Uống Thuốc Kháng Sinh Trước Khi Nhổ Răng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Chuẩn Bị Bệnh Nhân Trước Khi Nhổ Răng

Phải phát hiện được các bệnh sau :

-Bệnh máu, bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh dị ứng (hen, suyễn…), bệnh lao, bệnh đái đường, bệnh giang mai.

-Đối với phụ nữ phải hỏi tình trạng thai nghén, kinh nguyệt, cho con bú…

Nếu có bệnh, không nên nhổ răng ở các phòng khám răng, mà nên nhổ ở bệnh viện hoặc nhổ răng có chuẩn bị.

-Đối với những bệnh lây như bệnh viêm gan B hay nhiễm HIV hay bệnh AIDS… thì rất khó phát hiện khi thăm khám nha khoa, do đó bắt buộc phải xem mỗi người đều có khả năng lây nhiễm và phải áp dụng biện pháp vô khuẩn giống nhau cho toàn thể người bệnh khi khám và nhổ răng.

Trên thực tế, để đơn giản hóa công việc, việc khám tổng quát được thực hiện bằng một bảng câu hỏi sau đây:

Bệnh nhân đã nhổ răng lần nào chưa ?

Những lần nhổ trước có chịu được dễ dàng không ?

Có việc gì xảy ra khi gây tê không ?

Có dễ bị chảy máu hay chảy máu lâu khi nhổ răng hay đứt tay không ?

Bệnh nhân có khỏe mạnh không ?

Bệnh nhân có đang điều trị bệnh gì không ? (như tim mạch, đái đường, lao, hen, bướu giáp trạng)

Đang dùng thuốc gì ?

Phụ nữ : đang có kinh nguyệt hay cho con bú, hay đang có thai ?

Bệnh nhân ăn gì chưa ?

Để phát hiện răng cần nhổ, tránh nhổ nhầm, không nên tin hoàn toàn vào cảm giác bệnh nhân vì nhiều khi không đúng.

Để dự đoán răng nhổ khó hay dễ và để chọn lựa phương pháp nhổ, dụng cụ nhổ răng, cần tiến hành khám cẩn thận bệnh nhân.

Khám tại chỗ gồm có :

Răng bị sâu, bị mòn, có chứa đựng chất trám ?

Răng sống hay chết hay đã điều trị tủy.

Kích thước, hình thể của thân hay chân răng.

Răng mọc có bình thường không ? Quan hệ với các răng bên cạnh.

Chân răng có xòe, chụm hay dùi trống.

Răng có gần những vùng giải phẫu quan trọng ?

Việc đánh giá chân răng to, nhỏ, dài ngắn, mảnh thường dựa theo giải phẫu răng, những trường hợp bất thường cần có phim X quang mới phát hiện được như tăng cement ở chân răng (răng dùi trống), chân xòe hay chụm, khu vực nhiễm khuẩn, các chân răng còn sót, vật lạ, mầm răng vĩnh viễn… Những hình ảnh X quang giúp việc nhổ răng : giới hạn chấn thương, thu ngắn thời gian nhổ răng, lấy sạch vùng nhiễm khuẩn hay vật lạ trong ổ răng…

Quan sát và lấy ngón tay sờ bên ngoài và trong xương hàm răng cần nhổ để phỏng định bề dày của vùng này, có các lồi xương bao phủ các chân răng không ?

Xương ổ răng càng dày càng khó nong rộng, càng khó nhố. Ví dụ :

Xương cứng hay mềm tùy theo lứa tuổi. Càng lớn tuổi xương càng đặc, càng khó nhổ. Xương hàm trên thường xốp hơn xương hàm dưới. Những người “lớn xương” là những người có răng khó nhổ.

Bệnh nhân tùy hoàn cảnh hay sự giáo dục có thể xém việc nhổ răng là một việc không quan trọng hay trái lại tỏ ra rất sợ sệt. Thêm nữa có những bệnh nhân hồi hộp do những kỷ niệm đau đớn của thời thơ ấu cồn trong tiềm thức.

Bất cứ người nào cũng đều lo ngại cho việc nhổ răng sắp đến (sợ cái lạ, cái chưa biết) nhất là trẻ em rất sợ gây tê. Trong những trường hợp này, sự xúc động, sự sợ hãi có thể gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể, hoặc sự chấn động của bệnh nhân trong lúc nhổ làm trở ngại cho việc nhổ răng.

