Uống Thuốc Kháng Sinh Đau Dạ Dày / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Viêm Dạ Dày Dùng Kháng Sinh

Hơn 30 mươi năm qua, kể từ khi hai nhà khoa học Australia chính thức công bố phát hiện tác nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì phác đồ các thuốc dùng để điều trị bệnh dạ dày có nhiều thay đổi, trong đó có bổ sung kháng sinh.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng là dựa vào cơ chế tác động của thuốc như thuốc giảm tiết HCl nhằm trung hòa ion H+ của acid clohydric (HCl) làm cho pH dạ dày giảm, đặc biệt làm thay đổi tính acid (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều, khả năng này gọi là khả năng đệm. Thuốc này có tác dụng trung hòa acid dịch vị nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm, ví dụ cacbonate canxi, natri, cacbonate monosodique nhưng hiện nay ít dùng trong các trường hợp viêm cấp hoặc rối loạn cơ năng dạ dày, chỉ được dùng trong một hoặc hai ngày vì có nhiều điều bất lợi. Một số thuốc có khả năng đệm tốt như muối của aluminium. Loại thường được áp dụng là muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magiê (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như ventinat, alusi, maalox, gastropulgit. Nhóm thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh vì vậy có thể dùng để cắt cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Tuy vậy, nhóm thuốc này cũng còn có nhược điểm là chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn (khoảng 3 giờ) và có nhiều tác dụng phụ (thuốc có chứa nhôm thường gây táo, thuốc chứa magiê gây tiêu chảy). Loại thuốc này cũng có khả năng gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp kháng sinh nhóm cyclin, quinolon (gây cản trở hấp thu kháng sinh). Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc giảm tiết kháng thụ thể H2 – histamin. Các loại thường dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Do cấu trúc của các chất này tương tự histamin nên chúng cạnh tranh với nhau trên điểm tiếp nhận tại tế bào viền của dạ dày, do đó ngăn cản sự tiết acid HCl. Tuy vậy, nhóm này có tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón hoặc giảm ham muốn tình dục (chủ yếu ở nam giới). Song song với một trong các thuốc trên thường được dùng loại thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol). Các loại thuốc này có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress). Để việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có hiệu quả thì cần phải dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc hạn chế tác động của HCl của dịch vị dạ dày như pepsan, onsmik và thuốc giảm đau khác như nospa, alversin, spaspon, atropin (atropin có tác dụng phụ làm giảm khả năng tình dục đối với nam giới). Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn HP (+) thì cần phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là lý do tại sao dùng kháng sinh để điều trị trong bệnh dạ dày – tá tràng. Thuốc diệt vi khuẩn HP bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau. Hiện nay vi khuẩn HP đã kháng lại một số thuốc kháng sinh cho nên trong điều trị cần có sự kết hợp kháng sinh. Dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và nên kết hợp kháng sinh như thế nào là việc làm của bác sĩ điều trị cho mỗi bệnh nhân. Người bệnh không nên đọc qua tài liệu mà tự ý mua thuốc điều trị. Nếu làm như vậy bệnh không những không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm. Người bệnh cần lưu ý, điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng phải lâu dài trong những thời gian nhất định, người bệnh không nên vội vàng, nôn nóng, lo lắng làm bệnh nặng thêm. Ngoài việc điều trị đúng phác đồ cần có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn chua, cay, phải nhai thật kỹ. Nên ăn lỏng, mềm. Không nên uống rượu, bia, nước giải khát có cồn, có ga (hơi). Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, luôn lạc quan để mỗi đêm có giấc ngủ tốt.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu

Theo SKDS

Các Loại Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Loét Dạ Dày

Theo BS Nguyễn Thị Vân Anh, các bệnh về đường tiêu hóa chủ yếu là do đường ruột bị nhiễm khuẩn và các loại vi khuẩn gây ra. Trong đó, vi khuẩn H.pylori được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày. Nhiều người vẫn nghĩ để tiêu diệt được các loại vi khuẩn này thì cần phải dùng đến thuốc kháng sinh. Bởi thuốc có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn có trong đường ruột. Tuy nhiên, trên thực tế điều này không cần thiết.

