Uống Thuốc Trị Mụn Có Tác Dụng Phụ Gì / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Uống Thuốc Trị Mụn Có Ảnh Hưởng Gì Không Có Tác Dụng Phụ Gì Không

– Ngoài những phương pháp như bôi kem ngoài da, sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên hay các công nghệ hiện đại, uống thuốc cũng được rất nhiều người sử dụng để kiểm soát tình trạng mụn.

Thuốc uống trị mụn bác sĩ khuyên dùng

Uống thuốc trị mụn có ảnh hưởng hay tác dụng phụ gì?

– Các tình trạng da bị mụn trứng các quá nặng nề do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để kiểm soát tình hình.

– Bởi một số loại mụn đặc biệt là mụn trứng cá hình thành do sự thay đổi hormone trong cơ thể dẫn đến việc kích thích tuyến dầu hoạt động quá công suất.

– Từ đây, lượng bã nhờn được tiết ra quá nhiều sẽ tích tụ trên bề mặt da kết hợp cùng với vi khuẩn, bụi bẩn sinh ra mụn.

– Những loại thuốc trị mụn sẽ giúp cân bằng lượng hormone trong cơ thể, ngăn chặn quá trình trên xảy ra, góp phần ngăn ngừa và trị mụn.

– Ngoài ra, chức năng gan bị suy giảm, cơ thể tích tụ nhiều độc tố cũng sinh ra mụn. Một số loại thuốc mát gan, giải độc tố cũng được áp dụng để trị mụn hiệu quả.

***Vậy uống thuốc trị mụn có tốt không, có ảnh hưởng gì không?

– Điều này còn tùy thuộc nào loại thuốc nào bạn sử dụng. Bởi mỗi loại thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ riêng biệt.

Tác dụng phụ của các loại thuốc uống trị mụn hay dùng

+ Uống thuốc Isotretinoin trị mụn có thể gây khô da, bắt nắng, mệt mỏi, giảm thị lực, thiếu máu. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú, người dùng thuốc không được truyền máu.

+ Uống thuốc tránh thai để trị mụn có thể gây rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, đau đầu, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, một số trường hợp có thể tăng cân đột ngột.

+ Uống thuốc Spironolactone trị mụn có thể khiến kinh nguyệt không đều, đau tức phần vú, đau đầu, chóng mặt, ói mửa, đau bụng, khô miệng, huyết áp thấp, lượng kali trong máu tăng.

– Nói tóm lại uống thuốc trị mụn tốt hay không còn tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng.

– Để đảm bảo cho sức khỏe và hiệu quả trị mụn, trước khi uống thuốc trị mụn, bạn phải trực tiếp đến thăm khám tại các cơ sở có bác sĩ da liễu.

– Sau khi được bác sĩ kê đơn và dặn dò cách sử dụng thuốc thì bạn mới nên uống thuốc. Không được tự ý sử dụng thuốc tại nhà.

【Cần Biết】Uống Thuốc Tiểu Đường Có Tác Dụng Phụ Gì?

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị tiểu đường hiệu quả hơn, hạn chế các tác dụng phụ. Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì tới bệnh nhân?

Tiểu đường là bệnh mạn tính, người bệnh phải luôn xác định tâm lý sống chung với bệnh, nhưng hẳn đó không phải là việc dễ dàng. Tùy theo từng thể trạng, tình trạng bệnh của người bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc hoặc kết hợp với một số sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị tiểu đường để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, về phía bệnh nhân và người nhà họ luôn quan tâm là uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?; Với quá nhiều loại thuốc khác nhau như vậy họ sẽ sử dụng loại thuốc gì để hạn chế được tác dụng phụ?

1. Phân loại thuốc điều trị tiểu đường

Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc chữa tiểu đường với các tên gọi, cơ chế làm giảm đường máu khác nhau, chia làm 4 nhóm cơ bản sau:

– Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: Biguanide metformin (Metforal, Glucophage, Stagid); thiazolidinedione rosiglitazone (Avandia, Hasandia 8, Avanglyco 4); thiazolidinedione pioglitazone (Actos, Dopili 15 mg, Pioglitazone Stada 30 mg, Pioglar); đồng vận thủ thể GLP-1 (exenatide); ức chế men DPP-4 sitagliptin Januvia ™.