Vì vậy, người y sĩ phải biết tạo một niềm tin tưởng cho bệnh nhân bằng cách :

Đối với bệnh nhân quá nhút nhát có thể cho uống thuôc an thần như Diazepam (Seduxen, Valium) ucíng 1 viên (5mg) trước vài giờ, với trẻ em uống sirop phénergan 1 hay 2 thìa cà phê, 30 phút trước khi nhổ răng.

Gồm sự khử khuẩn miệng cho bệnh nhân càng kỹ càng tốt.

Một số bệnh ở hệ thần kinh có quan hệ khi điều trị răng miệng đó là : nhức đầu kéo dài hoặc động kinh.

Nhức đầu kéo dài : có thể do tâm lý hoặc bị cao huyết áp hoặc do tổn thương ở não, cần phải chuyển khám nội khoa nếu không có tổn thương đặc biệt ; có thể cho thuốc an thần và nhổ răng nhẹ nhàng, thuốc tê không nên có thuốc co mạch.

Động kinh : phải cho barbiturat để dự phòng cơn động kinh, thuốc tê nên dùng lidocain.

Viêm khớp răng, viêm xương, viêm tổ chức tế bào… cấp, mạn phải cho uống kháng sinh trước và sau khi nhổ răng.

Tốt nhất gây tê vùng để nhổ.

Thường có những tai biến xảy ra khi gây tê và tai biến có thể khó lường. Do đó khi nhổ răng phải hỏi thật kỹ vì có thể bệnh nhân đang điều trị bệnh tim hoặc bị nhẹ nhưng chưa biết, hoặc đang điều trị một loại thuốc chống đông máu. Các bệnh tim mạch thường là :

+ Bệnh tim tiên thiên (thường gặp ở trẻ em).

+ Bệnh thấp tim (thường gặp ở trẻ em)

+ Bệnh xơ vữa động mạch

+ Bệnh tăng huyết áp.

+ Bệnh van tim.

Khi nhổ răng cho những bệnh nhân này phải có ý kiến của bác sĩ nội khoa. Nếu nhổ răng phải chuẩn bị tâm lý chu đáo, cho uông thuốc an thần trước nhổ và tuyệt đôi không dùng thuốc tê có Adrénalin.

Cần chuyển bác sĩ nội khoa điều trị ổn định, nên nhổ Rvào buổi sáng, sau khi ăn xong.

Không gây tê với thuốc tê có adrénalin vì adrénalin dễ gây tình trạng thiếu máu cục bộ và làm tăng đường huyết, phải cho kháng sinh trước và sau khi nhổ răng vì dễ bi nhiễm khuẩn.

Bệnh nhân bị suy giáp hay cường tuyến giáp ; những trường hợp này có thể có những vân đề ở tim do đó phải phối hợp với thầy thuốc nội khoa.

Nhổ răng nên dùng lidocain không có adrénalin.

Cần hỏi xem người bệnh có cơ địa dị ứng không ? Những lần nhổ răng trước có bị những biểu hiện như ngứa, nổi mề đay hav co giật… Nếu nghi ngờ có thể làm test trong da, nếu nổi đỏ là kết quả dương tính. Thật ra test này vẫn ít giá trị và có thể nguy hiểm với người bị cảm ứng đặc biệt với thuốc tê.

Trên thực tế dị ứng với thuốc tê rất hiếm gặp. Nếu bệnh nhân khai là đã bị dị ứng trong lần nhổ răng trước thì nên chuyển đến bệnh viện và có ý kiến của bác sĩ chuyên về dị ứng.

Khám bệnh nhân cần hỏi kỹ vì có những trường hợp ưa chảy máu chưa được phát hiện, nhất là ở trẻ em.

Bệnh nhân bị ưa chảy máu và sinh chảy máu chỉ nhổ răng trong trường hợp tuyệt đối cần thiết và phải nhổ răng tại bệnh viện để được truyền máu cho đến lúc liền sẹo và theo dõi chu đáo.

Có nghi ngờ nên cho xét nghiệm máu về công thức máu, thời gian máu đông, máu chảy.

