Uống Thuốc Trầm Cảm Gây Buồn Ngủ / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Tại Sao Uống Thuốc Cảm Cúm Gây Buồn Ngủ?

1. Thành phần thuốc cảm cúm gây buồn ngủ?

Chưa hết, bạn Th. (sinh viên đại học Dược Hà Nội) còn phân tích thêm là clorpheniramin cũng như các kháng histamin khác có thể có tác dụng phụ gây hại cho một số trường hợp. Không dùng trong trường hợp mẫn cảm với thuốc tránh gây ra các hậu quả đáng tiếc hay khó kiểm soát. Người bệnh đang cơn hen cấp hay có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt không được sử dụng thuốc này.

Khi uống thuốc cảm cúm sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh

2. Thuốc cảm cúm có tác dụng an thần gây thuốc ngủ?

Trong thực tế, clorpheniramin có rất nhiều trong các loại thuốc trị cảm cúm với nhiều cái tên biệt dược khác nhau. Tác dụng phụ của thuốc cảm cúm gây buồn ngủ đã khiến cho nhiều người không để ý và có thể gây ra những sự cố đáng tiếc trong sinh hoạt, lao động nếu người dùng không thực sự được nghỉ ngơi, hơn thế người sử dụng thuốc cảm cúm sẽ không thể tỉnh táo trong công việc làm ảnh hưởng lớn đến họ.

Trên thị trường hiện có viên clorpheniramin với nhiều loại hàm lượng để sử dụng cho các đối tượng khác nhau. Hàm lượng khác nhau vì thế mà tác dụng an thần cũng thay đổi từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị bằng clorpheniramin. Clopheniramin maleat 4mg điều trị bệnh dị ứng có thể làm cho bệnh nhân bị đi ngoài khi sử dụng thuốc. Trong trường hợp đó, nên dừng thuốc, đi khám lại để được kê loại thuốc kháng histamin khác. Cho nên chúng ta cần thận trọng hơn nữa trong việc sử dụng các thuốc chữa trị như thuốc cảm cúm buồn ngủ nói riêng.

Khi uống thuốc cảm cúm khiến người bệnh rất dễ ngủ

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Vì Sao Uống Thuốc Chống Dị Ứng Lại Gây Buồn Ngủ?

Mặc dù có khả năng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh dị ứng nhưng các loại thuốc chống dị ứng thế hệ 1 cũng gây nên những tác động đến hệ thần kinh khiến người sử dụng sẽ có cảm giác buồn ngủ.

Sử dụng các loại thuốc kháng histamin là cách thường được dùng nhất để đối phó với tình trạng dị ứng. Tuy nhiên, người dùng cần phải hiểu rõ về chúng để sử dụng sao cho an toàn, hiệu quả,… nhất là khi chúng ta dễ dàng mua được các loại thuốc này trên thị trường:

Giúp giảm nhanh các triệu chứng của dị ứng

Các loại thuốc kháng histamin này được sản xuất từ những năm 40 – 70 của thế kỉ trước, và được sử dụng cho các trường hợp bị: viêm mũi dị ứng, các biểu hiện dị ứng trên da, còn được gọi là thuốc kháng histamin thế hệ 1.

Thuốc chống dị ứng thế hệ 1 có tác dụng an thần nên gây cảm giác buồn ngủ cho người dùng

Một số loại thuốc kháng histamin thế hệ 1 hay được sử dụng là:

– Promethazin hydroclorid (phenergan, dimedrol).

– Clorpheniramin maleat (dạng bào chế riêng hoặc kết hợp trong một số thuốc điều trị cảm cúm như rhumenol, decolgen); brompheniramin maleat; diphenhydramin hydroclorid (benadryl, nautamine); hydroxyzin hydroclorid (atarax).

