Uống Thuốc Sốt Rét Phòng Covid / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Suýt Chết Vì Uống 15 Viên Thuốc Chữa Sốt Rét Để Phòng Bệnh Covid

Nghe theo tin đồn thuốc chữa bệnh sốt rét có tác dụng phòng bệnh COVID-19, một người đàn ông đã uống khoảng 15 viên thuốc này. Kết quả phòng bệnh chưa thấy đâu nhưng bệnh nhân đã rơi vào tình trạng ngộ độc, nôn trớ, tụt huyết áp… và phải nhập viện cấp cứu.

Bệnh nhân là nam, 44 tuổi, Hà Nội được chuyển vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Trước đó, bệnh nhân được người nhà đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện của Hà Nội với những dấu hiệu của ngộ độc như tụt huyết áp, nôn, mắt nhìn lơ mơ. Bệnh nhân đã uống khoảng 15 viên thuốc sốt rét để “dự phòng COVID-19” do nghe theo mách bảo trên mạng. Các bác sĩ tiến hành cấp cứu ban đầu, rửa ruột và sử dụng than hoạt tính sau khi ổn định thì chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo lời kể của bệnh nhân, bệnh nhân đã mua dự trữ ở nhà 100 viên với mục đích dùng cho bản thân và những người trong gia đình. Đây là trường hợp đầu tiên được cơ quan y tế y ghi nhận bị ngộ độc thuốc sốt rét do uống để dự phòng COVID-19.

Theo Dược sĩ Bùi Sỹ Thành, việc người dân tìm mua thuốc này về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ sẽ gây nguy hiểm. Vì, cho đến nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào được hoàn toàn công nhận là đặc hiệu với COVID-19. Thông tin về tác dụng chữa COVID-19 của hai thuốc này mới chỉ là thông tin sơ bộ về kết quả nghiên cứu bước đầu, trên quy mô nhỏ và vẫn đang tiếp tục phải nghiên cứu kỹ thêm. Hydroxychloroquine vẫn chưa được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế công nhận và chính thức đưa vào phác đồ điều trị và khuyến cáo sử dụng.

Cho dù khi thuốc này được công nhận và được khuyến cáo sử dụng trong điều trị COVID-19, thì cũng chỉ được sử dụng khi bác sĩ chỉ định và có liều lượng sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả đối với từng trường hợp bệnh nhân. Vì vậy, nếu người dân có sẵn thuốc này thì cũng không được tự ý dùng được. Vì có thuốc trong tay mà dùng không đúng, bệnh không khỏi mà còn gặp bất lợi do thuốc, nguy cơ khó lường.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và đồng nghiệp là dược sĩ Hà Quang Tuyến cũng đã lên tiếng cảnh báo về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc trị sốt rét (hoạt chất chloroquine và hydroxychloroquine). Cụ thể, hydroxycloroquin/cloroquin từ trước đến nay vẫn thường được biết đến và sử dụng trong điều trị các bệnh lý sốt rét, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh hệ thống như lupus ban đỏ…

Hydroxycloroquin là Cloroquin có gắn thêm nhóm (-OH) để giảm các tác dụng phụ so với Cloroquin thông thường cho dù vậy thuốc vẫn có rất nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn, mắt có thể bị phù, teo điểm vàng, rối loạn màu sắc, mất phản xạ hố võng mạc; ảnh hưởng đến thị trường mắt dẫn đến khó nhìn, khó đọc, sợ ánh sáng. Những tổn thương này có thể xảy ra ngay cả khi đã ngừng dùng thuốc.

Nó cũng gây ra các rối loạn tạo máu khác nhau như thiếu máu bất sản, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD. Trong đó tác dụng phụ với tim mạch là nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến xoắn đỉnh, rung thất và đột tử.

Còn theo chúng tôi Hoàng Bùi Hải – Trưởng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho đến nay Bộ Y tế vẫn chưa có khuyến cáo một cách chính thức về việc sử dụng thuốc này cho dự phòng hay chữa bệnh COVID-19. Hydroxycloroquin/cloroquin là thuốc phải kê đơn, việc sử dụng thuốc như thế nào cho có hiệu quả (liều bao nhiêu, thời gian bao lâu) phải do bác sĩ quyết định.

