Uống Thuốc Ho Bổ Phế Khi Mang Thai / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Trước Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Bổ Gì?

Trước khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nhớ hồi trước chuẩn bị có ý định mang thai, do chưa có kinh nghiệm nên mình có rất nhiều thắc mắc về việc uống thuốc gì trước khi mang thai. Mình cũng đi hỏi quanh các mẹ có kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trên mạng. Sau đó mình đi khám bác sĩ và được bác sĩ tư vấn khá nhiều thông tin bổ ích (chắc do mục tư vấn cũng được tính tiền cho nên bs nói khá kĩ, haha).

Khám bác sĩ rồi thì mình cứ theo chỉ định của bác sĩ mà uống thôi. Uống cho đến khi mang thai thì bác sĩ lại cho thuốc khác. Mỗi giai đoạn lại uống 1 loại thuốc khác nhau. Sau khi sinh xong thì lại uống 1 loại thuốc khác nữa. Mình nghĩ các mẹ sắp có ý định mang thai chắc cũng có nhiều thắc mắc như mình hồi đó nên mình tổng hợp lại luôn, sau có gì các mẹ vào xem cho đỡ mất công đi tìm quanh trên mạng.

Có cần đi khám trước khi mang thai không?

Câu trả lời là có. Mình thấy cực kì cần thiết luôn. Để làm gì?

Khi mình mang thai, nếu mình mắc bệnh thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà nguy hại hơn là bệnh rất dễ lây qua cho em bé. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mình là thăm khám bác sĩ để khám tổng quát và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.

Chi tiết các mũi tiêm các mẹ có thể tham khảo ở đây. Nói chung là mình tiêm tất cả các mũi mà trong tờ giấy ghi chú của phòng tiêm dịch vụ có ghi, phòng bệnh cho chắc vậy 😀 . Lưu ý là sẽ tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Yên tâm, về việc này, khi lên tiêm bác sĩ sẽ yêu cầu mình cam đoan và nhắc nhở mình.

Thứ 2, để chữa bệnh

Để chuẩn bị tốt cho việc có thai, cần thăm khám về hệ thống sinh sản và khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mình có bị các bệnh về nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác hay không . Nếu có thì cần chữa bệnh sớm, vì nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

Trong khi mang thai, mình không được phép tẩy giun sán. Cho nên mình cần tẩy giun sán trước khi muốn có thai. Nếu tẩy thì tẩy cho cả gia đình trong cùng một thời gian luôn, để đảm bảo khỏi lây chéo nhau.

Ngoài ra, có một bệnh dễ gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ) đó là viêm nha chu. Còn viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho thai kỳ an toàn thì nên vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra và khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.

Kiểm tra huyết áp và hỏi bác sĩ kĩ về vấn đề này. Vì khi mang thai nếu huyết áp cao thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Nếu mẹ có tiền sử đái tháo đường thì cũng cần hỏi bác sĩ để kiểm soát lượng đường huyết cho tốt để chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, vận động trong thai kỳ sao cho hợp lí.

Nếu mẹ bị thiếu máu thì cũng cần hỏi bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bổ sung viên sắt. Nếu không khi mang thai sẽ rất mệt mỏi, yếu ớt.

Thứ 3, để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp

Cần xét nghiệm máu để biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.

Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.

Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.

Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.

Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.

Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.

Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.

Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.

Khi nào bắt đầu bổ sung thuốc trước khi mang thai?

Bổ sung dinh dưỡng cũng như thuốc trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).

Mình nghĩ cũng nhờ một phần mình chuẩn bị tốt dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ cần có cho nên khi tới ngày gần rụng, bác sĩ có kiểm tra và bảo trứng tròn, đều, phát triển tốt.

Trước khi mang thai có cần uống thuốc gì?

Trước khi mang thai bạn cần bổ sung 5 loại dưỡng chất quan trọng là axit folic, DHA/EPA, Chất sắt, canxi, vitamin D3.

P/s: hồi trước, mình chỉ uống sắt, axit folic trước khi mang thai do bác sĩ chỉ kê như vậy. Sau này tìm hiểu thì được biết có nhiều loại cũng cần thiết nên mình liệt kê thêm. Tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ lại để xác nhận các loại phù hợp với cơ thể của mình.

Axit Folic

Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.