Còn một số trường hợp viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp ây ra thì cần có sự can thiệp của thuốc kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn H.pylori không lây lan thêm. Đồng thời, giúp phòng các biến chứng của viêm loét dạ dày nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày có thể xảy ra.

Việc dùng thuốc kháng sinh trong tất cả các bệnh, trong đó có viêm loét dạ dày không được khuyến khích sử dụng vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn với các cơ quan trong cơ thể (dạ dày, gan, thận, tim mạch, …) . Bên cạnh đó, dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, khó điều trị bệnh khỏi hẳn sau này. Vì vậy, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh chỉ được tiến hành khi có sự chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng và thời gian sử dụng.

Top 6 thuốc kháng sinh chữa viêm loét dạ dày phổ biến

1. Amoxicillin

Đây là thuốc kháng sinh mà bác sĩ nào cũng kê. Thuốc nằm trong nhóm thuốc penicillin có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm trong dạ dày. Loại thuốc này cũng thường được sử dụng kết hợp với một loại kháng sinh khác có tên là clarithromycin.

3. Metronidazole

Đây cũng là loại thuốc kháng sinh thường chữa viêm loét dạ dày kết hợp với các loại thuốc khác. Metronidazole điều trị viêm loét dạ dày bằng cách xâm nhập vào tế bào vi khuẩn, sau đó kết hợp với các loại kháng sinh khác để giảm acid dạ dày.

4. Thuốc trymo

Thành phần chính của thuốc trymo là hợp chất Colloidal bismuth subcitrate (Tripotassium dicitrato bismuthate) tính theo Bi2O3 120mg. Khi thuốc đi vào dạ dày sẽ làm mất đi khả năng bám dính của vi khuẩn Hp lên niêm mạc từ đó tiêu diệt H.Pylori. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra kết tủa thành vi tinh thể bismuth (bismuth oxychloride và bismuth citrate) giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày của bệnh nhân không bị lở loét thêm.

5. Tetracycline

Tetracyclin có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gây bệnh Chlamydia, Mycoplasma, Rickettsia, Spirochaete, và cả H.Pylori. Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nó có tham gia vào một số quá trình tiêu diệt H.Pylori.

6. Levofloxacin

Levofloxacin loại 500mg là một thuốc kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm fluoroquinolon. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn được hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng tuyệt đối xấp xỉ 99%.

Tác hại do lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm loét dạ dày

Nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ đưa đến tác hại rất lớn. BS Vân Anh đã nêu ra những “mặt trái” chủ yếu của các loại thuốc kháng sinh. Bao gồm:

– Tiêu diệt vi khuẩn có lợi

Trong hệ tiêu hóa có 2 loại vi khuẩn là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Bình thường, vi khuẩn có lợi sẽ phát triển mạnh hơn để kiềm chế vi khuẩn có hại không thể gây bệnh. Nhưng khí dùng kháng sinh loại thuốc này không giữ lại vi khuẩn có lợi mà lại đi tiêu diệt nó. Sự mất cân bằng vi khuẩn trong hệ tiêu hóa càng khiến đường ruột chúng ta yếu hơn dễ bị các yếu tố tác động gây viêm loét là do vậy.

– Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng

Một trong những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh là gây ra bệnh hen suyễn. Căn bệnh này rất nguy hiểm có thể khiến người bệnh tử vong. Trong một nghiên cứu công bố năm 2009 bởi WHO đã khẳng định sử dụng kháng sinh trong giai đoạn còn trẻ dễ làm tăng nguy cơ gây bệnh hen suyễn, bệnh viêm mũi màng kết (rhinoconjunctivitis) và eczema ở trẻ em nhóm tuổi đi học. Sau sự kiện này, nhiều quốc gia đã đưa ra những lời cảnh báo đến người dân nhằm hạn chế những tác động xấu này.

