Uống Thuốc Trị Mụn Khi Mang Thai / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Chia Sẻ Cách Trị Mụn Khi Mang Thai Của Các Mẹ Trên Webtretho !!!!

Thứ Sáu, 20-01-2017

Trong thai kỳ của phụ nữ, sự thay đổi của nội tiết tố ảnh hưởng đến làn da. Nội tiết tố thay đổi gây ra nám da, sạm da, mụn… Da lúc này dễ bị mụn do tăng tiết bã nhờn. Tình trạng này sẽ giảm trong 3 tháng sau sinh. Trị mụn là mong muốn của tất cả phụ nữ. Tuy vậy trong thai kỳ, các mẹ không được sử dụng các loại sản phẩm trị mụn bằng thuốc uống, kem bôi vì sẽ gây ra ảnh hưởng cho bé.

Chia sẻ cách trị mụn khi mang thai của các mẹ trên WEBTRETHO !!!

1- Yến mạch và dưa chuột

Yến mạch và dưa chuột làm dịu da rất tốt. Hai loại nguyên liệu này cũng khá dễ tìm. Sử dụng các nguyên liệu này rất đơn giản: mẹ bầu chỉ cần trộn bột yến mạch và dưa chuột thái lát mỏng với nhau. Sau đó hãy đặt hỗn hợp trong ngăn đá tủ lạnh. Bột yến mạch sẽ bám đều vào dưa chuột. Khi bột đã bám đề, mẹ bầu có thể dùng đắp mặt. Thời gian từ 10 đến 15 phút.

2- Nghệ và mật ong

Nghệ là nguyên liệu thiên nhân an toàn, hiệu quả cho chị em trong thai kỳ. Hoạt chất curcumin của nghệ giúp sáng da, mờ vết thâm, diệt khuẩn gây mụn. Ngoài ra dùng nghệ còn giúp chị em dưỡng da trắng hồng tự nhiên.Mật ong cũng là nguyên liệu tốt cho da. Thành phần của mật ong có chứa nhiều chất kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên. Dùng mặt nạ bằng nghệ và mật ong Chăm sóc da mặt mụn sẽ giúp chị em làm sạch mụn, mờ vết thâm, dưỡng da sáng mịn hơn.

Bật mí với bạn rằng: trị mụn bằng nghệ có rất nhiều cách kết hợp. Và mỗi công thức từ nghệ tươi lại giúp bạn điều trị mụn tùy theo từng làn da và loại mụn.

3- Dấm táo

Bên cạnh nghệ, dấm táo cũng là một giải pháp tốt trong việc chăm sóc da. Bạn có thể dùng bông cotton sạch thấm vào nước dấm táo. Sau đó massage da nhẹ nhàng tại các vị trí có mụn. Lượng dầu dư thừa trên da mặt sẽ được dấm táo hấp thụ. Qua đó ngăn chặn đáng kể dầu dư thừa gây bít lỗ chân lông. Điều này giúp bạn giải quyết được tình trạng nổi mụn trên da. Enzyme và axit alpha hydroxy có trong dấm táo sẽ làm sạch da khá hiệu quả. Các mẹ bầu có thể hòa dấm táo vào với nước theo tỉ lệ 1:3 để sử dụng.

BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM:

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu

– Mẹ bầu không nên rửa mặt quá nhiều để tránh là da mất độ ẩm tự nhiên.

– Không nên rửa mặt bằng nước quá nóng. Điều này cũng có thể làm da trở nên khô. Tốt nhất nên dùng sữa rửa mặt nhẹ dịu với da.

– Mẹ bầu cần tránh nặn mụn hay bóp vết mụn. Hành động này có thể làm nhiễm trùng, làm cho mụn nặng hơn và gây ra sẹo.

– Nên uống nhiều nước (2 – 2.5 lít/ngày).

– Mẹ bầu cũng nên tránh các đồ uống có ga và caffein vì vừa không tốt cho dạ mụn vừa không tốt cho sức khỏe.

– Bên cạnh đó có thể bổ sung protein thực vật, chất béo từ bơ và các loại hạt.

– Hạn chế những thực phẩm sử dụng các loại đường tinh chế.

– Chú ý nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian phục hồi.

– Những vật dụng tiếp xúc với da mặt thường xuyên như vỏ gối, khăn mặt cần vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên.

– Hạn chế chạm tay vào vùng da mụn, đặc biệt là da mặt.

Trước Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Bổ Gì?

Trước khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nhớ hồi trước chuẩn bị có ý định mang thai, do chưa có kinh nghiệm nên mình có rất nhiều thắc mắc về việc uống thuốc gì trước khi mang thai. Mình cũng đi hỏi quanh các mẹ có kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trên mạng. Sau đó mình đi khám bác sĩ và được bác sĩ tư vấn khá nhiều thông tin bổ ích (chắc do mục tư vấn cũng được tính tiền cho nên bs nói khá kĩ, haha).

