Uống Thuốc Kháng Viêm Khi Mang Thai / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sdbd.edu.vn

Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai Uống Thuốc Gì

Viêm mũi dị ứng sẵn có khác với viêm mũi thai kỳ

Việc mang thai thường gây ra sung huyết và phù nề niêm mạc mũi. 20 – 30% phụ nữ mang thai có các triệu chứng nghẹt mũi khi mang thai, tình trạng này gọi là viêm mũi thai kỳ. Viêm mũi thai kỳ có thể được định nghĩa là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài sáu hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và nguyên nhân gây dị ứng không rõ, biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh. Bệnh nhân nghẹt mũi liên tục, kèm theo tiết dịch mũi lỏng hoặc nhớt. Nghẹt mũi có thể dẫn đến thở bằng miệng vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ.

Sinh lý bệnh của viêm mũi thai kỳ chưa được biết rõ. Trước đây, viêm mũi thai kỳ được cho là do sự thay đổi nồng độ estrogen và / hoặc progesterone, mặc dù có rất ít bằng chứng cụ thể chứng minh cho nhận định này. Viêm mũi thai kỳ thường không cần phải điều trị. Một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc có thể hữu ích. Ngoài ra, có một số thuốc đã được nghiên cứu sử dụng trong viêm mũi thai kỳ, mặc dù không có thuốc nào thể hiện hiệu quả rõ ràng. Dữ liệu cho thấy viêm mũi không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được, bệnh viêm mũi có thể gián tiếp ảnh hưởng đến thai bằng cách ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai kỳ, giấc ngủ, hoặc căng thẳng. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy viêm mũi không kiểm soát được có thể là nguyên nhân gây ra ngáy ngủ, điều này có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật và thai chậm phát triển trong tử cung, Không kiểm soát được bệnh viêm mũi cũng có thể làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn đi kèm hoặc dẫn đến viêm xoang trong quá trình mang thai. Vì vậy, điều trị hợp lý bệnh viêm mũi trong thời kỳ mang thai có thể giúp người phụ nữ tránh khỏi tiếp xúc với các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc kháng sinh và các glucocorticoid đường uống.

Viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì???

Natri cromolyn xịt mũi: Có thể được coi là một liệu pháp hàng đầu cho viêm mũi dị ứng nhẹ trong thai kỳ do có tính an toàn cao. Natri cromolyn được hấp thu tối thiểu vào hệ tuần hoàn, và được Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa kỳ (FDA) phân loại an toàn mức độ B. Không có dữ liệu an toàn cụ thể cho các dạng bào chế dùng đường mũi hay thuốc nhỏ mắt, mặc dù ba nghiên cứu trên hơn 600 phụ nữ mang thai, bao gồm cả những người mang thai ba tháng đầu, không phát hiện bất kỳ sự gia tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh nào với natri cromolyn dạng hít.

Liều lượng của thuốc xịt mũi cromolyn là một nhát xịt mỗi bên mũi lên đến sáu lần mỗi ngày. Sự cần thiết phải dùng thuốc thường xuyên, và hiệu quả thấp hơn so với các phương pháp điều trị mới hơn, đã giới hạn các tiện ích của cromolyn natri. Tuy nhiên, do tính an toàn và có thể mua mà không cần toa bác sĩ giúp cho cromolyn dạng xịt mũi trở thành một lựa chọn khởi đầu hợp lý cho nhiều bệnh nhân. Có thể sử dụng thêm liệu pháp thứ hai đối với những người có triệu chứng kéo dài sau 2-4 tuần sử dụng cromolyn đường mũi.Glucocorticoid dạng xịt mũi: Dựa trên các dữ liệu sẵn có về tính an toàn của các chế phẩm glucocorticoid dạng hít với liều cao hơn dạng xịt mũi, glucocorticoid đường mũi có hiệu quả cao đối với viêm mũi dị ứng và được coi là thích hợp để sử dụng trong thai kỳ. Phụ nữ có thai nên sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Không có sự khác biệt lớn về hiệu quả hoặc tính an toàn giữa các dạng bào chế glucocorticoid dùng đường mũi. Như vậy, nếu một bệnh nhân đã sử dụng bất kỳ chế phẩm glucocorticoid đường mũi nào và được kiểm soát tốt, việc tiếp tục sử dụng chế phẩm đó trong thời gian mang thai là điều hợp lý. Một số nhà lâm sàng chọn budesonide nếu bắt đầu glucocorticoid đường mũi lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, vì thuốc này được phân loại mức độ an toàn loại B, trong khi hầu hết các glucocorticoid khác được phân loại C.Ngũ sắc Spray – dung dịch vệ sinh mũi từ tinh chất thảo dược: Với các thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên không lo kích ứng, thuốc rất dễ sử dụng.

