Uống Thuốc Tẩy Giun Xong Bị Đau Bụng / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Uống Thuốc Phá Thai Xong Bị Đau Bụng

Sau khi phá thai bằng thuốc, bạn sẽ thấy ra máu âm đạo nhiều, tính chất máu như máu chu kỳ kinh nguyệt, trong máu có lẫn mô nhau thai hay cục máu. Hiện tượng này kéo dài khoảng 5-7 ngày, thậm chí là 10 ngày đồng thời lượng máu ra nhiều vào 1-2 ngày đầu sau đó giảm dần và hết hẳn.

Một dấu hiệu điển hình thứ hai sau khi phá thai bằng thuốc đó là xuất hiện tình trạng đau bụng như khi đến ngày “đèn đỏ”. Một số trường hợp gặp phải những tác dụng phụ của thuốc như: nổi mề đay, tiêu chảy, người mệt mỏi, sốt nhẹ… đây có thể là phản ứng của cơ thể với thuốc phá thai. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu bình thường cho thấy bạn đã phá thai thành công nên bạn không nên quá lo lắng.

Để cơ thể nhanh chóng phục hồi, bạn cần ghi nhớ thực hiện những lưu ý sau:

* Chườm ấm bụng dưới để giảm cơn đau.

* Tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh.

* Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, thay băng vệ sinh thường xuyên.

* Kiêng quan hệ tình dục ít nhất 1 tháng sau khi phá thai bằng thuốc.

* Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là sắt để cơ thể nhanh hồi phục, chống thiếu máu. Tránh ăn hải sản, đồ chua cay…

* Giữ tâm trạng thoải mái, tránh suy nghĩ tiêu cực.

* Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Đau bụng – dấu hiệu bất thường sau khi uống thuốc phá thai

Trường hợp ra máu nhiều kéo dài hơn 10 ngày không thuyên giảm kèm theo đau bụng dữ dội kéo dài, sốt cao, chóng mặt, ngất… thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của sót thai, sót nhau thai hay nhiễm trùng… nếu không được xử lý kịp thời thì không chỉ sức khỏe và sức khỏe sinh sản của bạn bị ảnh hưởng mà tính mạng của bạn cũng bị đe dọa nghiêm trọng.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ việc bạn ngại đến các cơ sở y tế để phá thai mà tự ý mua thuốc phá thai về dùng. Việc tự ý dùng thuốc phá thai khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dẫn đến dùng sai thuốc, sai liều lượng, sai cách sử dụng hay uống thuốc khi chưa đảm bảo điều kiện sức khỏe. Hoặc do bạn điều trị tại địa chỉ không đảm bảo, dùng thuốc phá thai kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ hay thuốc đã quá hạn sử dụng… dẫn đến những nguy hiểm khôn lường.

Để tránh những biến chứng nguy hiểm của phá thai bằng thuốc, đảm bảo sức khỏe về sau, bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thực hiện phá thai an toàn.

Một trong những địa chỉ được nhiều người dân thủ đô và các tỉnh thành lân cận tin tưởng để phá thai đó là Nhà Hộ Sinh A – TTYT Hoàn Kiếm, địa chỉ 36A Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội. Nhà Hộ Sinh A là cơ sở y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản với hơn 50 kinh nghiệm trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, được Bộ Y tế cấp phép thực hiện đình chỉ thai nghén an toàn dưới 12 tuần tuổi bằng 2 phương pháp phá thai an toàn: phá thai bằng thuốc và hút thai chân không.

Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ số điện thoại (024) 38.255.599 – 083.663.3399 hoặc chat trực tuyến với các chuyên gia để được tư vấn miễn phí bất cứ lúc nào.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích dành cho bạn!

Thuốc Tẩy Giun Uống Lúc Nào? Cách Uống Thuốc Tẩy Giun Fugacar Đúng Cách

Đặc điểm thuốc tẩy giun Fugacar

Thuốc tẩy giun Fugacar là thuốc được sản xuất tại Việt Nam dựa trên công nghệ của công ty Janssen Pharmaceutica N.V., Beerse, Bỉ.

Thành phần của thuốc tẩy giun Fugacar gồm có 500mg Mebendazole làm ức chế việc tạo thành các vi cấu trúc hình ống ở cơ thể giun, khiến giun không thể hấp thụ được glucose, rối loạn chức năng tiêu hóa và giun ký sinh trong ruột chết và đảo thải ra ngoài.

Thuốc tẩy giun Fugacar (Ảnh Internet)

– Thuốc Fugacar khá lành tính nên người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên có thể dùng được.

– Mặc dù thuốc lành tính nhưng, một số đối tượng sau đây được khuyến cáo không sử dụng:

– Phụ nữ có thai, (Đặc biệt giai đoạn 3 tháng đầu thai kì)

– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi

– Người mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc

– Thuốc quá hạn và hư hỏng không nên sử dụng

Thuốc Fugacar có tác dụng gì?

