Trong những ngày “đèn đỏ”, bên cạnh cảm giác ẩm ướt, khó chịu, vướng víu, một số chị em còn phải đối mặt với những cơn đau bụng vào đầu hoặc cuối chu kỳ, thậm chí có người đau bụng suốt chu kỳ kinh. Rất nhiều người đã tìm đến giải pháp dùng thuốc uống giảm đau để làm dịu cơn đau nhanh chóng nhất. Nhưng đó có phải là cách thực sự hiệu quả và an toàn?
Các chị em luôn than phiền là phụ nữ “khổ” hơn đàn ông rất nhiều, và một trong những cái “khổ” lớn nhất mà ít có quý ông nào hiểu được chính là những khó chịu trong ngày “đèn đỏ”. Không chỉ là cảm giác căng tức, ẩm ướt ở vùng kín mà còn là những cơn đau bụng dai dẳng. Một số người may mắn hoàn toàn không cảm thấy đau đớn gì trong những ngày này, tuy nhiên số còn lại không đau vào đầu chu kỳ thì cũng sẽ đau ở cuối chu kỳ, hoặc thậm chí đau từ đầu đến cuối! Cơn đau bụng kinh rất khác với đau đầu, cảm sốt, mệt mỏi hay đau nhức răng, rất nhiều chị em vẫn vô tư sử dụng các loại thuốc uống giảm đau mà ít khi chú ý đến tác dụng phụ của chúng. Các bác sĩ đã cảnh báo rất nhiều rằng việc dùng vô tội vạ các loại thuốc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy thuốc giảm đau có thể gây tác dụng phụ thế nào? Uống thuốc giảm đau nhiều có bị vô sinh không?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến những cơn đau quặn bụng trong thời gian hành kinh, phổ biến là do tử cung co thắt khi cố đẩy máu kinh từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo, hoặc do sung huyết vùng chậu vì mất cân bằng nội tiết, tuần hoàn máu yếu, do căng thẳng… Đau bụng kinh rất hay gặp ở phụ nữ trẻ tuổi hoặc các bạn gái mới bắt đầu có kinh. Nếu bụng đau nhiều, đau từng cơn kèm nôn mửa, tiêu chảy và cơn đau xảy ra không nhất định… thì trong Đông y gọi là “thống kinh”, Tuy nhiên, các cơn đau này còn có thể là triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm khác như:
– Dính lòng tử cung.
– Lạc nội mạc tử cung.
– U dưới niêm mạc tử cung.
– Viêm vùng chậu.
– Thuốc giảm đau không cần kê đơn: có thể sử dụng để kìm hãm các cơn đau như đau đầu, sốt, cảm, cúm, viêm khớp, đau răng, đau bụng kinh… Loại thuốc này gồm có 2 nhóm là Acetaminophen và thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID). Trong đó, Acetaminophen là thành phần có hoạt tính của hơn 600 loại thuốc kê đơn và không kê đơn, bao gồm thuốc giảm đau, thuốc ho và thuốc cảm. Còn thuốc giảm đau không steroid là những loại thuốc phổ biến dùng để hạ sốt và giảm đau mức độ nhẹ, bao gồm aspirin, naproxen, ibuprofen, và rất nhiều thuốc khác được dùng điều trị cảm lạnh, viêm xoang, và dị ứng.
– Thuốc giảm đau có kê đơn: gồm các thuốc opioid và các thuốc không opioid. Chúng có tác dụng rất mạnh, có thể thay đổi cảm giác của bạn, do đó cần phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.
Tình trạng này cũng không khá khẩm hơn với thuốc uống giảm đau giúp chữa đau bụng kinh. Nếu quá lạm dụng những viên thuốc này trong tất cả mọi cơn đau bụng kinh, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe của mình. Một nghiên cứu năm 2023 tại Mỹ cho thấy sử dụng quá nhiều một số loại thuốc giảm đau trong giai đoạn hành kinh có thể ức chế đáng kể sự rụng trứng. Chỉ sau 10 ngày, 75% đối tượng nữ tham gia vào nghiên cứu có dấu hiệu không rụng trứng sau khi dùng quá liều thuốc giảm đau. Các nhà khoa học cho biết những viên thuốc này chính là thủ phạm ức chế sự giải phóng kích thích tố prostaglandin – đóng vai trò quan trọng đối với việc sản xuất tế bào trứng trong cơ thể.
Các tác dụng phụ khi lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau
Khi bị đau bụng kinh, nhiều bạn nữ thường chọn uống thuốc giảm đau là cách giảm đau nhanh và tiện lợi nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài sẽ dẫn đến các tác dụng phụ:
2. Tăng huyết áp
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu của mình, các bác sĩ cho rằng những người phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine sẽ tăng khả năng bị cao huyết áp gấp hai lần. Riêng Aspirine thì chưa có bằng chứng gây cao huyết áp ở phụ nữ.
