Uống Thuốc Trầm Cảm Có Tác Dụng Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Mắc Trầm Cảm Uống Thuốc Gì?

Vợ tôi bị trầm cảm sau sinh, đây là lần thứ 2. Sau khi sinh lần đầu vợ tôi cũng mắc chứng trầm cảm nhưng nhẹ và đã được điều trị khỏi hoàn toàn. Nhưng sau khi sinh lần 2 cô ấy lại bị tái phát khiến tôi rất lo lắng. Hai vợ chồng tôi ở riêng, hiện có nhờ mẹ vợ lên ở cùng để chăm và để ý đến vợ tôi. Thân làm chồng, tôi cũng đã nói chuyện chia sẻ nhưng không thể hiểu hết được và cảm thấy bệnh cô ấy vẫn không chuyển biến. Tôi rất lo lắng cho cả vợ và con mình. Trường hợp của vợ tôi liệu có chữa khỏi dứt điểm được không và cần dùng thuốc gì?

Trả lời

Chào bạn,

Trong trường hợp của vợ bạn thì cô ấy đã từng bị trầm cảm sau sinh, và lần này lại bị tái phát. Tin vui cho bạn đó là trầm cảm sau sinh dễ điều trị hơn cả trong số những loại trầm cảm. Tùy theo mức độ trầm cảm cũng như đáp ứng của vợ bạn với thuốc mà có thể sử dụng các loại thuốc điều trị khác nhau, phổ biến nhất là nhóm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc trên serotonin (SSRIs). Để lựa chọn ra loại thuốc thích hợp cần qua quá trình sử dụng và đánh giá. Nhiều bệnh nhân đáp ứng tốt với SSRIs nhưng cũng có bệnh nhân phải sử dụng nhóm thuốc khác như thuốc chống trầm cảm ba vòng, hoặc phối hợp 2 loại thuốc với nhau mới đem lại hiệu quả tốt.

Ngoài ra bạn cần biết, phần lớn thuốc điều trị trầm cảm này đều bài tiết qua sữa mẹ nhưng với nồng độ rất thấp, đa số điều dưới 10% so với liều người mẹ sử dụng. Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, ngưỡng giới hạn dưới 10% được coi là có thể chấp nhận. Theo dữ liệu nghiên cứu, các nhà nghiên cứu và thực hành lâm sàng đưa ra lời khuyên:

Thuốc chống trầm cảm ưu tiên lựa chọn đối với phụ nữ cho con bú là Sertraline và Paroxetine vì lượng thuốc bài tiết qua sữa mẹ và hấp thu vào trẻ sơ sinh thấp nhất trong số các thuốc chống trầm cảm hiện có, được coi là an toàn đối với trẻ bú mẹ.

Thuốc không nên dùng: Fluoxetin, Citalopram, Venlafaxine

Lựa chọn điều trị cần được phân tích lợi ích so với rủi ro: nguy cơ nếu không được điều trị; nguy cơ và lợi ích của việc điều trị; nguy cơ và lợi ích từ việc cho bú sữa mẹ.

Cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ thông tin về tình trạng bệnh và rủi ro / lợi ích của các phương pháp điều trị để bệnh nhân đưa ra quyết định.

Các liệu pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như tâm lý trị liệu nên được coi là lựa chọn đầu tay để điều trị trầm cảm sau sinh mức độ nhẹ đến trung bình.

Thuốc chống trầm cảm (đơn độc hoặc kết hợp với liệu pháp không dùng thuốc) nên được xem xét cho những phụ nữ bị trầm cảm ở mức độ từ trung bình đến nặng hoặc không tiếp nhận điều trị tâm lý.

Việc lựa chọn thuốc chống trầm cảm cụ thể nên dựa trên các yếu tố lâm sàng, đặc biệt là các phương pháp điều trị hiệu quả trước đó.

Sertraline hoặc Paroxetine là lựa chọn đầu tay cho những trường hợp phụ nữ mắc trầm cảm lần đầu tiên.