“Chúng tôi khuyến cáo cộng đồng cần tuân thủ đầy đủ khuyến cáo của Bộ Y tế, khi có bệnh, nghi ngờ có bệnh cần tư vấn thầy thuôc, tuyệt đối không tự ý mua thuốc Hydroxycloroquin để uống nhằm mục đích dự phòng hoặc điều trị tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.” chúng tôi Hoàng Bùi Hải chia sẻ.

Nguồn: Bộ Y tế Việt Nam

Link: https://suckhoedoisong.vn/suyt-chet-vi-uong-15-vien-thuoc-chua-sot-ret-de-phong-benh-covid-19-n170696.html

Nhận Biết Và Phòng Ngừa Bệnh Sốt Rét

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm, nếu người mắc bệnh không được điều trị kịp thời, nguồn bệnh sẽ lây từ người bệnh sang người lành.

Các đối tượng bị nhiễm bệnh lần đầu thường không gặp các cơn sốt điển hình, trong khi lại xuất hiện các triệu chứng khác, khiến người bệnh dễ nhầm tưởng mình bị cảm cúm, sốt xuất huyết.

Triệu chứng của bệnh sốt rét

Sốt cao liên tục là triệu chứng của bệnh sốt rét.

Cơn sốt rét điển hình: thể hiện qua 3 giai đoạn gồm rét run, sốt nóng và toát mồ hôi.

Cơn sốt rét không điển hình: nhức đầu, mệt mỏi, người bệnh sẽ cảm thấy ớn lạnh và hay ngáp vặt.

Sốt rét lâm sàng phải đủ 4 yếu tố sau: có đầy đủ triệu chứng của cơn sốt rét điển hình, hoặc có triệu chứng của cơn sốt rét không điển hình, sốt cao liên tục. Các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân gây sốt khác, hoặc có sốt trong 3 ngày gần đây. Ở trong khu vực đang có dịch sốt rét lưu hành ít nhất trong thời gian là 14 ngày hoặc trong vòng 2 năm gần đây có tiền sử mắc sốt rét. Đáp ứng với thuốc điều trị sốt rét.

Sốt rét chưa biến chứng – sốt rét thể thông thường: trường hợp này người mắc bệnh không có xuất hiện các triệu chứng đe dọa tính mạng. Việc chẩn đoán sẽ dựa vào 3 yếu tố: dịch tễ, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm

Sốt rét biến chứng- sốt rét ác tính: trong trường hợp này, người mắc bệnh sốt rét sẽ xuất hiện biến chứng đe dọa tới tính mạng. Dấu hiệu nổi bật là rối loạn ý thức, sốt cao liên tục trong nhiều ngày, đau đầu dữ dội, tiêu chảy nhiều hoặc nôn.

Theo chúng tôi Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng thuộc Sở Y tế tỉnh Đăk Lăk: Hiện nay, tình hình bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh diễn biến hết sức phức tạp. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, Đăk Lăk có 445 trường hợp mắc sốt rét, trong đó có 2 ca mắc sốt rét ác tính. Tất cả các huyện, thị xã của tỉnh đều có bệnh nhân mắc sốt rét. Có số mắc cao nhất là huyện Ea Kar với 174 trường hợp mắc bệnh, Krông Năng 109 bệnh nhân, Ea H’Leo 16 bệnh nhân, M’Đrăk 30 bệnh nhân… và ngoại tỉnh 6 bệnh nhân. Đỉnh điểm có giai đoạn chỉ trong một tuần, cả tỉnh phát hiện 10 bệnh nhân mắc sốt rét. Hiện nay, Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế phải thực hiện điều trị quan sát trực tiếp tức là khi mắc bệnh sốt rét, người bệnh sẽ được uống thuốc hoặc tiêm thuốc dưới sự giám sát chặt chẽ của nhân viên y tế. Việc chỉ định phương pháp điều trị quan sát trực tiếp áp dụng cho tất cả các trường hợp bị sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium với thể bệnh thông thường. Phương pháp này không áp dụng cho những người mắc sốt rét ác tính.

Đối với bệnh nhân bị sốt rét biến chứng:

Dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân sốt rét bị nhiễm ký sinh Plasmodium falciparum hoặc nhiễm phối hợp Plasmodium falciparum (bệnh nhân sốt rét thể thông thường) phải sử dụng thuốc điều trị, nếu thuốc không đáp ứng hiệu lực mới sử dụng thuốc điều trị thay thế.