Sắt

Sắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic quan trọng trong máu, cần thiết cho cả thai nhi và bà mẹ.

Canxi

Canxi thì giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.

Vitamin D3

Theo thống kê thì bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D trước khi mang thai nên mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin D dạng Vitamin D3 vì D3 là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu, từ máu vào trong xương.

DHA/EPA

DHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé, DHA được vận chuyển tốt nhất qua nhau thai khi có tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1. Ngoài ra, DHA và EPA được bổ sung trước khi mang thai còn giúp tăng dòng máu tới tử cung người phụ nữ, làm gia tăng khả năng thụ thai thành công.

Có Nên Uống Thuốc Ngủ Khi Mang Thai Không?

Có nên uống thuốc ngủ khi mang thai?

Đối với phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc ngủ. Nếu trong trường hợp sử dụng phải có kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, hoặc có sự chỉ định rõ ràng. Thuốc ngủ thường không được chỉ định dùng cho phụ nữ đang mang thai bởi vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi sử dụng lâu dài các bà mẹ đang bầu có thể bị nghiện thuốc, bị phụ thuộc vào thuốc gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Những bệnh lý thường gặp khi mang thai

Đa số chị em phụ nữ đang mang thai đều bị mất ngủ ít nhất một lần trong suốt thai kỳ. Giai đoạn đầu thai kỳ và giai đoạn cuối các mẹ bầu thường dễ mắc chứng mất ngủ nhất. Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết tố cũng như tâm sinh lý. Việc này khiến cho các chị em khó vào giấc, mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu. Một vài dấu hiệu của bệnh mất ngủ khi mang thai đó là: Khi đến khoảng thời gian cuối thai kỳ, thai nhi phát triển lớn hơn tình trạng này diễn ra ngày một nhiều hơn. Ngoài việc mất ngủ, vào thời gian cuối thai kỳ mẹ bầu còn bị sưng chân, đi tiểu nhiều, hệ tiêu hóa hoạt động giảm năng suất, đau lưng và người thường xuyên cảm thấy nặng nề mệt mỏi. Mất ngủ kéo dài có thể gây ra bệnh trầm cảm ở mẹ bầu và gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Trầm cảm chính là hệ quả của việc mất ngủ kéo dài ở mẹ bầu. Sang chấn tâm lý, cộng thêm áp lực suy nghĩ có thể là yếu tố cộng thêm khiến mẹ bầu hay bị trầm cảm kèm theo mất ngủ. Thường các mẹ hay bị trầm cảm sau sinh hơn là khi đang mang thai. Phụ nữ khi đang mang thai hoặc sau sinh tâm lý thường khá nhạy cảm, dễ bị kích động và dễ tổn thương. Do đó gia đình và chồng nên yêu thương quan tâm hơn đến chị em phụ nữ để tránh những hậu quả đáng tiếc. Một vài dấu hiệu của mẹ bầu mắc bệnh trầm cảm đó là:

Hay buồn bã, chán nản.

Xa cách với mọi người.

Không muốn làm việc gì, không thiết tha với điều gì.

Thường mất ngủ về đêm.

Khó vào giấc, trằn trọc.

Người nhà nên quan tâm và chú ý tới người thân đang mang bầu của mình để kịp thời phát hiện ra bệnh và điều trị.

Động kinh ở mức độ nhẹ chỉ là đau đầu, đau bụng, mất ngủ. Thế nhưng động kinh ở mức độ nặng có thể gây ra những cơn động kinh, chân tay co giật, hành động ý thức mất kiểm soát. Thông thường trong thuốc chữa bệnh động kinh thường được kê đơn thêm thuốc ngủ. Đối với phụ nữ đang mang thai mà bị bệnh động kinh cần có sự tư vấn của bác sĩ sao cho an toàn nhất.

Những ảnh hưởng của việc uống thuốc ngủ khi mang thai

Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng thuốc trong những trường hợp bắt buộc và phải có sự kê đơn của bác sĩ. Những loại thuốc ngủ có thành phần nhóm Barbiturates và Benzodiazepines rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây ra dị tật đặc biệt. Bên cạnh đó, vào thời gian đầu của thai kỳ những ảnh hưởng này để lại hệ quả càng lớn hơn. Trong những tháng tiếp theo sau 3 tháng đầu, thuốc ngủ có thể gây ra suy hô hấp cũng như ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của trẻ. Hơn thế nữa, thuốc ngủ còn làm giảm chỉ số thông minh của thai nhi, tác động trực tiếp lên quá trình chuyển hóa Bilirubin sau sinh, gây tổn thương não, vàng da nghiêm trọng.