Thuốc chống trầm cảm nên được bắt đầu ở liều thấp nhất có hiệu quả và tăng dần.

Đơn trị liệu được ưu tiên.

Cần theo dõi tình trạng lâm sàng của bà mẹ và trẻ sơ sinh, đặc biệt là đối với trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.

Không nhất thiết phải theo dõi nồng độ thuốc trong máu trẻ sơ sinh.

Bạn nên đưa vợ đến cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám và tư vấn trực tiếp.

Để biết chi tiết hơn về các loại thuốc được dùng điều trị trầm cảm bạn có thể đọc ở bài viết sau: Các thuốc điều trị trầm cảm hiện nay

Uống Thuốc Trầm Cảm Nhiều Có Hại Không?

Các loại thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm không điển hình:

Thuốc này bao gồm bupropion, mirtazapin, trazodon…Bupropion không gây tăng cân, và nó có thể đặc biệt hữu ích cho những người thiếu năng lượng, mệt mỏi.

Thuốc chống trầm cảm ba vòng:

Thuốc này bao gồm amitriptylin, , desipramine, doxepin, imipramine… Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng tuy mang lại hiệu quả cao trong điều trị, nhưng do gây ra nhiều tác dụng phụ nên hiện nay ít dược sử dụng.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI):

Loại thuốc này là loại thường được các bác sĩ chọn lựa để kê đơn cho người bị trầm cảm.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrin (SNRI):

Thuốc này bao gồm: Desvenlafaxin, duloxetin, venlafaxine…

Thuốc này có tác dụng là ức chế tái hấp thu các chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrin trong não.

Thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOI):

Bao gồmtranylcypromin, phenelzin, isocarboxazid… Tác dụng của nhóm thuốc này là ngăn chặn sự hoạt động của enzym monoamin oxydase, là một loại enzyme phá vỡ các chất dẫn truyền thần kinh norepinephrin, serotonin và dopamin trong não.

Uống thuốc trầm cảm nhiều có hại không?

Có rất nhiều người bệnh thắc mắc, lo lắng vì không biết uống thuốc trầm cảm nhiều có hại không? Theo như các chuyên gia nghiên cứu, nếu bạn sử dụng quá nhiều và quá liều thì sẽ gây hại nhiều cho sức khỏe của người bệnh. Nhưng khi dùng đúng với bác sĩ chỉ định và kết hợp cả các phương pháp khác thì chữa bệnh này rất hiệu quả.

Tất cả các loại thuốc đều gây ra tác dụng phụ và thuốc chống trầm cảm là rất quan trọng đối với vô số bệnh nhân.

Cũng có một số cảnh báo khi sử dụng thuốc trầm cảm như sau: trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên khi dùng thuốc chống trầm cảm cần được theo dõi chặt chẽ. Đặc biệt là trong những tuần đầu điều trị với các triệu chứng như trầm cảm nặng hơn, suy nghĩ hoặc hành vi tự tử.

Chúng bao gồm các thay đổi bất thường trong hành vi như mất ngủ, kích động. Tuy nhiên, kết quả xem xét lại các thử nghiệm ở trẻ em từ năm 1988 – 2006 cho thấy những lợi ích của thuốc chống trầm cảm có khả năng lớn hơn rủi ro khi điều trị cho trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm và rối loạn lo âu.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trầm cảm

Khi sử dụng thuốc trầm cảm bạn cũng nên chú ý đến một số thông tin như sau:

Ở bệnh nhân cao tuổi

Những bệnh nhân bị trầm cảm ở người cao tuổi với các biểu hiện như ít ngủ, suy giảm trí nhớ, thường xuyên lo lắng, buồn bã,… nên rất khó phát hiện bệnh. Vì vậy, người bệnh cần được phát hiện sớm, đồng thời hạn chế sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Người nhà của người bệnh cao tuổi mắc bệnh trầm cảm nên để ý đến họ để phát hiện ra bệnh sớm và kịp thời điều trị. Bởi người cao tuổi rất khó để phát hiện ra bệnh.

