Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.

Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.

Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.

Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.

Khi nào bắt đầu bổ sung thuốc trước khi mang thai?

Bổ sung dinh dưỡng cũng như thuốc trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).

Mình nghĩ cũng nhờ một phần mình chuẩn bị tốt dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ cần có cho nên khi tới ngày gần rụng, bác sĩ có kiểm tra và bảo trứng tròn, đều, phát triển tốt.

Trước khi mang thai có cần uống thuốc gì?

Trước khi mang thai bạn cần bổ sung 5 loại dưỡng chất quan trọng là axit folic, DHA/EPA, Chất sắt, canxi, vitamin D3.

P/s: hồi trước, mình chỉ uống sắt, axit folic trước khi mang thai do bác sĩ chỉ kê như vậy. Sau này tìm hiểu thì được biết có nhiều loại cũng cần thiết nên mình liệt kê thêm. Tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ lại để xác nhận các loại phù hợp với cơ thể của mình.

Axit Folic

Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.

Sắt

Sắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic quan trọng trong máu, cần thiết cho cả thai nhi và bà mẹ.

Canxi

Canxi thì giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.

Vitamin D3

Theo thống kê thì bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D trước khi mang thai nên mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin D dạng Vitamin D3 vì D3 là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu, từ máu vào trong xương.

DHA/EPA

DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé, DHA được vận chuyển tốt nhất qua nhau thai khi có tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1. Ngoài ra, DHA và EPA được bổ sung trước khi mang thai còn giúp tăng dòng máu tới tử cung người phụ nữ, làm gia tăng khả năng thụ thai thành công.

Uống Axit Folic Trước Khi Mang Thai Bao Lâu Là Chuẩn ?

Axit folic là gì?

Axit folic là một chất phục vụ các quá trình tạo mới tế bào. Là vi chất cần thiết cho sự phát triển bình thường và tránh các dị tật cho thai nhi. Thiếu axit folic trẻ có nguy cơ mắc dị tật tim ở trẻ sơ sinh, các dị tật bẩm sinh về miệng.

Uống axit folic trước khi mang thai bao lâu sẽ có tác dụng phòng ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi

Người ta vẫn thường gọi là Vitamin B9, thuộc nhóm vitamin B. Đây là một vitamin tan trong nước.

Có cần thiết phải bổ sung axit folic khi mang thai không?

Axit folic có vai trò trong việc tạo tế bào mới và duy trì chúng. Đặc biệt trong giai đoạn phân chia và lớn lên nhanh của tế bào ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai. Vì thế axit folic có thể được sử dụng để phục hồi các cơ quan sau mỗi lần thiếu máu hay tổn thương tế bào. Bởi vậy, việc bổ sung axit folic là cần thiết không chỉ với phụ nữ mang thai.

Bảng tổng hợp nhu cầu axit folic:

Uống axit folic trước khi mang thai bao lâu?

Các nghiên cứu cho thấy, đối với người bình thường cũng nên bổ sung axit folic hàng ngày bằng thực phẩm. Các trường hợp thiếu axit folic cần thiết thì bổ sung bằng viên.

Bác sỹ khuyên nên bổ sung axit folic trước khi mang thai khoảng 3 tháng.

Với chị em có dự định mang thai, các bác sỹ khuyên nên bổ sung axit folic trước đó khoảng 3 tháng hoặc ít nhất là 1 tháng. Liều dùng được khuyến cáo là 400mcg/ngày trước mang thai và 600mcg/ngày trong suốt thai kì.

Uống axit folic tốt nhất vào lúc nào?

Để tăng cường khả năng hấp thu của axit folic, các bạn nên bổ sung đều đặn vào sáng và tối trước hoặc sau ăn 2h.

Không uống thuốc với trà, cafe, rượu.