Cách Vệ Sinh Chăm Sóc Răng Miệng Sau Khi Nhổ Răng Khôn

đặc biệt quan trọng bao gồm quá trình nhổ và hướng dẫn cách vệ sinh chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn để tránh không bị viêm nhiễm.

Răng bị hư hỏng nặng thì cần phải nhổ bỏ sớm và đặc biệt là ngay vị trí răng số 8 trong cùng vì chúng không có chức năng thẩm mỹ cũng như ăn nhai mà lại rất dễ bị sâu răng và mọc lệch mọc ngầm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Sở dĩ được gọi là răng khôn vì chúng mọc lên khi chúng ta đã trưởng thành, giai đoạn từ 17 – 25 tuổi, cũng có người bước sang tuổi 30 mới mọc răng khôn. Khi mọc răng khôn do cấu trúc răng và xương hàm đã ổn định nên răng mọc lên sẽ gây đau nhức, ê buốt và thậm chí là sốt cao kéo dài.

Nên nhổ răng khôn vì 2 lý do chính sau đây:

Răng khôn không có tác dụng thẩm mỹ cũng không đóng vai trò ăn nhai nên hoàn toàn không cần thiết hiện diện.

Dù mọc thẳng hàng hay mọc lệch, mọc ngầm thì răng khôn cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Hủy hoại xương hàm và các răng xung quanh do cố nhoi lên khỏi nướu. Với răng mọc lệch, mọc ngầm sẽ làm hư răng số 7 và gây viêm nhiễm vùng nướu, lợi trùm là điều thường thấy nhất.

– Đẩy các răng vốn đang ổn định trên cung hàm khiến hủy hoại cấu trúc của hàm răng, răng không còn mọc đều và đẹp như vốn có.

– Răng khôn dễ giắt thức ăn và lại khó vệ sinh nên thường gây ra hôi miệng và các bệnh lý khác như sâu răng.

Cách vệ sinh chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn để tránh viêm nhiễm

Một số lưu ý về việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn:

Bệnh nhân nên thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc vệ sinh răng miệng để tránh viêm nhiễm.

Thông thường sau khi phẫu thuật nhổ răng khôn máu rỉ ra từ vùng nướu trong vòng 24 – 48 giờ đồng hồ sau phẫu thuật là hoàn toàn bình thường. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cắn chặt bông gạc vô trùng trong 30-45 phút để cầm máu.

Một số trường hợp nhổ răng để lại lỗ rỗng thì bác sĩ sẽ đặt một phần bông tự tiêu sau 3-7 ngày vào để ổn định vùng răng vừa nhổ, một số trường hợp sẽ kéo dài hơn thì mới tiêu hết nên bạn không cần quá lo lắng.

Sau quá trình phẫu thuật, nên tránh chải răng ở khu vực nhổ bỏ răng khôn trong vòng 3 ngày. Không nên sử dụng nước súc miệng hoặc bất kỳ loại dung dịch nào khác, thay vào đó là súc miệng với 1/2 cốc nước ấm và một ít muối.

Tốt nhất nên sử dụng nước muối sinh lý mua tại nhà thuốc giúp kháng viêm, diệt khuẩn tốt hơn. Vì nước muối pha tại nhà chưa được đảm bảo tiệt trùng và nồng độ không đúng sẽ dễ dẫn tới viêm nhiễm.

Cách thực hiện: Tốt hơn hết là nghiêng nhẹ đầu từ bên này sang bên kia để nước muối có thể rửa sạch vùng nhổ răng khôn, và sau đó nghiêng đầu sang một bên để nước muối tự chảy ra ngoài cho đến khi cạn.

Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng có thể chải răng bình thường nhưng cần phải thật chậm rãi và cẩn thận. Tránh xa khu vực mới nhổ răng khôn để không làm viêm ổ răng hay ngăn cản quá trình đông máu, từ đó giúp bảo vệ khu vực này hiệu quả hơn.

Khi đánh răng, nên nhớ là chải sạch lưỡi để loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn, vì chúng có thể xâm nhập vào vùng nướu răng bị thương và gây viêm nhiễm.

Chọn bàn chải lông mềm, nhẹ nhàng và chậm rãi đánh răng theo chuyển động từng vòng tròn nhỏ. Không nên khạc nhổ bọt kem đánh răng trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật. Việc này có thể tác động đến quá trình đông máu vì máu cần được đông lại trên vùng nướu răng bị thương, cũng không nên sử dụng ống hút hay khạc nhổ quá nhiều.