– Hiện tượng kháng thuốc

Thuốc kháng sinh chữa viêm loét dạ dày hiện nay đang cho thấy hiện tượng kháng thuốc rõ rệt khi thực nghiệm trên vi khuẩn Hp. Điều này cũng cho thấy “thời đại kháng sinh” cũng đã bắt đầu lụi tàn. Nguyên nhân là do việc lạm dụng thuốc kháng sinh ở người bệnh cũng như bác sĩ. Người bệnh thì tự ý mua sử dụng bừa bãi, bác sĩ thì kê những thuốc kháng sinh mạnh không cần thiết. Điều này làm cho vi khuẩn quen dần với thuốc kháng sinh và nó không còn kháng thuốc. Việc điều trị bằng kháng sinh vào lúc này hầu như không có kết quả.

– Dễ mắc bệnh ung thư

Các nhà khoa học Phần Lan cho biết người thường xuyên dùng thuốc kháng sinh có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 1,5 lần ở người bình thường. Các loại ung thư mà những người này dễ mắc phải là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận.

Ngoài ra, còn rất nhiều tác dụng phụ khác như ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi; tăng cân; gây tổn thương gan; …

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Bị Đau Dạ Dày Nên Uống Thuốc Gì Cho Tốt?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa dạ dày và đau dạ dày nên uống thuốc gì cho tốt chắc chắn là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.

Lời khuyên bổ ích nhất dành cho người mắc bệnh dạ dày đó là cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và được chỉ định uống các loại thuốc thích hợp. Đồng thời cần hiểu rõ thông tin cũng như cơ chế của một số thuốc chữa đau dạ dày, từ đó trang bị cho mình những kinh nghiệm quý báu trong việc lựa chọn thuốc uống tốt nhất.

– Ưu điểm của các thuốc kháng acid là có tác dụng rất nhanh nhưng thời gian giảm đau lại ngắn, vì vậy đây chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau dạ dày. Khi dạ dày rỗng, các thuốc kháng acid sẽ thoát khỏi dạ dày sau 30 phút, còn khi có thức ăn thì các thuốc kháng acid sẽ thoát khỏi dạ dày sau khoảng 2 giờ.

– Thời gian sử dụng thuốc kháng acid tốt nhất là dùng sau bữa ăn khoảng 1 – 3 giờ và trước khi đi ngủ, một ngày ung 3- 4 lần hoặc nhiều hơn.

– Sử dụng thuốc kháng acid ở dạng lỏng sẽ hiệu quả hơn các chế phẩm dạng rắn, nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn.

– Nếu bạn sử dụng các thuốc điều trị khác thì cần phải dùng các thuốc đó tránh xa thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ, do thuốc kháng acid làm tăng pH dạ dày, làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác.

Sử dụng các loại thuốc này trong các trường hợp:

– Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Hội chứng Zollinger – Ellison)

– Loét dạ dày- tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.

– Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.

– Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nóng rát, khó tiêu, ợ chua… do thừa acid dịch vị.

– Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ (hay còn gọi là Hội chứng Mendelson).

– Loét dạ dày- tá tràng lành tính.

– Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản khi có triệu chứng nặng hoặc biến chứng.

– Hội chứng Zollinger- Ellison (kể cả trường hợp đã kháng với các thuốc khác).

– Phòng và điều trị các trường hợp loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.

– Dự phòng hít phải acid khi gây mê.

Nếu bạn đã đi khám bệnh và đã xác định được sự có mặt của H.pylori trong loét dạ dày – tá tràng thông qua test phát hiện thì phải dùng các phác đồ diệt H.pylori để vết loét liền nhanh và tránh tái phát.