Tuy có khả năng giảm nhanh các triệu chứng của tình trạng dị ứng, tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng ngắn nên người bệnh phải dùng nhiều lần trong ngày. Thuốc còn có thể mang tới cảm mệt mỏi, chóng mặt, khô miệng, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt là cảm giác buồn ngủ sẽ xảy đến do thuốc tác dụng an thần. Việc lạm dụng thuốc kháng histamin thế hệ 1 có thể gây nên những tác động xấu tới thể chất và trí tuệ của trẻ nếu lạm dụng trong thời gian dài.

Lưu ý khi sử dụng histamin để có hiệu quả mà an toàn

Các loại thuốc kháng histamin chỉ giúp điều trị triệu chứng dị ứng chứ không điều trị được nguyên nhân nên không giúp bệnh nhân khỏi bệnh được hoàn toàn. Do vậy, điều quan trọng là phải tìm ra và loại trừ các tác nhân gây dị ứng mới có thể trị được căn nguyên bệnh. Và việc sử dụng cần phải tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.

Với những trường hợp bị dị ứng nặng như sốc phản hệ do histamin giải phóng ồ ạt, các thuốc histamin thế hệ 1 không thể giải quyết được hoàn toàn nên cần đưa tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Tuy có thể giảm nhanh các triệu chứng dị ứng như thuốc cũng gây ức chế thần kinh trung ương, tạo cảm giác thèm ngủ do vậy không nên sử dụng khi đang lái tàu xe, làm việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo. Tuyệt đối không uống rượu khi dùng thuốc. Có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamin tế hệ 2 để thay thế bởi chúng không gây nên hiện tượng buồn ngủ.

Tuân thủ theo những hướng dẫn của thầy thuốc để tránh những rủi ro có thể xảy đến

Chỉ nên sử dụng thuốc kháng histamin H1 chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng dị ứng đã giảm thì nên ngừng thuốc, không nên dùng kéo dài, tránh tình trạng lệ thuộc thuốc. Đặc biệt không được dùng kéo dài cho trẻ vì có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ.

Trong thời kỳ mang thai, nhiều phụ nữ có tình trạng viêm mũi dị ứng, hen phế quản, mày đay hay chàm nặng lên, do vậy cần phải sử dụng thuốc chống dị ứng. Nhưng việc dùng như thế nào thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của thầy thuốc, chỉ nên sử dụng những thuốc có đầy đủ bằng chứng về độ an toàn.

Tư vấn dị ứng, mẩn ngứa, sẩn mề đay, gọi: 1900.63.64.16 để được gặp dược sỹ tư vấn.

Coi Chừng Thuốc Gây Mệt Mỏi, Buồn Ngủ

Cũng cần lưu ý, các thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương cũng có thể gây TDP buồn ngủ kèm mệt mỏi. Đó là các thuốc: thuốc an thần gây ngủ benzodiazepin (diazepam, lorazepam, triazolam…), thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, nortriptyline, clomipramine…), thuốc trị tăng huyết áp (như thuốc chẹn beta: atenolol, metoprolol, nadolol…), thuốc giảm đau opioid (codein, tramadol…), thuốc chống động kinh (phenytoin, valproat, carbamazepin…).

Có nhiều thuốc gây mệt mỏi chủ yếu. Đó là một số thuốc chống ung thư (như cyclophosphamid, cisplatin, bleomycin…). Bởi vì đây là những thuốc gây độc tế bào, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Ngoài tiêu diệt các tế bào ung thư, các thuốc này còn gây ra những tác hại đến các tế bào lành tính và gây ra tình trạng mệt mỏi cho người bệnh.

Như vậy ta thấy nhiều thuốc có thể gây mệt mỏi, đặc biệt là gây buồn ngủ. Dùng thuốc mà bị mệt mỏi, buồn ngủ có khi rất nguy hiểm. Bất cứ ai khi đang lái xe đều cần biết rằng, buồn ngủ khi lái xe là trạng thái vô cùng nguy hiểm, vì rất nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khi tài xế mất kiểm soát trong tích tắc. Và một trong những nguyên nhân, đó là sử dụng thuốc gây buồn ngủ khi đang lái xe. Đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông hết sức thương tâm chỉ vì tài xế ngủ gật hoặc quá mệt mỏi.