Vệ sinh răng miệng đúng cách, mỗi lần chải răng khoảng 2 phút và không được lâu hơn, nên dùng chỉ Nha Khoa để làm sạch các vùng kẽ răng dễ giắt thức ăn.

Thông thường sau khi nhổ răng thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bệnh nhân uống trong khoảng 3-5 ngày. Nếu bạn còn cảm thấy ê nhức thì nên liên hệ với bác sĩ chứ không được tự ý mua thuốc uống hay đắp vào vết thương.

Cần chú ý chế độ ăn uống sau khi nhổ răng khôn, nên ăn các loại thức ăn mềm như cháo, súp, trứng, … các loại thịt thì cần phải xay nhuyễn cho dễ tiêu hóa và hạn chế ăn nhai có thể sẽ làm đau nhức răng. Bổ sung rau xanh và củ quả, trái cây bằng cách ép lấy nước và uống nhẹ nhàng.

Lưu ý: tránh ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay quá nhiều gia vị, các chất kích thích như cà phê, bia, rượu, … bởi ổ răng khá nhạy cảm nên bạn chỉ được ăn các thực phẩm nguội, nhất là trong 24h đầu.

Tốt nhất là sau 7 ngày quay lại kiểm tra hoặc ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường tại vị trí răng khôn vừa nhổ. Tuy nhiên không nên dùng tay, lưỡi hay bất cứ vật cứng tác động vào sẽ làm viêm nhiễm.

Sau khi nhổ răng hiện tượng rỉ máu là bình thường, nếu chảy máu nhiều cần quay lại ngay phòng khám để kiểm tra.

Nhổ răng khôn không đau, an toàn và nhanh chóng tại Nha Khoa Đông Nam

Nhổ răng khôn nhất là răng khôn hàm dưới thường làm bệnh nhân lo ngại vì sợ sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Một số trường hợp viêm răng khôn có thể gây tử vong do nhiễm trùng máu. Chính vì thế bạn nên chọn một cơ sở uy tín để nhổ răng khôn an toàn.

Nhổ răng khôn tại Nha Khoa được tiến hành với các dụng cụ đã qua quy trình vô trùng chuẩn quốc tế, hệ thống lò hấp Auto Clave khép kín sẽ đảm bảo dụng cụ được vệ sinh hoàn toàn tránh lây nhiễm chéo từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác.

* Quy trình nhổ răng khôn tại Nha Khoa Đông Nam

Đầu tiên bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tình trạng mọc răng khôn là mọc ngầm hay mọc lệch, hướng mọc như thế nào? để có hướng điều trị tối ưu nhất.

Trao đổi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có mắc bệnh tim mạch hay bệnh về máu hay không để có cách khắc phục. Trường hợp bệnh nhân nhức răng sẽ không tiến hành phẫu thuật mà bác sĩ sẽ cho thuốc để hết đau mới hẹn ngày nhổ răng.

Thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn: Bệnh nhân sẽ được súc miệng và sát khuẩn vùng răng cần nhổ. Tiếp đó là gây tê và tiến hành bóc tách nướu và lấy răng khôn ra. Cuối cùng là khâu vết thương, bệnh nhân cắn chặt bông cầm máu trong 30-45 phút.

Kết thúc quá trình nhổ răng bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng của bệnh nhân mà cho đơn thuốc giảm đau kháng viêm thích hợp và hẹn tái khám, cắt chỉ (nếu có) sau 7 ngày.

Sau khi kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn để bệnh nhân nhanh chóng ăn uống và sinh hoạt bình thường.

Nếu muốn nhổ răng khôn không đau và an toàn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài 19007141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Sau Khi Nhổ Răng Hàm Bác Sĩ Khuyên Uống Thuốc Gì? By Nguyen Linh

by Nguyen Linh Trám răng thẩm mỹ

Sau khi nhổ răng hàm, thường bác sĩ sẽ kê một số đơn thuốc cho bệnh nhân để giảm đau, chống viêm. Vậy nhổ răng hàm uống thuốc gì theo lời khuyên từ nha sĩ.

