Uống Thuốc Panadol Bị Dị Ứng / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Bị Dị Ứng Thức Ăn Uống Thuốc Gì?

Dị ứng thức ăn và cách điều trị

Dị ứng thức ăn và cách điều trị

Với nhiều người có cơ địa nhạy cảm, việc dị ứng thức ăn là điều thường xuyên xảy ra. Quá trình dị ứng có thể nhẹ, diễn ra trong một vài giờ cũng có thể nặng hơn, thậm chí trong nhiều trường hợp nó có thể gây ảnh hướng đến tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời. Việc phát hiện ra những dấu hiệu dị ứng từ sớm cũng như có cách xử lý kịp thời trong nhiều tình huống có thể cứu được tính mạng con người.

Dấu hiệu bị dị ứng thức ăn

Việc dị ứng thức ăn cho thấy cơ thể bạn đang không chấp nhận và bài xích những thức ăn đó, thông thường, sự bài xích này diễn ra khá giống nhau ở nhiều người, cụ thể người bị dị ứng thức ăn thường xuất hiện một bài biểu hiện như sau:

Các dấu hiệu cho thấy cơ thể bị dị ứng

Da mẩn đỏ: Da mẩn đỏ là một trong những triệu chứng dị ứng khá phổ biến. Vì thế, hãy cẩn trọng khi cảm thấy ngứa ngáy, nổi mề đay hoặc xuất hiện chàm sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó. Biểu hiện dị ứng làm da mẩn đỏ có thể khiến các mảng da bị sưng và đỏ lên, thường là trên bàn tay, bàn chân và khớp.

Mạch đập chậm: Trong một số trường hợp, khi dấu hiệu dị ứng thực phẩm trầm trọng và lan rộng hơn da, nó có thể khiến huyết áp của bạn sụt giảm đột ngột, mạch yếu thậm chí gây chóng mặt. Trong trường hợp này, đừng chủ quan bởi nó có thể diễn biến nghiêm trọng hơn trong thời gian ngắn.

Ngứa rát miệng: Dị ứng thực phẩm có thể khiến bạn có cảm giác ngứa ở khoang miệng, tuy nhiên với dạng dị ứng này, cơn ngứa có thể chỉ xảy ra và biến mất trong vài phút sau khi bạn đã nuốt các thức ăn bị dị ứng

Căng tức cổ họng, khó nuốt: Nếu bạn gặp phải cảm giác tức ngực khi ăn một thực phẩm trong bữa ăn, bạn có thể đã bị dị ứng. Với tình trạng dị ứng này, các chất gây dị ứng thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch trong cơ thể bạn và gửi một lượng lớn tế bào bạch cầu đến thực quản, nó khiến cổ họng của bạn trở nên căng tức và khó nuốt.

Các vấn đề về đường ruột: Nếu sau một bữa ăn bạn cảm thấy buồn nôn, đau dạ dày hoặc tiêu chảy, chưa chắc đó là do ngộ độc thực phẩm. Hãy chú ý, nếu điều này xảy ra khi bạn ăn một loại thức ăn cụ thể, có thể bạn đã bị dị ứng

Bị dị ứng thức ăn uống thuốc gì

Thuốc điều trị dị ứng

Cụ thể, với trẻ em trên 12 tuổi và người lớn thì uống một viên loratadine 10mg hoặc một viên Cetirizine 10mg.

Đối với trẻ em dưới 12 tuổi có thể dùng Aerius siro uống 2ml một lần một ngày, hoặc Chlorpheniramine 4mg

Tăng cường uống nhiều nước

Uống vitamin C để cơ thể nhanh chóng đào thải chất dị ứng ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu việc sử dụng thuốc trên là không hiệu quả và cơ thể vẫn xuất hiện tình trạng nặng hơn như khó thở, xuất hiện mụn nước thì cần nhanh chóng nhập viện điều trị để tránh tình trạng nặng hơn.

Một số cách phòng tránh dị ứng thức ăn

Bên cạnh việc học cách nhận biết dấu hiệu dị ứng cũng như các loại thuốc cần dùng, để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể và hạn chế tình trạng dị ứng xuống mức thấp nhất, ta cần:

Ăn hải sản thường khiến nhiều người bị dị ứng

Luôn giữ gìn vệ sinh trong ăn uống

Luôn chú ý chất lượng thực phẩm cũng như hạn sử dụng

Tuyệt đối không ăn những thức ăn lạ nếu thường xuyên bị dị ứng. Trong trường hợp muốn ăn thì nến ăn ít, khi phát hiện dị ứng thì tuyệt đối không dùng lại.