Các loại thuốc thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược nói riêng và các loại thuốc nói chung đều không đảm bảo an toàn tuyệt đối với mẹ bầu. Chính vì thế việc dùng thuốc cho bà mẹ đang mang thai là điều cần hạn chế hết mức có thể. Để hạn chế tối đa việc phải sử dụng thuốc, các mẹ bầu nên khám thai định kỳ, nghe tư vấn của bác sĩ cũng như luôn suy nghĩ lạc quan và tích cực.

Gợi ý cách trị mất ngủ cho mẹ đang mang thai

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc ngủ, các bà mẹ đang mang thai có thể tham khảo một vài bí quyết trị mất ngủ như sau:

Dùng trà thảo dược, thảo mộc từ thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ như trà tâm sen, trà hoa cúc,…Những loại trà này có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, điều hòa tâm lý.

Sắp xếp một chu kỳ ngủ thật khoa học: Thiết lập đồng hồ sinh học giúp cơ thể làm quen và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày vì có thể gây mất ngủ vào ban đêm.

Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin, đặc biệt là Vitamin B. Phụ nữ đang mang thai nên tránh những thực phẩm gây mất ngủ. Chị em không nên ăn quá no trước khi ngủ vì gây đầy bụng, khó ngủ. Trước khi ngủ nên uống một ly sữa ấm để dễ ngủ hơn và thư giãn.

Thư giãn: Bạn có thể tập một vài thói quen tốt cho sức khỏe bản thân cũng như thai nhi ví dụ đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, ngâm chân trước khi ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng, ngồi thiền hoặc yoga. Những thói quen tốt này sẽ giúp mẹ bầu thư giãn hiệu quả, hơn thế nữa còn giúp giảm sự nặng nề đau đớn trong thời gian thai kỳ.

Không gian ngủ: Cần có một không gian ngủ sạch sẽ, thoải mái và yên tĩnh. Các mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái để thoải mái trong thời gian thai kỳ, cũng như đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Như vậy có thể thấy rằng chúng ta không nên uống thuốc ngủ khi mang thaivì có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hỗ trợ thêm cho cá mẹ bầu, những chị em đang mang thai.

Thuốc Bổ Sung Axit Folic Trước Khi Mang Thai

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9, là một chất quan trọng trong sự phát triển, phân chia tế bào, đặc biệt là hồng cầu. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương. Sự thiếu hụt acid folic làm chậm sự tổng hợp ADN, gây ảnh hưởng đến những nơi có sự tái tạo tế bào nhanh như tủy xương. Do đó gây ra những triệu chứng thiếu máu.

Axit folic là gì?

Acid folic đặc biệt cần thiết dành cho phụ nữ trước khi mang thai, trong khi mang thai, sau khi mang thai và trẻ em.

Tầm quan trọng của thuốc bổ sung axit folic trước khi mang thai

Vai trò của acid folic đối với bà bầu và thai nhi đều được chứng minh qua rất nhiều nghiên cứu khoa học. Acid folic thiếu gây hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi do ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ADN. Trẻ có thể mắc các dị tật thần kinh như nứt đốt sống, vô sọ ( vì dị tật ống thần kinh có thể xảy ra trong 4 tuần đầu tiên của thai kỳ ngay cả trước khi phát hiện ra có thai ), bệnh tim mạch, hở hàm ếch.

Nếu bà bầu thiếu acid folic có thể tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, dễ mắc rối loạn tâm thần sau sinh, thai thi không đủ cân.

Tại sao phải uống thuốc bổ sung axit folic trước khi mang thai?

Dinh dưỡng dành cho phụ nữ trước và trong khi mang thai rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Với những phụ nữ làm mẹ lần đầu, không ít người có được đầy đủ các kiến thức về sức khỏe sinh sản nói chung và việc bổ sung acid folic trước khi mang thai nói riêng.

