Uống Thuốc Panadol Khi Cho Con Bú / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Mẹ Cho Con Bú Uống Panadol Được Không?

Chắc nhiều mẹ cũng biết, trong thời gian cho con bú nếu mà mẹ uống thuốc thì con sẽ trở thành người uống thuốc thụ động và cũng phải chịu những tác động dược lý. Vì thế, nhiều mẹ lo lắng cho con bú uống panadol được không?

1. Tìm hiểu về thuốc Panadol

Thuốc Panadol gồm có hai thành phần:

Paracetamol: 500 mg.

Caffeine: 65 mg.

Nhiều mẹ lo lắng cho con bú uống panadol được không?

Công dụng của thuốc Panadol

Thành phần paracetamol trong thuốc là một chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau và caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol.

Panadol với tác dụng điều trị đau nhẹ đến đau vừa và hạ sốt thường được dùng trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau họng, đau cơ xương, đau bụng kinh, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng, đau răng, đau do viêm xương khớp.

Tác dụng phụ của thuốc Panadol

Thuốc Panadol có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng như sau:

Paracetamol: dù rất hiếm gặp nhưng thuốc có thể gây giảm tiểu cầu, các phản ứng dị ứng da như: ban da, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, với những bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID có thể gây co thắt phế quản.

Caffeine: có thể gặp những hiện tượng như bồn chồn, chóng mặt. Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol – caffeine kết hợp cùng với chế độ ăn uống nhiều caffeine có thể gây ra một số tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, đau đầu, rối loạn tiêu hóa.

Thuốc Panadol có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ như hồi hộp lo lắng và đau đầu lại.

Nếu gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn các mẹ nên thông báo với bác sĩ để có hướng giải quyết.

2. Cho con bú uống Panadol được không?

Để giải quyết thắc mắc cho con bú uống panadol được không của những bà mẹ cho con bú, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quá trình uống thuốc của những phụ nữ đang trong quá trình cho con bú. Các nghiên cứu diễn ra trên nhiều phụ nữ cho con bú ở liều dùng khuyến nghị cho thấy không xảy ra bất kì tác dụng phụ nào đối với mẹ cho con bú cũng như bé bú mẹ cũng không xuất hiện bất thường.

Những loại thuốc như panadol, paracetamol có chứa thành phần caffeine là một chất được khuyến cáo có hại cho thần kinh trẻ nhỏ và kích thích nhịp tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên, với một lượng nhỏ thì bé bú mẹ cũng không bị ảnh hưởng gì đáng kể.

Tóm lại, nếu không may bị cảm cúm, đau đầu, cho con bú uống panadol được không để giảm bớt triệu chứng thì là có. Tuy nhiên, loại thuốc mà các mẹ uống cần phải được thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu không may bị cảm cúm, đau đầu, cho con bú uống panadol được không thì mẹ nên gặp bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác.

Trường hợp các mẹ tự ý dùng thuốc bên ngoài có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Nếu các mẹ gặp phải các triệu chứng thông thường như mẹ bị sốt nhẹ, ho, đau họng thì nên áp dụng biện pháp vắt sữa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú

Khi người mẹ bị bệnh, sức khỏe suy giảm thì phần lớn bác sĩ khuyên người mẹ thực hiện chăm sóc sức khỏe sau sinh đúng cách hơn là việc dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các mẹ vẫn phải dùng thuốc để điều trị.

Lúc này, cho con bú uống panadol được không thì để hạn chế tối đa việc bé phải nhận một lượng thuốc không dành cho mình trong khi người mẹ vẫn điều trị bệnh thì các mẹ phải lưu ý những điều sau đây:

Trong thời gian uống thuốc, các mẹ cần để ý theo dõi những biểu hiện của con như con có dễ bị kích thích, quấy khóc, tiêu chảy hay là bỏ bú không… Nếu bé có một trong những biểu hiện này thì người mẹ nên ngưng thuốc này và nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Cho con bú uống panadol được không thì các mẹ chỉ nên dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ với liều lượng thấp nhất đạt tác dụng trị liệu.