Bị Viêm Mũi Dị Ứng Uống Thuốc Gì Nhanh Khỏi, Ít Hại?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của các đối tượng đang mắc phải. Để cải thiện bệnh lý, thuốc kê đơn hoặc không kê đơn chính là giải pháp hữu hiệu giúp giảm nhanh triệu chứng do bệnh viêm mũi dị ứng gây nên. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng uống thuốc gì để bệnh mau khỏi, tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra còn là thắc mắc của đa số người bệnh?

Viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi, ít hại?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý khó điều trị dứt điểm hoàn toàn bởi bệnh lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, để loại bỏ triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên, ngoài tránh xa các tác nhân gây dị ứng, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc. Và đây cũng chính là một trong những phương án điều trị được khá nhiều người bệnh lựa chọn để cải thiện bệnh lý.

Trên thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều thương hiệu thuốc uống trị viêm mũi dị ứng. Chính vì sự trôi nổi quá nhiều đã gây ra không ít sự lựa chọn và khiến người bệnh phải đau đầu không biết đâu là sản phẩm sử dụng nhanh khỏi và ít hại. Thông thường, để kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bệnh, bác sĩ thường kê các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng sau:

1. Thuốc Zyrtec trị viêm mũi dị ứng

Zyrtec là thuốc thuộc nhóm kháng histamin có tác dụng làm giảm phản ứng histamin của cơ thể. Từ đó giúp kiểm soát triệu chứng chảy nước mũi, chảy nước mắt, hắt hơi hoặc ngứa ở mũi do bệnh viêm mũi dị ứng gây nên.

Liều dùng cho người lớn: Mỗi ngày sử dụng 1 viên 10 mg. Dùng thuốc sau bữa ăn no khoảng 30 phút;

Liều dùng cho trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi ngày sử dụng 1 viên 10 mg. Dùng thuốc sau bữa ăn no khoảng 30 phút;

Liều dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi: Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để biết chính xác liều dùng.

Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân nên chú ý liều lượng và thời gian uống thuốc. Tùy thuộc vào mức độ viêm cũng như độ tuổi mà bác sĩ sẽ kê liều dùng Zyrtec phù hợp với từng đối tượng. Không nên sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài để phòng tránh thuốc gây tác dụng phụ, cụ thể hơn:

Một số phản ứng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng Zyrtec như: C hóng mặt, b uồn ngủ, n hức đầu, k hô miệng, c ơ thể mệt mỏi, b uồn nôn, t áo bón,… Khi gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh cần tạm ngưng sử dụng thuốc và tìm đến bác sĩ hoặc dược sĩ để được hỗ trợ.

2. Thuốc Cetirizin trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Cetirizin được chỉ định sử dụng cho các đối tượng bị viêm mũi dị ứng do thời tiết, viêm mũi dị ứng mãn tính, viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay mãn tính vô căn,… Thuốc Cetirizin có tác dụng đối kháng với thụ thể H1 và liên kết mạch với protein trong huyết tương nên không thể loại bỏ các phương pháp thẩm thấu tách máu.

Liều dùng cho người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 viên nén và dùng mỗi ngày 1 liều duy nhất;

Liều dùng cho trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 viên 10 mg hoặc chia thành 2 lần sử dụng mỗi ngày với mỗi lần dùng là 5mg;

Liều dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi: Chống chỉ định sử dụng.

Các đối tượng bị viêm mũi dị ứng có thể sử dụng loại thuốc này để cải thiện bệnh lý. Liều dùng thuốc Cetirizin được giới chuyên môn đề nghị như sau:

3. Thuốc Claritin điều trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Claritin là một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như: ngạt mũi, chảy nước mũi, đau họng, ngứa cổ họng, hắt hơi,… với thành phần chính là hoạt chất Loratadine với cơ chế là kìm hãm sự hoạt động của Histamin.

