Uống Thuốc Thần Kinh Quá Liều / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Thuốc An Thần Mimosa Có Gây Hại Không? Uống Bao Nhiêu Thì Quá Liều?

Thuốc Mimosa là thuốc gì?

Với nguồn gốc từ 100% thảo dược quý từ thiên nhiên, Mimosa được người dùng tin tưởng với tác dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng mất ngủ hoặc khó ngủ, ngủ trằn trọc.

Thành phần thuốc Mimosa

Thuốc an thần Mimosa được biết đến là một trong những sản phẩm điều trị an thần hoàn toàn được bào chế từ thiên nhiên.

Thuốc Mimosa được đóng gói dưới dạng hộp 5 vỉ x 10 viên nén bao phim.

Mỗi viên nén bao phim gồm thành phần hoạt chất với hàm lượng như sau:

Cao bình vôi 49,5mg/viên, tương ứng củ bình vôi 150mg

Cao mimosa 242mg/viên, tương ứng:

Lá sen 180mg

Trinh nữ 638mg

Lá vông nem 600mg

Lạc tiên 600mg

Bảo quản thuốc:

Bảo quản thuốc ở những nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Tránh xa tầm tay và tầm với của trẻ nhỏ.

Tác dụng của thuốc Mimosa

Mimosa là sản phẩm được kết hợp từ 5 loại thảo dược quý, luôn được nhắc đến rất nhiều trong các bài thuốc về an thần gây ngủ từ xưa đến nay. Tác dụng an thần của thuốc được thừa hưởng từ tác dụng đặc biệt trong mỗi thành phần này:

Bình vôi: Bình vôi được xếp vào một trong những vị thuốc chữa chứng mất ngủ hiệu quả nhất. Theo nghiên cứu và phân tích từ các nhà khoa học, thành phần hóa học quan trọng là alcaloid có trong bình vôi có tác dụng kích thích an thần, gây ngủ, duy trì giấc ngủ sâu hơn, ngoài ra còn khắc phục triệu chứng suy nhược cơ thể, nhức đầu, rối loạn tâm thần,…

Lá sen: đây là loại thảo dược không còn quá xa lạ với mọi người nữa. Ngay từ lúc khoa học chưa phát triển, thì các thầy thuốc đông y đã sử dụng lá sen như một vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc chữa mất ngủ, an thần. Hoạt chất Flavonoid trong lá sen là thành phần có tác dụng chính tạo nên công dụng điều trị mất ngủ, say nắng, chống xơ vữa động mạch, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, chữa cao huyết áp,…

Trinh nữ: được biết đến nhiều với những cái tên gọi khác như: cây xấu hổ, cây mắc cỡ,…Trinh nữ là cây thuốc nam bình dị dân dã chứa hàm lượng lớn các thành phần giúp làm an thần, dịu thần kinh, dễ dàng đi vào giấc ngủ, kéo dài giấc ngủ sâu hơn, mang lại cảm giác thư thái sau khi tỉnh dậy.

Lạc tiên: một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Hoạt chất từ lạc tiên được các nhà nghiên cứu chứng minh có tác dụng hữu hiệu giúp trấn an tinh thần, cải thiện giấc ngủ, giảm tình trạng lo âu, hồi hộp, chữa đau mỏi người, khó ngủ ở người cao tuổi.

Lá vông nem: thảo dược cải thiện giấc ngủ được dùng phổ biến trong đông y.Thành phần alcaloid và saponin chủ yếu từ lá và vỏ cây vông nem mang lại tác dụng an thần, điều trị triệu chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ lâu ngày, chóng mặt, nhức đầu, phiền muộn,…

Công dụng – Chỉ định của thuốc Mimosa

Với tác dụng an thần nổi bật của mình, thuốc Mimosa thường được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ trằn trọc, dễ bị tỉnh giấc khi ngủ.

Bệnh nhân suy nhược thần kinh, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, thiếu năng lượng cũng thường được chỉ định dùng thuốc.

Dùng thuốc để thay thế với các trường hợp bệnh nhân bị quen thuốc khi dùng Diazepam.

Liều dùng thuốc Mimosa

Liều dùng thuốc Mimosa thường được áp dụng cho từng lứa tuổi bệnh nhân như sau:

Với người lớn: sử dụng liều dùng 1-2 viên/lần/ngày.

Trẻ em ở tuổi từ 5-15 tuổi: sử dụng liều bằng một nửa liều người lớn là 1 viên/lần/ngày. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp trẻ với các triệu chứng và những tình trạng đặc biệt khác thì phải tuân thủ theo liều điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Cách dùng thuốc Mimosa hiệu quả

Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình dùng thuốc, bạn nên uống thuốc trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút-1h để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Sử dụng thuốc liên tục và đều đặn mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ.