Thành phần: dịch chiết cỏ Ngũ sắc, tinh dầu tràm, Nacl, nước cất vừa đủ 50ml.

Công dụng: Dịch chiết cỏ Ngũ sắc có khả năng kháng khuẩn,kháng viêm,thông mũi và đặt biệt tốt trong các trường hợp bị viêm mũi dị ứng ,viêm xoang mũi.

Để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng người bệnh nên sử dụng dung dịch vệ sinh mũi Ngũ Sắc Spray dạng xịt tiện dụng giúp tinh chất ngũ sắc cùng các dược liệu, muối khoáng bao phủ toàn bộ niêm mạc và thẩm thấu sâu mang đến tác dụng toàn diện để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của viêm xoang; viêm mũi dị ứng và làm sạch thoáng mũi xoang. Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng,viêm xoang cấp và mãn tính. Ngũ Sắc Spray dạng xịt hiện có bán tại các đại lý nhà thuốc trên trên toàn quốc, hoặc trên các trang web thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo. Để tìm hiểu thêm thông tin người bệnh có thể tham khảo trên trang www.tamduocstore.com.vn , chúng tôi liên hệ Hotline 0798161616 để được tư vấn. Các biện pháp chăm sóc và dự phòng viêm mũi dị ứng tái phát trong thời gian mang thai:

Tránh xa những tác nhân có khả năng dị ứng như lông chó mèo, khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm,…

Giữ không gian sống sạch sẽ, thông thoáng.

Lựa chọn các sản phẩm làm sạch, xịt tóc, nước hoa, nước xịt phòng, bột giặt,… nhẹ dịu và ít kích ứng.

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu không khí quá khô, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để giảm kích ứng lên hệ hô hấp.

Uống đủ 2.5 lít nước mỗi ngày. Đồng thời cần tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch bằng cách bổ sung những thực phẩm lành mạnh như trái cây, nước ép trái cây, rau xanh, thịt, trứng,…

Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giảm bớt khối lượng công việc và hạn chế thức khuya.

Luyện tập những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường hoạt động của hệ hô hấp.

Hoang Mang Uống Thuốc Viêm Họng Khi Mới Mang Thai Có Bị Gì Không?

Dùng thuốc khi mới mang thai có thể gây cản trở sự tượng hình và biệt hóa có thể gây ra quái thai, dị tật bẩm sinh. vì vậy chữa viêm họng khi mang thai cũng cần quan tâm đến việc dùng thuốc, không nên tự ý dùng thuốc trị viêm họng khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.

Hỏi: Uống thuốc viêm họng khi mới mang thai có bị gì không? Tôi có thai được 3 tuần rồi nhưng không biết. Mấy ngày trước bị viêm họng, đau họng và sốt cao nên có dùng 2-3 viên thuốc giảm đau hạ sốt. Không biết có nguy hại gì cho thai nhi không vậy thưa bác sĩ?

Xin cảm ơn!

(Phạm Như – Hưng Yên)

Chào bạn!

Sử dụng thuốc khi mang thai cần hết sức thận trọng, đặc biệt khi mang thai 3 tháng đầu. Một số loại thuốc có tác dụng cản trở sự tượng hình và biệt hóa như một số thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết tố, thuốc chống ung thư,… có thể gây ra hiện tượng quái thai, dị tật bẩm sinh xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.