Khám bác sĩ rồi thì mình cứ theo chỉ định của bác sĩ mà uống thôi. Uống cho đến khi mang thai thì bác sĩ lại cho thuốc khác. Mỗi giai đoạn lại uống 1 loại thuốc khác nhau. Sau khi sinh xong thì lại uống 1 loại thuốc khác nữa. Mình nghĩ các mẹ sắp có ý định mang thai chắc cũng có nhiều thắc mắc như mình hồi đó nên mình tổng hợp lại luôn, sau có gì các mẹ vào xem cho đỡ mất công đi tìm quanh trên mạng.

Có cần đi khám trước khi mang thai không?

Câu trả lời là có. Mình thấy cực kì cần thiết luôn. Để làm gì?

Khi mình mang thai, nếu mình mắc bệnh thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà nguy hại hơn là bệnh rất dễ lây qua cho em bé. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mình là thăm khám bác sĩ để khám tổng quát và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Chi tiết các mũi tiêm các mẹ có thể tham khảo ở đây. Nói chung là mình tiêm tất cả các mũi mà trong tờ giấy ghi chú của phòng tiêm dịch vụ có ghi, phòng bệnh cho chắc vậy 😀 . Lưu ý là sẽ tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Yên tâm, về việc này, khi lên tiêm bác sĩ sẽ yêu cầu mình cam đoan và nhắc nhở mình.

Thứ 2, để chữa bệnh

Để chuẩn bị tốt cho việc có thai, cần thăm khám về hệ thống sinh sản và khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mình có bị các bệnh về nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác hay không . Nếu có thì cần chữa bệnh sớm, vì nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Trong khi mang thai, mình không được phép tẩy giun sán. Cho nên mình cần tẩy giun sán trước khi muốn có thai. Nếu tẩy thì tẩy cho cả gia đình trong cùng một thời gian luôn, để đảm bảo khỏi lây chéo nhau.

Ngoài ra, có một bệnh dễ gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ) đó là viêm nha chu. Còn viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho thai kỳ an toàn thì nên vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra và khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.

Kiểm tra huyết áp và hỏi bác sĩ kĩ về vấn đề này. Vì khi mang thai nếu huyết áp cao thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Nếu mẹ có tiền sử đái tháo đường thì cũng cần hỏi bác sĩ để kiểm soát lượng đường huyết cho tốt để chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, vận động trong thai kỳ sao cho hợp lí.

Nếu mẹ bị thiếu máu thì cũng cần hỏi bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bổ sung viên sắt. Nếu không khi mang thai sẽ rất mệt mỏi, yếu ớt.

Thứ 3, để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp

Cần xét nghiệm máu để biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.

Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.

Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.

Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.

Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.

Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.

Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.

Khi nào bắt đầu bổ sung thuốc trước khi mang thai?

Bổ sung dinh dưỡng cũng như thuốc trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).

Mình nghĩ cũng nhờ một phần mình chuẩn bị tốt dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ cần có cho nên khi tới ngày gần rụng, bác sĩ có kiểm tra và bảo trứng tròn, đều, phát triển tốt.

Trước khi mang thai có cần uống thuốc gì?

Trước khi mang thai bạn cần bổ sung 5 loại dưỡng chất quan trọng là axit folic, DHA/EPA, Chất sắt, canxi, vitamin D3.

P/s: hồi trước, mình chỉ uống sắt, axit folic trước khi mang thai do bác sĩ chỉ kê như vậy. Sau này tìm hiểu thì được biết có nhiều loại cũng cần thiết nên mình liệt kê thêm. Tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ lại để xác nhận các loại phù hợp với cơ thể của mình.

Axit Folic

Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.

Sắt

Sắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic quan trọng trong máu, cần thiết cho cả thai nhi và bà mẹ.

Canxi

Canxi thì giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.

Vitamin D3

Theo thống kê thì bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D trước khi mang thai nên mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin D dạng Vitamin D3 vì D3 là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu, từ máu vào trong xương.

DHA/EPA

DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé, DHA được vận chuyển tốt nhất qua nhau thai khi có tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1. Ngoài ra, DHA và EPA được bổ sung trước khi mang thai còn giúp tăng dòng máu tới tử cung người phụ nữ, làm gia tăng khả năng thụ thai thành công.

Sạm Da Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Gì?

Trong quá trình mang thai, các nội tiết tố trong cơ thể có sự thay đổi, dẫn đến sự mất cân bằng hắc tố melanin trên da. Chính các hắc tố melanin này là “thủ phạm” gây nên tình trạng da bị sạm đen, nám… Sạm da khi mang thai có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể những phổ biến nhất là ở mặt, nách, cổ, gáy, bụng… bởi những vùng này có kết cấu da khá lỏng lẻo. Mẹ bầu không cần quá lo lắng sạm da khi mang thai nên uống thuốc gì, bởi tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên, một số ít người vẫn bị tình trạng này “đeo đẳng” ngay cả sau khi đã sinh em bé.