Người nhiễm bệnh tại các thôn bản: uống 1 liều thuốc sốt rét phối hợp, đồng thời khẩn trương chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Người nhiễm bệnh điều trị tại các trạm y tế xã: Cần tiêm ngay artesunat tĩnh mạch. Trong trường hợp không tiêm được tĩnh mạch thì tiêm bắp. Sau đó chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Trong trường hợp người bệnh đang có hiện tượng co giật hoặc bị sốc, phù phổi cấp thì tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân

Người bệnh điều trị tại bệnh viện: trong giờ đầu tiêm artesunat tĩnh mạch 2,4mg/kg cân nặng, sau 24h tiêm nhắc lại 1,2mg/kg cân nặng. Sau đó tiêm mỗi ngày 1 liều 1,2mh/kh cân nặng đến khi người bệnh có thể uống được thì chuyển sang uống thuốc trong 7 ngày.

Người mắc bệnh sốt rét tuyệt đối phải dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ và các nhân viên y tế, không tự ý chữa bệnh tại nhà. Việc điều trị sớm, đúng và đủ liều sẽ giúp cho người bệnh sớm khỏi bệnh và không tốn kém vô ích. Ngoài các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh, biện pháp điều trị bệnh cũng góp phần rất quan trọng cần phải được các cơ sở y tế quan tâm.

Phòng ngừa bệnh sốt rét

Tuyên truyền giáo dục phòng chống sốt rét, khi bị sốt người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

Ngủ màn kể cả ở nhà, nương rẫy hoặc ngủ trong rừng.

Phòng chống muỗi truyền bệnh vẫn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất:

Diệt muỗi bằng phun tồn lưu mặt trong tường vách và tẩm màn bằng hóa chất diệt muỗi mỗi năm một lần vào trước mùa mưa

Xoa kem xua muỗi

Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước, mặc quần áo dài vào buổi tối

Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước

Uống thuốc dự phòng: các nước sốt rét lưu hành nặng có chủ trương uống thuốc dự phòng cho những người vào vùng sốt rét ngắn ngày, phụ nữ có thai ở vùng sốt rét, người mới đến định cư tại vùng sốt rét. Ở nước ta hiện nay, do bệnh sốt rét đã giảm mạnh nên không uống thuốc dự phòng mà chỉ cấp thuốc cho các đối tượng trên để tự điều trị khi đã mắc bệnh sốt rét.

An toàn truyền máu, đặc biệt với người có tiền sử sốt rét hoặc đã sống trong vùng sốt rét.

BS. Huy Nam

Dịch Vụ Phun Thuốc Khử Trùng Phòng Covid

1. Tại sao cần phun thuốc khử trùng phòng dịch Covid-19 tại Hà Nội?

Hiện tại dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) vẫn đang bùng phát mạnh mẽ tại 87 Quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam sau 22 ngày không có ca nhiễm mới, thì hôm qua chính thức có ca nhiễm thứ 17 và là ca nhiễm đầu tiên tại Hà Nội. Một phụ nữ ở Hà Nội đi du lịch vùng dịch Italy, về nước hôm 2/3 nhưng không khai báo y tế, được xác định dương tính nCoV.

Hiện tại Hà Nội đang tập chung toàn bộ lực lượng để phòng chống dịch. Do cô gái tiếp xúc với nhiều người sau khi về nước nên cơ quan chức năng đang làm tất cả các biện pháp để khoanh vùng, cách ly tập chung.

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, tất cả người dân cần bình tĩnh, tuân thủ các hướng dẫn của tổ chức Y tế thế giới WHO và Bộ Y tế Việt Nam. Theo đó, các biện pháp chính là vệ sinh các nhân, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, trường học, bệnh viện, các tòa nhà chung cư….

Để giúp các cá nhân, tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp có thể chủ động phòng chống dịch. Chúng tôi cung cấp dịch vụ phun thuốc khử trùng tại các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình… cho các hộ gia đình, các toàn nhà chung cư, các cơ quan, doanh nghiệp…

– Hóa chất khử khuẩn (Cloramin B, Clorin nhập khẩu) đạt tiêu chuẩn an toàn, được phép sử dụng.

– Tiêu diệt được phần lớn các loại vi khuẩn, virus (kể cả Covid-19).

– Hóa chất không gây độc hại cho con người, không ăn mòn đồ vật, thân thiện môi trường.

– Nhân viên được đào tạo bài bản, làm việc chuyên nghiệp, thiết bị hiện đại.

– Làm việc tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7, CN.