-Thuốc Fugacar với tác dụng chính là tẩy giun đũa, giun móc, giun tóc và giun kim. Sử dụng thuốc có thể giúp điều trị nhiễm một hay nhiều loại giun đường ruột.

Ngoài ra, thuốc Fugacar còn có tác dụng cho một số chỉ định khác. Để biết chính xác bạn có thể hỏi các dược sĩ, bác sĩ chuyên môn để tìm hiểu thêm.

Một số tác dụng phụ của thuốc Fugacar:

– Đau bụng thoáng qua

Lưu ý người dùng cần theo dõi sức khỏe trong quá trình sử dụng thuốc tẩy giun để có triệu chứng khó chịu nào cần được xử lý kịp thời.

Thuốc tẩy giun Fugacar điều trị các loại giun đũa, giun móc, giun tóc,… (Ảnh Internet)

Cách sử dụng thuốc tẩy giun Fugacar cho trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ mắc giun sán nhất, điển hình như ở Việt Nam có tới 70-80% trẻ nhiễm giun do một số nguyên nhân như: ăn uống không vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín, trẻ vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc thú nuôi có nhiều loại giun sán hay chưa được tẩy giun,…

Do đó, theo các chuyên gia, trẻ cần được tẩy giun định kỳ từ 2 tuổi trở lên, 2 lần/năm, cách nhau 6 tháng. Cách uống thuốc tẩy giun đúng Fugacar đúng cách cho trẻ từ tuổi trở nên bố mẹ cần lưu ý hướng dẫn chi tiết cho trẻ nhai kỹ thuốc, còn trẻ chưa nhai tốt bố mẹ có thể hòa với nước lọc cho trẻ uống.

Cách sử dụng thuốc xổ giun Fugacar đúng cách trẻ từ 2 tuổi trở lên (Ảnh Internet)

Cách uống thuốc tẩy giun Fugacar cho người lớn

Không chỉ trẻ em, người lớn cũng là đối tượng có thể nhiễm giun sán. Bệnh lây truyền qua trứng trong phân người ở khu vực kém vệ sinh, như giun trong, giun đũa, giun móc. Người bệnh dễ có các triệu chứng như tiêu chảy, suy dinh dưỡng, thể chất kém phát triển, đau bụng,..

Hướng dẫn sử dụng thuốc tẩy giun Fugacar cho cả trẻ em lẫn người lớn

– Số lượng: 1 viên/lần.

– Thời gian: Cách nhau 4-6 tháng.

Cách dùng thuốc tẩy giun Fugacar cần theo chỉ định, không dùng quá liều. Uống thuốc tẩy giun đúng Fugacar đúng cách là người dùng nên nhai thuốc trực tiếp rồi dùng thêm nước lọc hoặc nước sôi nguội tráng miệng.

Thuốc tẩy giun Fugacar uống lúc nào?

Thuốc tẩy giun Fugacar uống khi nào? Thuốc tẩy giun Fugacar uống lúc nào? Cũng là vấn đề đáng quan tâm. Cách sử dụng thuốc tẩy giun Fugacar đúng thời điểm sẽ giúp thuốc phát huy hiệu quả mà không gây tác dụng phụ cho người dùng. Cụ thể, khi dùng thuốc tẩy giun Fugacar, người dùng có thể sử dụng bất cứ thời điểm nào trong ngày như sáng, trưa,tối và có thể sử dụng trước hoặc sau bữa ăn mà không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất nên sử dụng thuốc tẩy giun Fugacar vào buổi tối, sau bữa ăn tốt cho việc tiêu diệt giun nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.

Thuốc tẩy giun Fugacar có tự tiêu không?

Thuốc tẩy giun Fugacar có tự tiêu không? Thuốc tẩy giun rất dễ sử dụng, người dùng có thể nhai, nuốt hoặc trộn cùng thức ăn mà không lo mất mùi vị của thức ăn.

Thuốc tẩy giun Fugacar bao nhiêu tiền?

Thuốc tẩy giun Fugacar bao nhiêu tiền có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Sản phẩm thuốc tẩy giun Fugacar được bán nhiều trên thị trường với nhiều mức giá và mẫu mã khác nhau. Do đó, để đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn cho mình địa chỉ uy tín để đảm bảo không “tiền mất tật mang”.

Địa chỉ mua thuốc tẩy giun Fugacar đảm bảo tại: Tòa 21B5, KĐT Green Stars, 234 Phạm Văn Đồng, Hà Nội. Hotline: 08 6868 0303.

*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.

Uống Thuốc Tránh Thai Bị Đau Bụng Dưới Có Sao Không?