Người dùng thuốc nên ghi nhớ, trong các trường hợp bình thường, tác dụng phụ gây buồn ngủ mệt mỏi của thuốc không gây hậu quả gì nghiêm trọng (nếu dùng thuốc trước khi đi ngủ chẳng hạn). Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như làm việc đòi hỏi sự tập trung là lái xe, vận hành máy móc, xây dựng ở lầu cao thì người dùng thuốc bị mệt mỏi buồn ngủ có khi mắc sai lầm nghiêm trọng trong công việc, gây tai nạn giao thông, tai nạn lao động, có thể tử vong hay gây hại cho người khác. Riêng tài xế đang lái xe khách do mệt mỏi buồn ngủ “ngủ gục trên tay lái” – đó là lúc “hung thần” nhập vào tài xế rồi và xe có thể tức khắc gây tai nạn thảm khốc cho nhiều người.

Thông báo cho bác sĩ khám bệnh hay dược sĩ phân phối thuốc biết nghề nghiệp của mình để bác sĩ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp tránh gây buồn ngủ mệt mỏi. Bởi vì khi đang làm việc với các ngành nghề mà mệt mỏi buồn ngủ ảnh hưởng sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và cho rất nhiều người khác.

Đọc kỹ bản hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc trước khi dùng thuốc. Đặc biệt, đọc nội dung của: Tác dụng phụ, Những thận trọng khi dùng thuốc, Chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng thuốc). Trong các phần này, thường có nêu tác dụng gây buồn ngủ mệt mỏi của thuốc. Đối với bác sĩ khám chữa bệnh, nhà thuốc nơi cung ứng thuốc, khi chỉ định hay phân phối cho dùng thuốc gây mệt mỏi buồn ngủ, cần cho người bệnh biết về TDP đặc biệt này. Người bệnh rất cần biết rõ nên uống thuốc trong thời gian nào để tác dụng phụ gây buồn ngủ mệt mỏi không ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt để không gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh.

PGS. TS. DS Nguyễn Hữu Đức Theo Tạp chí Sức Khỏe – chúng tôi

Thành Phần Panadol Cảm Cúm Cold Flu Là Gì? Có Gây Buồn Ngủ Không?

Thời tiết thay đổi khiến cơ thể chưa kịp thích ứng hay những tác nhân xấu bên ngoài môi trường (khói bụi, ô nhiễm, hóa chất) là một trong nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi.

* Tên sản phẩm: Panadol Cold Flu

* Nhà sản xuất: Glaxo Smith Kline

* Xuất xứ: Anh

* Quy cách: Hộp 15 vỉ x 12 viên

* Dạng bào chế: Viên nén bao phim

* Giá bán: 185.000đ

Đôi nét về Glaxo Smith Kline (GSK) – nhà sản xuất Panadol cảm cúm

Công ty GSK, tên đầy đủ là Glaxosmithkline, là một công ty dược phẩm của Anh nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Ngay từ những năm đầu thành lập, công ty đã phát minh ra hoạt chất Paracetamol mà đến nay vẫn là sản phẩm kinh điển của thời đại. Paracetamol hay còn được gọi với tên biệt dược là Panadol. Nó có tác dụng giảm đau, hạ sốt và rất được người dùng ưa chuộng.

Công ty còn nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều biệt dược khác như Panadol Extra, Panadol dạng viên sủi, Panadol cảm cúm là những sản phẩm rất phổ biến trên thị trường toàn cầu.

Thành phần thuốc Panadol cảm cúm Cold Flu

Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và gồm thành phần là:

* Paracetamol 500mg

* Cafein 25mg

* Phenylephrine hydrochloride 5mg

* Tá dược vừa đủ.

Thuốc Panadol cảm cúm có công dụng gì?

* Giảm đau, hạ sốt, giảm đau đầu, sung huyết mũi.

* Điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, nhức mỏi do cảm lạnh, cảm cúm.

* Hoạt chất Paracetamol tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch, tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt chỉ ở người bị sốt.