Để tránh tác dụng phụ như táo bón, nên uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

Một số thực phẩm chứa axit folic và hàm lượng

Các bạn nên lựa chọn cho mình thực phẩm hợp lý để bổ sung một lượng acid folic thích hợp. Đặc biệt là các chị em có ý định và đã mang thai bên cạnh bổ sung bằng thực phẩm hãy bổ sung cả bằng viên bổ sung. Việc này để đảm bảo đáp ứng đủ lượng axit folic cho cơ thể trước và trong khi mang thai.

Bổ Sung Axit Folic Trước Khi Mang Thai

Phụ nữ trước khi mang thai, bên cạnh việc cần chuẩn bị về mặt tâm lý, tài chính thì một điều rất quan trọng không thể bỏ qua là sự chuẩn bị về mặt sức khỏe.

Để có một sức khỏe tốt khi mang thai thì dinh dưỡng là điều không thể thiếu. Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp thì bổ sung vitamin cho bà bầu cũng rất quan trọng.

Axit folic là gì?

Axit folic chính là vitamin B9. Vitamin B9 còn có một dạng khác nữa được gọi là folate. Axit folic và folate là hai dạng khác nhau. Cụ thể, folate là dạng tồn tại tự nhiên trong cơ thể người. Còn axit folic là dưới dạng tổng hợp.

Bổ sung axit folic trước khi mang thai là điều rất quan trọng

Tại sao nên bổ sung Axit folic trước khi mang thai?

Axit folic rất cần thiết cho sự phát triển, phân chia tế bào và sự hình thành của tế bào máu. Chính vì axit folic tham gia vào việc việc sản xuất các tế bào hồng cầu, phòng ngừa thiếu máu.

Nó cũng tham gia vào cấu tạo, chức năng và sửa chữa DNA, bản đồ di truyền của cơ thể. Vậy nên, việc bổ sung axit folic không chỉ giúp ích cho thai nhi mà còn giúp nâng cao sức khỏe cho chính người mẹ.

Uống axit folic trước khi mang thai hoặc bổ sung chất này bằng thực phẩm cũng giúp mẹ bầu tránh được những nguy cơ thiếu hồng cầu, sinh con thiếu tháng.

Axit folic có vai trò quan trọng ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Ống thần kinh của thai nhi được hình thành rất sớm chỉ trong 28 ngày đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn mẹ chưa biết mình có thai nên chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm.

Việc tổn thương ống thần kinh có thể xảy ra ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ. Cho nên, bổ sung axit folic trước khi mang thai là điều vô cùng cần thiết.

Chị em nên tăng cường bổ sung sắt và axit folic trước khi mang thai. Vì nhu cầu về sắt và axit folic tăng rất cao trong giai đoạn mang thai. Với tầm quan trọng như vậy, các mẹ cần bổ sung bao nhiêu axit folic mỗi ngày?

Trước khi có thai, cần bổ sung 400 mg axit folic mỗi ngày cho đến khi em bé chào đời và được 12 tháng tuổi. Trong khi mang thai và trước khi sinh, cần bổ sung nhiều hơn với 600 mg axit folic.

Phần lớn phụ nữ không cần tới 1000 mg axit folic mỗi ngày. Nhưng đối với một số phụ nữ, những người trong nhóm nguy cơ sinh con dị tật ống thần kinh thì sẽ uống axit folic trước khi mang thai theo chỉ định của bác sĩ.

Uống axit folic trước khi mang thai bằng cách nào?

Chúng ta có 2 cách để bổ sung axit folic trước khi mang thai đó là: Bổ sung axit folic qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày và uống axit folic trước khi mang thai bằng viên uống bổ sung.

Các loại rau lá có màu xanh lá cây như rau chân vịt, cải làn, cải bắp, súp lơ,…

Gạo nâu và các loại gạo còn nguyên cám…

Đậu, đậu đen, đậu pinto, đậu lăng,..

Măng tây

Trái cây có múi như cam, quýt, bưởi,..

Lòng đỏ trứng

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể uống sữa bầu vì axit folic cũng có trong thành phần sữa bầu.

Uống axit folic trước khi mang thai và những lưu ý cần biết

Axit folic khó tan trong nước và sẽ được hấp thu tốt hơn nếu được bào chế trong viên nang mềm với hệ tá dược đặc biệt.