Các mẹ nên cho con bú trước khi uống thuốc, bởi vì như vậy các mẹ sẽ giảm thiểu được tối đa lượng thuốc có trong sữa. Nếu như cần điều trị và phải tạm thời không cho con bú sữa mẹ, các mẹ nên hút sữa ra ngoài để không bị tắc và mất sữa.

Đối với những loại thuốc chưa xác định được sự an toàn đối với bé nhưng mà người mẹ bắt buộc phải sử dụng thì tốt nhất các mẹ nên cho bé uống sữa ngoài. Để duy trì nguồn sữa mẹ để tiếp tục cho bé bú sau khi thuốc bị đào thải hết, các mẹ nên vắt bỏ sữa vào đúng thời gian của những cữ bú.

Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần lưu ý không uống rượu bia, các chất kích thích, không hút thuốc lá và hạn chế uống cà phê. Bên cạnh đó, các mẹ nên uống nhiều nước như nước hoa quả, những loại nước tốt cho sức khỏe của người mẹ và giúp mẹ tiết nhiều sữa.

Lời Giải Đáp Của Chuyên Gia: Cho Con Bú Uống Panadol Được Không?

Sau khi sinh con xong, thể trạng của mẹ đang còn non yếu, dễ mắc các bệnh về đau đầu, cảm cúm. Trong trường hợp này, mẹ cho con bú uống Panadol được không?

Thuốc Panadol là một loại thuốc thông dụng, luôn có sẵn trong tủ thuốc của mọi gia đình. Thuốc Panadol có công dụng hạ sốt, giảm đau, làm giảm các triệu chứng khó chịu của cơ thể như: đau đầu, đau nửa đầu, đau họng, đau cơ, đau cơ xương, đau bụng kinh, sốt, đau răng, đau do viêm xương khớp,…

2. Thành phần thuốc Panadol

Trong 1 viên thuốc Panadol có chứa 2 thành phần:

Panadol là loại thuốc luôn có sẵn trong tủ thuốc của mọi gia đình

3. Tác dụng phụ của thuốc Panadol

Mặc dù các tác dụng phụ của thuốc Panadol rất hiếm gặp. Tuy nhiên, khi phát hiện bất cứ hiện tượng bất thường nào xảy ra, mẹ cũng nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Các tác dụng phụ của thuốc Panadol:

Phân có máu hoặc màu đen như hắc ín.

Nước tiểu đục màu hoặc có máu.

Sốt cao (có thể gặp thêm triệu chứng ớn lạnh)

Đau ở lưng dưới hoặc đau một bên

Phát ban, nổi mề đay, mẩn ngứa trên da

Đau rát họng

Xuất hiện các vết lở loét, đốm trắng trên môi hoặc trên miệng.

Lượng nước tiểu giảm đột ngột

Mệt mỏi bất thường

Mắt và da vàng.

Ngoài ra, những người sử dụng thuốc Panadol quá liều còn xuất hiện các triệu chứng xong:

4. Cho con bú uống Panadol được không?

Để giải đáp thắc mắc: Cho con bú uống Panadol được không? Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quá trình uống thuốc cho phụ nữ đang cho con bú. Các nghiên cứu xảy ra với liều dùng khuyến nghị đều không thấy xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Tuy nhiên với những loại thuốc chứa thành phần Caffeine như Panadol, Paracetamol thì mẹ nên hạn chế sử dụng, sử dụng với một lượng nhỏ thì không sao, không làm ảnh hưởng gì cả. Còn nếu sử dụng nhiều, chất Caffeine có trong thành phần của thuốc sẽ gây hại cho thần kinh của trẻ nhỏ, kích thích nhịp tim của trẻ đập nhanh hơn.

Nói tóm lại, chẳng may mẹ bị cảm cúm, đau đầu thì có thể uống Panadol để làm suy giảm các triệu chứng đau nhức xảy ra. Tuy nhiên, uống loại như thế nào, liều lượng ra sao, bạn cần phải thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng mẹ tự ý mua thuốc về uống, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu mẹ gặp phải các triệu chứng: ho, sổ mũi, đau họng,…thì nên vắt sữa ra để đảm bảo sự an toàn cho bé.