Đối với việc dùng thuốc trị viêm họng khi mang thai cũng vậy. Một số loại thuốc có thể phép được dùng nhưng một số loại khác lại chống chỉ định. Cụ thể:

Thuốc giảm đau, hạ sốt, như: Acetaminophen và Paracetamol là thuốc khá an toàn; Acid salicylic (aspirin) có thể làm tăng tỉ lệ tử vong sơ sinh, tăng xuất huyết, giảm cân nặng (aspirin liều nhỏ thì an toàn cho thai nhi); cẩn trọng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid vì có thể gây tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh: Tùy từng loại kháng sinh mà có thể không hoặc có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Qua một số thông tin trên bạn có thể nhận thấy cấp độ ảnh hưởng của thuốc đối với thai nhi. Trường hợp bạn có dùng thuốc giảm đau hạ sốt trên được xem là khá an toàn nên không cần phải lo lắng. Bạn có thể tham khảo sự tham vấn của bác sĩ về loại thuốc mà mình đang dùng để kiên cố hơn.

Nhóm penicillin, cephalosporin được xem là an toàn.

Tránh dùng các thuốc nhóm phenicol vì gây suy tủy, giảm bạch cầu.

Không được dùng tetracyclin vì gây vàng răng ở trẻ.

Không dùng nhóm aminoglycosid (gentamycin, amikacin…) vì gây điếc, giảm thính lực.

Không dùng nhóm quinolon do gây tổn thương sụn khớp.

Rifamycin: không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ; Nitrofuran và acid nalidixic (negram) không nên dùng cuối thai kỳ. Còn Metronidazol, trimethoprim, sulfamid: không nên dùng trong giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Chúc mẹ và bé sức khỏe!

About Post Author

Bị Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai

Viêm mũi dị ứng khi mang thai là chứng bệnh dị ứng thường gặp nhất ở các mẹ bầu. Vậy các mẹ bầu nên lưu ý những gì để kiểm soát và khắc phục căn bệnh này?

Tại sao lại bị viêm mũi dị ứng khi mang thai?

Do đó, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể xuất hiện trong bất kỳ tuần thai nào nhưng mức độ bệnh lý nghiêm trọng thường gặp nhất ở ba tháng cuối khi nồng độ hormone estrogen trong máu tăng cao. Bệnh lý này có xu hướng tự kiểm soát và các triệu chứng của viêm mũi dị ứng khi mang thai như chảy nước mũi, kích ứng mắt, ngứa mũi, hắt hơi liên tục,… sẽ tự biến mất sau khi bà bầu sinh. Cho nên, bà bầu mắc bệnh viêm mũi dị ứng không nên quá lo lắng.

Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu gần đây, bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai khi không được kiểm soát tốt có thể là nguyên nhân gây ra chứng ngáy ngủ. Đây chính là chứng bệnh có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ dẫn đến tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung của mẹ hoặc gây ra chứng tiền sản giật nguy hiểm. Ngoài ra, nếu mẹ bầu có tiền sử mắc phải bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng khi mang bầu có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng và có thể dẫn đến bệnh viêm xoang khi mang.

Cách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai

Để phòng ngừa và khắc phục bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc xuyên suốt chu kỳ thai một cách hiệu quả không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ bầu nên thực hiện tốt các biện pháp sau đây.

1/ Tích cực tập thể dục

Việc tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của mọi người nói chung và bầu nói riêng. Thể dục không những giúp hệ xương khớp dẻo dai, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp tinh thần thoải mái, giúp phòng chống và giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Với phụ nữ mang thai bị viêm mũi dị ứng, thể dục chính là giải pháp cần thiết giúp hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, các bà mẹ tương lai chỉ nên lựa chọn tập các bài tập nhẹ nhàng với cường độ tập luyện vừa phải như yoga, thiền định, đi bộ,… sẽ rất tốt trong việc cải thiện bệnh mà còn giúp mẹ bầu dễ sinh sau này. Các mẹ không nên tập quá sức tránh gây tác động xấu đến thai nhi.

2/ Gối cao đầu khi ngủ

Đây cũng được xem là cách giúp chữa bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai khá hiệu quả. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một chiếc gối hay một chiếc khăn quấn lại và kê dưới đầu sao cho đầu cao hơn thân. Với cách làm này giúp giảm nhanh các triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi và hạn chế tình trạng tồn đọng dịch nhầy trong hốc mũi gây viêm nhiễm.