– Thuốc gây tăng tiết insulin: Sulfonylurea: glimepiride (Amaryl), glibenclamide (Daonil, Maninil), gliclazide (Diamicron, glipizide (Glibénès, Minidiab), Meglitinide Repaglinide.

– Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột: thuốc ức chế men Alpha-glucosidase: Acarbose (Glucobay, Precose), thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).

– Insulin: Insulin tác dụng chậm (Lantus®); insulin tác dụng trung bình (Protaphane®, Humulin® NPH); insulin tác dụng ngắn (Actrapid®, Humulin®, Apidra®); insulin tác dụng nhanh (Novorapid®, Humalog®); insulin trộn sẵn.

Hạ đường huyết

Tất cả thuốc điều trị tiểu đường đều có tác dụng làm giảm lượng đường máu. Một số loại thuốc khi người bệnh dùng sai cách, ví dụ như dùng tăng liều hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn, có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết quá mức – đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không kịp thời có những biện pháp làm tăng đường máu trở lại (ăn, uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê sâu. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, phân bổ bữa ăn trong ngày sao cho phù hợp với lượng thuốc đang dùng, tránh trường hợp giảm cân bằng việc ăn kiêng thái quá hoặc luyện tập quá sức…

– Không phối hợp 2 thuốc cùng nhóm vì chúng cùng một cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm.

– Kiểm tra đường huyết trong máu trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này có dấu hiệu giảm xuống quá thấp.

Dị ứng thuốc

Bệnh nhân gặp các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mày đay, viêm, đỏ da, dị ứng nặng có thể rất nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Việc dùng thuốc không đúng cách rất dễ gây dị ứng. Thường thì trong những trường hợp gặp tác dụng phụ này, có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng uống thuốc. Cần nhớ rằng nếu ta tiếp tục uống loại thuốc đó thì các phản ứng dị ứng sẽ luôn luôn quay trở lại. Do vậy, khi uống thuốc tiểu đường mà gặp các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên thông báo điều này với bác sĩ điều trị để thay đổi đơn thuốc và không nên tiếc mà sử dụng lại thuốc dưới bất kỳ dạng nào.

Đầy bụng, tiêu chảy

Một số loại thuốc tiểu đường gây rối loạn tiêu hóa như metformin – glucophage, bệnh nhân sẽ bị đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Có thể sử dụng với liều thấp hơn hoặc uống sau khi ăn để tránh tác dụng phụ này của thuốc. Nhưng nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và tiêu chảy sau khi đã sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, chắc chắn phải ngưng uống metformin và bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc phù hợp hơn.

Chính vì vậy, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, phải điều trị lâu ngày với các loại thuốc cần phải cẩn thận khi sử dụng. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc và kết hợp đúng cách với các sản phẩm hỗ trợ điều trị để đạt hiệu quả cao.

Nhận thức rất rõ về những tác dụng phụ khi uống thuốc tiểu đường như hạ đường huyết, giảm chức năng của gan, thận, dị ứng thuốc, rối loạn đường tiêu hóa…Nhưng điểm cốt yếu là bệnh nhân tiểu đường không thể bỏ thuốc mà phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy làm thế nào để giảm tác dụng phụ mà tăng hiệu quả điều trị?

Uống thuốc đúng cách làm tăng hiệu quả điều trị

Hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng, uống thuốc đúng giờ và liều lượng, cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc tiểu đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Duy trì một tâm trạng tốt

Người bệnh có tâm trí lành mạnh, thư thái có thể cải thiện hiệu quả kết quả chữa trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần phải học cách thư giãn và điều hòa cảm xúc, biết cách giải phóng áp lực của mình, vượt qua được trạng thái tâm lý bất ổn mới có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

Đa số bệnh nhân tiểu đường khi điều trị bằng thuốc đều lo lắng đến việc uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì? Và phải làm gì khi chính mình gặp trường hợp ấy. Người bệnh đừng để tâm trạng lo lắng ảnh hưởng quá đến sức khỏe, và cũng không được tự quyết. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị ngay nếu gặp các biểu hiện của tác dụng phụ do uống thuốc. Bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn khác cho liệu trình chữa trị và sẽ tìm ra loại thuốc phù hợp và đem lại hiệu quả nhất đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Bạn đang xem bài viết: “Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?” tại chuyên mục Các loại thuốc

https://kienthuctieuduong.vn/

Viên Uống Ngừa Mụn Hoa Linh Giá Bao Nhiêu? Có Tác Dụng Phụ Không?