Một trong những biện pháp tránh thai an toàn được bác sĩ khuyên dùng đó là sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc tránh thai an toàn. Tuy nhiên, khá nhiều chị em khi áp dụng đã gặp phải tình trạng bị đau bụng dưới, các cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đột ngột dữ dội.

Vậy khi uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có sao không? Có cần hỗ trợ Y tế trong trường hợp này? Để có lời giải đáp thuyết phục hơn về vấn đề này, mời quý bạn đọc cũng theo dõi bài viết sau.

Những kiến thức cơ bản về việc áp dụng thuốc tránh thai an toàn chị em nên nhận biết

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp tránh thai an toàn được áp dụng. Trong đó, dùng thuốc tránh là cách làm đơn giản, dễ dàng và mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chị em cũng cần tìm hiểu kỹ về cơ chế và tác dụng phụ của thuốc để có hướng xử lý phù hợp khi gặp phải “sự cố” bất thường.

Vậy tại sao thuốc tránh thai lại gây ra tác dụng phụ?

Được biết, thuốc tránh thai có chứa Hormone Estrogen/Progesterone là những loại thuốc được nhiều người tin chọn và sử dụng nhất.

Khi dùng thuốc, chị em phải uống ngay sau khi vừa quan hệ xong, trong vòng 72h với thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc uống hàng ngày trong cả thai tại cùng một thời điểm với thuốc tránh thai hàng ngày để mang lại hiệu quả như mong muốn.

Chính điều này đã làm gia tăng nồng độ Hormone nội tiết nữ một cách đột ngột hoặc tự nhiên trong thời gian dài và dẫn đến những tác dụng phụ.

Tác dụng phụ khi chị em uống thuốc tránh thai

Theo đó, nhận định rõ hơn về vấn đề uống thuốc tránh thai bị đau bụng dưới có sao không? Quý chị em có thể tham khảo một số tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp và thuốc tránh thai hàng ngày, như sau.

1. Thuốc tránh thai an toàn khẩn cấp

Khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, chí em có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn; chóng mặt, nhức đầu, đau bao tử; âm đạo xuất huyết bất thường, rong kinh/rối loạn kinh nguyệt.

Cũng cần lưu ý thêm, đôi khi tình trạng chảy máu âm đạo bất thường cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn về ung thư nội mạc tử cung/ung thư cổ tử cung. Vì vậy, chị em cần thăm khám phụ khoa và tầm soát ung thư định kỳ.

Nữ giới có thói quen sử dụng nhiều/lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung, mắc các bệnh về đường huyết và thừa cân.

Bên cạnh đó, khi nhận thấy trễ kinh kéo dài, chị em nên chủ động thăm khám, kiểm tra hoặc dùng que thử thai để xác định về khả năng mang thai.

2. Thuốc tránh thai an toàn hàng ngày

Thuốc tránh thai hàng ngày là hình thức tránh thai nội tiết đang được nhiều chị em tin dùng. Phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả tích cực nếu chị em áp dụng đúng cách.

Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với người dùng như sau:

Khí hư: Ở một số chị em, lượng khi hư có thể tăng hoặc giảm sau khi áp dụng phương pháp tránh thai an toàn bằng thuốc.

Nhức đầu: Nếu chị em nhận thấy bị nhức đầu kéo dài, âm ỉ hoặc dữ dội thì cần chủ động thăm khám để có giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Tăng cân: Việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, trong thời gian dài làm xảy ra hiện tượng giữ nước trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng ngực và hông. Chính điều này đã khiến chị em tăng cân.

Buồn nôn: Cảm giác buồn nôn và nôn nhẹ có thể xảy ra trong khoảng thời gian đầu mới dùng thuốc và điều này sẽ dần biến mất sau đó.

Cương ngực: Cũng giống như cảm giác buồn nôn, tình trạng ngực bị cương, căng tức ở chị em sẽ dần được cải thiện sau vài tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, chị em cũng cần tự kiểm tra và theo dõi kỹ hơn nếu nhận thấy có u cục hoặc các cơn đau kéo dài không bớt thì hãy chủ động thăm khám chuyên khoa.

Xuất huyết âm đạo: Theo thống kê, có khoảng 50% nữ giới sau khi uống thuốc tránh thai hàng ngày sẽ bị xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ kinh, nhất là trong vòng 3 tháng đầu sử dụng thuốc. Các chuyên gia khuyên rằng, nếu xuất huyết âm đạo trên 5 ngày trong khi đang dùng thuốc/nhiều hơn 3 ngày ở lúc bình thường thì chị em nên chủ động thăm khám, kiểm tra chuyên khoa.

Tâm trạng thay đổi: Thuốc cũng gây ra những tác động xấu về tâm lý, không ít nữ giới có biểu hiện trầm cảm, thay đổi cảm xúc khi sử dụng thuốc tránh thai.