3/ Sử dụng biện pháp xông hơi

Cách chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng xông hơi là một trong những biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Mẹ bầu chỉ cần sử dụng một bát chứa nước nóng và tiến hành xông. Cách làm này không chỉ giúp chất nhầy thoát ra khỏi dịch mũi mà còn giúp làm sạch niêm mạc mũi, giúp khí lưu thông dễ dàng hơn, tránh trường hợp ứ đọng dịch mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển và gây viêm nhiễm.

Bên cạnh xông hơi bằng nước nóng để chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu cũng có thể thêm một vài giọt tinh dầu hoa oải hương hoặc khuynh diệp đều được, giúp thông thoáng mũi và tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, trong quá tình xông hơi, bà bầu nên lưu ý không nên dùng nước quá nóng, bởi hơi nước nóng sẽ làm khô niêm mạc mũi và gây kích ứng nặng nề.

4/ Dùng nước muối sinh lý 0.9% để rửa hốc mũi

Dùng nước muối rửa mũi cũng là cách điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai khá hiệu quả và an toàn. Muối có tính kháng khuẩn và chống viêm khá tốt nên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, dùng nước muối rửa mũi giúp làm sạch hốc mũi và giúp làm thông mũi. Ngoài ra, độ ẩm có chứa trong muối sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở mũi. Phụ nữ đang mang thai bị viêm mũi dị ứng nên dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày giúp cải thiện bệnh khá tốt.

5/ Bổ sung đầy đủ vitamin Thuốc trị viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai

1/ Thuốc Glucocorticoid dạng xịt mũi

Thuốc này thường mang lại hiệu quả cao trong việc chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo phụ nữ có thai nên sử dụng với liều lượng thấp nhất. Về tính hiệu quả và độ an toàn của loại thuốc này thường không có sự khác biệt lớn so với các dạng bào chế dùng bằng đường mũi. Do đó, bệnh nhân có thể sử dụng bất kỳ chế phẩm nào của Glucocorticoid đường mũi đều mang lại kết quả tốt nếu người bệnh kiểm soát liều lượng và thời gian dùng tốt.

2/ Thuốc nhỏ mắt và mũi

Một trong những liệu pháp đầu tiên dùng để chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong thai kỳ đó là sử dụng thuốc natri cromoglicate. Ở liều điều trị, thuốc được bác sĩ chỉ định dùng với liều lượng thấp nên không gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn.

Thuốc kháng histamin theo dạng xịt mũi: Với loại thuốc này, mẹ bầu có thể giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi nhưng không cải thiện được triệu chứng ngứa ở mắt. Và tại Anh, thuốc kháng histamin dạng xịt mũi azelastine là loại thuốc duy nhất được cấp phép sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, các dữ liệu về độ an toàn của thuốc này cho đến nay vẫn còn thiếu nhưng lại không có bằng chứng nào có thể chỉ ra việc sử dụng thuốc kháng histamin dạng xịt trong khi mang thai với mức liều khuyến cáo gây bất lợi đối với thai nhi. Do đó, mẹ bầu có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh nhưng cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng mà bác sĩ khuyến cáo.

4/ Thuốc co mạch giảm sung huyết và làm thông mạch

Thuốc co mạch có hai dạng đó là dùng tại chỗ và thuốc dùng theo đường uống. Thuốc co mạch dùng tại chỗ bao gồm oxymetazolin, naphazolin, xylometazolin,… Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng sử dụng điều trị bệnh trong thời gian ngắn, dưới 3 ngày và không được dùng để điều trị bệnh trong thời gian dài. Đối với thuốc co mạch dạng uống, mẹ bầu nên tránh sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ, tránh những dị tật bẩm sinh có thể gặp ở thai nhi do thuốc gây ra.