Nhóm đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên

Việc sử dụng thuốc cho nhóm đối thượng này cần được theo dõi và giám sát chặt chẽ bởi thuốc có khả năng làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn (như mất ngủ, dễ bị kích động).

Tất cả mọi người đều lưu ý

Nếu thấy xuất hiện một số biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, táo bón, khô miệng, buồn ngủ, dễ bị kích động, căng thẳng,… thì cần báo cho bác sĩ đang điều trị để kiểm tra các biểu hiện này có phải là tác dụng phụ của thuốc hay không.

Người bệnh cần thông tin đầy đủ đến bác sĩ để được tư vấn thuốc phù hợp.

Nếu muốn ngưng hoặc giảm liều sử dụng thuốc trầm cảm đột ngột, nhanh chóng có thể gặp phải các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, đổ mồ hôi, co cơ, mất ngủ, tim đập nhanh,… vì vậy, nếu muốn ngưng thuốc, thì phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước chứ không được tự ý dừng.

Nếu sử dụng thuốc trong khoảng 2 tháng mà không thấy triệu chứng bệnh được cải thiện thì nên cân nhắc việc sử dụng thuốc trầm cảm, bởi nó có thể làm bệnh của bạn ngày càng nặng hơn.

Để điều trị bệnh trầm cảm mang lại hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần nhanh chóng đến thăm khám sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa. Và đặc biệt phải khai báo thành thật mình đã từng sử dụng thuốc gì, có bệnh tiền sử nào,… để được các chuyên gia dễ dàng hơn trong việc cho bệnh nhân sử dụng thuốc.

Thuốc Chống Trầm Cảm: Không Lợi Ích, Nhiều Tác Dụng Phụ

Gs Ts Sube Banerjee , Viện tâm thần ĐH hoàng gia London , chuyên gia tâm thần người già “ngạc nhiên với kết quả rõ ràng, không mập mờ trong kết quả nghiên cứu này”. Từ đó các tác giả khuyến cáo các bác sĩ điều trị nên điều chỉnh lại phương án điều trị trầm cảm ở người già và “xem xét lại việc kê toa thuốc chống trầm cảm”, đặc biệt với các loại thuốc chống trầm cảm thường dùng trong trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần Alzheimer.

Công trình này do HTA-SADD (Health Technology Assessment Study of the Use of Antidepressants for Depression in Dementia) tiến hành trên 326 bệnh nhân (tuổi trung bình 79) từ tháng 1/2007 đến tháng 12 / 2009 tại 9 trung tâm dịch vụ tâm thần dành cho người cao tuổi. Tất cả bệnh nhân đều có chẩn đoán trầm cảm kèm theo trong thời gian 4 tuần hoặc hơn và điểm số đánh giá theo Thang lượng giá trầm cảm ở người sa sút tâm thần (Cornell Scale for Depression in Dementia = CSDD) từ 8 điểm trở lên. Bệnh nhân được dùng ngẫu nhiên 150 mg sertraline ( 107 bệnh nhân, 68 % nữ ) và 45 mg mirtazapine (108 bệnh nhân, 71 % nữ ) và giả dược (111 bệnh nhân , 64 % nữ) mỗi ngày. Mục tiêu nghiên cứu đầu tiên là điểm số CSDD đánh giá vào tuần lễ thứ 13, mục tiêu thứ 2 là điểm số CSDD và các tác dụng phụ ở tuần lễ thứ 39.

Nghiên cứu này đăng trên tạp chí Lancet 18 tháng 7/2011

Thế giới hiện nay có khoảng 35 triệu người bị sa sút tâm thần và trong số này hơn 20 % bị trầm cảm. “Trầm cảm là một trong những bệnh nặng đi kèm sa sút tâm tâm thần và là mối quan tâm lo ngại trong điều trị mà chúng ta chưa chứng minh được”. Mục đích nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của 2 loại thuốc chống trầm cảm được dùng phổ biến nhất trong điều trị trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần.