Vô kinh hoặc tắc kinh: Tình trạng vô kinh hoặc tắc kinh có thể xảy ra dù việc dùng thuốc vẫn được áp dụng đầy đủ, đúng cách.

Suy giảm ham muốn tình dục: Vì thành phần có chứa Hormone nên việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày dễ gây ra những về chức năng sinh lý, ham muốn tình dục ở nữ giới.

Thị lực bị ảnh hưởng với kính áp tròng: Trong trường hợp này, chị em cần thăm khám và kiểm tra về thị lực để có những can thiệp Y tế phù hợp – đúng cách hơn trong việc sử dụng thuốc tránh thai.

3. Những dấu hiệu bất thường cần thăm khám và hỗ trợ Y tế

Như đã đề cập, khi áp dụng biện pháp phòng tránh thai bằng thuốc thì ít hoặc nhiều chị em đều có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn của thuốc. Đó có thể là những ảnh hưởng tạm thời và sẽ tự cải thiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng có những tác động xấu, tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe nên chị em cần được thăm khám, kiểm tra và tham vấn chuyên khoa cụ thể hơn.

Trở lại với vấn đề khi uống thuốc tránh bị đau bụng dưới có sao không? Xem xét ở góc độ chuyên môn, nếu tình trạng này không kéo dài và nhanh chóng cải thiện sau 2 – 3 ngày thì không đáng lo ngại nhưng các cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc đột ngột thì cần được kiểm tra và hỗ trợ Y tế kịp thời.

Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng cần được thăm khám và hỗ trợ Y tế sớm, như: Căng tức ngực kèm khó thở; nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt kéo dài; vùng cẳng chân, đùi bị sưng đau.

Những Nguyên Nhân Khiến Bụng Bị Đau Quặn

Mặc dù không gây nên những tổn thương thực thể đường tiêu hóa như viêm nhiễm, nhưng việc điều trị chứng đau quặn bụng không hề đơn giản vì có rất nhiều đối tượng có thể bị chứng này như: những người cao tuổi, người yếu bụng ăn phải những loại thức ăn khác lạ, người bị stress, tâm lý căng thẳng kéo dài…

– Người bị viêm nhiễm ở ruột như viêm đại tràng mạn: Người bệnh hay có cơn đau quặn bụng kèm theo có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đi phân lỏng, nhầy máu mũi, trướng bụng…

– Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS): Thường gặp nhiều lứa tuổi 40-50 tuôi và khoảng 50% người bệnh đi khám tiêu hóa được chẩn đoán là bệnh này.

– Người mắc bệnh táo bón mạn tính: Đối tượng này thường xuyên có những đợt phân tích tụ lại trong ruột gây nên cảm giác khó chịu, kèm theo hay có những cơn đau quặn bụng hoặc đi ngoài ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn

– Đau quặn bụng cũng có thể gặp ở những người bị viêm loét cấp tính do dùng thuốc không đúng chỉ định, đặc biệt là các thuốc chống viêm có nguồn gốc steroid hoặc asperin… kèm theo có thể có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, nôn, mệt mỏi…

Ngoài ra, đau quặn bụng có thể là triệu chứng khởi phát từ một số nguyên nhân như sỏi thận, sỏi mật, viêm đại tràng mạn… nhưng cũng có thể là biểu hiện đơn độc xảy ra đột ngột ở người khỏe mạnh mà trước đó chưa phát hiện bệnh gì.

Đau quặn bụng – chớ sai một ly để đi một dặm

Thông thường, trong một cơn đau quặn bụng, người bị đau còn được “kèm thêm chút khuyến mãi” không mong muốn như táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng, chướng bụng hoặc nổi cuộn ở ổ bụng. Nên rất nhiều người lầm tưởng sự đau đớn đó là do táo bón, do đi ngoài gây ra. Và do có rất nhiều nguyên nhân tạo thành nên việc chẩn đoán các cơn đau quặn bụng thường phức tạp. Trong khi đó, thói quen của người Việt là tự mua thuốc tự chữa trị nên việc dùng sai, dùng không đúng liều thuốc… dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang” là chuyện thường xảy ra.

Vì vậy, khi bị đau quặn bụng, đặc biệt là khi bị tái phát đau quặn bụng nhiều lần, mọi người nhất thiết phải đi khám bác sỹ tư vấn để tìm nguyên nhân, không được tự động dùng thuốc giảm đau vì cơn đau quặn thường chỉ là triệu chứng của bệnh. Điều quan trọng là phải tìm nguyên nhân gây ra nó.

Ngoài ra cón có các nguyên nhân khác, có thể dùng các thuốc giảm đau, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột hiện nay đang dùng như No-spa, Spasmaverin, Visceralgin, Debridat…

BS CKII. Trần Văn Quang

Giảng viên chính Trường Đại học Y Hà Nội