Panadol cảm cúm Cold Flu có gây buồn ngủ không?

Nhiều người muốn sử dụng Panadol cảm cúm nhưng còn băn khoăn không biết thuốc có gây buồn ngủ không. Câu trả lời là không. Trong thành phần Panadol Cold Flu có chứa 25mg Caffeine/1 viên nén bao phim.

Chính vì vậy, thuốc không gây buồn ngủ mà luôn giữ cho đầu óc tỉnh táo, trí tuệ minh mẫn. Người dùng có thể sử dụng ngay khi có triệu chứng bệnh dù là đang đi làm, đang lái xe hoặc vận hành máy móc mà không cần lo lắng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Panadol cảm cúm

Liều dùng và cách dùng

* Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống ½ viên mỗi lần x 2 – 3 lần/ngày.

* Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: uống 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày.

* Có thể dùng tới 4 lần/ngày.

* Liều tối đa hàng ngày: 8 viên trong 24 giờ.

* Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ.

* Thời gian tối đa dùng thuốc không có tư vấn của bác sĩ: 7 ngày.

Lưu ý

* Dùng đúng liều lượng chỉ định. Không tự ý tăng liều thuốc.

* Tránh và hạn chế uống rượu để không gây tăng độc tính với gan.

* Dùng chung Panadol Cold Flu với Metoclopramid có thể làm giảm sự hấp thu Paracetamol.

* Sản phẩm có thể gây ra một số phản ứng trên da như hội chứng Steven – Johnson (SJS), hội chứng ban mụn mủ AGEP,…

* Người bị Phenylceton nên tránh dùng Paracetamol với thuốc thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartame.

* Những người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng thuốc với thuốc khác có chứa sulfite.

Tác dụng phụ khi dùng quá liều

Một số tác dụng ngoài ý muốn nếu dùng quá liều gồm:

* Kích ứng dạ dày – ruột.

* Khàn tiếng, khó thở, sưng mặt, môi, cổ họng hoặc tay chân.

* Đau đầu, đau bụng, buồn nôn, khó ngủ, bồn chồn.

* Xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

* Thay đổi huyết áp, hạ thân nhiệt, suy tuần hoàn.

* Kích thích hệ thần kinh trung ương.

* Hiếm gặp: dị ứng, nổi ban đỏ, nổi mề đay, giảm tiểu cầu.

Nhóm đối tượng nào không được dùng Panadol cảm cúm?

* Người có tiền sử quá mẫn với paracetamol, caffeine, phenylephrine hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.

* Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

* Người đang dùng hoặc đã dùng các thuốc ức chế monoamine oxidase trong 2 tuần gần đây.

* Không dùng Panadol cảm cúm Cold Flu cho người bị suy gan, suy thận nặng, bệnh nhân đái tháo đường hoặc cường giáp, Glaucoma góc đóng.

* Người thiếu máu nhiều lần, thiếu hụt men G6PD.

* Bệnh nhân động mạch vành, tăng huyết áp nặng.

* Không dùng chung với các thuốc có chứa Paracetamol khác.

Thuốc Panadol cảm cúm hiện được bán rất phổ biến trên thị trường. Bạn có thể dễ dàng tìm mua ở nhiều nơi như hiệu thuốc, bệnh viện hoặc trên các website, sàn thương mại điện tử.

Giá sản phẩm dao động từ 200.000 – 250.000đ. Tuy nhiên tại Nhà Thuốc Sức Khỏe, Panadol Cold Flu có giá 185.000đ/hộp 12 vỉ x 15 viên. Đây là mức giá tốt nhất để bạn không bị chặt chém.

Mua Panadol cảm cúm ở đâu chính hãng?

Khi mua bất kỳ một sản phẩm nào, ngoài yếu tố giá cả thì người tiêu dùng luôn cần quan tâm đến chất lượng. Để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả bạn hãy đến Nhà Thuốc Sức Khỏe. Chúng tôi cam kết bán thuốc chính hãng, có nguồn gốc, thông tin rõ ràng.