1. Những trường hợp cần phải nhổ bỏ răng hàm

– Bị sâu răng làm hoại tử tủy, tủy chết hoàn toàn

– Răng lung lay nhiều, không còn khả năng cứu vãn

– Có răng mọc ngầm gây sưng tấy, viêm nhiễm kéo dài không khỏi

– Răng bị gãy đến chân răng

Đây là những trường hợp cần phải nhổ răng hàm theo lời khuyên từ bác sĩ nha khoa để có thể đảm bảo sức khỏe răng miệng.

2. Nhổ răng hàm uống thuốc gì giảm đau, chống viêm

Sau khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ căn dặn một số điều cần lưu ý và kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm cho bạn bao gồm:

– Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo kê đơn từ bác sĩ. Liều thuốc giảm đau đầu tiên nên uống càng sớm càng tốt trước khi thuốc tê hết tác dụng. Nên tuân thủ theo liều lượng và số lượng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn.

– Thuốc kháng sinh chống viêm: liều thuốc này sau nhổ răng sẽ giúp bạn tiêu sưng tấy, chống viêm nhiễm vết thương khi chưa có răng thay thế. Thuốc cũng ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập làm hại đến sức khỏe răng miệng trong thời gian này. Thuốc có thể dùng từ 5-7 ngày sau khi nhổ răng theo chỉ định từ bác sĩ.

Một số điều cần lưu ý để giảm sưng đau, viêm nhiễm sau nhổ răng:

– Sau khi nhổ răng bác sĩ sẽ cầm máu bằng cách để miếng gạc diệt khuẩn lên vị trí răng vừa nhổ. Bạn chỉ cần cắn chặt miếng gạc này để cầm máu và điều chỉnh lại nếu thấy máu vẫn chảy ra nhiều.

– Không nên nói chuyện nhiều, không dùng lưỡi hay ngón tay đụng vào chỗ vừa nhổ có thể làm nhiễm trùng vết thương.

– Sử dụng túi chườm đá lên mặt để làm giảm sưng đau sau nhổ răng.

– Súc miệng bằng nước muối ấm từ 4-5 lần/ngày sau khi nhổ răng nhất là trước và sau khi đi ngủ.

– Việc vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng hàm cũng cần phải nhẹ nhàng, tránh tiếp xúc với vị trí mới nhổ.

Nhổ răng hàm uống thuốc gìchủ yếu là thuốc kháng sinh giảm đau, chống viêm để bảo vệ sức khỏe răng miệng người bệnh. Răng hàm sau khi nhổ cần có răng thay thế để đảm bảo chức năng ăn nhai cho răng.

Sponsor Ads

About Nguyen Linh Trám răng thẩm mỹ

7 connections, 0 recommendations, 50 honor points. Joined APSense since, January 10th, 2017, From Ha Noi, Vietnam.

Created on Nov 15th 2018 00:39. Viewed 376 times.

Comments

Những Điều Cần Biết Để Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Khôn

Đau, nhức hoặc ê buốt là hiện tượng thường xảy ra sau khi nhổ răng, trong đó bao gồm cả nhổ răng khôn. Để giảm đau sau khi nhổ răng khôn, Khách hàng hoàn toàn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản tại nhà như chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau, ăn những món ăn mềm,…

1. Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?

Sau khi nhổ răng khôn, Bác sĩ sẽ tiến hành khâu vết thương. Thời gian để vết thương dần dần lành lại và lỗ rỗng nơi nhổ răng được lấp đầy thường là 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu Khách hàng có sức khỏe yếu hoặc đang mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng lành thương như tiểu đường, béo phì, suy dinh dưỡng,… thì thời gian có thể lâu hơn.

Thời gian lành thương sau khi nhổ răng khôn của mỗi người sẽ khác nhau

Bên cạnh cảm giác đau, một số hiện tượng bình thường ở khu vực nhổ răng khôn khác mà Khách hàng cũng có thể gặp bao gồm:

2. Những điều nên và không nên làm để giảm đau sau khi nhổ răng khôn

Nên:

– Dùng thuốc giảm đau theo chỉ định Bác sĩ: Để giảm đau khi nhổ răng khôn nhanh chóng, Khách hàng có thể nhờ Bác sĩ tư vấn nên dùng loại thuốc giảm đau nào. Tránh để trường hợp cơn đau ngày càng tồi tệ hoặc xuất hiện các tác dụng phụ do tự ý mua thuốc uống.