Quá liều, quên liều khi dùng thuốc Mimosa

Nên sử dụng thuốc Mimosa hàng ngày theo đúng liều lượng bác sĩ đã chỉ định, tránh trường hợp uống quá liều thuốc. Trong những trường hợp sử dụng thuốc Mimosa quá liều cho phép, nếu phát hiện những biểu hiện bất thường thì cần liên hệ ngay với bác sĩ và đưa đến cơ sở y tế gần nhất, vì đây là thuốc an thần gây ngủ nên cần đặc biệt chú ý.

Quên liều là tình trạng xảy ra khá nhiều ở những người làm công việc bận rộn. Quên liều trong thời gian được chỉ định dụng thuốc Mimosa sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc, tình trạng mất ngủ sẽ khó được cải thiện hơn. Nên tạo thói quen uống thuốc vào những thời điểm cố định mỗi ngày trong thời gian điều trị để tránh quên liều. Nếu quên liều cách xa thời gian uống liều tiếp theo, thì nên uống thuốc lại càng sớm càng tốt, tuy nhiên nếu gần đến lúc phải uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, tiếp tục uống thuốc với thời gian và liều lượng như bình thường. Tuyệt đối không gấp đôi liều uống đã quy định.

Chống chỉ định

Thuốc Mimosa được khuyến cáo chống chỉ định cho bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là có dấu hiệu dị ứng với các hoạt chất có trong: bình vôi, trinh nữ, lá vông nem, lá sen, lạc tiên.

Thuốc an thần Mimosa có tác dụng phụ không?

Điều mang lại sự ưa chuộng và tin tưởng, an tâm của người dùng đối với những thuốc có nguồn gốc từ thảo dược là rất khi xảy ra các tác dụng không mong muốn. Và thuốc an thần Mimosa cũng là một trong số đó.

Với thành phần từ 100% các vị thuốc quý từ thiên nhiên, Mimosa được đánh giá là loại thuốc an thần tương đối an toàn. Hiện tại vẫn chưa có báo cáo hay nghiên cứu nào về tác dụng phụ của thuốc đối với cơ thể. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quá chủ quan khi dùng thuốc. Nếu có phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào nghi ngờ do thuốc gây ra thì phải báo ngay với bác sĩ điều trị để có biện pháp xử trí kịp thời.

Chú ý, thận trọng khi dùng thuốc Mimosa

Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú chỉ nên dùng thuốc Mimosa nếu có chỉ định từ bác sĩ. Vẫn chưa có những nghiên cứu, khuyến cáo về ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên vẫn nên hết sức thận trọng khi dùng thuốc trong những giai đoạn này.

Thuốc Mimosa có tác dụng gây ngủ nên những người đang trong lúc lái xe hoặc vận hành máy móc thì không nên sử dụng thuốc, vì có thể gây mất tập trung, tác động không tốt đến công việc.

Thận trọng khi cho trẻ em dùng thuốc, nên có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ trong quá trình sử dụng vì đây là đối tượng khá nhạy cảm với thuốc.

Tương tác thuốc

Mimosa là thuốc không có quá nhiều tương tác có hại với các thuốc khác.

Sử dụng thuốc Mimosa đồng thời với các thuốc có chứa một hàm lượng sắt lớn có thể gây giảm hiệu quả an thần của thuốc.

Để tránh tình trạng có những tương tác không đáng có của Mimosa với các thuốc hay sản phẩm dược phẩm khác, gây giảm khả năng hoạt động và tác dụng của thuốc, trước khi dùng, bạn nên liệt kê hết những loại thuốc, kể cả các thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng với bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để có được những tư vấn dùng thuốc hợp lý.

Thuốc Mimosa có gây lệ thuộc không?

Lệ thuộc thuốc là một trong những điều mà người dùng đặc biệt quan tâm đối với những loại thuốc điều trị mất ngủ. Một số thuốc trị mất ngủ chỉ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong một thời gian ngắn vì có thể gây lệ thuộc thuốc.

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Mimosa, vì theo những nghiên cứu chuyên sâu về dược lý của thuốc Mimosa trong thực nghiệm và lâm sàng, thuốc Mimosa được chứng minh hoàn toàn không gây lệ thuộc thuốc khi sử dụng.

Nét độc đáo trong công thức phối hợp hài hòa 5 vị dược liệu quý trong đông y điều trị mất ngủ, thuốc Mimosa vừa mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn, vừa đặc biệt không gây ra tình trạng nghiện thuốc, quen thuốc. Do đó, sử dụng Mimosa trị chứng mất ngủ là điều đúng đắn và an tâm nhất.

Thuốc an thần Mimosa có tốt không?

Đó là câu hỏi băn khoăn của hầu hết người dùng khi tìm đến những loại thuốc điều trị an thần gây ngủ, trong số đó có thuốc Mimosa.