Tại sao phải bổ sung thuốc axit folic trước khi mang thai

Hầu hết phụ nữ biết mình mang thai sau khoảng 1-2 tuần. Trong khi ống thần kinh được hình thành rất sớm của thai kỳ, có khi bạn chưa biết mình có thai hay chưa. Dị tật ống thần kinh có thể xảy ra vào trong khoảng 4 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì vậy khi bổ sung acid folic sau đó có thể xảy ra dị tật bẩm sinh cao hơn bình thường.

Acid folic phải được bổ sung trước đó khoảng 1 đến 3 tháng trước khi bạn có kế hoạch mang thai và được duy trì trong khi mang thai. Do đó việc dùng thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai có ý nghĩa vô cùng lớn với người phụ nữ.

Lượng acid folic cho phụ nữ trước mang thai bao nhiêu là đủ

Theo khuyến cáo thì tất cả người phụ nữ trong độ tuổi sinh nở nên bổ sung acid folic mỗi ngày khoảng 400mcg/ ngày ngay cả bạn không có ý định có con. Trong thời gian mang thai thì nhu cầu đối với acid folic lại càng lớn hơn, cao gấp rưỡi so với bình thường và thông thường vào khoảng 600 mcg / ngày.

Mẹ cần bổ sung bao nhiêu axit folic là đủ

Mặc dù acid folic rất cần thiết đối với phụ nữ trước và trong quá trình mang thai, tuy nhiên bạn cũng không nên quá lạm dung, sử dụng một cách bừa bãi. Nếu tồn tại một lượng lớn acdi folic trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trường hợp các mẹ có con bị dị tật bẩm sinh ống thần kinh, nếu có kế hoạch sinh thêm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.

Hướng dẫn dùng thuốc bổ sung acid folic trước khi mang thai

Trước khi mang thai phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ acid folic theo khuyến cáo. Mặc dù nguồn thực phẩm chứa acid folic là rất nhiều như cam, canh bưởi, bông cải xanh, khoai tây, các loại ngũ cốc.. tuy nhiên chế độ ăn uống không đảm bảo thì cần bổ sung bằng thuốc acid folic hàng ngày để có đủ lượng cần thiết.

Cần lựa chọn loại thuốc tốt, được tin dùng trên thị trường.

Trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ, dùng đúng và đủ liều lượng khuyến cáo.

Nên uống thuốc vào khoảng giữa hai bữa ăn.

Thuốc bổ sung axit folic trước khi mang thai dùng như thế nào?

Uống cùng với nước trái cây chứa vitamin c giúp hấp thu sắt tốt

Khi dùng tránh uống cùng với nước chè hay cafe

Các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như ngứa, nổi ban, mày đay hay rối loạn tiêu hoá…nhưng hiếm gặp.

Uống Thuốc Bổ Gì Trước Khi Mang Thai Để Mẹ Và Bé Khỏe Mạnh?

0 lượt xem

Bữa ăn hàng ngày dù nhiều dưỡng chất đến đâu cũng có thể bao hao hụt một hàm lượng dinh dưỡng nhất định do quá trình chế biến và nấu nướng. Đặc biệt là với nếp sống hiện đại ngày nay, nhiều bữa ăn bên ngoài dường như đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống vợ chồng.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển tốt nhất từ trong bụng mẹ, không phải chỉ đến khi biết mình có thai, mẹ mới bắt bổ sung dinh dưỡng. Theo các chuyên gia khuyến cáo, thời điểm bổ sung thuốc bổ trước khi mang thai tốt nhất là 3 tháng.

Bởi theo cơ chế sinh học, thời gian để trứng trưởng thành trong buồng trứng của người mẹ mất khoảng 3 tháng, sau đó trứng sẽ chín và rụng. Ở thời điểm trứng rụng, nếu trứng gặp tinh trùng sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai. Muốn có phôi thai khỏe mạnh, người mẹ cần có chất lượng trứng tốt nhất. Do đó nếu thời điểm này mẹ uống các loại thuốc, vitamin tổng hợp sẽ tốt nhất cho quả trứng phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế, mẹ nên có kế hoạch uống bổ sung dưỡng chất trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Đồng thời các cặp đôi cần có những chuẩn bị trước khi mang thai hiệu quả như: chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, kiểm tra sức khỏe tổng quát, dự trù tài chính tỉ mỉ…