Liều dùng dành cho người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 viên nén 10 mg và chỉ sử dụng một liều duy nhất hoặc dùng 2 muỗng cà phê (10ml) dạng siro mỗi ngày;

Liều dùng dành cho trẻ em trên 30 kg: Dùng 2 muỗng cà phê siro mỗi ngày tương ứng với 10ml;

Liều dùng cho trẻ em dưới 30 kg: Dùng 5 ml thuốc siro mỗi ngày, tương ứng với 1 muỗng cà phê.

Liều dùng thuốc Clarin được giới chuyên môn đề nghị như sau:

Trong quá trình sử dụng sản phẩm Claritin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như: Đau đầu, chóng mặt, kích ứng da, tiêu chảy,… Khi gặp phải các triệu chứng trên, người bệnh cần hết sức bình tĩnh và tạm ngưng sử dụng thuốc, đồng thời, tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

4. Loratadine – Thuốc uống cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng

Loratadine là thuốc kháng histamin, có tác dụng giúp cải thiện triệu chứng ngứa, hắt hơi, chảy nước mắt và nước mũi do viêm mũi dị ứng gây nên. Bên cạnh đó, thuốc còn dùng chữa chứng sổ mũi, nổi mẩn da và các biểu hiện dị ứng khác.

Thuốc Loratadine không chỉ định dùng ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bên cạnh đó, thuốc được uống bằng cách nuốt cả viên, tuyệt đối không được nhai hoặc nghiền nát trước khi uống. Về liều dùng, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Trong quá trình sử dụng Loratadine, bệnh nhân nên ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu gặp phải triệu chứng sau: c ảm giác đau đầu dữ dội, n hịp tim không đều hoặc nhanh. Ngoài các tác dụng phụ này, thuốc Loratadine cũng có thể gây một vài phản ứng phụ với biểu hiện nhẹ như: đ au đầu, b uồn ngủ, c ơ thể mệt mỏi, k hô miệng, c ảm giác lo lắng, n ôn mửa, đau dạ dày,… Mặt khác, không sử dụng thuốc Loratadine chung với các loại thuốc viêm mũi dị ứng khác nhằm tránh tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh và sức khỏe.

5. Allegra Allergy (Fexofenadine) – Thuốc chữa viêm mũi dị ứng an toàn

Thuốc Allegra là thuốc kháng histamin với thành phần hoạt chất chính là Fexofenadine với cơ chế hoạt động kháng histamin. Thuốc Allegra Allergy được bào chế ở khá nhiều dạng như: viên nén, viên nang mềm, viên ngậm, dung dịch siro,… Loại thuốc này có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng như: chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,…

Liều dùng dành cho người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 viên và chỉ sử dụng một liều duy nhất cho một ngày. Người bệnh nên dùng thuốc cùng với cốc nước lớn;

Liều dùng cho trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần sử dụng 1 viên nén hoặc viên nang và chỉ dùng mỗi ngày một liều.

Liều lượng sử dụng thuốc Allegra Allergy được đề nghị như sau:

Người bệnh nên tuân thủ liều lượng và cách sử dụng thuốc để thuốc phát huy đúng công dụng vốn có của chúng.

6. Thuốc Allergex trị viêm mũi dị ứng

Thuốc Allergex là một trong những loại thuốc kháng sinh được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Thành phần chính có trong mỗi viên nén là thành phần hoạt chất Acrivastine 8mg cùng với một số thành phần tá dược khác vừa đủ một viên.

Liều dùng cho người lớn: Mỗi lần sử dụng 1 viên và dùng mỗi ngày 3 lần. Người bệnh nên dùng thuốc cùng với một cốc nước lớn, không được dùng thuốc để ngậm dưới lưỡi hoặc nhai nát;

Liều dùng cho trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên cùng với cốc nước lớn. Sử dụng mỗi ngày 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và tối;

Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 65 tuổi cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Để thuốc phát huy hết công dụng vốn có của chúng, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng liều lượng được các bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn chỉ định, cụ thể:

7. Thuốc uống điều trị viêm mũi dị ứng Telfast HD

Thuốc Telfast HD là thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng với thành phần chính là hoạt chất Fexofenadine. Đây là thành phần hoạt chất có tác dụng kháng histamin (nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng). Ngoài công dụng trị bệnh viêm mũi dị ứng, loại thuốc này cũng được sử dụng để chống dị ứng, cải thiện tình trạng hắt hơi, xì mũi,…

Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần sử dụng 1 viên cùng với cốc nước lớn và dùng thuốc sau mỗi bữa ăn no. Mỗi ngày, người bệnh nên uống 2 liều vào mỗi buổi sáng và buổi tối;

Liều dùng dành cho các đối tượng bị suy thận, suy gan: Mỗi ngày chỉ sử dụng 1 liều duy nhất;

Trẻ em dưới 12 tuổi: Chống chỉ định sử dụng.