5/ Kết hợp giữa thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi

Thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi pseudoephedrin khi kết hợp với nhau sẽ phát huy tác dụng điều trị bệnh cao hơn khi sử dụng đơn lẻ. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên lưu ý, thuốc pseudoephedrin được bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai

Khi sử dụng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai, mẹ bầu nên nằm lòng những lưu ý sau:

Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ: Một khi kê đơn thuốc chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng cho phụ nữ mang thai, bác sĩ thường cân nhắc kỹ lưỡng giữa mặt lợi và hại của thuốc. Do đó, mẹ bầu nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian và liều lượng dùng thuốc.

Không được tự ý dùng thuốc: Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc và tuyệt đối không dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ. Bởi có một số trường hợp, thuốc có tác dụng giúp thông mũi như xylometazoline nhưng loại thuốc này gây không ít bất lợi đối với thai nhi, nếu bệnh nhân sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Bên cạnh việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai bằng thuốc, bà bầu cũng nên áp dụng các biện pháp thay thế hoặc bổ sung như châm cứu, bổ sung vi lượng, sử dụng thuốc thảo dược. Đặc biệt mẹ bầu cần phải nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ.

BTV: Thiên Thiên

Mẹ Bầu Có Nên Uống Thuốc Viêm Bàng Quang Khi Mang Thai Không?

Uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai nên hay không, uống loại nào phù hợp cần được bác sĩ chỉ định dựa trên kết quả xét nghiệm thăm khám và cân nhắc kỹ lưỡng những ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi. Việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Tăng huyết áp, tiền sản giật, thiếu máu ở mẹ; chậm phát triển, suy dinh dưỡng, thiếu cân, sinh non ở thai nhi.

Có nên uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện Phụ sản Trung ương, viêm bàng quang trong thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm nên cần thiết phải điều trị. Sử dụng thuốc để điều trị viêm nhiễm bàng quang khi mang thai là cần thiết nhưng việc dùng thuốc phải hết sức thận trọng để không ảnh hưởng đến thai nhi.

Đa số các trường hợp viêm nhiễm bàng quang trong thai kỳ là do nhiễm vi khuẩn E.coli, khuẩn Gram âm, khuẩn Gram dương,… Bác sĩ sẽ căn cứ vào tác nhân gây bệnh mà mẹ bầu gặp phải để đưa ra loại thuốc, liệu trình và liều lượng phù hợp nhằm loại bỏ các tác nhân gây viêm bàng quang hiệu quả, an toàn.

Có nên uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai không?

Trường hợp viêm bàng quang không có triệu chứng rõ ràng, cần cấy nước tiểu để xác định bệnh và đưa ra đơn thuốc phù hợp. Thai phụ nên thực hiện cấy nước tiểu trong lầm khám thai đầu tiên để xác định dấu hiệu viêm nhiễm, chữa trị sớm tránh các biến chứng nặng hơn gây viêm bàng quang cấp, viêm thận, ảnh hưởng đến thai nhi.

Nên uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai loại nào?

Kháng sinh thường được dùng trong điều trị viêm bàng quang khi mang thai là: Ampicillin, Erythromycin, với liều lượng và liệu trình điều trị cụ thể với từng trường hợp bệnh.

Nếu vi khuẩn kháng thuốc thì cần kết hợp Amoxicilin với Acid Clvulanic hoặc Cephalexin, Nitrofurantoin. Thông thường liệu trình điều trị có thể kéo dài đến 10 ngày để bệnh không tái phát. Tuy nhiên, sử dụng thuốc thế nào cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Các loại thuốc được khuyến cáo không nên dùng cho thai phụ

Ngoài việc tuân thủ chủ định của bác sĩ về cách uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai, thai phụ cần lưu ý không sử dụng các loại thuốc sau đây để đảm bảo an toàn.

– Thuốc Tetracyclin có thể gây hại mầm răng, cấu tạo xương của thai nhi dẫn đến các dị tật thai nhi tại ngón chân, ngón tay.

Uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai cần thận trọng

– Thuốc Fluoroquinolon gây ảnh hưởng đến sự phát triển, thoái hóa sụn khớp của thai nhi.

– Thuốc Bactrim gây thiếu máu, suy thận, suy gan thai phụ, khuyết tật thai nhi…

Lưu ý sử dụng thuốc chữa viêm bàng quang khi mang thai

Bên cạnh thắc mắc có nên uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai và uống loại nào an toàn, mẹ bầu cần lưu ý những lời khuyên sau để điều trị bệnh hiệu quả, an toàn tuyệt đối với thai nhi.