– Chườm lạnh – ấm: Trong ngày đầu, Khách hàng có thể dùng đá để chườm lạnh ở má, khu vực gần chỗ nhổ răng khôn để giảm đau và sưng. Vào những ngày tiếp theo, Khách hàng hãy dùng nước ấm chườm để giảm máu tụ ở khu vực nhổ răng.

Khách hàng có thể dùng đá viên massage quanh mặt để giảm đau khi nhổ răng khôn

– Thư giãn: 24 giờ sau khi nhổ răng, Khách hàng nên nghỉ ngơi và thư giãn để vết thương nhanh lành. Tốt nhất, Khách hàng nên hạn chế các hoạt động trong 1 hoặc 2 ngày sau khi nhổ răng.

– Dùng những món ăn mềm, lỏng: Những thực phẩm cứng nếu rơi vào vùng nhổ răng khôn có thể làm vết thương rách ra, đồng thời gây đau đớn, khó chịu cho Khách hàng. Vì thế, những món ăn mềm, lỏng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những Khách hàng sau khi nhổ răng khôn. Sau khi đã cảm thấy bớt đau nhức, Khách hàng có thể tăng độ cứng của món ăn lên dần dần.

– Nằm gối cao: Việc nằm thẳng sẽ làm thời gian chảy máu kéo dài hơn. Do đó, Khách hàng hãy nằm trên 1 chiếc gối cao hoặc xếp chồng 2 gối lên nhau khi ngủ.

Không nên:

– Súc miệng bằng nước muối: Trong 1 đến 2 tuần đầu tiên, Khách hàng không nên súc miệng bằng nước muối, dù là với nước muối pha loãng. Nguyên nhân là do bên trong nước muối có tính sát khuẩn cao. Điều này sẽ làm chậm quá trình lành thương và có thể gây khó chịu cho Khách hàng.

– Vệ sinh răng miệng mạnh: Sau khi nhổ răng khôn, Khách hàng vẫn cần vệ sinh răng miệng để tránh cho vi khuẩn tích tụ quá nhiều trong khoang miệng. Mặc dù vậy, để giảm đau khi nhổ răng khôn, Khách hàng chỉ nên vệ sinh răng miệng thật nhẹ nhàng. Nếu vệ sinh quá mạnh, Khách hàng không chỉ bị đau mà còn khiến vết thương bị rách ra.

– Hút thuốc: Khí Cacbon Monoxide có trong thuốc lá sẽ làm giảm quá trình lành thương của vùng nhổ răng. Đồng thời, hành động hút hoặc rít thuốc cũng làm ảnh hưởng xấu đến vết thương. Vì vậy những người có thói quen hút thuốc nên ngưng hút thuốc tối thiểu 2 tuần sau khi nhổ răng khôn.

Hút thuốc sẽ làm vùng nhổ răng khôn thêm đau nhức và có nguy cơ nhiễm trùng cao

3. Các dấu hiệu cho thấy Khách hàng cần đến gặp Bác sĩ ngay

Khách hàng nhổ răng khôn vẫn có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng nếu răng khôn mọc phức tạp, sức khỏe Khách hàng yếu cũng như Bác sĩ thiếu kinh nghiệm và quy trình khử trùng của đơn vị nha khoa không đạt chuẩn. Nếu gặp một trong các tình trạng sau đây, Khách hàng cần đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời có biện pháp khắc phục:

– Mức độ đau, chảy máu hoặc sưng ngày càng tồi tệ liên tục trong 4 giờ sau khi nhổ răng.

– Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt và ớn lạnh.

– Có dấu hiệu buồn nôn hoặc nôn.

– Ho, khó thở, đau ngực, buồn nôn, nôn hoặc chóng mặt nghiêm trọng.

Để đảm bảo an toàn, Khách hàng nên thực hiện các phương pháp giảm đau sau khi nhổ răng khôn theo chỉ định của Bác sĩ. Hơn thế nữa, Khách hàng cũng cần tạm ngừng hút thuốc hoặc các thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng khác để quá trình lành thương diễn ra đúng tiến độ. Nếu xuất hiện dấu hiệu gì bất thường sau khi nhổ răng, Khách hàng cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và khắc phục.