Kết quả như sau: * Điểm số CSDD ở tuần lễ thứ 13 đều giảm ở cả 3 nhóm bệnh nhân nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm bệnh nhân dùng sertraline và nhóm dùng mirtazapine so với nhóm bệnh nhân dùng giả dược (1.17 và 0.01) hoặc so sánh các nhóm với nhau (1.16) * Không có sự khác biệt về điểm số CSDD giữa các nhóm vào thời điểm đánh giá tuần lễ thứ 39. * Có sự khác biệt về các tác dụng phụ có hại giữa nhóm bệnh nhân dùng giả dược và nhóm bệnh nhân dùng sertraline (26 % – 43 %; P=.010) và nhóm bệnh nhân dùng mirtazapine (41 % ; P= .031).

Các tác phụ có hại là các phản ứng dạ dày ruột, đặc biệt gặp nhiều nhất là nôn ói ở nhóm bệnh nhân dùng sertraline, chóng mặt và buồn ngủ gặp ở nhóm bệnh nhân dùng mirtazapine. So sánh với cả 2 nhóm bệnh nhân dùng thuốc, nhóm bệnh nhân dùng giả dược ít bị các tác dụng phụ có hại (P=.003) * 15 bệnh nhân tử vong trong thời gian 39 tuần nghiên cứu, mỗi nhóm 5 bệnh nhân. Theo Ts Banerjee thông tin này nhằm cho chúng ta suy nghĩ trước khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân sa sút tâm thần, mục đích có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm ẩn chứa trongviệc chăm sóc bệnh nhân sa sút tâm thần. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đề xuất rằng nên dè dặt dùng thuốc chống trầm cảm cho những bệnh nhân điều trị mà các triệu chứng trầm cảm không cải thiện trong thời gian 3 tháng vì nguy cơ tác dụng phụ có hại của thuốc chống trầm cảm hoặc vì tình trạng bệnh (sa sút tâm thần) trầm trọng.

Ts Henry Brodaty (Trung tâm nghiên cứu Brain and Aging Research Program and Primary Dementia , University of New South Wales) Sydney Australia nhận xét đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng lớn về sử dụng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần từ trước đến nay và bằng cả những nghiên cứu trước kia cộng lại.

Mặc dù với kết quả tiêu cực nhưng những phát hiện này là rất quan trọng vì trầm cảm phổ biến ở bệnh nhân sa sút tâm thần và các kết quả của các nghiên cứu trước kia ‘không thuyết phục”. Thuốc chống trầm cảm không hiệu quả ở bệnh nhân sa sút tâm thần đặt ra câu hỏi có hay không một cơ chế bệnh lý khác trong trầm cảm ở bệnh nhân Alzheimer.

Ts Brodaty chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu này khuyến cáo ” phương pháp chăm sóc từng bước thận trọng, nếu không thành công với việc theo dõi can thiệp tâm lý xã hội thì hay tiếp đến các can thiệp khác ( như dùng thuốc chống trầm cảm ). Ts Brodaty cũng nhấn mạnh nghiên cứu này không chủ trương loại bỏ thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự cần thiết sáng tạo thay đổi thuốc trong điều trị trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần và sử dụng các phương pháp điều trị dựa trên chứng cứ khoa học và kết hợp các chuyên khoa khác trong điều trị.

Thực tế lâm sàng chúng ta thấy bệnh nhân sa sút tâm thần có thể có nhiều triệu chứng trầm cảm và nên chọn lựa, cân nhắc loại thuốc chống trầm cảm nào ít tác dụng phụ nhất, hiệu quả cao, phù hợp với thực trạng bệnh của bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân đang bị một loại bệnh nào khác kèm theo, các thuốc chuyên khoa tâm thần khác đã và đang được dùng (trong đó có thuốc chống trầm cảm mang lại ít hiệu quả và các loại thuốc khác có thể không thật sự cần thiết). Vấn đề là bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện buồn rầu, không muốn “can dự” vào công việc , ngủ ít, kém tập trung suy nghĩ, quên những sự việc mới xảy ra , … được cho là bình thường nên con cháu và bác sĩ chuyên khoa cũng khó phát hiện trầm cảm. Kinh nghiệm cũng đã chứng minh cần thiết phát hiện sớm trầm cảm và thời gian sử dụng thuốc chống trầm cảm người cao tuổi bị sa sút tâm thần không nên kéo dài.