Theo nghiên cứu và báo cáo của những nhà chuyên môn cùng với những phản hồi tích cực của bệnh nhân khi sử dụng, có thể khẳng định thuốc Mimosa là một trong những loại thuốc trị mất ngủ tốt nhất hiện nay. Ngoài đem lại hiệu quả rõ rệt trong điều trị mất ngủ, cải thiện và nâng cao chất lượng giấc ngủ, thuốc Mimosa còn mang lại cảm giác sảng khoái, tinh thần hứng khởi, phấn chấn, tràn đầy năng lượng sau khi tỉnh giấc, đánh bay tình trạng lờ đờ, mệt mỏi khi ngủ dậy. Đặc biệt, thuốc hầu như không chứa các yếu tố độc hại cho hệ thần kinh và cơ thể, không dẫn đến tình trạng quen thuốc, lệ thuộc thuốc, gây suy giảm trí nhớ như những loại thuốc điều trị mất ngủ khác do hoàn toàn được chiết xuất từ những vị thảo dược an toàn, lành tính với cơ thể.

Ngoài những tác dụng hữu hiệu với chứng mất ngủ, nhờ những hoạt chất tốt từ các vị thảo dược quý tạo nên, thuốc Mimosa có thể hỗ trợ, góp phần cải thiện bệnh tình của một số bệnh khác như: hạ huyết áp cho các bệnh nhân tăng huyết áp, chống xơ vữa động mạch, khắc phục tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược cơ thể, làm giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu,…

Vì vậy, thuốc Mimosa có thể được xem là một trong những giải pháp thay thế tốt nhất cho một số loại thuốc hóa dược điều trị mất ngủ khác.

Uống nhiều thuốc Mimosa có gây hại không?

Những tác dụng phụ được đưa ra cho thuốc Mimosa là rất hiếm hoi. Nhìn vào những thành phần cấu tạo nên thuốc Mimosa: bình vôi, trinh nữ, lá sen, lạc tiên, lá vông nem, đều là những loại thảo dược quý, được người dân tin dùng phổ biến từ bao đời nay và hầu như không có các thành phần gây độc tố đối với cơ thể, vì vậy bạn hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng thuốc.

Thuốc có tác dụng an thần tương đối mạnh, thường cải thiện nhanh chóng tình trạng mất ngủ, khó ngủ. Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng bệnh khá nghiêm trọng cần sử dụng thuốc lâu dài thì có thể yên tâm vì Mimosa không gây nghiện thuốc hay lệ thuộc thuốc, không ảnh hưởng đến việc giảm trí nhớ hay tác động không tốt đến hệ thần kinh. Đó là lý do Mimosa luôn được các bác sĩ ưu tiên chỉ định cho các bệnh nhân mất ngủ phải dùng thuốc kéo dài.

Thuốc Mimosa được bán với giá bao nhiêu? Mua thuốc ở đâu?

Gía bán phổ biến của thuốc Mimosa trên thị trường hiện nay là 72.000 vnđ/ 1 hộp. Gía thuốc tương đối phù hợp và không quá cao đối với túi tiền của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, thuốc được bán với giá nêu trên chỉ là giá tham khảo, giá bán thực tế tại các địa chỉ bán lẻ có thể thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giá này tùy thuộc vào các điều kiện và phụ phí khác của từng cơ sở khác nhau.

Mimosa là tên đầu thuốc khá phổ biến trên thị trường, được phân phối và cung ứng tại nhiều quầy thuốc, nhà thuốc tư nhân và nhà thuốc bệnh viện trên cả nước. Bạn có thể tìm mua thuốc ngay tại các cơ sở bán lẻ thuốc gần nơi mình sinh sống. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những địa chỉ tin cậy để mua đúng thuốc đảm bảo chất lượng, tránh tình trạng mua phải các loại thuốc giả, thuốc không đảm bảo.

Hiện nay, nhà thuốc Sống Khỏe 24h tự hào là địa chỉ uy tín phân phối thuốc Mimosa, để vừa tiết kiệm thời gian tìm mua thuốc vừa an tâm sử dụng thuốc đảm bảo chất lượng, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những thông tin tư vấn chi tiết về thuốc cũng như mua hàng và giao hàng tận nhà.

Dược sĩ Đỗ Ánh – Dược sĩ đại học Dược Hà Nội. Tôi luôn mong muốn chia sẻ thật nhiều thông tin hữu ích cho người bệnh, giúp họ giải quyết được vấn đề bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng những kiến thức mình đã học được trong trường và những thông tin y tế được tham khảo bởi các tạp chí y khoa trên thế giới uy tín như: FDA, Dailymed, EMC, TGA,… nhằm đẩy lùi những tin giả mạo, thiếu căn cứ và phản khoa học. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với tôi qua SDT: 08 5354 9696.