Các đối tượng bị viêm mũi dị ứng nên sử dụng thuốc đúng liều lượng với chỉ định của bác sĩ hoặc của nhà sản xuất như:

Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng bằng thuốc Telfast HD cần được điều trị đúng cách để phòng ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng thuốc uống trị viêm mũi dị ứng

Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc uống trị viêm mũi dị ứng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ;

Người bệnh nên tuân thủ liều lượng sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo sự hướng dẫn của dược sĩ chuyên môn;

Kiểm tra bao bì, hạn sử dụng được in trên sản phẩm trước khi sử dụng. Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc khi thuốc có dấu hiệu hư hỏng hoặc quá hạn. Mặt khác, tìm mua thuốc tại các cửa hàng uy tín để phòng tránh tình trạng mua phải thuốc kém chất lượng;

Trong quá trình sử dụng thuốc uống trị viêm mũi dị ứng, nếu cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường nào, khi đó, người bệnh nên tạm ngưng việc dùng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ;

Tuyệt đối không được tự ý phối nhiều loại thuốc đặc trị cùng một lúc. Bởi vì, việc sử dụng thuốc đồng thời có thể gây nên sự tương tác thuốc, từ đó làm gia tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, hãy báo cáo cho bác sĩ của bạn được biết các loại thuốc mà bạn đang sử dụng hằng ngày;

Để tăng công dụng của thuốc, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.

Việc dùng thuốc uống cải thiện bệnh lý luôn là phương pháp được đa số người bệnh lựa chọn, bệnh viêm mũi dị ứng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau để phát huy hết công dụng của thuốc cũng như phòng ngừa một số trường hợp xấu có thể xảy ra:

Bị Dị Ứng Kháng Sinh Phải Làm Sao? Cách Trị Dị Ứng Thuốc Kháng Sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc có tác động mạnh được sử dụng rất phổ biến nhằm chống lại các bệnh do vi khuẩn, vi trùng gây ra. Tuy nhiên những loại thuốc kháng sinh này có thể là mối nguy hại khôn lường đối với sức khỏe bạn khi chẳng may gặp phải tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh

Dị ứng thuốc kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, triệu chứng có thể bắt đầu ngay sau khi dùng thuốc kháng sinh hoặc cũng có thể vài ngày hoặc vài tuần ngừng thuốc.

Dị ứng kháng sinh có thể xảy ra ở 2 dạng phản ứng bao gồm:

– Phản ứng quá mẫn ngay lập tức: Thường thông qua chất trung gian IgE.

– Phản ứng dị ứng kháng sinh chậm: Thường thông qua chất trung gian không IgE (non-IgE) hoặc tế bào T.

Nhóm thuốc kháng sinh có khả năng cao gây phản ứng dị ứng cao là nhóm penicillin (amoxicillin, ampicillin…) và nhóm cephalosporin (cefaclor, cefixime…).

Khi bị dị ứng một loại kháng sinh, bệnh nhân có thể có khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh cùng nhóm.

Nguyên nhân bị dị ứng thuốc kháng sinh là do cơ thể phản ứng quá mức khi tiếp xúc hoặc sử dụng thuốc gây ra tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Quá trình này còn được hiểu là do sự kết hợp của các dị nguyên với các lympho tế bào mẫn cảm hoặc các kháng thể dị ứng do đã bị mẫn cảm trước đó.