Bs Phạm Văn Trụ. BV Tâm thần Tp Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. No benefit, more side effects indicate clinicians should reconsider use. Deborah Brauser. Medscape Medical News. Psychiatry 2. Depression in Later Life a Harbinger of Dementia. Fran Lowry. Medscape Medical News. Psychiatry

Tác Dụng Phụ Và Thuốc Chống Trầm Cảm: Đó Là Gì Và Làm Thế Nào Để Đối Phó?

Thuốc chống trầm cảm đã thay đổi rất nhiều trong vài năm qua. Chúng ta đi từ vài loại thuốc điều trị trầm cảm cho đến nhiều sự lựa chọn để chúng ta có thể chọn ra loại phù hợp nhất với triệu chứng và cơ thể của mình.

Mỗi loại thuốc đều khác nhau. Có thể sự khác biệt ấy rất nhỏ, và cũng có nhiều loại có sự khác biệt lớn. Thuốc chống trầm cảm cũng hoạt động theo nhiều cách khác nhau, và có loại gây ra nhiều tác dụng phụ hơn những loại khác.

Điều này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa rằng bạn gần như có thể tìm được loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng với bạn và cơ thể bạn có thể chịu được những tác dụng phụ nó mang lại.

Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, nhưng chỉ vì thuốc có tác dụng phụ không có nghĩa rằng bạn sẽ có những tác dụng phụ này. Và kể cả khi thuốc có tác dụng phụ tới bạn, bạn có thể bị nặng hay nhẹ hơn những người khác.

Nếu bạn có những tác dụng phụ:

-Nói chuyện với bác sĩ. Cả hai nên làm việc với nhau như cộng sự khi đưa ra quyết định về loại thuốc nào bạn nên dùng.

-Cố gắng kiên nhẫn. Rất nhiều tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm sẽ trở nên nhẹ hơn qua một thời gian khi cơ thể của bạn đã quen với thuốc.

Bạn KHÔNG nên làm gì khi bị tác dụng phụ:

– Không được tự dừng thuốc. Nói chuyện với bác sĩ để xem bạn có sự lựa chọn nào. VD: đổi thuốc, giảm liều…

– Đừng bỏ cuộc. Bạn và bác sĩ luôn có thể tìm ra một loại thuốc phù hợp với ít tác dụng phụ lên bạn hơn.

– Đừng giữ bí mật. Nếu thuốc làm cho bạn cảm thấy tệ hơn thì bạn nên gọi điện và làm hẹn với bác sĩ ngay lập tức.

Những tác dụng phụ thường thấy nhất ở thuốc chống trầm cảm:

Thuốc ngăn ngừa hấp thụ ngược serotonin (SSRI) là loại thuốc chống trầm cảm thường được kê nhất.

Hai trong số các tác dụng phụ và thường gây ra nhiều vấn đề nhất đó là tăng cân và các vấn đề tình dục.

Những tác dụng phụ khác thường bao gồm:

– Các triệu chứng thể lý nhẹ như chóng mặt, nhức đầu, đau cơ và tiêu chảy.

– Buồn ói.

– Buồn ngủ ban ngày.

– Khó khăn khi ngủ

– Thay đổi khẩu vị.

Đối phó với tăng cân:

Nếu bạn tăng cân khi dùng thuốc chống trầm cảm thì bạn không có một mình. Một số người có thể nói đó là vì bạn ăn nhiều thêm khi bạn không trầm cảm. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Rất nhiều người nói họ chẳng thay đổi khẩu phần hay thức ăn gì cả mà vẫn tăng cân.

Đây là một số cách bạn có thể chọn để giải quyết vấn đề này:

– Ít ăn hoặc uống các thứ có đường.