Mua Thuốc Tâm Thần: Quá Dễ

Mệt mỏi vì mất ngủ liên tục hai ngày liền, chị K.L tìm đến một nhà thuốc ở quận 3 – TPHCM. Hỏi qua loa vài câu, nhân viên ở đây đưa cho chị hai loại thuốc: một loại dạng viên nén, màu trắng có 4 khía và một loại là viên nhộng mềm màu nâu. Người bán giải thích viên màu trắng là thuốc an thần, viên kia là thảo dược. Chị hỏi liều lượng thế nào thì anh ta chỉ trả lời là uống ngày 3 lần, đến bao giờ… ngủ được thì thôi. Do hơi sợ khi nghe đến hai chữ “an thần” nên chị K.L chỉ lấy loại thảo dược màu nâu.

Tư vấn, điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần TPHCM

Mất ngủ thành… rối loạn tâm thần

Theo thạc sĩ – bác sĩ (BS) Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TPHCM, loại thuốc viên 4 khía màu trắng mà chị K.L mô tả là Lexomil, một loại thuốc an thần được sử dụng khá phổ biến trong điều trị một số bệnh tâm thần. Cũng như nhiều loại thuốc tâm thần khác, thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ và phải rất cẩn trọng trong sử dụng. Đa phần thuốc tâm thần chỉ được bán với số lượng rất hạn chế, ví dụ thuốc an thần chỉ được bán mỗi lần 10-20 viên và nhất thiết phải có toa của BS. Tuy nhiên, việc mua loại thuốc này trên thị trường hiện nay lại khá dễ dàng do nhiều nhà thuốc không tuân thủ chặt chẽ quy định.

BS Phạm Văn Trụ, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần TPHCM, cho biết hiện ông đang điều trị cho một bệnh nhân nam bị tác dụng phụ khi tự ý mua thuốc này và một số loại thuốc tâm thần đặc trị khác để điều trị bệnh mất ngủ. Từ chứng mất ngủ đôi khi xuất hiện với người cao tuổi, nay bệnh nhân này đã gặp phải một số triệu chứng loạn thần, hoang tưởng, đứng ngồi không yên do rối loạn hành vi… vì dùng thuốc không đúng và quá liều.

Một nữ bệnh nhân nay đang gánh hậu quả nghiêm trọng của việc nghiện thuốc an thần. Cách đây nhiều năm, cô thường xuyên mất ngủ và đã tự mua thuốc về uống. Càng ngày, để “dỗ” giấc ngủ, cô phải dùng một lượng thuốc lớn hơn. Đến khi được người nhà đưa đến BS chuyên khoa khám thì những biểu hiện rối loạn hành vi của cô đã quá nặng sau gần 10 năm nghiện ngập.

BS Nguyễn Ngọc Quang cũng cho biết thêm: Không ít trường hợp bệnh nhân tự ý mua thuốc chống trầm cảm Amitriptyline uống quá liều và bị… rối loạn hưng cảm, một loại rối loạn tâm thần đối lập với trầm cảm khiến người bệnh luôn hưng phấn quá mức trong cảm xúc, tư duy lẫn hành động. Đây là một loại thuốc nguy hiểm, nếu lạm dụng, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với các rối loạn tâm thần trầm trọng, thậm chí có thể xuất hiện ý muốn tự hủy hoại, tự sát. Theo nhiều bác sĩ chuyên khoa tâm thần, đây là một loại thuốc mà ngay cả các BS tâm thần giàu kinh nghiệm cũng phải cực kỳ cân nhắc khi kê toa.

Kê toa đúng liều, đúng bệnh

BS Phạm Văn Trụ bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng người dân tự ý đi mua các loại thuốc điều trị tâm thần đang khá phổ biến. Có người nghĩ rằng những triệu chứng như mất ngủ nhiều ngày liền, đau đầu kéo dài… là nhẹ và không cần đi khám. Một số người khác thì lại ngại tìm đến khoa tâm thần bởi sợ bị dị nghị, bị người xung quanh cho là mình… điên.

Tình trạng bệnh nhân dùng sai toa thuốc cũng gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười. Nhiều người sau một lần đến bệnh viện khám, dùng hết thuốc theo toa ban đầu lại không chịu tái khám như yêu cầu. Họ đem toa thuốc cũ đi mua và sử dụng giống như lần đầu mặc dù bệnh tình sau thời gian chữa trị đã khác đi. Kết quả là bệnh nặng thêm vì dùng quá liều. Một nam thanh niên bị tâm thần nhẹ, hay nói lảm nhảm một mình được người nhà thay BS “chẩn bệnh” cho rằng bệnh của anh cũng giống với một người anh họ. Thế là toa thuốc của người anh được đem sử dụng cho người em. Đến khi những biểu hiện rối loạn hành vi, kích động… của anh quá nặng, người nhà mới hốt hoảng đưa đến bệnh viện.