– Chỉ sử dụng thuốc khi đã đi thăm khám và có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

– Thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường, kết hợp khám thai với xét nghiệm nước tiểu để phát hiện các bệnh lý và chữa trị sớm nhất có thể.

– Uống nhiều nước, ăn uống lành mạnh theo tư vấn của bác sĩ để hỗ trợ chưa trị bệnh viêm bàng quang tại nhà hiệu quả.

– Trường hợp triệu chứng viêm bàng quang khi mang thai gây lây lan viêm nhiễm lên thận cần điều trị tích cực sớm tại các bệnh viện lớn, không thể điều trị tại tuyến cơ sở.

Thăm khám trước khi uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai

– Uống thuốc viêm bàng quang khi mang thai trong trường hợp có biểu hiện sốt, nôn, đau hông, lưng, rối loạn tiểu tiện nghiêm trong không phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc dạng tiêm tĩnh mạch (Cefazolin, Getamycin).

– Việc tùy tiện sử dụng thuốc có thể khiến thai phụ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có cả sự an nguy của thai nhi. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo người bệnh không được tự ý dùng thuốc.

Mẹo Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Khi Mang Thai

“Em bị viêm mũi dị ứng mấy hôm nay rồi. Mỗi lần hắt hơi là nước mắt nước mũi giàn giụa. Ngặt nỗi đang có em bé nên chẳng dám dùng thuốc. Có chị em nào có kinh nghiệm nào hay hay chỉ giúp em với”. Đây là một trong những trường hợp thường gặp phải khi mang thai. Theo nghiên cứu thì có tới 20-30% chị em mắc phải bệnh viêm mũi dị ứng trong giai đoạn mang thai. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai vừa dễ làm lại cực kì hiệu quả

1/ Tại sao khi mang thai lại dễ bị viêm mũi dị ứng ?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về hiện tượng phụ nữ thường bị viêm mũi dị ứng trong thai kì. Đó là do những nguyên nhân sau:

– Lượng máu trong cơ thể tăng lên trong giai đoạn mang thai có thể làm sưng tấy ở các mạch máu nhỏ trong niêm mạc mũi, gây tắc nghẽn trong các mô xung quanh.

– Thời kì mang thai cơ thể thường nhạy cảm dễ bị kích thích bởi các yếu tố gây viêm mũi dị ứng. Chẳng hạn như: phấn hoa, lông động vât, bụi bặm.

Tuy đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, làm cơ thể mệt mỏi.

2/ Tìm hiểu một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai

Trong thời kì mang thai bạn cần hạn chế sử dụng thuốc. Vì các thành phần hóa học của thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy cách tốt nhất là sử dụng mẹo chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai. Những cách làm theo dân gian này vừa hiệu quả lại an toàn cho cả mẹ và bé.

** Ngửi củ hành tây

Theo các nhà nghiên cứu thì hành tây có rất nhiều thành phần có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu. Chẳng hạn như hắt hơi, nghẹt mũi. Đồng thời đây cũng là một nguyên liệu lành tính. Rất phù hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai.

– Dùng khăn mỏng gói các lát hành, đưa lên mũi ngửi nhiều lần.

** Dùng nước muối

Muối có hiệu quả trong việc diệt khuẩn, tiêu sưng viêm… Gần như không gây tác hại gì nếu sử dụng đúng cách.

– Chị em sẽ thấy nhẹ nhõm hẳn sau khi vệ sinh mũi bằng nước muối.

Ngoài ra cũng nên áp dụng các biện pháp sau:

– Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Kê gối cao đầu hơn khi ngủ để tránh chứng ợ nóng, làm việc thở cũng dễ dàng hơn.

– Giữ vệ sinh môi trường xung quanh thật sạch sẽ.

– Ăn uống điều độ, tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.

Mong rằng với một số mẹo chữa viêm mũi dị ứng khi mang thai sẽ giúp chị em có được một sức khỏe thật tốt trong suốt thai kì.