– Viết nhật ký ăn uống để bạn có thể chắc chắn rằng bạn ăn những gì.

Cố gắng hoạt động thể dục từ 4-5 lần mỗi tuần.

– Hỏi bác sĩ xem có loại thuốc chống trầm cảm nào mà ít gây tăng cân không.

Vấn đề với tình dục

Những tác dụng phụ về tình dục thường là các vấn đề dễ thấy nhất với những người dùng thuốc chống trầm cảm. Họ có thể giảm dần hứng thú với tình dục hay không thể “lên đỉnh”.

Một số người sẵn sàng chịu những tác dụng phụ này vì họ cảm thấy khá hơn khi dùng thuốc chống trầm cảm. Nhưng một số người thì không.

– Nếu bạn dùng thuốc một lần mỗi ngày thì hãy lên kế hoạch cho hoạt động tình dục của mình trước khi bạn dùng thuốc.

– Hỏi bác sĩ nếu bạn có thể dừng thuốc 1 hoặc 2 ngày trong tuần hay không. Bạn có thể có ít vấn đề với tình dục trong những ngày ấy.

Làm sao để đối phó với những triệu chứng thể lý?

Khi bạn mới bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm, bạn có thể có một số các triệu chứng như nhức đầu, chống mặt, đau cơ, và tiêu chảy

Vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần nên biết đó chính là hầu hết những tác dụng phụ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Nếu bạn có thể chịu đựng nó trong vài tuần, nó thường sẽ biến mất khi cơ thể bạn quen dần với thuốc. Nhưng bạn cũng nên nói về những tác dụng phụ này với bác sĩ của bạn. Bạn cũng nên chú ý rằng bạn nên dùng thuốc với thức ăn hoặc không – một số triệu chứng có thể nhẹ đi khi bạn dùng thuốc sau khi ăn.

Làm gì khi tác dụng phụ là buồn ói?

Buồn ói là một trong các tác dụng phụ thường biến mất rất sớm trong lúc điều trị. Nhưng nếu không, hoặc cho đến khi nó biến mất, bạn có thể thử những cách sau:

– Dùng thuốc sau khi ăn nhẹ hoặc sau các bữa ăn chính, trừ khi bác sĩ bảo bạn không nên.

– Dùng một số loại thuốc chống acid (antiacid) bán ngoài thị trường.

– Ăn nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì chỉ ăn ba bữa chính.

Đối phó với buồn ngủ ban ngày:

– Buồn ngủ giữa ngày là tác dụng phụ thường thấy nhất với SSRI. Điều đầu tiên cần làm là nói chuyện với bác sĩ của bạn. Bạn có thể thử dùng một số loại thuốc không gây buồn ngủ khác.

Bạn cũng có thể:

– Hỏi bác sĩ bạn có thể dùng thuốc trước khi ngủ hay không. Bằng cách này bạn có thể ngủ qua tác dụng phụ.

– Nếu bạn thấy buồn ngủ khi đang ở công ty hoặc ở trường thì hãy đứng dậy đi vòng vòng khoảng 5 phút.

– Nếu có thể, ngủ một giấc ngắn giữa ngày.

– Hỏi bác sĩ một số loại thuốc giúp dễ ngủ bán ngoài thị trường (không cần đơn) mà bạn có thể dùng.

– Hỏi xem bạn có thể dùng thuốc vào ban ngày hay không.

– Không nên ăn các loại thức ăn, nước uống có chất caffeine, nhất là khi gần cuối ngày. Coi nhãn dán trên thức ăn, caffeine có thể xuất hiện ở các loại thức ăn mà bạn không ngờ được.

– Dọn dẹp phòng ngủ bạn thành nơi yên tĩnh, êm dịu.

– Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

– Đi ngủ vào đúng giờ mỗi ngày.

– Để điện thoại, TV, máy tính ở ngoài phòng ngủ.

Dịch: Hải Đường Tĩnh Nguyệt

Nguồn: WebMD Education

http://education.webmd.com/viewarticle/869403#content=0_0