Thuốc tốt là thuốc an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Vì vậy trước khi sử dụng thuốc cần đi thăm khám, và có sự cho phép sử dụng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc về điều trị bởi có thể gây phản tác dụng hoặc gây khó khăn cho điều trị sau này. Ở mức độ bệnh nào sẽ có phác đồ điều trị phù hợp với mức độ bệnh đó, tránh điều trị sai cách sẽ không có hiệu quả như mong muốn

Trị Đau Dạ Dày Bằng Thuốc Nam

Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không điều trị sớm thì sẽ gây ra nhiều biến chứng. Những biến chứng thường gặp như chảy máu, thủng mạch máu, chảy máu ít hoặc nhiều gây mất máu nặng, tụt huyết áp, có thể bị tử vong.

Nguyên nhân gây đau dạ dày:

Thường do thói quen ăn uống, ăn không đều độ.

Để bụng quá no hoặc quá đói, ăn nhiều thức ăn cay, chua, nóng.

Lao động trí óc nhiều, áp lực, căng thẳng.

Môi trường sống, vệ sinh kém là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển (Hp được xem là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày )

Rượu bia, thuốc lá, thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau…rất dễ gây bệnh dạ dày.

Bác sĩ nói rằng: Trị bệnh dạ dày cần uống thuốc đầy đủ, đúng giờ. Thay đổi thói quen sinh hoạt đều độ, vệ sinh môi trường sống lành mạnh. Cần kiên trì khi điều trị bệnh đau dạ dày vì thường việc điều trị cần rất nhiều thời gian.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị đau dạ dày trên thị trường, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với quý bạn đọc cách trị đau dạ dày bằng thuốc nam có hiệu quả khá rõ rệt trên nhiều bệnh nhân, không có tác dụng phụ và việc điều trị cũng khá đơn giản.

Trị đau dạ dày bằng thuốc nam

Sử dụng nước ép bắp cải thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu nhanh các triệu chứng đau dạ dày, dùng dài lâu sẽ ổn định được tình trạng dạ dày. Nước ép bắp cải giúp làm lành các vết loét.

Cách làm: Lấy lá bắp cải (kể cả lá xanh), rửa cho thật sạch (nên ngâm nước muối). Nước đun sôi, cho lá bắp cải vào,vớt ra để ráo nước. Dùng máy ép lấy nước, bỏ bả. 1 Kg bắp cải tươi ép được tầm 500-700ml nước ép màu vàng xanh, thơm ngọt, vị hơi đắng. Bảo quản trong tủ lạnh.

Sử dụng: Mỗi ngày dùng tầm 1.000ml ~ 1 lít chia làm nhiều lần trong ngày, uống thay nước. Pha thêm muối hoặc đường cho dễ uống. Sử dụng liên tục trong 2 tháng. Có trường hợp người bệnh đau dạ dày 14 năm uống nước bắp cải cũng chữa lành được. Tuy nhiên, với những vết loét sâu lớn thì tác dụng ít.

trị đau dạ dày bằng thuốc nam với nước bắp cải ép

Cách dùng: Đun 100g chè dây khô với 1,5 lít nước, nấu trong 5 phút rồi để nguội uống thay nước hàng ngày. Mỗi đợt điều trị khảng 2 tháng, tùy cơ địa mỗi người mà hết bệnh hoặc giảm bệnh.

trị đau dạ dày bằng thuốc nam là nước lá chè dây

Cách dùng: Ngày uống 10 đến 25g lá và ngọn khô nấu chung với 500ml nước, có thể cho thêm đường để dễ uống, dùng 2-3 lần/ngày.

trị đau dạ dày bằng thuốc nam với cây dạ cẩm

Hiện nay đây là liệu pháp được xem là hiệu quả tối ưu trong điều trị các vết viêm loét dạ dày, loại bỏ vi khuẩn Hp, đồng thời còn ngăn ngừa được ung thư dạ dày , có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối .

Cách dùng: Uống 4-6 viên Fucoidan/ngày. Khi tình trạng bệnh thuyên giảm nhiều, có thể dùng 2-3 viên/ngày. Uống sau ăn 5 phút.

Chúc các bệnh nhân đau dạ dày sớm chóng khỏi để trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày !

HÃY CHỦ ĐỘNG QUAN TÂM ĐẾN SỨC KHỎE CỦA CHÍNH MÌNH