Đối tượng có nguy cơ cao dễ bị dị ứng kháng sinh thường là:

– Người sử dụng kháng sinh thường xuyên

– Tự ý dùng thuốc, dùng thuốc hết hạn sử dụng hoặc đã bị biến đổi màu sắc, hình dạng

– Người bị tình trạng dị ứng khác (chẳng hạn như dị ứng lông động vật, phấn hoa…)

– Người mắc các căn bệnh kéo dài mãn tính khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên nhạy cảm (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm tai, thấp khớp, bệnh thần kinh…)

– Trẻ dị ứng thuốc kháng sinh do có tiền sử gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị em) bị dị ứng thuốc,…

Khi bị dị ứng kháng sinh, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng phổ biến như:

– Biểu hiện dị ứng thuốc kháng sinh nhẹ: Da mẩn đỏ, ngứa, bong tróc, xuất hiện những vết sưng nhỏ hoặc mày đay. Đồng thời có hiện tượng tiêu chảy, đau bụng,…

Dấu hiệu bị dị ứng thuốc kháng sinh nghiêm trọng: Da bị phồng rộp hoặc bong tróc diện rộng. Bệnh nhân gặp các vấn đề về thị lực, dị ứng kháng sinh sưng mắt hoặc ngứa nghiêm trọng.

Triệu chứng sốc phản vệ: Nghẹn cổ họng, ngứa ran, chóng mặt, khó thở, tím tái, thở khò khè, hạ huyết áp, mất ý thức…

III – Dị ứng thuốc kháng sinh nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ về việc nên làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh, bị dị ứng thuốc kháng sinh phải làm sao. Bệnh nhân cần chú ý đến chế độ ăn uống để nhanh chóng cải thiện tình trạng dị ứng.

Thực phẩm người bị dị ứng thuốc kháng sinh nên ăn:

Việc bổ sung rau xanh và hoa quả tươi như rau cải xanh, bắp cải, rau má, bưởi, cam… giúp cung cấp vitamin cùng các dưỡng chất thiết yếu nhằm tăng sức đề kháng, giảm tình trạng viêm ngứa khá hiệu quả ở người bị dị ứng thuốc kháng sinh.

Nhóm thực phẩm giàu probiotic này có tác dụng chống nhiễm khuẩn, tăng cường sức đề kháng khá hiệu quả.

Quả óc chó, hạnh nhân,… không chỉ cung cấp các dưỡng chất mà còn tăng cường độ ẩm cho da. Nhờ vậy mà giảm được tình trạng khô da, duy trì lớp dưỡng ẩm tự nhiên, giúp tăng cường khả năng bảo vệ da. Đồng thời hạn chế được những cơn ngứa khó chịu do dị ứng gây ra.

Bao gồm cá hồi, cá mòi, cá trích… những thực phẩm này giúp chống oxi hóa, hạn chế tình trạng dị ứng khá hiệu quả.

Nhóm thực phẩm này bao gồm hải sản, thịt bò cùng một số loại thịt giàu đạm.

Tuy nhiều dinh dưỡng nhưng lại chứa lượng đạm quá cao không phù hợp với bệnh nhân khi bị dị ứng thuốc kháng sinh , khi dung nạp vào cơ thể sẽ gia tăng phản ứng histamin, làm cho bệnh càng nặng hơn.

Người lớn hoặc các bé bị dị ứng thuốc kháng sinh nên hạn chế đường vì dung nạp quá nhiều sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao gây nên tình trạng quá mẫn, làm cho các phản ứng dị ứng trong cơ thể diễn ra thường xuyên hơn.

Lượng muối trong cơ thể quá cao sẽ kích thích hoạt động của dây thần kinh ngoại biên. Lúc này các triệu chứng ngứa sẽ xảy ra thường xuyên hơn.

Việc dùng rượu, bia các chất kích thích không những không tốt cho sức khỏe mà còn có thể gây kích ứng da, khiến cho tình trạng dị ứng thuốc kháng sinh gây ngứa nghiêm trọng hơn.

IV – Cách trị dị ứng thuốc kháng sinh ở trẻ em và người lớn

Người lớn hay trẻ em bị dị ứng thuốc kháng sinh đều cần ngừng sử dụng thuốc, thông báo ngay cho bác sỹ để có phương pháp xử lý kịp thời, đúng đắn.

Tùy từng trường hợp bác sỹ sẽ đưa ra những cách điều trị dị ứng thuốc kháng sinh như:

Dị ứng thuốc kháng sinh thì phải làm sao? Bác sỹ có thể dùng thuốc epinephrine tự động để tiêm vào cơ thể bệnh nhân.

Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng dị ứng histamin loại anti H1 thế hệ 2 như: astemisol, cetirizin, fexofenadin… để chữa dị ứng thuốc kháng sinh.

Nếu dị ứng trầm trọng hơn, có thể sử dụng kết hợp với các loại thuốc corticoid như: methylprednisolon prednisolon dạng tiêm truyền.

Trẻ bị dị ứng thuốc kháng sinh hay ở một số bệnh nhân có thể cần phải bù thêm nước và điện giải, thậm chí là phải dùng đến cả thuốc lợi tiểu.

V – Những thắc mắc thường gặp khi bị dị ứng thuốc kháng sinh

Bị dị ứng thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Thời gian khỏi tình trạng dị ứng phụ thuộc vào mức độ dị ứng, biện pháp điều trị và chăm sóc.

Ở một số trường hợp, các biểu hiện nhẹ có thể tự hết sau 1-2 tuần, nhưng cũng không ít người phải điều trị lâu ngày vì triệu chứng kéo dài dai dẳng.

2. Dị ứng kháng sinh có nguy hiểm không?

Khi có những biểu hiện về dị ứng kháng sinh ở trẻ em và người lớn thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được các bạn sĩ can thiệp và xử lý kịp thời

Khi thăm khám dị ứng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh đã dùng loại thuốc kháng sinh nào, thời gian bao lâu, số lượng thế nào?

Cũng sẽ hỏi về tiền sử y tế và dị ứng của bệnh nhân trước khi đưa ra phương án xử lý khi bị dị ứng thuốc kháng sinh.

Đồng thời, trước khi có biện pháp bệnh nhân có thể cần xét nghiệm bổ sung với một số chỉ định xử lý dị ứng thuốc kháng sinh test dị ứng kháng sinh như:

– Xét nghiệm máu: Mẫu máu được lấy từ tay hoặc tĩnh mạch nhằm cung cấp những chỉ số cận lâm sàng cho bác sĩ chẩn đoán.

– Test áp bì (patch test): Thực hiện bằng cách đặt một lượng nhỏ kháng sinh trên da của bệnh nhân rồi bao phủ bởi một miếng dán trong 2 ngày để sẽ xem xét phản ứng dị ứng trên da rồi đưa ra kết luận và giải pháp bị dị ứng thuốc kháng sinh nên làm gì.

– Test lẩy da (skin prick test): Được thực hiện bằng cách tiêm một giọt nhỏ kháng sinh trên cẳng tay rồi theo dõi phản ứng.

– Test kích thích (provocation testing): Xét nghiệm này, bác sỹ sử dụng liều cao gấp khoảng 3 – 6 lần so với liều thông thường để xác định sự quá mẫn với thuốc.

Những người nghi ngờ bị dị ứng hoặc xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thuốc kháng sinh như trên cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và kiểm tra nhất là những trường hợp trẻ sơ sinh bị dị ứng thuốc kháng sinh.

!! Đối với các trường hợp dị ứng nhẹ, chỉ bị mẩn ngứa ngoài da khi tiếp xúc với thuốc kháng sinh có thể tham khảo ý kiến bác sỹ, dược sỹ để sử dụng kem bôi da Yoosun rau má giúp làm dịu da, giảm ngứa, khô da.

Với thành phần thiên nhiên là dịch chiết rau má cùng các hoạt chất và vitamin E, kem Yoosun rau má giúp dưỡng ẩm da hiệu quả, giảm khô ngứa, bong tróc da đồng thời giúp tái tạo da sau tổn thương.

Sản phẩm này đã được sở Y tế Hà Nội cấp phép và phù hợp dùng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Liên hệ tổng đài chăm sóc sức khỏe miễn cước 18001125 để được giải đáp các thắc mắc bởi dược sỹ.

Vì Sao Bạn Bị Dị Ứng Thuốc Cản Quang?

nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Viết Thụ – Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân – Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Các loại thuốc cản quang được sử dụng rất rộng rãi trong công nghệ chẩn đoán hình ảnh. Đây là thuốc có liều lượng khi tiêm qua đường tĩnh mạch lớn hơn so với rất nhiều các thuốc điều trị khác, do đó rủi ro tiềm ẩn dị ứng thuốc cản quang là một vấn đề đáng lưu tâm trong y khoa. Vậy tiêm thuốc cản quang có ảnh hưởng gì không?

