Uống Thuốc Kháng Sinh Nên Ăn Gì / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Nên Ăn Gì Khi Đang Uống Thuốc Kháng Sinh

Hiện nay hầu hết mọi người đã trở thành người ăn ở quá sạch và luôn bị ám ảnh chỗ nào cũng tồn tại vi khuẩn. Bếp và phòng tắm luôn được chúng ta cọ rửa bằng đủ các loại hóa chất để diệt vi khuẩn mà không biết rằng vi khuẩn nhiềuhơn chúng ta hàng tỉ lần.

Số lượng vi khuẩn trong cơ thể đông gấp 10 lần tế bào. Có hơn 500 loài vi khuẩn khác nhau tồn tại ở đường tiêu hóa của mỗi người. Tuy nhiên, cũng không phải vì thế mà chúng ta vội hoảng sợ. Bởi vì, bên cạnh một số những sinh vật có hại, còn có nhiều lợi khuẩn bảo vệ chúng ta.

Trong đường ruột, Probiotics là các vi khuẩn sống có lợi cho đường ruột, tạo thành hệ vi sinh vật trong đường ruột, có chức năng hỗ trợ quá trình tiêu hóa của ruột. Các sản phẩm chứa Probiotics giúp đào thải các vi sinh vật gây hại, hỗ trợ kích thích quá trình tiêu hóa, trung hòa các độc tố được tạo ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như tổng hợp các vitamin.

Nguồn thức ăn cho Probiotics chính là Prebiotis. Prebiotis tạo điều kiện cho lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ và cải thiện hệ tiêu hóa của cơ thể. Prebiotics nuôi dưỡng vi khuẩn ở ruột già và làm gia tăng hoạt động của chúng ở đây.

Tuy nhiên, Probiotics luôn bị tiêu diệt do dùng thuốc kháng sinh bởi vì “các chiến binh diệt khuẩn” không thể phân biệt được đâu là vi khuẩn có lợi và đâu là vi khuẩn có hại. Các lợi khuẩn sinh học cho hệ tiêu hóa này ngoài ra còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, kháng viêm, chống nhiễm trùng, tiêu chảy, chống nấm men, hội chứng ruột kích thích, giúp duy trì Ph đường ruột và tổng hợp vitamin K, B12 , B5 và biotin.

Nguồn phổ biến nhất cung cấp chế phẩm sinh học là các sản phẩm được lên men nhưsữa chua, rượu kefir và pho mát chín, hoặc các chế phẩm dạng sữa làm từ gạo, đậu nành và nước cốt dừa. Các loại thực phẩm lên men khác như dưa cải bắp, dưa chua, Kombucha, miso, và men bia cũng chứa men vi sinh và các lợi khuẩn khác.

Prebiotics – thuật ngữ khá mới và là dạng đặc biệt của chất xơ được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả.

Những sợi xơ này không bị tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, chính vì vậy khi xuống ruột già, nơi có rất nhiều lợi khuẩn, chúng trở thành lương thực cho các chế phẩm sinh học có lợi.

Các nguồn giàu prebiotics trong tự nhiên là rau diếp xoăn, táo, măng tây, cà chua, hành tây, tỏi, chuối, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… Prebiotics là công cụ giúp nhu động ruột hoạt động đều ​​đặn, chống được táo bón và tiêu chảy. Nó đặc biệt hữu ích trong việc đối phó với một số rối loạn tiêu hóa mạn tính như bệnh viêm ruột. Prebiotics giúp trái tim khỏe mạnh, với khuyến nghị liều dùng hàng ngày là 25 gram góp phần làm giảm 50% lượng cholesterol có hại và tăng cholesterol có lợi.

Nếu phải uống thuốc kháng sinh, bạn cần ăn các loại thực phẩm giàu probiotics và prebiotics bởi sự gắn kết hoàn hảo giữa chúng trong đường ruột.