Mụn trứng cá, mụn đầu đen đang là vấn đề mà chiều anh chị em đang gặp phải. Các sản phẩm ngừa mụn thì xuất hiện tràn lan trên các mặt báo. Vậy đâu là một sản phẩm có chất lượng?

Giới thiệu về thương hiệu dược phẩm Hoa Linh

Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh được đi vào hoạt động từ năm 2001, chuyên sản xuất, kinh doanh về các lĩnh vực dược phẩm. Sứ mệnh của dược phẩm Hoa Linh là thường xuyên nâng cao cơ sở vật chất và nguồn nhân lực, luôn phấn đấu hằng ngày để tạo ra những thành phẩm dược phẩm an toàn đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng với những sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng cao, giá thành hợp lý, vừa đảm bảo các sản phẩm được lựa chọn kỹ càng từ nguyên liệu đến việc áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, khắt khe. Đặc biệt, các sản phẩm của Dược phẩm Hoa Linh đều được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của tổ chức Y tế thế giới ( WHO – GMP, GLP, GSP) và tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, đồng thời áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, hiện đại nhất vào sản xuất, phân phối sản phẩm .Chính vì lý do trên mà đến nay, dược phẩm Hoa Linh vẫn luôn là một hãng dược phẩm đầu tay được các bác sĩ khuyên dùng.

Đến thời điểm hiện tại, một số sản phẩm được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn trong nhiều năm qua công ty Dược phẩm Hoa Linh đã sản xuất và phân phối ra thị trường như dung dịch vệ sinh phụ nữ Dạ hương, thuốc ho Bảo Thanh, viên ngậm ho Bảo Thanh, Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu, dầu gội dược liệu Nguyên Xuân, nước rửa tay Ngọc Thảo… Đặc biệt, hiện nay viên uống ngừa mụn Hoa linh đang được giới trẻ tin dùng để hỗ trợ điều trị mụn.

Thành phần của viên uống ngừa mụn Hoa Linh

Viên uống ngừa mụn Hoa Linh được bào chế bằng những nguồn nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên vừa đảm bảo chất lượng vừa hạn chế thấp nhất tác dụng phụ của thuốc hóa dược. Một số thành phần với nồng độ, hàm lượng có trong một viên nang là:

Dịch chiết từ Kim ngân hóa có chứa một lượng lớn Flavonoid như scolymosid lonicerin và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin). Các chất này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm nhiệt và được chỉ định trong mụn nhọt ban sởi, mề đay,…

Trong thành phần dịch chiết của cây ngưu hoàng có chứa axit cholic, cholesterol, ergosterol, axit béo, este phosphoric, bilirubin, vitamin D, muối canxi, sắt,… Theo một số tài liệu cổ, ngưu hoàng có vị đắng, tính bình, hơi có độc, vào hai tạng tâm và can, được chỉ định trong thanh tâm giải độc, có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

Dịch chiết của cam thảo bắc có acid glycyrrhizic được sử dụng làm thuốc chống viêm tại chỗ.

dịch chiết của cây đại hoàng chủ yếu là các dẫn chất của anthranoid, hàm lượng 3 – 5%, có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại vi khuẩn.

dịch chiết của bồ công anh là dẫn chất của flavonoid có tác dụng trị mụn nhọt lở ngứa.

Ngoài ra, trong thành phần của viên ngừa mụn hoa linh còn chứa một số thảo dược khác như: sinh địa, chi tử, xuyên tâm liên, thổ phục linh.

Tất cả các thành phần được bào chế bằng công thức truyền thống với quy trình sản xuất hiện đại, mang lại hiệu quả điều trị mụn rất hiệu quả.

Tác dụng của viên ngừa mụn Hoa Linh

Với các thành phần có nguồn gốc từ thiên nhiên, viên uống ngừa mụn Hoa linh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng gan, đẩy nhanh quá trình loại độc tố ra khỏi cơ thể. Đây là một sản phẩm được các chuyên gia da liễu khuyên dùng trong các trường hợp: nóng trong người sinh nhiệt, nổi mụn trứng cá do thay đổi nội tiết tố; bị mụn trứng cá do trẻ em đến tuổi dậy thì: bị mụn nhọt, mụn trứng cá cho người hay thường xuyên sử dụng chất gây độc tế bào như uống cà phê, rượu bia hoặc ăn đồ cay nóng, thức khuya,mất ngủ…

Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có tác dụng thanh – giải nhiệt, tiêu viêm, tăng đào thải độc tố trên da, loại bỏ các căn nguyên tận gốc gây mụn.Đồng thời, viên uống ngừa mụn Hoa Linh hỗ trợ điều trị gốc rễ của mụn trứng cá,hạn chế gia tăng số lượng mụn trứng cá, phòng ngừa mụn tái phát trở lại.