BS Nguyễn Ngọc Quang khuyến cáo: “Khi có những triệu chứng bất ổn về tâm lý, tâm thần, người bệnh nên tìm đến BS để được cho toa đúng liều, đúng bệnh. Nhiều loại thuốc tâm thần có vô số tác dụng phụ, thậm chí một số thuốc thuộc nhóm an thần, chống trầm cảm, loạn thần… có thể gây nghiện nếu sử dụng không đúng cách trong thời gian dài”. Các BS chuyên khoa tâm thần cũng cảnh báo rằng những di chứng để lại do lạm dụng thuốc điều trị tâm thần thường rất nặng nề, điều trị tốn kém, mất thời gian và ảnh hưởng nhiều đến công việc, học tập của người bệnh.

Nguy cơ lệ thuộc thuốc

BS Nguyễn Ngọc Quang nhấn mạnh nguy cơ từ việc lạm dụng các loại thuốc an thần thông dụng như Lexomil, Seduxen…: “Nhiều người nghĩ đơn giản đây là các loại thuốc trị mất ngủ, dùng một vài lần thấy ngủ được lại dùng tiếp và liều lượng ngày một tăng. Từ đó, bệnh nhân sẽ lệ thuộc vào thuốc mỗi khi cần “dỗ” giấc ngủ. Nguy hiểm hơn, những loại thuốc này sẽ gây nghiện nếu sử dụng lâu dài – hiện tượng mà chúng ta vẫn quen gọi là “nghiện tân dược”.

Bài và ảnh: ANH THƯ

Tag:tự ý mua thuốc tâm thần, tác dụng phụ, lệ thuộc thuốc, lạm dụng thuốc

Fluphenazin Thuốc Chống Loạn Thần, Thuốc An Thần Kinh Nhóm Phenothiazin Liều Thấp

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết FLUPHENAZIN Thuốc chống loạn thần, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazin liều thấp là gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc FLUPHENAZIN. Loạn thần cấp và mạn tính, bao gồm cả tâm thần phân liệt và cơn hưng cảm, tình trạng paranoia và loạn thần thực thể.

FLUPHENAZIN Thuốc chống loạn thần, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazin liều thấp

Tên chung quốc tế: Fluphenazine.

Loại thuốc: Thuốc chống loạn thần, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazin liều thấp.

Viên nén (fluphenazin hydroclorid) 1 mg; 2,5 mg; 5 mg; 10 mg.

Cồn thuốc 2,5 mg/5 ml; dung dịch đậm đặc 5 mg/ml.

Ống tiêm (fluphenazin hydroclorid trong nước pha tiêm) 2,5 mg/ml; 10 mg/ml.

Ống tiêm (fluphenazin decanoat trong dầu vừng) 50 mg/0,5 ml; 25 mg/ml; 100 mg/ml.

Ống tiêm (fluphenazin enanthat trong dầu vừng) 25 mg/ml.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Fluphenazin là thuốc chống loạn thần thuộc nhóm phenothiazin, và là thuốc an thần kinh dùng liều thấp. Thuốc có tác dụng tốt với cả bệnh tâm căn có kích động, lo lắng và bệnh loạn thần có kích động, lú lẫn và ảo giác. Trong điều trị loạn thần, cần phải dùng liều cao. Fluphenazin có tác dụng an thần và gây ngủ yếu, đồng thời cũng có tác dụng chống nôn.

Fluphenazin hydroclorid được hấp thu nhanh từ đường tiêu hóa và từ chỗ tiêm. Sau khi uống hoặc tiêm bắp fluphenazin hydroclorid, tác dụng đạt được trong vòng 1 giờ và kéo dài 6 – 8 giờ. Dạng este hóa của fluphenazin giải phóng chậm ra khỏi các mô mỡ nên thời gian tác dụng của thuốc kéo dài. Khi dùng các dạng este hóa pha trong dầu vừng, tốc độ giải phóng càng chậm hơn. Sau khi tiêm bắp fluphenazin decanoat hoặc fluphenazin enanthat trong dầu vừng, tác dụng đạt được sau 24 – 72 giờ và kéo dài 1 – 6 tuần, trung bình là 2 tuần. Dạng decanoat có thể có tác dụng kéo dài hơn dạng enanthat. Sự phân bố và chuyển hóa của fluphenazin vẫn chưa được xác định rõ. Thuốc liên kết với protein rất cao và chuyển hóa ở gan. Thải trừ xảy ra chủ yếu ở thận và mật.

Chỉ định thuốc FLUPHENAZIN

Loạn thần cấp và mạn tính, bao gồm cả tâm thần phân liệt và cơn hưng cảm, tình trạng paranoia và loạn thần thực thể.

