Tham vấn y khoa : lê minh lộc
Thuốc lợi tiểu là gì?
Thuốc lợi tiểu là loại thuốc giúp tăng khối lượng nước tiểu đào thải ra ngoài, đặc biệt là tăng thải Na+ và H 2 O ở dịch ngoài bào. Từ đó giúp cơ thể giảm thể tích dịch ngoại bào và thể tích huyết tương. Thuốc thường được chỉ định đối với những trường hợp phù, suy tim và tăng huyết áp.
Phân loại thuốc lợi tiểu:
Thuốc lợi tiểu giảm K+: ức chế CA (Acetazolamid,…), Quai (Furosemid, acid ethacrynic, bumetanid,…), Thiazid (Hydrochlorothiazid, indapamid).
Thuốc lợi tiểu giữ K+: kháng aldosteron (Spironolacton), loại khác như (Amilorid, triamteren).
Thuốc lợi tiểu thẩm thấu: Mannitol
Nguyên tắc sử dụng thuốc lợi tiểu
Lựa chọn thuốc:
Các lưu ý khi sử dụng thuốc:
Tránh sử dụng quá độ
Hạ kali huyết
Không nên kết hợp Thiazid với lợi tiểu Quai
Không dùng xhung với NSAID sẽ gây suy thận cấp
Lợi tiểu giữ K+ không dùng cùng thuốc làm tăng K+
Những loại thuốc lợi tiểu
Thuốc lợi tiểu giảm K+
1. Nhóm ức chế men CA
Thuốc lợi tiểu ức chế CA là loại thuốc các tác dụng ức chế Hydro trong cầu thận. Khi Hydro bị ức chế sẽ dẫn đến hết nước ở trong cầu thận để vận chuyển Kali và Natri vào trong máu. Điều này sẽ ép cơ thể phải lấy nước ở nơi khác về cầu thận.
Nhóm thuốc này thường được sử dụng cho các bệnh như phù chân tay, phù nước. Nó giúp giảm được lượng nước thừa trong cơ thể giúp người bệnh mau khỏe lại.
Các loại thuốc lợi tiểu ức chế men CA được bán trên thị trường như: Methazolamide, Acetazolamide, Diclophenamid.
2. Thuốc lợi tiểu Thiazid
Thuốc lợi tiểu Thiazid là loại thuốc thường được sử dụng cho những trường hợp bị suy tim nhẹ, suy tim mạn. Nếu tình trạng suy tim nặng, có thể sử dụng Thiazid kết hợp với thuốc lợi tiểu Quai.
Những loại thuốc Thiazid được bán trên thị trường như: Indapamide, Hydrochlorothiazide, Chlorthalidone.
3. Thuốc lợi tiểu Quai
Thuốc lợi tiểu Quai có 2 loại thường được sử dụng là:
Furosemid có tác dụng thải muối natri và nước do ức chế tái hấp thu natri ở nhánh lên quai Henle.
Acid ethacrynic có tác dụng chủ yếu trên nhánh lên của quai Henle và đoạn pha loãng và sẽ bị hấp thụ nhanh ở đường tiêu hóa.
Thuốc lợi tiểu giữ K+
Thuốc lợi tiểu giữ K+ được sử dụng cho người bị cao huyết áp trong quá trình điều trị. Thuốc có cơ chế hoạt động bằng cách chặn trao đổi ion natri/kali ở ống lượn xa. Thuốc này có thể được sử dụng độc lập hoặc cũng có thể kết hợp với thuốc Thiazid.
Những loại thuốc lợi tiểu giữ K+ được bán trên thị trường như: kháng aldosteron (Spironolacton), amilorid, triamteren.
Chú ý, nếu người bệnh tự ý sử dụng không đúng liều lượng có thể làm mất cân bằng nước và điện giải. Điều này có thể gây ra những tác dụng phụ như hạ huyết áp đột ngột,…
Thuốc lợi tiểu thẩm thấu
Thuốc lợi tiểu tẩm thấu là loại thuốc có tác dụng thẩm thấu nhanh và lợi tiểu. Loại thuốc này có thể được lọc qua cầu thận nhưng không thể hấp thụ được vào ống thận. Điều này sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu của dung dịch cần phải lọc trong ống thận dẫn đến lượng nước tiểu sẽ tăng nhiều hơn bình thường.
Những loại thuốc lợi tiểu thẩm thấu được bán trên thị trường như: Ure, Glycerin, Mannitol.
Những loại thuốc lợi tiểu từ thảo dược thiên nhiên
Ngoài 3 nhóm thuốc tân dược ở trên, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc lợi tiểu được bào chế từ thảo dược thiên nhiên an toàn với sức khỏe như:
Cần tây: Mỗi ngày bạn sử dụng một ly sinh tố cần tây sẽ có tác dụng lợi tiểu rất tốt.
Nước chanh: Uống một ly nước chanh vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy không chỉ có tác dụng giải độc cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình trao đổi chất liên tục trong ngày.
Nước râu ngô hoặc ngô non luộc: Loại nước này cũng có tác dụng lợi tiểu rất tốt, chú ý không nên cho thêm đường hoặc muối vào nước.
Nước đậu đen luộc: Có tác dụng lợi tiểu, bổ thận một cách tự nhiên.
Rau cải: Đây là một loại rau có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, giúp lợi tiểu.
Cà chua: Trong cà chua có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp đào thải những chất lỏng dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Do đó, bạn nên uống nước sinh tố cà chua hoặc ăn cà chua sống để giúp lợi tiểu, chống lại bệnh ung thư và tim mạch.