Tìm hiểu thêm: [HOT] Top 5 thuốc trị mụn được tin dùng nhất hiện nay

Đối tượng sử dụng viên uống ngừa mụn Hoa Linh

Viên uống ngừa mụn Hoa Linh với chất lượng đã được kiểm nghiệm, được các bác sĩ khuyên dùng trong đa số trường hợp người bị mụn nhọt quanh người, mụn trứng cá, mẩn ngứa nổi mề đay.

Đồng thời, đối với người có các bệnh lý gây ảnh hưởng đến nội tiết tố, hay những bé gái đến tuổi dậy thì, nên sử dụng viên uống ngừa mụn Hoa Linh để giảm thiểu mụn trứng cá gây mất nhan sắc.

Hướng dẫn sử dụng viên uống ngừa mụn Hoa Linh

Viên uống ngừa mụn Hoa Linh được chỉ định dùng mỗi ngày 6 viên, mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 3 viên, dùng vào buổi sáng và tối. Mỗi đợt sử dụng thuốc điều trị kéo dài trong 3 – 4 tuần hoặc dài hơn tùy vào tình trạng mụn trên da mặt và toàn thân; và phụ thuốc vào cơ địa thích ứng với các thành phần của thuốc.

Khi sử dụng viên uống ngừa mụn Hoa Linh, các chuyên gia da liễu gợi ý nên kết hợp sử dụng viên uống cùng với thuốc dùng bôi ngoài da tác dụng tại chỗ sẽ hiệp đồng tác dụng, có khả năng tăng hiệu quả điều trị mụn trứng cá.

Một số lưu ý khi dùng thuốc:

Trong khi dùng viên uống ngừa mụn Hoa Linh, người sử dụng phải kiêng ăn đồ cay nóng, hạn chế thức khuya, dùng các chất kích thích như rượu bia,…

Đối với trường hợp bệnh nhân bị viêm da nặng, có sưng, đỏ, đau nên đi khám tại bệnh viện da liễu để xác định nguyên nhân gây bệnh và được các chuyên gia da liễu tư vấn phương pháp điều trị thích hợp.

Trước khi sử dụng, cần quan sát bao bì sản phẩm, không được sử dụng sản phẩm nếu có các bất thường về cảm quan như ẩm, mốc… Bởi lẽ, trong trường hợp này vừa không có tác dụng điều trị, vừa có nguy cơ gây kích ứng da, làm nặng thêm tình trang viêm.

Viên uống ngừa mụn Hoa Linh với các thành phần có tính hàn, ôn nhu. Vì vậy, không dùng cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ cho con bú hoặc người tỳ vị hư hàn.

Tìm hiểu thêm: Bật Mí 8 Cách Trị Mụn Ẩn Bằng Dầu Dừa Tại Nhà Hiệu Quả Nhanh

Viên uống ngừa mụn hoa linh có tác dụng phụ hay không?

Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào sử dụng viên uống ngừa mụn Hoa Linh và để lại dấu hiệu bất thường.

Tuy nhiên, nếu sử dụng, bạn nên tham khảo thành phần của thuốc để kiểm tra sự kích ứng của cơ thể với các thành phần có trong thuốc.

Viên uống ngừa mụn Hoa Linh có tốt không?

Được sản xuất từ các thành phần thiên nhiên, viên uống ngừa mụn Hoa Linh tự hào là một sản phẩm uy tín, được đảm bảo chất lượng. Qua kiểm nghiệm thực tế, tỷ lệ giảm ngừa mụn rất hiệu quả, được các y bác sĩ khuyên dùng và đồng thời được người sử dụng đánh giá cao.

Ngoài ra, công thức bào chế của viên uống ngừa mụn Hoa Linh vừa được thừa kế các kinh nghiệm của ông cha trong sử dụng cây cỏ làm thuốc, vừa áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Đây thực sự là một sản phẩm đầu tay cho những ai đang gặp vấn đề mụn.