1. Thuốc cản quang là thuốc gì?

Thuốc cản quang là thuốc sử dụng trong quá trình chụp của các máy chụp phát ra tia X (như máy X quang, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp mạch số hóa xóa nền DSA). Đây là những thuốc có tác dụng làm tăng độ tương phản của cấu trúc hoặc chất lỏng bên trong khung hình. Vì vậy, các loại thuốc cản quang sẽ làm hiện rõ các cấu trúc của những cơ quan có lượng thuốc tập trung nhiều, từ đó hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh của các cơ quan này.

Thuốc cản quang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, trong đó các loại thuốc cản quang có chứa thành phần iod được sử dụng phổ biến nhất. Mặc dù các loại thuốc cản quang chứa iod được xem là nhóm thuốc tương đối an toàn, tuy nhiên những phản ứng dị ứng thuốc cản quang lại xảy ra trên một số lượng khá lớn bệnh nhân.

XEM THÊM: Quá trình đào thải thuốc cản quang

2. Các phản ứng dị ứng thuốc cản quang

Phản ứng dị ứng thuốc cản quang rất có thể xảy ra ngay lập tức hoặc bị trì hoãn.

● Các phản ứng ngay lập tức: xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi tiêm thuốc cản quang. Các phản ứng này còn rất có thể nhẹ (buồn nôn, nôn, mày đay nhẹ, xanh xao), vừa (nôn nhiều, mày đay lan rộng, khó thở, nặng, phù nề thanh quản) hoặc nặng ( phù phổi, loạn nhịp tim hoặc ngừng đập, trụy tuần hoàn, co thắt mạch vành là một biến chứng nặng của dị ứng thuốc cản quang khi chụp mạch vành). Tỷ lệ phản ứng ngay lập tức với thuốc cản quang dao động từ 0,01 – 0,04% đối với phản ứng nặng và 3% đối với phản ứng nhẹ. Đây là phản ứng dị ứng thuốc cản quang chủ yếu xảy ra với bệnh nhân ngay tại các cơ sở chẩn đoán hình ảnh.

● Các phản ứng chậm, xảy ra vài giờ đến vài tuần sau khi tiêm thuốc cản quang, thường tự giới hạn và chỉ thể hiện trên da (phát ban, ban đỏ, mày đay, phù mạch), rất có thể kèm theo sốt.

XEM THÊM: Tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn và dị ứng khi dùng thuốc cản quang

3. Các yếu tố rủi ro tiềm ẩn làm gia tăng tỉ lệ dị ứng thuốc cản quang

Nhìn chung các phản ứng không mong muốn xảy ra do thuốc cản quang rất khó dự đoán trước. Tuy nhiên, các yếu tố rủi ro tiềm ẩn dẫn đến tỷ lệ xảy ra phản ứng có hại của thuốc cao hơn trên một số bệnh nhân nhất định như:

● Trước đây đã từng phản ứng với thuốc cản quang chứa Iod: có 21 – 60% rủi ro tiềm ẩn bệnh nhân tái phản ứng khi dùng lặp lại một thuốc hay thuốc khác trong nhóm thuốc cản quang chứa Iod.

● Tiền sử dị ứng: Hen suyễn là tình trạng ảnh hưởng quan trọng nhất.

● Bệnh tim mạch: đặc biệt là bệnh lý suy tim.

● Mất nước.

● Bệnh thận.

● Tuổi: Trẻ sơ sinh, người cao tuổi.

● Bệnh lý về huyết học, bệnh chuyển hóa (hồng cầu hình liềm, đa hồng cầu).

● Bệnh nhân mắc chứng lo âu, trầm cảm.

● Sử dụng thuốc: Thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolol, propranolol…), interleukin-2, Aspirin hay các thuốc giảm đau NSAIDs. Do đó cần phải ngừng sử dụng thuốc hoàn toàn trước lúc tiêm thuốc cản quang.

● Vào mùa: Thời kỳ dị ứng phấn hoa.