Mẹ đang cho con bú muốn dùng thuốc Panadol phải tham khảo ý kiến của bác sĩ

5. Những điều cần lưu ý khi mẹ sử dụng thuốc khi đang cho con bú

Khi bị ốm, sức khỏe của mẹ bị suy giảm đáng kể, bác sĩ khuyên mẹ nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe sau sinh tốt hơn là việc dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ bắt buộc phải dùng thuốc. Lúc này, để hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của thuốc đối với bé thì mẹ cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Trong thời gian sử dụng thuốc, mẹ phải giám sát trẻ 24/24h. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện khác thường như: bỏ bú, tiêu chiểu, quấy khóc,…thì mẹ nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ ngay.

Mẹ chỉ dùng những loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng với liều lượng thấp nhất.

Thời gian tốt nhất để cho con bú là trước khi mẹ uống thuốc. Điều này cũng hạn chế được những ảnh hưởng từ thuốc đến nguồn sữa mẹ, làm giảm thiểu tối đa lượng thuốc tiết vào trong sữa. Nếu mẹ phải điều trị và không được cho con bú thì trong khoảng thời gian này, mẹ nên hút sữa bỏ ra ngoài để không bị tắc tia sữa và mất sữa.

Để an tâm với loại thuốc mình đang dùng và không sợ làm ảnh hưởng đến bé, tốt nhất trong khoảng thời gian điều trị, mẹ nên cho trẻ sử dụng sữa công thức. Khi nào, lượng thuốc được đào thải hết thì mẹ mới cho trẻ bú bình thường.

Trong thời gian bị bệnh và đang cho con bú, mẹ tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê vì những chất này chỉ khiến bệnh tình của mẹ trở nên tồi tệ hơn, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Có Nên Uống Thuốc Trị Mụn Khi Đang Cho Con Bú?

Thứ Hai, 10-09-2018

Chắc hẳn các bà mẹ cũng đều có lần thắc mắc: có nên uống thuốc trị mụn khi đang cho con bú? Câu hỏi này lâu dần trở thành một điều rất hiển nhiên, bởi người phụ nữ nào mà không muốn sở hữu làn da đẹp.

Thắc mắc từ bạn đọc: ” Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, da mặt em bắt đầu bị nổi mụn. Em vốn là người rất xem trọng vẻ ngoài, nhưng vì thương con nên em không dám thực hiện bất kỳ biện pháp trị mụn nào cả, và em tin là sau khi sinh em bé thì mụn sẽ tự khỏi. Thế nhưng, hiện con em đã 2 tháng rồi, cháu bú sữa mẹ. Trên má em mụn nổi chi chít khiến em tự ti vô cùng. Còn vài tháng nữa em phải đi làm lại rồi, em thực sự rất muốn được chuyên mục tư vấn giúp em về việc mẹ bỉm sữa như em có nên dùng thuốc trị mụn hay không? Em xin cảm ơn ạ.

(Lê Thanh Hương, 27 tuổi, Đà Nẵng).

Uống thuốc trị mụn khi đang cho con bú, nên hay không nên?

Theo bác sỹ Nguyễn Thị Mai Trang, bệnh viện Da liễu Đà Nẵng thì trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ có những sự biến đổi lớn. Một trong những biến đổi đó là sự tăng mạnh đáng kể của các hormon Estrogen và Progesterone, dẫn đến các vấn đề về da. Lúc này, làn da của các mẹ bầu sẽ trở nên xỉn màu, thâm nám, lỗ chân lông phình to, bóng nhờn và rất dễ bị nổi mụn trứng cá.

Thông thường, sau khi sinh em bé thì lượng hormon ấy sẽ tự động ổn định lại. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp các mẹ vẫn gặp phải các vấn đề về da kéo dài đến giai đoạn cho con bú. Tình trạng này sẽ khiến chị em phụ nữ mất tự tin và làm giảm hạnh phúc sau sinh. Vậy, giải pháp nào cho vấn đề ấy?