– Cam kết không tăng giá, tính theo diện tích khử trùng thực tế.

Website: chúng tôi

Quý khách hàng có như cầu phun thuốc khử trùng tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Vui lòng liên hệ trực tiếp:

Văn phòng tại Hà Nội: 1518 – Tòa nhà CT5 / DN3 – Nguyễn Cơ Thạch – Mỹ Đình 2 – Nam Từ Liêm – Hà Nội – Hotline: 0915.550.556 (Mr.Công)

1. Trụ sở tại Hải Dương: Công ty TNHH Diệt mối và khử trùng Nam Bắc – Xã Phú Điền, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Liên hệ: Anh Tưởng: 0913.06.79.89

2. Văn phòng tại Hải Phòng: xã Tân Tiến – huyện An Dương – TP Hải Phòng – Liên hệ hotline: 0913.067.989

3. Văn phòng tại Hưng Yên: Khu Bến, phường Bạch Sam, thị xã Mỹ Hào, Hưng Yên (đối diện bưu điện Bạch Sam)- Liên hệ hotline: 0983.82.79.89.

4. Văn phòng tại Bắc Ninh: 15 Phố Trang Liệt, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh – Liên hệ hotline: 0913.06.79.89

5. Văn phòng tại Thái Bình: Thôn Tây Sơn – Xã Vũ Chính – TP Thái Bình – Liên hệ hotline: 0983.827.989

6. Văn phòng tại Nam Định: 135 Phố Nguyễn Khuyến, phường Trường Thi, Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định – Liên hệ hotline: 0913.06.79.89

Chúng tôi chung tay cùng các bạn phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp nCoV!

Uống Thuốc Sốt Rét, Ông Trump Nói ‘Quyền Của Mỗi Người’

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 19-5 đã lên tiếng bảo vệ việc ông uống thuốc sốt rét để ngăn nhiễm COVID-19.

Nói với các phóng viên tại tòa nhà Quốc hội Mỹ, ông Trump cho rằng theo hiểu biết của ông thì thuốc sốt rét Hydroxychloroquine sẽ giúp “tăng bảo vệ cho bạn trước nạn dịch”.

Theo ông Trump, việc lựa chọn có uống Hydroxychloroquine hay không sẽ do “mỗi người tự quyết định”.

Ngày trước đó, ông Trump có nói ông đang uống thuốc Hydroxychloroquine để phòng lây nhiễm COVID-19.

Tổng thống Trump trước đó vài tuần đã cho rằng Hydroxychloroquine là một loại thuốc tiềm năng có thể phòng ngừa COVID-19, tuy nhiên một vài nghiên cứu sau đó lại cho thấy rằng loại thuốc này không có tác dụng thật sự.

Ông Conley cho biết cả ông và Tổng thống Trump đều đồng ý rằng “hiệu quả mà loại thuốc này đem lại là nhiều hơn so với những rủi ro mà nó có thể gây ra”.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence chia sẻ với đài truyền hình Fox News trong một cuộc phỏng vấn rằng ông không sử dụng loại thuốc này như Tổng thống Trump.

“Tôi không sử dụng Hydroxychloroquine nhưng tôi cũng sẽ không bao giờ bắt bẻ bất kỳ người nào nghe theo hướng dẫn từ bác sĩ của họ. Bác sĩ của tôi thì không khuyến nghị loại thuốc này nhưng tôi cũng sẽ không ngần ngại sử dụng nó nếu được tư vấn. Bất kỳ người Mỹ nào cũng nên làm như vậy”, ông nói.

Thư ký báo chí của ông Pence – bà Katie Miller dương tính với COVID-19 một tuần trước, theo hãng tin Channel News Asia.

Hiện vẫn chưa thực sự có một bằng chứng xác thực nào về khả năng phòng ngừa COVID-19 của thuốc Hydroxychloroquine.

Cuối tháng 3, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận đưa hai loại thuốc trị sốt rét Hydroxychloroquine và Chloroquine vào điều trị khẩn cấp COVID-19 (sử dụng hạn chế với các trường hợp nhập viện).

Tuy nhiên, FDA cũng cảnh báo thận trọng về các tác dụng phụ tiềm ẩn khi sử dụng thuốc Hydroxychloroquine. Theo FDA, việc sử dụng Hydroxychloroquine một cách tùy tiện có thể gây nguy hiểm cho những người có vấn đề về tim mạch.