Nguồn : tổng hợp

Những Thực Phẩm Nên Và Không Nên Ăn Khi Dùng Thuốc Kháng Sinh

Kháng sinh là thuốc kê đơn, được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi đang điều trị với thuốc kháng sinh, việc chọn lựa thực phẩm thích hợp sẽ giúp đẩy lùi tác dụng phụ của thuốc, đồng thời tăng hiệu quả chữa bệnh. Trái lại, dùng thực phẩm “kỵ” thuốc kháng sinh có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của thuốc.

Tuy rất tốt cho sức khỏe, song trái cây họ cam quýt có thể ngăn cơ thể hấp thụ thuốc kháng sinh. Ảnh: Pinterest

Thực phẩm nên ăn

Lợi khuẩn probiotic. Dùng quá nhiều thuốc kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dễ gây tiêu chảy. Trong khi đó, việc bổ sung lợi khuẩn trong chế độ ăn uống hằng ngày có thể giúp người bệnh khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột và tăng cường sản sinh vi khuẩn “tốt”. Điều này giúp cơ thể phục hồi đẩy lùi vi khuẩn và khôi phục hệ miễn dịch cơ thể để phòng tránh bệnh tật. Sữa chua, nấm sữa, kim chi và các thực phẩm ngâm chua là nguồn cung cấp probiotic có lợi.

Thực phẩm giàu vitamin K. Nguy cơ thiếu hụt vitamin K ít khi xảy ra bởi sinh tố này có nhiều trong các loại rau lá màu xanh đậm (như cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh và rau diếp), dầu thực vật, trái sung, thịt, phô mai và đậu nành. Ngoài ra, ruột chúng ta cũng có thể sản xuất vitamin K. Tuy nhiên, môi trường ruột dễ bị thay đổi trong lúc dùng thuốc kháng sinh, khiến nồng độ vitamin K suy giảm dẫn tới thiếu hụt sinh tố này. Trong khi đó, thiếu vitamin K có thể dẫn tới xuất huyết nội tạng, bởi loại vitamin này cần thiết cho quá trình đông máu. Do đó, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin K trong lúc dùng kháng sinh sẽ giúp duy trì độ đông máu ổn định.

Chế độ ăn uống cân bằng nhiều rau quả. Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh, song nó cũng có thể kích hoạt nhiễm nấm. Ở phụ nữ, dùng thuốc kháng sinh dễ dẫn tới nhiễm nấm âm đạo. Do vậy, cần duy trì chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau quả để giúp cơ thể đủ sức chống lại các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh.

Thực phẩm cần tránh

* Thức ăn chế biến sẵn, nước sốt cà chua, nhóm trái cây họ cam quýt, dâu tây có thể cản trở quá trình hấp thu thuốc kháng sinh trong máu.

* Các chế phẩm từ sữa – ngoại trừ sữa chua và probiotic – cũng ngăn chặn việc hấp thu thuốc kháng sinh, tương tự như trái cây họ cam quýt.

* Thực phẩm giàu chất xơ (như ngũ cốc, các loại đậu) làm chậm tốc độ hấp thụ thuốc trong cơ thể.

AN NHIÊN (Theo Healthsite)

Bị Bệnh Viêm Phổi Nên Ăn Gì? Uống Thuốc Gì?

Viêm phổi là một trong những căn bệnh hô hấp nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Làm thế nào để nhận biết được căn bệnh này? Bị bệnh viêm phổi nên ăn gì? Uống thuốc gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên. Giới thiệu sản phẩm : kem trị sẹo lõm – major curves – minoxidil – collagen 390 vien cua my

Khi nhắc đến những bệnh về đường hô hấp có nguy cơ dẫn đến tử vong, chúng ta không thể không kể tên bệnh viêm phổi. Viêm phổi là tình trạng phế nang bị tổn thương, dẫn đến máu không nhận được dưỡng khí và gây thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu não. Do bệnh này có tỉ lệ người mắc rất cao, nên việc trang bị đủ kiến thức để nhận biết và phòng ngừa bệnh viêm phổi là rất quan trọng. Cùng tìm hiểu bệnh nhân bị bệnh viêm phổi nên ăn gì? Uống thuốc gì?