Sạm da khi mang thai nên uống thuốc gì?

Nếu mẹ bầu vẫn còn lo lắng sạm da khi mang thai nên uống thuốc gì thì có thể tham khảo một số loại sau. Bởi trong quá trình mang thai, bất cứ thực phẩm, dược phẩm… mẹ hấp thụ cũng có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu không nên uống thuốc mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Bổ sung vitamin là cách điều trị nám, sạm da… an toàn và khá hiệu quả, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp mẹ vượt qua thai kỳ một cách suôn sẻ.

– Vitamin A: ngăn ngừa sự tấn công của ánh nắng mặt trời đối với làn da, đồng thời điều trị nám, tàn nhang, sạm da…

– Vitamin B: thúc đẩy quá trình chuyển hóa của cơ thể và tăng cường hấp thu dinh dưỡng cho làn da.

– Vitamin E: dưỡng da mịn màng, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn xuất hiện.

Ngoài ra, những mẹ còn phân vân khi mang thai nên uống thuốc gì để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể, rõ ràng hơn.

Sạm, nám da, da xỉn màu, kém sức sống không chỉ là vấn đề của mẹ bầu mà còn là vấn đề chung của rất nhiều chị em khác. Những vùng nám da khiến chị em mất tự tin, cảm thấy mình xấu xí, e ngại khi tiếp xúc với người khác. Bạn có thể tham khảo dòng sản phẩm kem dưỡng trắng da chống lão hóa Sakura Anti-Wrinkle Whitening của Nhật Bản. Đây là sản phẩm chăm sóc da cao cấp của hãng mỹ phẩm Sakura, đã được rất nhiều chị em phụ nữ lựa chọn và tin dùng trong thời gian qua bởi hiệu quả cao, an toàn cho da, không gây mỏng da, không kích ứng.

Hiện sản phẩm đang được bán tại megavita.vn với giá 900.000 đồng/hộp, đảm bảo hàng chính hãng 100% nhập khẩu từ Nhật Bản.

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Địa chỉ: số 46 đường 3/2, phường 12, Quận 10.

Hoang Mang Uống Thuốc Viêm Họng Khi Mới Mang Thai Có Bị Gì Không?

Dùng thuốc khi mới mang thai có thể gây cản trở sự tượng hình và biệt hóa có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. vì vậy chữa viêm họng khi mang thai cũng cần quan tâm đến việc dùng thuốc, không nên tự ý dùng thuốc trị viêm họng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Hỏi: Uống thuốc viêm họng khi mới mang thai có bị gì không? Tôi có thai được 3 tuần rồi nhưng không biết. Mấy ngày trước bị viêm họng, đau họng và sốt cao nên có dùng 2-3 viên thuốc giảm đau hạ sốt. Không biết có nguy hại gì cho thai nhi không vậy thưa bác sĩ?

Xin cảm ơn!

(Phạm Như – Hưng Yên)

Chào bạn!

Sử dụng thuốc khi mang thai cần hết sức thận trọng, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu. Một số loại thuốc có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa như một số thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư,… có thể gây ra hiện tượng quái thai, dị tật bẩm sinh xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.

Đối với việc dùng thuốc trị viêm họng khi mang thai cũng vậy. Một số loại thuốc có thể phép được dùng nhưng một số loại khác lại chống chỉ định. Cụ thể:

Thuốc giảm đau, hạ sốt, như: Acetaminophen và Paracetamol là thuốc khá an toàn; Acid salicylic (aspirin) có thể làm tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh, tăng xuất huyết, giảm cân nặng (aspirin liều nhỏ thì an toàn cho thai nhi); cẩn trọng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid vì có thể gây tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh: Tùy từng loại kháng sinh mà có thể không hoặc có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Qua một số thông tin trên bạn có thể nhận thấy cấp độ ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi. Trường hợp bạn có dùng thuốc giảm đau hạ sốt trên được xem là khá an toàn nên không cần phải lo lắng. Bạn có thể tham khảo sự tham vấn của bác sĩ về loại thuốc mà mình đang dùng để kiên cố hơn.

Nhóm penicillin, cephalosporin được xem là an toàn.

Tránh dùng các thuốc nhóm phenicol vì gây suy tủy, giảm bạch cầu.

Không được dùng tetracyclin vì gây vàng răng ở trẻ.

Không dùng nhóm aminoglycosid (gentamycin, amikacin…) vì gây điếc, giảm thính lực.

Không dùng nhóm quinolon do gây tổn thương sụn khớp.

Rifamycin: không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; Nitrofuran và acid nalidixic (negram) không nên dùng cuối thai kỳ. Còn Metronidazol, trimethoprim, sulfamid: không nên dùng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Chúc mẹ và bé sức khỏe!

About Post Author