Chống chỉ định FLUPHENAZIN

Tình trạng hôn mê; vữa xơ động mạch não rõ rệt; u tế bào ưa crom; suy gan, suy thận, suy tim nặng; trầm cảm nặng; rối loạn tạo máu; tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tình trạng không dung nạp thuốc, đặc biệt nếu có triệu chứng ngoại tháp nặng. Ðã biết hoặc khả nghi có tổn thương dưới vỏ não. Ngộ độc rượu, thuốc phiện hoặc barbiturat cấp. Giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.

Không dùng cho trẻ em.

An toàn cho người mang thai chưa được xác định, cần cân nhắc lợi ích và nguy hại khi dùng thuốc này cho người mang thai.

Thuốc có thể bài tiết qua sữa, do vậy không nên dùng cho bà mẹ đang cho con bú hoặc không cho con bú khi đang dùng thuốc này.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Nếu liều fluphenazin decanoat không quá 25 mg và dùng liều nhắc lại theo đúng đáp ứng điều trị, sẽ giảm được các phản ứng phụ một cách đáng kể. Nguy cơ loạn vận động chậm là phản ứng bất lợi chính khi điều trị dài ngày.

Toàn thân: Tăng hoặc giảm thể trọng.

Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.

Tuần hoàn: Hạ huyết áp thế đứng.

Tiêu hóa: Táo bón dai dẳng.

Thần kinh: Loạn trương lực cơ cấp, giảm khả năng tập trung.

Tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện.

Mắt: Khó điều tiết.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Hội chứng an thần kinh ác tính: Có các triệu chứng như cứng cơ, sốt,thở nhanh hoặc khó, cơn động kinh, tim đập nhanh, vã nhiều mồ hôi,mất điều khiển bàng quang, da xanh tái bất thường, mệt mỏi ốm yếu. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ như:

Ngừng thuốc ngay. Nếu sốt cao dùng thuốc hạ sốt (aspirin, paracetamol). Nếu mất nước: Bù nước và các chất điện giải. Nếu mất ổn định tim mạch thì theo dõi huyết áp và nhịp tim. Dùng natri nitroprusiat có thể làm giãn mạch, gây thoát nhiệt qua da ở những người bị co cứng cơ nhẹ. Thiếu oxy: Cho oxy, cần thiết có thể đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ. Cứng cơ: Dùng dantrolen natri (100 – 300 mg/ngày, chia làm nhiều liều, hoặc tiêm tĩnh mạch 1,25 – 1,5 mg/kg thể trọng) để giãn cơ hoặc dùng amantadin (100 mg, 2 lần/ngày), hoặc bromocriptin (5 mg, 3 lần/ ngày) để lập lại cân bằng dopamin và acetylcholin ở thụ điểm.

Nếu phải dùng tiếp các thuốc an thần kinh vì loạn thần nặng, phải để ít nhất 5 ngày không dùng thuốc an thần kinh trước khi dùng lại, hoặc dùng loại an thần kinh hoạt lực thấp, hoặc thuốc an thần kinh nhóm khác không gây hội chứng an thần kinh ác tính.

Hội chứng Parkinson do thuốc: Ðiều trị tác dụng phụ này bằng cách: giảm liều fluphenazin, nếu có thể để điều trị các tác dụng phụ yếu hơn; uống các thuốc chống Parkinson hoặc dùng benztropin để điều trị trường hợp hội chứng Parkinson nặng hơn và tình trạng bồn chồn không yên; chỉ nên dùng khi tác dụng phụ xuất hiện và thường dùng không quá 3 tháng. Theo dõi cẩn thận để tránh sốt cao khi dùng đồng thời fluphenazin và các thuốc khác có tác dụng kháng cholin. ở người cao tuổi, dùng amantadin để hạn chế tác dụng kháng cholin có thể xảy ra với các thuốc chống loạn vận động khác. Levodopa không có hiệu quả trong điều trị hội chứng Parkinson do fluphenazin vì các thụ thể dopamin bị fluphenazin phong bế.

Người bệnh có tình trạng bồn chồn không yên: Có thể cho dùng các thuốc chống Parkinson hoặc propranolol, nadolol hay diazepam.

Trường hợp loạn trương lực cơ: Có thể giảm loạn trương lực tư thế, cấp tính hoặc cơn vận nhãn bằng benztropin, 2 mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch; diphenhydramin, 50 mg tiêm bắp; hoặc diazepam, 5 – 7,5 mg tiêm tĩnh mạch, sau đó cho uống các thuốc chống rối loạn vận động trong 1 – 2 ngày để tránh loạn trương lực tái phát.

Người bệnh bị rối loạn vận động muộn: Cần phát hiện các triệu chứng như uốn vặn lưỡi hoặc những động tác khác không kiểm soát được của miệng, lưỡi, xương hàm, tay hoặc chân. Chưa có điều trị đặc hiệu. Phải giảm liều hoặc ngừng thuốc khi phát hiện thấy dấu hiệu sớm nhất để tránh những ảnh hưởng không thể hồi phục.