Viêm phổi là một chứng viêm đường hô hấp. Triệu chứng thông thường của các chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp là ho. Có thể là ho khan, ho từng cơn, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng… thậm chí có trường hợp ho ra máu, tuy nhiên trường hợp ho ra máu khi viêm phổi cũng không quá nhiều.

Bệnh viêm phổi có rất nhiều dạng triệu chứng, có người gặp triệu chứng này, người khác lại bị các triệu chứng khác. 3 triệu chứng trên là những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh viêm phổi. Đặc biệt, nếu bị viêm phổi nặng, bệnh nhân sẽ bị khó thở, tim đập nhanh, sức khỏe suy yếu, hệ miễn dịch kém.

Bị bệnh viêm phổi nên ăn gì? Uống thuốc gì?

– Cháo gạo lứt, cải bó xôi, rau cần: gạo lứt 80g, cải bó xôi 250g, rau cần tây 250g. Rau rửa sạch, cắt khúc, gạo nấu thành cháo. Cháo sôi thì cho rau vào nấu sôi thêm 10 phút.

– Canh thịt heo, cần tây, nấm hương: thịt nạc 100g, cần tây 100g, nấm hương 30g, gừng 5g, tỏi 10g, hành 10g, dầu mè, muối. Thịt rửa sạch, cắt miếng, cần rửa sạch, cắt khúc, nấm hương lựa sơ, bỏ phần cuống, cắt đôi. Bắc nồi, chờ dầu nóng cho gừng và hành vào cho thơm, xào sơ thịt. Cho nước và các nguyên liệu khác vào nấu thành canh trong 35 phút.

Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm các thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe cho hệ hô hấp như GNS Lung Care. Đây là thuốc bổ phổi được các bác sĩ tại Mỹ khuyên dùng. Sản phẩm được tổng hợp từ những loại thảo dược thiên nhiên tốt cho sức khỏe như rễ mạch môn đông, phục linh, quả la hán, vỏ quýt, quả cây sơn, rễ măng tây, bối mẫu Chiết Giang, quả chi ngũ vị tử, rễ cam thảo, gốc cát cánh, cây dâu tằm trắng, rễ hoàng cầm…, mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe:

– Chống lão hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm.

– Tăng cường sức khỏe xương khớp.

– Bổ phổi, giảm ho, long đờm.

– Kích thích tiêu hóa, giảm táo bón.

– An thần, bổ máu.

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

chúng tôi

Tel: 0908 897 041

Địa chỉ: số 46 đường 3/2, phường 12, Quận 10.

Bệnh Viêm Họng Nên Uống Thuốc Kháng Sinh Gì Để Điều Trị?

Theo như khuyến cáo từ phía các bác sĩ thì không phải lúc nào cũng dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để cải thiện tình trạng viêm họng, đặc biệt là việc tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng. Bởi bác sĩ chỉ kê đơn sử dụng kháng sinh điều trị viêm họng trong trường hợp người bệnh có kết quả dương tính với liên cầu khuẩn Streptococcus. Vì người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn này sẽ có những biến chứng nguy hiểm như thấp tim tiến triển, viêm cầu thận,…

Điều này đồng nghĩa rằng nếu xác định nguyên nhân bị viêm họng là do virus thì việc sử dụng thuốc kháng sinh không chỉ không có tác dụng mà còn có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn,… Hơn nữa, việc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, từ đó gây ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh về sau.

Vậy có thể kết luận rằng, dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng.

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Vậy trong trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây bệnh thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh gì để chữa viêm họng. Có hai loại là thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng uống và thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm.

1. Thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng uống

Thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng uống bao gồm các loại phổ biến là:

# Thuốc kháng sinh chữa viêm họng Penicillin V

Thuốc kháng sinh trị viêm họng Penicillin V có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng, giảm những triệu chứng bệnh do vi khuẩn gây nên. Do đó nó thường được sử dụng để trị viêm họng do vi khuẩn. Liều lượng sử dụng còn tùy thuộc vào các yếu tố như thể trạng, độ tuổi và tình trạng viêm họng. Nên bác sĩ hoặc các dược sĩ sẽ chỉ định cho bạn đơn thuốc phù hợp nhất sau khi thăm khám.

# Thuốc chữa viêm họng Amoxicillin

Trong trường hợp người bệnh bị dị ứng, mẫn cảm với thành phần của thuốc kháng sinh chữa viêm họng Penicillin V thì sẽ được thay thế bằng Amoxicillin. Loại thuốc này có công dụng tương tự như Penicillin V.

Liều lượng thường được sử dụng là 775 mg, 1 lần mỗi ngày với người lớn. Nên sử dụng 1 giờ sau bữa ăn và dùng liên tục trong 10 ngày.

Liều dùng tham khảo với người lớn là 250 – 500mg/1 lần, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng. Còn trẻ em sẽ dùng 25 – 60mg/kg, chia thành 2 – 3 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 24 giờ.

# Thuốc kháng sinh điều trị viêm họng Erythromycin

Một trong những loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng khác thường được chỉ định là Erythromycin. Erythromycin sẽ điều trị viêm họng trong trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thường dùng cho người bệnh bị mẫn cảm với thành phần của thuốc Penicillin V.

Việc chỉ định và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng mức tham khảo là 500 – 1.000mg lần, ngày sử dụng 2 – 3 lần đối với người lớn. Còn trẻ em sử dụng từ 30 – 50mg/kg mỗi ngày, ngày dùng 2 – 3 lần.

2. Thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm

So với thuốc kháng sinh dạng viên uống thì thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm đòi hỏi phải được chỉ đinh và thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn. Bởi thuốc này sẽ được đưa trực tiếp vào trong cơ thể nên không được tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Thông thường thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm là roxithromycin và amoxilin,… Ngoài hai loại thuốc kháng sinh trị viêm họng trên thì trong một số trường hợp còn có sự xuất hiện của thuốc kháng viêm chống dị ứng hoặc thuốc kháng sinh tiêu đờm. Trong đó thuốc kháng sinh kháng viêm được dùng để hạn chế sự phát triển của viêm họng, những loại thuốc thường được sử dụng là corticoid hay histamin,… Còn kháng sinh tiêu đờm được sử dụng trong trường hợp người bệnh có sự xuất hiện của đờm, loại thuốc tiêu đờm thường được sử dụng là alphachymotrypsin. Việc sử dụng 2 loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng này cũng cần được sự cho phép của bác sĩ có chuyên môn.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng

Thuốc kháng sinh chữa viêm họng được xem là con dao 2 lưỡi, bởi ưu điểm là nó giúp thuyên giảm những triệu chứng nhưng mặt trái là có những tác dụng phụ ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe. Những tác dụng phụ không mong muốn thường gặp là:

Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng: thường xuất hiện sau khoảng 2 – 3 ngày dùng thuốc, nguyên nhân là do thuốc đã tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa, làm rối loạn tiêu hóa. Nhưng đây chỉ là mức độ nhẹ, sẽ hết sau khi dừng thuốc.

Giảm sức đề kháng: nếu như sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm họng không đúng cách, tính đa dạng và sự ổn định của vi khuẩn có lợi trong cơ thể bị ảnh hưởng nên sức đề kháng, khả năng miễn dịch bị giảm đi.

Cơ thể kháng thuốc kháng sinh: khi lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng sai cách khiến vi khuẩn dần có sức đề kháng, chống lại thuốc kháng sinh nên thuốc sẽ không còn tác dụng. Lúc này việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Ngoài ra còn có những tác dụng phụ phổ biến như đau đầu, bồn chồn, mất ngủ, sạm da,…