Vậy tiêm thuốc cản quang có ảnh hưởng gì không? Như đã đề cập ở trên, không phải bệnh nhân nào tiêm thuốc cản quang cũng gặp phải tình trạng dị ứng (Tỷ lệ dị ứng thuốc cản quang từ 0,01 – 0,04% xảy ra phản ứng nặng và 3% xảy ra phản ứng nhẹ).

Dị ứng thuốc cản quang thường hay gặp ở độ tuổi khoảng 20 – 50 tuổi, ít gặp hơn ở trẻ em. Tuy nhiên, số liệu này còn rất có thể bị ảnh hưởng bởi tần suất cần sử dụng các loại thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh, 1/3 số ca dị ứng thuốc cản quang gặp ở bệnh nhân lần đầu dùng thuốc và người già có rủi ro tiềm ẩn tử vong cao hơn khi tai biến do thuốc cản quang xảy ra.

XEM THÊM: Chụp X – quang đường tiêu hóa có thuốc cản quang

4. Xử trí dị ứng thuốc cản quang

Ngay khi nghi ngờ phản ứng dị ứng thuốc cản quang cần phải ngừng thuốc, các bước xử trí tiếp theo dựa vào mức độ nặng nhẹ của phản ứng dị ứng. Hồi sức tim phổi khi có suy hô hấp, trụy tim mạch.

Phác đồ điều trị sốc phản vệ của Bộ Y tế sẽ tiến hành áp dụng trong trường hợp phản ứng phản vệ trung bình hoặc nặng gồm có: thuốc adrenalin, thở oxy, truyền dịch, thuốc kháng histamin, thuốc glucocorticoid. Theo dõi người bệnh trong vòng 72 giờ sau khởi phát triệu chứng dị ứng thuốc phản quang, đối với bệnh nhân đang dùng thuốc chẹn beta cần phải được theo dõi lâu hơn.

Các trường hợp dị ứng thuốc phản quang nhẹ như nổi ban, mày đay, ban đỏ ngứa,… rất có thể không cần điều trị hoặc rất có thể sử dụng thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ trong trường hợp các triệu chứng nhẹ nhưng xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc, rất rất có thể đây là những triệu chứng ban đầu của tình trạng sốc phản vệ.

5. Phòng ngừa dị ứng thuốc cản quang

Chọn loại thuốc cản quang phù hợp giúp hạn chế dị ứng, các nghiên cứu cho kết quả các loại thuốc cản quang nonionic (không ion) đẳng trương hoặc nhược trương có tỉ lệ dị ứng ít hơn so với các thuốc khác, đây là lựa chọn thích hợp cho những bệnh nhân có tiền sử hen phế quản, bệnh nhân đang sử dụng thuốc chẹn beta, IL-2 hoặc thuốc giảm đau NSAIDs, bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc cản quang.

Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc cản quang thông qua bơm tiêm áp lực. Các loại thuốc cản quang ngoại mạch ít có rủi ro tiềm ẩn dị ứng hơn, tuy nhiên đối với bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng thuốc cản quang thì nên sử dụng thuốc dự phòng: corticosteroid (Methylprednisolone – Medrol 32mg uống trước 12 giờ và 2 giờ trước lúc tiêm thuốc) và thuốc kháng histamin.

Dùng thuốc dự phòng dị ứng thường cho hiệu suất cao cao nhất ở những bệnh nhân có tiền sử phản ứng dị ứng nhẹ với thuốc cản quang. Tuy nhiên với những bệnh nhân đã gặp phải phản ứng phản vệ hay dị ứng nghiệm trọng với thuốc cản quang thì nên cân nhắc sử dụng các liệu pháp thay thế không dùng đến thuốc cản quang.

Hiện nay, khoa chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được trang bị các máy chụp CT đa dãy hai mức năng lượng, MRI từ lực cao, tân tiến nhất để phục vụ quá trình thăm khám. cạnh bên đó, trong quá trình thực thi thăm khám, chẩn đoán hình ảnh, tại Vinmec còn sử dụng các loại thuốc cản quang mới nhất, an toàn và có tỷ lệ dị ứng thấp nhất để phục vụ người bệnh. Toàn bộ quy trình thăm khám đều được thực thi bởi đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nước và ngoài nước, sẽ trực tiếp tư vấn, thăm khám và điều trị sẽ mang lại sức khỏe thể chất tốt nhất cho người bệnh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.