Chứng ngứa do ứ mật: Ðiều trị tại chỗ bằng các corticoid phối hợp chườm mát, dung dịch nhôm acetat hoặc calamin (kẽm carbonat kiềm có lẫn ít oxyd sắt III). Nếu ngứa lan rộng, có thể dùng nước tắm có pha thêm bột yến mạch keo hoặc natri hydrocarbonat. Khi bị ngứa nhiều, có thể dùng thuốc tê tại chỗ có 20% benzocain hoặc 5% lidocain. Tuy nhiên, chỉ đỡ ngứa trong 30 – 60 phút.

Ðiều trị ban đầu với liều chia nhỏ đến khi xác định được liều điều trị. Dùng thuốc uống, tiêm bắp hoặc dưới da. Thuốc tiêm fluphenazin hydroclorid có thể được dùng để xử trí cấp khi người bệnh kích động mạnh. Dạng decanoat và enanthat tiêm đặc biệt được dùng trong điều trị duy trì cho người bệnh mạn tính, hoặc những người không thể dùng dạng uống hoặc không dung nạp được dạng thuốc uống.

Fluphenazin hydroclorid:

Ðiều trị tâm thần phân liệt, hưng cảm (mania) và các bệnh loạn tâm thần khác:

Liều uống thông thường ban đầu: 2,5 – 10 mg/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần; sau đó liều tăng dần tùy theo đáp ứng, cho tới liều tối đa thông thường 20 mg/ngày (10 mg/ngày ở người cao tuổi), tuy đôi khi đã có trường hợp lên tới 40 mg. Sau đó liều được giảm dần tới liều duy trì thông thường 1 – 5 mg/ngày.

Ðôi khi bắt đầu điều trị bằng tiêm bắp 1,25 mg fluphenazin hydroclorid, liều được điều chỉnh tùy theo đáp ứng. Liều thông thường ban đầu tiêm bắp: 2,5 – 10 mg/ngày chia ra làm nhiều lần để tiêm, cách nhau 6 – 8 giờ/1 lần. Thông thường liều tiêm cần thiết xấp xỉ 1/3 đến 1/2 liều uống. Liều tiêm bắp vượt quá 10 mg/ngày phải được dùng thận trọng.

Sau khi đã kiểm soát được các triệu chứng ở người bệnh, phải thay liệu pháp tiêm bằng uống thuốc uống 1 lần hàng ngày.

Liều thông thường ở người cao tuổi: Liều uống ban đầu thông thường ở người cao tuổi: 1 – 2,5 mg/ ngày.

Liều trẻ em: Không khuyến cáo.

Ðiều trị bổ trợ ngắn ngày chứng lo âu nặng, kích động, hành vi nguy hiểm: Uống 1 mg ngày 2 lần, tăng lên, khi cần, tới 2 mg, ngày uống 2 lần.

Fluphenazin ester (decanoat, enanthat):

Fluphenazin có thể: Làm tăng ức chế hệ thần kinh trung ương khi dùng đồng thời với các thuốc như rượu, thuốc gây mê, gây ngủ, an thần hoặc thuốc giảm đau mạnh.Ðối kháng tác dụng của adrenalin và các thuốc giống giao cảm khác và đảo ngược tác dụng hạ huyết áp của các chất chẹn giao cảm như guanethidin và clonidin.Làm giảm tác dụng chống Parkinson của L – dopa, tác dụng của thuốc chống co giật, tác dụng của thuốc chữa đái tháo đường và sự chuyển hóa của các thuốc chống trầm cảm ba vòng.Tăng tác dụng của các thuốc chống đông máu và các thuốc chống trầm cảm. Fluphenazin có thể làm tăng tác dụng suy giảm tim của quinidin, sự hấp thu các corticoid, digoxin và các thuốc ức chế thần kinh cơ.

Chế phẩm fluphenazin cần tránh ánh sáng và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tránh để đông lạnh các dung dịch thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc tiêm fluphenazin hydroclorid có thể bị chuyển màu vàng nhạt nhưng không ảnh hưởng tới hoạt lực, tuy nhiên không nên dùng, nếu thuốc bị biến màu rõ hoặc bị tủa.

Không nên trộn dung dịch uống fluphenazin hydroclorid đậm đặc với những đồ uống có cafein, acid tanic hoặc pectinat (nước quả táo) do có thể có tương kỵ vật lý.

Thuốc độc bảng B.

Nguồn dược thư quốc gia

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc FLUPHENAZIN Thuốc chống loạn thần, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazin liều thấp

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết FLUPHENAZIN Thuốc chống loạn thần, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazin liều thấp, chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng.