Review của người đã sử dụng viên uống ngừa mụn Hoa Linh

Anh Phương, 22 tuổi, đang là sinh viên tại Hà Nội. Để trang trải một phần phí sinh hoạt, anh Phương có làm thêm là chạy xe công nghệ. Kể từ đó, trên mặt anh bắt đầu xuất hiện mụn trứng cá với số lượng ngày càng nhiều. Anh cũng chia sẻ “Ngày xưa mình ít mụn lắm. Chỉ lúc nào ôn thi căng thẳng, hay phải thức khuya, ngủ không đủ giấc, phải ăn mì tôm trong thời gian dài thì may ra mới xuất hiện mụn mủ trắng thôi. Còn bình thường thì không đâu.”. Với công việc đặc thù là phải thường xuyên tiếp xúc với nắng, gió, và bụi bẩn từ lòng đường, mặc dù về nhà anh có vệ sinh sạch sẽ khuôn mặt, nhưng tình trạng mụn của anh không hề thuyên giảm mà còn ngày càng nghiêm trọng hơn. Mụn nhiều, sưng rộng khiến cơ mặt anh rất khó chịu. Được anh chị khuyên, anh đã đi gặp bác sĩ da liễu và được các bác sĩ tư vấn nên dùng viêm uống ngừa mụn Hoa Linh, kết hợp với thuốc bôi ngoài da, anh đã thực hiện theo và mang lại kết quả rất tốt. Sau khi sử dụng viêm uống ngừa mụn Hoa Linh ,mụn trên khuôn mặt anh giảm sưng, cơ mặt anh có thể co giãn tốt. Kiên trì trong vòng 2 tuần, anh bắt đầu thấy tình trạng tốt dần lên. Đến tuần thứ 4, tình trạng mụn giảm rõ rệt, vừa hết mụn, vừa sáng da. Anh yên tâm tiếp tục hành nghề mà không quá lo về vấn đề mụn.

Hy vọng, với những chia sẻ về thành phần công dụng của Viên uống ngừa mụn Hoa Linh cùng với những review có tâm từ những khách hàng đã sử dụng, sẽ mang lại một số thông tin hữu ích, bổ sung một phương pháp làm đẹp cho tất cả mọi người.

Tìm hiểu thêm: [Review] 10 cách trị thâm mụn, nách, mông & đầu gối bằng baking soda

Thuốc Nội Tiết Tố Có Tác Dụng Phụ Gì?

Thưa bác sĩ, các loại thuốc điều hòa nội tiết có tác dụng phụ gì không? Nên làm gì để hạn chế các tác dụng phụ này?

Phạm Lương (Hưng Yên)

Chào Lương,

Các loại thuốc điều hòa nội tiết tố nữ là các loại thuốc có chứa nội tiết tố nữ tổng hợp, dùng để điều trị rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Tùy vào từng vấn đề mà bạn gặp phải, bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp.

Các tác dụng phụ có thể gặp phải

Trong quá trình điều trị bằng thuốc nội tiết, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ. Chúng được chia thành tác dụng phụ nhỏ, thường gặp và tác dụng phụ nghiêm trọng.

Các tác dụng phụ thường gặp đó là

Các tác dụng phụ này là do thành phần estrogen có trong các loại thuốc, nó sẽ biến mất dần trong thời gian sử dụng. Nếu tác dụng phụ kéo dài trong vài tháng, bác sĩ có thể sẽ thay đổi loại thuốc khác.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe khi dùng thuốc nội tiết có thể kể đến là:

Làm tăng nguy cơ đông máu tĩnh mạch ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) và cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi), đặc biệt là ở những phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình đã gặp trường hợp này. Ở những phụ nữ khỏe mạnh, điều này hiếm xảy ra.