3 món ăn lợi tiểu
Cháo cá chép
Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ thì cháo cá chép là một món ăn không thể thiếu. Theo dân gian, công dụng của cháo cá chép là giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho người mẹ nuôi con, kích thích tuyến sữa để mẹ đủ lượng sữa cần thiết cho con bú hàng ngày. Ngoài ra, một phát hiện khác đó là cháo cá chép còn là một loại thức ăn lợi tiểu cho bà bầu.
Muốn có một bát cháo cá chép thơm ngon, giàu dinh dưỡng, bạn cần đem cá đi luộc và tách lấy phần thịt cá và phần nước luộc cá. Dùng nước này để nấu cháo, khi cháo nhừ, cho thịt cá vào đảo đều và đun sôi. Nếu muốn bát cháo có vị thơm và hấp dẫn hơn, bạn có thể cho thêm chút hành lá đã thái khúc. Như vậy là một tô cháo cá chép đã hoàn thành, rất tốt trong việc lời tiểu cho bà bầu.
Cháo ích trí nhân
Tạm gác lại món cháo cá chép thơm lừng và dậy mùi béo ngậy của cá chép, chúng ta cùng tìm hiểu đến món cháo ích trí nhân – thức ăn lợi tiểu cho bà bầu.
Nguyên liệu cần có là ích trí nhân (bạn có thể tìm mua trong các hiệu thuốc Đông y), muối và nhất thiết không thể thiếu gạo lứt. Đem gạo lứt đi đãi sạch, ích trí nhân gói trong một miếng vải và cho vào nồi nước nấu cùng với gạo. Ích trí nhân sẽ qua lớp vải và ngấm vào cháo. Khi cháo chín nêm nhấc tủi vải ra ngoài và nêm một chút muối, ăn cháo khi nóng.
Cháo nhục quế rượu gạo
Tiếp tục là một món cháo – thức ăn lợi tiểu cho bà bầu cần sử dụng nguyên liệu là vị thuốc Đông y, một điểm khác biệt so với các món cháo bên trên đó là món cháo này cần sử dụng rượu gạo.
Đầu tiên, bạn tiến hành nấu cháo trắng như bình thường, khi cháo chín nhừ cho nhục quế vào và tiếp tục đun khoảng 2 – 4 phút. Mở nắp, cho tiếp rượu gạo vào quấy thật đều. Ăn món cháo này vào buổi tối sẽ giúp bà bầu lợi tiểu và giúp hạn chế đi tiểu nhiều vào ban đêm. Giúp thai phụ có một giấc ngủ ngon để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Những ai không nên sử dụng thuốc lợi tiểu
Người mắc bệnh về tim mạch
Tim mạch là một bệnh khá nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào nếu bạn dùng thuốc không đúng cách, đặc biệt khi sử dụng thuốc lợi tiểu không đúng sẽ làm giảm nhanh lượng Kali trong máu gây ra chứng loạn nhịp tim.
Khi rối loạn nhịp tim chúng gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, do đó việc sử dụng thuốc bừa bãi không đúng liều lượng cho người bệnh tim mạch cần có sự tư vấn của bác sỹ.
Người bị suy thận
Khi các chất đó trong máu bị giảm khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng các chất điện giải, điều này sẽ khiến cho người bệnh bị suy thận nặng lên. Hiểu được có tác hại gì của thuốc thì bạn mới sử dụng chúng đúng cách.
Người bị bệnh gan
Người bị đái tháo đường
Đến đây chắc bạn không còn thắc mắc thuốc lợi tiểu có tác hại gì rồi phải không, khi người bệnh bị đái tháo đường mà muốn dùng thuốc thì phải cần sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa. Bởi khi dùng thuốc lượng Kali trong máu không được ổn định, glucose trong máu tăng cao gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
Lưu ý trước khi sử dụng thuốc lợi tiểu
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo đúng liệu trình mà bác sĩ chuyên khoa đã chỉ định. Tuyệt đối không được tự ý ngừng hoặc bỏ thuốc giữa chừng dù đang cảm thấy trong người không được khỏe.
Không ít trường hợp cho rằng sử dụng thuốc lợi tiểu có thể dẫn tới hiện tượng liệt dương, thận yếu, giảm kỷ nên không tuân thủ điều trị. Nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa thì điều đó hoàn toàn không nên, vì chỉ có spironolactone khi dùng lâu ngày và với liều cao mới gây yếu sinh lý. Do đó, người bệnh cần phải thông báo cho bác sĩ biết những tác dụng phụ nếu xảy ra để có cách khắc phục kịp thời chứ đừng nên tự ý ngừng thuốc.
Ngoài ra, với những trường hợp đi tiểu nhiều lần trong ngày thì việc dùng thuốc lợi tiểu cũng cần phải tránh sử dụng một số loại thuốc gây ra tương tác bất lợi. Điều này có nghĩa là khi sử dụng thuốc bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc khác mà phải hỏi ý kiến bác sĩ. Cơ thể của chúng ta, chất điện giải kali và natri thường đồng hành với nhau. Vì thế những thuốc lợi tiểu thông dụng thuộc nhóm lợi tiểu quai và nhóm thiazide sẽ giúp thải bỏ natri và làm mất dần đi kali.
Người đang sử dụng thuốc lợi tiểu cũng nên bổ sung vào cơ thể nhiều chuối hoặc uống nước cam. Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng như mệt mỏi, yếu cơ, khát nước, mạch đập nhanh, bất an hãy tới gặp bác sĩ để được khám kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý một số điều như sau:
Không nên uống quá nhiều nước, rượu, bia, hoa quả nhiều nước vào buổi tối
Tập thói quen đi tiểu trước khi ngủ
Sử dụng thuốc lợi tiểu theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
Hạn chế lo lắng, stress, thay vào đó hãy để tinh thần thật lạc quan, thoải mái