Chúng ta cùng đến mấu chốt của vấn đề, vì sao ông bà ta thường nói rằng trong thời kỳ cho bú thì phụ nữ không nên uống thuốc? Câu trả lời nằm ở sữa mẹ. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra việc những loại thuốc mà người mẹ sử dụng có thể làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa và em bé. Chẳng hạn, nếu mẹ dùng thuốc ngủ trong thời gian dài thì em bé khi bú sữa sẽ có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương; mẹ dùng nhiều thuốc có chứa Tetracyclin có thể khiến bé chậm lớn, vàng răng.

Như vậy, những gì mẹ nạp vào cơ thể mà đặc biệt là các loại thuốc sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ, thông qua dòng sữa mẹ. Nếu các mẹ đang trong thời kỳ cho con bú, tốt nhất không nên sử dụng các loại thuốc trị mụn trứng cá. Bởi có khá nhiều loại thuốc bị bác sỹ sản khoa cấm sử dụng đối với đối tượng này vì sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng lâu dài về sau.

Thay vì uống thuốc trị mụn có thể dẫn đến những rủi ro, các mẹ có thể áp dụng các phương pháp trị mụn đến từ thiên nhiên và an toàn cho da như đắp mặt nạ mật ong, nghệ, trà chúng tôi song đó, nên bổ sung nhiều hoa quả tươi được chỉ định là tốt cho mẹ và bé. Kết hợp với đó là một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất và nghỉ ngơi hợp lý, đây là một điều rất quan trọng làm giảm mạnh tình trạng mụn.

Bên cạnh đó, có một số ít thuốc bôi da trị mụn trứng cá có ghi rõ là dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú như Eryfluid, Anzela cream chúng tôi nhiên, các mẹ bỉm sữa nên thận trọng khi quyết định sử dụng. Tốt nhất nến đến bác sỹ để được tư vấn về độ an toàn, liều lượng dùng và sự phù hợp của thuốc đối với từng người.

Mang thai và làm mẹ là điều tuyệt vời nhất trong những điều tuyệt vời. Tuy nhiên, các mẹ nên thận trọng trong việc dùng thuốc trị mụn khi đang cho con bú vì có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé sau này. Chúc các mẹ sẽ mau chóng lấy lại được làn da đẹp mà vẫn đảm bảo an toàn cho bé.

Ghi chép và biên soạn: Thư Nguyễn.

Không nên bỏ qua những bài viết sau:

Mẹ Cho Con Bú Bị Cảm Uống Thuốc Gì? Có Nên Cho Con Bú Tiếp Không?

Mẹ cho con bú bị cảm thường gặp vào thời điểm giao mùa, mặc dù chỉ là một vấn đề sức khỏe đơn giản nhưng vì ảnh hưởng đến cả mẹ và con mà nó bỗng nhiên trở nên rắc rối hơn. Trường hợp này, đa số người mẹ đều không biết có nên tiếp tục cho con bú hay không, và có được uống thuốc trị cảm để bệnh mau khỏi hay không.

Mẹ cho con bú bị cảm có nên cho con bú tiếp không?

Cảm cúm là một bệnh gây ra bởi virus, chúng lây truyền qua đường hô hấp nên chỉ cần tiếp xúc trực tiếp, trò chuyện với người bệnh hoặc tiếp xúc với các đồ đạc nhiễm virus là người lành có thể bị virus tấn công.

Khi bị virus tấn công, không phải tất cả mọi người đều mắc bệnh, vì trong cơ thể của chúng ta đã có cơ chế miễn dịch tiêu diệt các virus này. Với những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hay trẻ em thì sức đề kháng thường yếu hơn, và virus sẽ lợi dụng những sơ hở để luồn lách vào hệ hô hấp để gây bệnh.

Bởi vậy, khi mẹ bị cảm cúm, khả năng lây nhiễm cho con thông qua các hoạt động ôm ấp, bồng bế, trò chuyện hay tắm rửa, thay tã cho con là rất cao.

Tuy nhiên, virus cúm không đi vào sữa mẹ. Điều này có nghĩa là cảm cúm không lây qua đường sữa mẹ, mẹ cho con bú bị cảm vẫn có thể cho con bú bình thường.

Mẹ cho con bú khi đang bị cảm cần lưu ý những gì?