Uống axit folic trước khi mang thai giữa hai bữa ăn là khoảng thời gian hợp lý nhất. Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu các chất này. Do đó nên uống viên sắt- acid folic chung với nước cam hoặc trái cây.

Tránh uống axit folic với rượu, cà phê và trà vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu. Uống axit folic trước khi mang thai và trong khi mang thai có thể gây táo bón. Vì vậy, mẹ bầu cần lưu ý bổ sung thêm nhiều chất xơ và rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Để việc uống axit folic trước khi mang thai tốt nhất và yên tâm nhất các chị em cũng có thể đi kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng tổng quát trước thai kỳ để được nghe bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Từ đó bổ sung liều lượng sử dụng thuốc phù hợp nhất với thể trạng cơ thể của mình.

Cũng như đang muốn tìm hiểu về việc uống axit folic trước khi mang thai. Hy vọng mẹ sẽ có một tâm thế chuẩn bị sẵn sàng nhất, để bước vào thời kỳ trước, trong và sau thai kỳ an toàn, khỏe mạnh.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Chỉ bổ sung dinh dưỡng không liệu có đủ???

Các nhà khoa học cho thấy, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu và duy nhất quyết định thai kỳ hạnh phúc của mẹ bầu và thể chất, trí thông minh của con.

Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online_ Thai giáo 280 ngày yêu thương. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay con đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ để đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Không chỉ có vậy, khi đăng ký tham gia Thai giáo 280 ngày yêu thương, mẹ còn được tặng một khóa Dinh dưỡng thai kỳ. Trong đó, POH đã chuẩn bị toàn bộ kiến thức về dinh dưỡng, thực đơn mỗi ngày với các món ăn bổ dưỡng, đồng thời có sẵn công thức chế biến, các mẹ chỉ việc làm theo mà không lo bổ sung thiếu dưỡng chất cho con yêu.

Thai giáo là điều tuyệt vời nhất Ba Mẹ dành cho con yêu. POH chúc các mẹ và con yêu một thai kỳ mạnh khỏe, bình an với nhiều trải nghiệm thai giáo hạnh phúc!

Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/khoa-thuc-hanh-thai-giao-poh/

Uống Thuốc Bổ Gì Trước Khi Mang Thai Để Mẹ Và Bé Khỏe Mạnh?

0 lượt xem

Bữa ăn hàng ngày dù nhiều dưỡng chất đến đâu cũng có thể bao hao hụt một hàm lượng dinh dưỡng nhất định do quá trình chế biến và nấu nướng. Đặc biệt là với nếp sống hiện đại ngày nay, nhiều bữa ăn bên ngoài dường như đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống vợ chồng.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển tốt nhất từ trong bụng mẹ, không phải chỉ đến khi biết mình có thai, mẹ mới bắt bổ sung dinh dưỡng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai tốt nhất là 3 tháng.

Bởi theo cơ chế sinh học, thời gian để trứng trưởng thành trong buồng trứng của người mẹ mất khoảng 3 tháng, sau đó trứng sẽ chín và rụng. Ở thời điểm trứng rụng, nếu trứng gặp tinh trùng sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Muốn có phôi thai khỏe mạnh, người mẹ cần có chất lượng trứng tốt nhất. Do đó nếu thời điểm này mẹ uống các loại thuốc, vitamin tổng hợp sẽ tốt nhất cho quả trứng phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế, mẹ nên có kế hoạch uống bổ sung dưỡng chất trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Đồng thời các cặp đôi cần có những chuẩn bị trước khi mang thai hiệu quả như: chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, kiểm tra sức khỏe tổng quát, dự trù tài chính tỉ mỉ…

Ngoài ra, hầu hết phụ nữ đều không biết mình đã mang thai trong thời gian một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, thời gian đầu mang thai là lúc thai nhi phát triển và hình thành hầu hết các cơ quan. Đặc biệt, 7 tuần đầu thai kỳ là thời gian thai nhi hình thành ống thần kinh. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất (đặc biệt là acid folic). Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp mỗi ngày, ngay từ khi dự định mang thai.