3. Tổn thương gan
Paracetamol và các loại thuốc có chứa paracetamol chính là thủ phạm tàn phá lá gan của bạn nếu quá lạm dụng. Triệu chứng của một lá gan bị tổn thương bao gồm chán ăn, buồn nôn, nếu không được điều trị đến nơi đến chốn có thể làm suy gan, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, những rủi ro cho gan sẽ được giảm nếu bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng đã quy định và không lạm dụng chúng trong thời gian quá dài.
4. Rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm phụ khoa, giảm khả năng sinh sản
Theo các bác sĩ của phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội, việc lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố dễ dẫn đến viêm phụ khoa, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, từ đó làm tăng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn.
Trường hợp nào nên dùng thuốc giảm đau và nên dùng loại nào?
Thực ra mọi cơn đau đều có thể được dập tắt bằng thuốc giảm đau. Yêu cầu duy nhất là ĐÚNG LIỀU. Một trong những hoạt chất giảm đau mạnh mẽ và an toàn được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhất là Ibuprofen. Ibuprofen thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, dẫn xuất từ acid propionic. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm rất mạnh mẽ. Chất này được phát hiện vào năm 1960 bởi Stewart Adams cùng các cộng sự John Nicholson, Andrew RM Dunlop, Jeffery Bruce Wilson và Colin Burrows và được cấp bằng sáng chế một năm sau đó. Ibuprofen có khả năng tác động trực tiếp vào quá trình sản sinh các chất hóa học gây phản ứng viêm, từ đó ngăn chặn quá trình viêm nhiễm và giảm đau.
– Hiệu quả giảm đau: giảm tổng hợp prostaglandig F2, giảm khả năng cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các chất gây đau từ phản ứng viêm
– Hiệu quả chống viêm: ức chế quá trình tổng hợp các chất hóa học gây phản ứng viêm. ngoài ra, nó còn đối kháng hệ enzym phân hủy protein, ngăn cản quá trình biến đổi protein…
– Các triệu chứng đau đầu, nhức ở hai bên thái dương, đau nửa đầu, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung.
– Đau răng, nhức buốt răng do viêm nướu, sâu răng, tổn thương tủy răng.
– Hạ sốt khi bị cảm lạnh thông thường.
– Đau lưng, nhức mỏi vai gáy, đau căng cơ bắp sau khi vận động hoặc tập luyện mạnh.
– Đau bụng trong thời kỳ hành kinh do hoạt động co bóp của tử cung.
– Cảm sốt, ho…
– Các bệnh về hệ cơ xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp do bệnh gout cấp tính, đau khớp và bất động khớp.
– Các cơn đau do viêm nhiễm vùng chậu.
– Đau do các khối u lành tính chèn ép các mô và dây thần kinh xung quanh.
Chỉ với 1 đến 2 viên Advil/ lần uống, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng, bạn sẽ cảm nhận cơn đau của mình nhanh chóng biến mất, sức khỏe được phục hồi và tinh thần trở lại phấn chấn. Tuyệt đối không được dùng quá 6 viên/ ngày để tránh quá liều và gây ra các tác dụng phụ. Khi sử dụng ở mức cho phép, Advil sẽ phát huy hiệu quả tối ưu nhất, giảm đau nhanh, không tác dụng phụ, không gây buồn ngủ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bên cạnh việc dùng thuốc để cắt cơn đau bụng kinh nhanh chóng, bạn cũng có thể thực hiện những phương pháp đơn giản sau để làm dịu cơn đau:
1. Massage nhẹ nhàng
Massage nhẹ sẽ làm dịu cơn đau nhanh chóng, giảm căng thẳng ở các cơ bụng, chống co thắt và từ đó giảm cơn đau bụng kinh rất hiệu quả. Chị em nên dành thời gian massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới trong những ngày hành kinh.
3. Ăn nhiều ngải cứu
Bên cạnh công dụng cầm máu, ngải cứu còn là món ăn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa đau bụng kinh rất tốt. Nếu không nghĩ ra món ăn gì hay ho với ngải cứu, bạn chỉ cần cắt nhỏ trộn với trứng gà và chiên lên thì đã có món trứng chiên ngải cứu chữa đau bụng kinh rất hiệu quả rồi.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy lá ngải cứu khô 10g sắc lên với nước uống. Khi uống bạn có thể cho thêm một chút đường để uống, chia thành 2 lần uống/ngày.
5. Uống sữa và ăn các chế phẩm từ sữa
Các nghiên cứu khoa học hiện nay đều cho thấy những chị em bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giảm khoảng 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500mg canxi mỗi ngày. Chính vì thế, chị em nên uống nhiều sữa, ăn nhiều sữa chua để giảm nguy cơ mắc chứng đau bụng kinh.
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
chúng tôi
Tel: 0908 897 041
Địa chỉ: số 46 đường 3/2, phường 12, Quận 10.