Điều mà người mẹ cần lưu ý lúc này là chủ động cách ly con bằng cách để bé cho người không nhiễm bệnh chăm sóc, còn mẹ chỉ tiếp xúc với bé khi bé cần bú mẹ.

Trước khi cho con bú, mẹ cần đeo khẩu trang, rửa sạch tay bằng xà bông và dùng khăn xô thấm nước ấm lau thật sạch bầu vú để đảm bảo rằng virus không thể lây truyền được. Khi con ngủ, hãy để bé ngủ phòng riêng với người thân khác trong gia đình.

Ngoài việc cách ly với con, người mẹ cũng cần đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các thành viên trong gia đình bởi họ có thể là trung gian truyền bệnh.

Sau 2 tuần kể từ khi người mẹ có biểu hiện giảm triệu chứng cảm cúm, mọi hoạt động của mẹ và con có thể trở lại bình thường.

Mẹ bị cảm khi đang cho con bú nên dùng thuốc gì?

Việc dùng thuốc, cho dù là bất kỳ loại thuốc nào đều nên hạn chế trong thời gian cho con bú.

Do vậy, với những trường hợp nhẹ, người mẹ chỉ hơi nhức đầu và sổ mũi thì không cần dùng thuốc, mà có thể giải cảm bằng 1 trong các cách sau:

– Súc miệng nước muối, ngày 3 – 4 lần.

– Xông hơi giải cảm: Dùng sả, tía tô, lá chanh, lá bưởi, húng chanh… rửa sạch, cho vào nồi đun sôi rồi dùng để xông hơi toàn thân.

– Uống nước mật ong chanh: Pha 3 thìa cà phê mật ong, 1 thìa nước cốt chanh với 1 cốc nước ấm. Uống 1 ngày 3 ly.

– Ăn cháo trắng nấu với muối, hành lá và tía tô. Mỗi ngày 1 – 2 bát.

– Uống lá húng chanh: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh rồi giã dập, hòa chung với 10ml nước sôi, lọc lấy nước uống. 1 ngày 2 lần.

Sau từ 3 – 4 ngày nếu các triệu chứng cảm không bớt đi, ngược lại người mẹ còn hắt hơi, ho, khạc đờm liên tục, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì cần được dùng thuốc hoặc đến cơ sở y tế để thăm khám.

Trong trường hợp này, người mẹ có thể dùng một số loại thuốc như Acetaminophen/Paracetamol, Ibuprofen, Dextromethorphan, Bromhexine và guaifenesin, Amoxicillin, Kẽm gluconat, Chlorpheniramine và hydroxyzine. Chúng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe và sữa mẹ và mẹ vẫn có thể tiếp tục cho em bé bú.

Khi dùng thuốc trị cảm cúm, người mẹ có thể gặp một số tác dụng phụ như đau bụng, buồn ngủ, đôi khi là sữa tiết ra ít đi. Sự bất thường ở trong giới hạn chịu đựng không có gì đáng lo lắng, nhưng nếu nó làm mẹ khó chịu hơn, hãy đến gặp bác sĩ.

Nhìn chung, cho con bú bị cảm không phải là vấn đề gì đó quá to tát, song chúng ta vẫn cần lưu ý để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Nguồn: chúng tôi MẸ LƯU Ý:

Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiết sữa cũng như chất lượng sữa. Ngay cả khi mẹ cho con bú bị cảm đã phục hồi thì khả năng tiết sữa cũng giảm đi rất nhiều. Lúc này mẹ cần nhanh chóng kéo sữa về tránh trường hợp ít sữa dần dẫn đến mất sữa vĩnh viễn.

Để tăng cường sức khỏe, tăng cường lượng sữa cho con, mẹ cần hấp thu dinh dưỡng và chuyển hóa dinh dưỡng tốt nhất.

✅ Không hấp thu được dinh dưỡng khiến mẹ ngày càng ốm yếu, thiếu chất.

✅ Không thể chuyển hóa dinh dưỡng vào sữa khiến mẹ dù tăng cân đều nhưng vẫn không có sữa.

Để giải quyết tất cả những vấn đề này mẹ nên sử dụng các sản phẩm an toàn từ thảo dược thiên nhiên như Viên uống lợi sữa Mabio.