(Hoài Thương, Đống Đa – Hà Nội)
Panadol là loại thuốc rất quen thuộc với mọi người và thường được sử dụng để điều trị khi bị nhức đầu nhẹ hoặc vừa. Vì có tác dụng giảm đau nhanh nên nhiều chị em thường truyền tai nhau dùng thuốc này để điều trị đau bụng kinh. Nhiều trường hợp sau khi dùng thuốc thấy có tác dụng với những cơn đau bụng kinh nên rất tin tưởng dùng lâu dài loại thuốc này.
Vậy, đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?
Thuốc giảm đau Panadol có chứa thành phần Paracetamol có tác dụng gảm đau và hạ sốt. Chính vì vậy thuốc này rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau họng, đau răng, đau cơ xương, đau do viêm xương khớp…
Đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?
Vì có thành phần dược liệu giảm đau nên Panadol cũng có những tác dụng đối với trường hợp đau bụng kinh. Tuy nhiên thuốc này thực sự có khả năng chữa được chứng đau bụng kinh không thì câu trả lời là không.
Vì sao không nên dùng Panadol chữa đau bụng kinh?
Nhiều chị em bị đau bụng kinh dùng thuốc Panadol cảm thấy đỡ đau nên tiếp tục dùng loại thuốc này mỗi lần đến tháng. Tuy nhiên việc dùng thuốc Panadol chỉ giúp làm giảm đau trong trường hợp cơn đau ở mức độ nhẹ và đau trong thời gian ngắn từ 1 – 2 ngày. Thực tế thuốc không có tác dụng điều trị dứt điểm tình trạng đau bụng kinh xảy ra thường xuyên.
Những phụ nữ bi đau bụng kinh dữ dội trong nhiều ngày và bị đau hàng tháng thì không nên dùng thuốc này vì có thể gặp phải nhiều nguy cơ đối với sức khỏe:
– Bị đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không?- gây nhiều tác dụng phụ
Khi dùng thuốc Panadol mà không có chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Giảm tiểu cầu, gặp các triệu chứng mẫn cảm trên da như ban đỏ, phù mạch…, co thắt phế quản do mẫn cảm với aspirin, viêm gan…
– Lạm dụng thuốc giảm đau Panadol có thể gây nguy hại cho sức khỏe
Lạm dụng panadol trị đau bụng kinh có thể gây ra nhiều nguy hiểm
+ Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: dùng Panadol lâu ngày có thể làm tổn thương màng nhầy ở dạ dày và gây viêm loét đường ruột, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Nhiều trường hợp bị tổn thương ở hệ tiêu hóa gây ói mửa, sụt cân, thậm chí phải tiến hành can thiệp ngoại khoa.
+ Tổn thương gan: Khi dùng thuốc có chứa thành phần Paracetamol trong nhiều ngày mà không có chỉ định của bác sĩ hoặc không có các loại thuốc chức năng giúp hỗ trợ gan, người bệnh dễ bị tổn thương gan. Đây là nguyên nhân gây ra cảm giác chán ăn, buồn nôn, suy gan và có thể dẫn đến tử vong.
+ Tổn thương thận:Panadol có chứa các thành phần là Pracetamol và Ibuprofen nên nếu dùng lâu dài, dùng quá liều có thể làm suy giảm chức năng của thận.
+ Nghiện thuốc: lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài, với liều lượng cao để trị đau bụng kinh, người bệnh rất dễ bị nghiện thuốc. Khi không thể ngừng dùng thuốc, hệ tiêu hóa, gan, thận … chắc chắn bị ảnh hưởng nặng và dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm cho cơ thể.
+ Huyết áp cao: Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người dùng thuốc giảm đau có chứa aspirine trong thời gian dài dễ mắc bệnh huyết áp cao với tỉ lệ gấp 2 lần so với những người bình thường.
+ Bệnh về xương khớp: Những người sử dụng thuốc Panadol trong thời gian dài có thể mắc các chứng vôi hóa cột sống, loãng xương và gãy xương.
Ngoài các nguy cơ trên, việc sử dụng Panadol để điều trị đau bụng kinh mà không được bác sĩ thông qua có thể khiến chị em gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Nguyên nhân là vì nhiều khi đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, dính khoang tử cung, chít hẹp cổ tử cung…
Mách bạn biện pháp giảm đau bụng kinh không cần dùng thuốc
Khi bị đau bụng kinh, tốt nhất Hoài Thương và chị em nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra bạn cũng có thể vận dụng biện pháp giảm đau bụng kinh tại nhà mà không cần quan tâm đau bụng kinh uống thuốc Panadol được không? như sau:
– Không ăn những thực phẩm lạnh như đá lạnh, kem, tôm, cua, sò, hến… khi đến tháng.
– Dùng túi chườm nóng để chườm bụng khi bị đau bụng.
Dùng túi chườm nóng bụng để chữa đau bụng kinh
– Nên uống nhiều nước (2,5l mỗi ngày) và uống nước ấm trong những ngày kinh nguyệt.
– Bổ sung thêm sắt và những thực phẩm chứa nhiều sắt để bù lại lượng máu đã mất.
– Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
Tuyết Trinh (t/h)
chúng tôi