Nguồn uy tín: Tra Cứu Thuốc Tây không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Nguồn https://www.webmd.com/drugs/2/drug-14460/fluphenazine-decanoate-injection/details , cập nhật ngày 28/05/2020.

Nguồn https://www.drugs.com/mtm/fluphenazine.html , cập nhật ngày 28/05/2020.

Nguồn https://www.rxlist.com/prolixin-drug.htm , cập nhật ngày 28/05/2020.

Latest posts by Cao Thanh Hùng ( see all)

Đau Thần Kinh Tọa Uống Thuốc Gì

Một số loại thuốc Tây dùng để giảm cơn đau nhanh chóng được bác sĩ khuyên dùng như:

Các nhóm thuốc Paracetamol, Diclofenac, nhóm Coxib, nhóm Xicam,… có tác dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không được tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra một số tác dụng phụ không cần thiết như người có tiền sử bệnh lý gan, nghiện rượu…thì không được dùng loại thuốc paracetamol. Người có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng thì không được dùng loại thuốc Diclofenac.

Thuốc chống viêm không chứa corticoid

Khi bệnh đau thần kinh tọa trở nên nặng người bệnh cần một loại thuốc có liều lượng mạnh như Ibuprofen, Aspirin, Mobic, Tilcotil, … nhưng bạn nên sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn.

Là loại thuốc giúp giãn cơ và làm giảm áp lực lên các rễ dây thần kinh. Thuốc Myonal, Mydocalm… dùng dưới dạng tiêm hoặc uống. Tuy nhiên, những người mắc nhược cơ hoặc bệnh lý về tá tràng thì không được sử dụng.

Các loại vitamin B1, B6, B12…. có vai trò cực kỳ quan trọng trong phần chuyển hóa tế bào, đặc biệt là các tế bào thần kinh và bao myelin giúp nhanh chóng phục hồi tổn thương.

Thuốc có tác dụng tăng dẫn truyền thần kinh ngoại vi

Tiêu biểu phải kể đến là galantamine làm ức chế men cholinesterase – loại men phân hủy acetylcholine ở các khớp và làm giảm đaunhanh chóng.

Chữa đau thần kinh tọa bằng thuốc nam

Trị đau thần kinh tọa bằng lá lốt

Trong lá lốt có tính ấm, vị nồng, hơi the nên các bài thuốc từ lá lốt giúp giảm đau hiệu quả. Bạn có thể áp dụng như sau:

Lá lốt và gừng rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát

Cho hỗn hợp trên cùng với một ít muối trắng vào một cái chậu sạch, đổ nước ấm vào rồi dùng ngâm chân.

Vừa ngâm vừa xoa bóp vừa bấm các huyệt ở chân.

Nếu nước nguội bạn có thể cho thêm nước nóng vào rồi tiếp tục ngâm, sau 30 phút thì bỏ chân ra rồi rửa lại với nước sạch.

Ngâm chân bằng lá lốt, gừng và muối giúp thông huyết mạch lạc, thư giãn gân cốt và cơ thể đỡ nhức mỏi hơn.

Chữa đau thần kinh tọa từ sữa tỏi

Trong sữa chứa rất nhiều canxi tốt cho xương còn trong tỏi lại chứa các chất kháng viêm, kháng sưng và giảm đau hiệu quả. Uống sữa tỏi mỗi ngày giúp bạn loại bỏ các cơn đau nhanh chóng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn.

Mỗi ngày bạn nên dùng 250-300ml sữa tỏi. Nếu bạn không ưa mùi nồng của tỏi thì có thể đun sôi sữa lên rồi uống khi đó mùi tỏi sẽ giảm đi rất nhiều.

Trị đau thần kinh tọa từ ngải cứu

Bài thuốc uống này thường được dùng trong trường hợp đau lưng do thần kinh tọa

Uống liên tục trong 1- 2 tuần giúp giảm đi những cơn đau nhanh chóng.

Chữa đau thần kinh tọa từ cây xấu hổ

Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ. Cây này có tác dụng trị phong thấp, giảm đau nhức xương khớp. Bạn có thể áp dụng bài thuốc này.

Rễ cây xấu hổ rửa sạch và thái nhỏ rồi đem phơi khô.

Tẩm với rượu trắng rồi sao lên bếp đến khi khô.

Cho rễ xấu hổ đã sao khô với rượu vào đun với 4 bát nước.

Đun cho đến khi còn một bát thì tắt bếp.

Chia nước thuốc ra làm 2 lần uống trong ngày.

Thực hiện sau 1-2 tuần các triệu chứng đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm.

Trị đau thần kinh tọa từ cỏ xước

Đây là thảo dược lành tính vì vậy bạn không cần lo lắng về tác dụng phụ mà chúng gây nên.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh thần kinh tọa

Người bệnh không nên tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

Các bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa chỉ có tác dụng đối với tình trạng bệnh còn nhẹ.

Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như vận động hàng ngày.