Dưỡng chất cần bổ sung trước khi mang thai?

Các bác sỹ và chuyên gia y tế thường khuyên phụ nữ trước khi mang thai bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh thì các mẹ có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất để nâng cao sức khỏe, tăng khả năng thụ thai, chống dị tật thai nhi bẩm sinh để chuẩn bị cho quá trình mang thai an lành.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia có 3 loại dưỡng chất quan trọng nhất cho phụ nữ trước khi mang thai là axit folic (vitamin B9), chất sắt và canxi. Trong đó:

Acid folic bổ sung đủ 400mcg/ngày trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ

Bổ sung trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng

Cần cho quá trình tổng hợp DNA và cần cho sự tăng trưởng, phân chia tế bào nhanh.

Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn vẹn của trứng và tính linh động của tinh trùng

Làm tăng cường dòng máu tới tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai

Cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ.

Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là dạng cơ thể dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với mẹ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú

Có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi và sự hình thành tuần hoàn máu của nhau thai

Giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu tháng

Ngăn ngừa những tác động xấu đến sự phát triển trí tuệ và thể lực đến thai nhi sau này.

Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ, đáp ứng nhu cầu tăng lên của mẹ trong giai đoạn mang thai sắp tới.

Cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương và răng của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Giảm nguy cơ loãng xương sau này.

Có thể ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật và sinh non.

Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất trước khi mang thai cũng đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng một tương lai thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ bầu và bé yêu.

Uống loại thuốc bổ gì trước khi mang thai?

Lưu ý về việc uống thuốc trước khi mang thai

Khi sử dụng các loại thuốc bổ trước khi mang thai, các chị em nên tìm hiểu thông tin cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ. Sử dụng các chế phẩm bổ sung có uy tín, được kiểm định và chất lượng rõ ràng.

Kiểm tra thông tin trên bao bì: Sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp mà có chứa đầy đủ các loại vitamin, acid béo thiết yếu (DHA/EPA), khoáng chất phù hợp với thể trạng của bạn. Đặc biệt, khi uống bất cứ loại thuốc bổ nào, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe trước khi bổ sung. Chú ý đến thành phần của từng loại thuốc, xem trong thuốc có thành phần nào mình bị dị ứng không

Tuyệt đối không lạm dụng việc bổ sung Vitamin cũng như thuốc bổ khi mang thai: các loại thuốc bổ, vitamin không phải uống càng nhiều càng tốt, bạn chỉ nên dùng theo liều lượng hướng dẫn và không tự ý uống thêm trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.

Một số yếu tố làm giảm tác dụng của thuốc bổ: Lưu ý một số loại Vitamin và Khoáng chất nếu chúng ta uống đồng thời sẽ làm giảm hiệu quả và khả năng hấp thu của nhau, ví dụ như canxi không nên uống cùng thời điểm với sắt. Bởi vậy, bà bầu nên tách biệt thời gian uống sắt và canxi thay vì uống đồng thời. Khi sử dụng vitamin và thuốc bổ, các bạn cũng nên chú ý đến các loại thực phẩm có khả năng làm giảm công dụng của thuốc. Ví dụ như không uống viên sắt cùng sữa, trà, cà phê… Chỉ nên uống thuốc sau khi ăn uống những loại thực phẩm này ít nhất 1-2 tiếng.

Chú ý nguồn gốc của sản phẩm: nguồn gốc, xuất xứ của các loại thuốc đó, xác định rõ các loại thuốc này đã được Bộ Y Tế kiểm định hay chưa hay có được công nhận bởi cơ quan quản lý dược không

Bên cạnh việc uống thuốc, chị em cũng nên có chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai hợp lý, tăng cường ăn những thực phẩm lành mạnh như các loại rau xanh, củ quả, trái cây,… tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cafein,… để thuốc bổ phát huy được tác dụng tốt nhất.