Ung thư tử cung (ung thư nội mạc tử cung): Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có tử cung mà sử dụng estrogen đơn độc có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử chúng tôi nhiên ngày nay, hầu hết các bác sĩ đều kê đơn kết hợp estrogen và progestin. Progestin giúp bảo vệ để chống lại ung thư nội mạc tử cung. Nếu có một lý do cụ thể khiến một phụ nữ có tử cung không thể sử dụng một số dạng progesterone, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô từ tử cung của cô ấy (sinh thiết nội mạc tử cung) để hàng năm kiểm tra ung thư trong thời gian dùng thuốc. Phụ nữ không có tử cung (phụ nữ đã cắt tử cung) không có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Ung thư vú: Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng liệu pháp hormone, và đặc biệt là EPT, làm tăng nguy cơ ung thư vú, mặc dù sự gia tăng nguy cơ là rất nhỏ. Tạp chí Sáng kiến Sức khỏe Phụ nữ đã thực hiện một nghiên cứu tin cậy về liệu pháp hormone ở phụ nữ mãn kinh, dự đoán rằng có mỗi năm có thêm 8 trường hợp bị ung thư vú trong tổng số 10.000 phụ nữ dùng thuốc nội tiết tố. Nguy cơ này sẽ tăng lên theo thời gian và đặc biệt là sau 5 năm sử dụng trở lên.

Bệnh tim: Mặc dù thuốc nội tiết tố làm giảm cholesterolxấu và tăng cholesterol tốt, nhưng nó lại làm tăng nguy cơ đau tim ở những phụ nữ bị bệnh tim, cũng như ở những phụ nữ không mắc bệnh tim.

Chảy máu âm đạo bất thường: Phụ nữ dùng thuốc nội tiết có nhiều khả năng bị chảy máu âm đạo bất thường hơn so với những phụ nữ sau mãn kinh không dùng thuốc. Việc chảy máu bất thường này phụ thuộc vào loại liệu pháp mà bệnh nhân sử dụng. Khi chảy máu bất thường xảy ra, bác sĩ sẽ lấy một mẫu niêm mạc tử cung để loại trừ những bất thường hoặc ung thư trong tử cung. Sau khi thực hiện các đánh giá, nếu không có gì bất thường, liều điều trị bằng hormone sẽ được điều chỉnh để giảm thiểu chảy máu bất thường ở âm đạo.

Đột quỵ: Thuốc nội tiết tố làm tăng nhẹ nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ. WHI (tạp chí Sáng kiến sức khỏe phụ nữ) dự đoán rằng có 8 cơn đột quỵ trên 10.000 phụ nữ dùng liệu pháp hormone trong một năm.

Nên làm gì để hạn chế tác dụng phụ?

Để hạn chế các tác dụng phụ khi sử dụng liệu pháp nội tiết (thuốc nội tiết) bạn có thể lưu ý một số vấn đề sau:

Cần đúng chỉ định, đúng liều. Việc cân bằng lại nội tiết bằng các loại thuốc cần có sự thăm khám chi tiết của bác sĩ, sau đó nếu có chỉ định dùng mới được dùng. Trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn, không tự ý bỏ dở phác đồ điều trị hay sử dụng sai liều. Đồng thời, định kì đi khám và kiểm tra theo hướng dẫn.

Khi được kê đơn thuốc, nếu có vấn đề còn thắc mắc, hãy hỏi lại bác sĩ để nhận được thông tin đúng. Nếu chưa rõ liều sử dụng, cần ghi chép lại cẩn thận để tránh sử dụng sai.

Bạn cũng cần thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Uống thuốc an toàn. Để sử dụng thuốc an toàn, bạn cần tuân thủ và nắm được một số điều:

Hiểu được việc uống thuốc chính xác quan trọng như thế nào

Sử dụng thuốc chính xác theo hướng dẫn của bác sĩ

Không đưa đơn thuốc của mình cho người khác và không sử dụng đơn thuốc của người khác để mua thuốc cho mình

Nếu không thể nhớ tất cả các hướng dẫn dùng thuốc, bạn nên ghi nó ra giấy hoặc yêu cầu bác sĩ viết hướng dẫn giúp bạn, bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về hộp chia liều thuốc.

Hỏi bác sĩ nếu bạn thay đổi lối sống (ăn chay, tập thể dục,…) thì có ảnh hưởng gì tới việc dùng thuốc không

Tuyệt đối không được tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa hết liệu trình.

Bảo quản thuốc đúng cách. Hãy đọc kĩ cách bảo quản thuốc và loại bỏ các loại thuốc đã hết hạn. Bạn cũng cần để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và không để chúng tiếp xúc với các loại thuốc này.

Theo dõi tác dụng của thuốc trong thời gian sử dụng. Như đã nói ở trên, thuốc chữa rối loạn nội tiết tố có thể gây ra một số tác dụng phụ. Không phải ai cũng gặp phải những điều này nhưng bạn vẫn cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, chủ động theo dõi phản ứng của cơ thể.