Ngoài ra, hầu hết phụ nữ đều không biết mình đã mang thai trong thời gian một vài tuần đầu tiên. Trong khi đó, thời gian đầu mang thai là lúc thai nhi phát triển và hình thành hầu hết các cơ quan. Đặc biệt, 7 tuần đầu thai kỳ là thời gian thai nhi hình thành ống thần kinh. Đây là giai đoạn nhạy cảm và dễ xảy ra tổn thương nghiêm trọng nếu không được bổ sung đủ dưỡng chất (đặc biệt là acid folic). Vì vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được khuyên bổ sung thêm viên bổ tổng hợp mỗi ngày, ngay từ khi dự định mang thai.

Dưỡng chất cần bổ sung trước khi mang thai?

Các bác sỹ và chuyên gia y tế thường khuyên phụ nữ trước khi mang thai bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh thì các mẹ có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất để nâng cao sức khỏe, tăng khả năng thụ thai, chống dị tật thai nhi bẩm sinh để chuẩn bị cho quá trình mang thai an lành.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia có 3 loại dưỡng chất quan trọng nhất cho phụ nữ trước khi mang thai là axit folic (vitamin B9), chất sắt và canxi. Trong đó:

Acid folic bổ sung đủ 400mcg/ngày trước khi mang thai và trong 3 tháng đầu giúp ngăn ngừa 70% tỷ lệ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ

Bổ sung trong suốt thai kỳ giúp cho quá trình tạo máu và phân chia tế bào. Rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Acid folic cũng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển khỏe mạnh của tinh trùng

Cần cho quá trình tổng hợp DNA và cần cho sự tăng trưởng, phân chia tế bào nhanh.

Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn vẹn của trứng và tính linh động của tinh trùng

Làm tăng cường dòng máu tới tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai

Cần thiết cho sự phát triển não bộ, thị giác, hệ miễn dịch của trẻ; phòng ngừa các biến chứng trong thai kỳ.

Thành phần dầu cá tự nhiên dạng Triglycerid với tỷ lệ DHA/EPA ~ 4/1 là dạng cơ thể dễ hấp thu và phù hợp nhất đối với mẹ chuẩn bị mang thai, mang thai và nuôi con bú

Có vai trò quan trọng trong việc phát triển não bộ của thai nhi và sự hình thành tuần hoàn máu của nhau thai

Giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân, thiếu tháng

Ngăn ngừa những tác động xấu đến sự phát triển trí tuệ và thể lực đến thai nhi sau này.

Giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở mẹ, đáp ứng nhu cầu tăng lên của mẹ trong giai đoạn mang thai sắp tới.

Cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương và răng của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Giảm nguy cơ loãng xương sau này.

Có thể ngăn ngừa một số bệnh như tăng huyết áp dẫn đến tiền sản giật và sinh non.

Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất trước khi mang thai cũng đóng vai trò rất quan trọng nhằm xây dựng một tương lai thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ bầu và bé yêu.

Uống loại thuốc bổ gì trước khi mang thai?

Lưu ý về việc uống thuốc trước khi mang thai

Khi sử dụng các loại thuốc bổ trước khi mang thai, các chị em nên tìm hiểu thông tin cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ. Sử dụng các chế phẩm bổ sung có uy tín, được kiểm định và chất lượng rõ ràng.

Kiểm tra thông tin trên bao bì: Sử dụng các loại thuốc bổ, vitamin tổng hợp mà có chứa đầy đủ các loại vitamin, acid béo thiết yếu (DHA/EPA), khoáng chất phù hợp với thể trạng của bạn. Đặc biệt, khi uống bất cứ loại thuốc bổ nào, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe trước khi bổ sung. Chú ý đến thành phần của từng loại thuốc, xem trong thuốc có thành phần nào mình bị dị ứng không

Tuyệt đối không lạm dụng việc bổ sung Vitamin cũng như thuốc bổ khi mang thai: các loại thuốc bổ, vitamin không phải uống càng nhiều càng tốt, bạn chỉ nên dùng theo liều lượng hướng dẫn và không tự ý uống thêm trừ khi đã hỏi ý kiến bác sĩ.

Một số yếu tố làm giảm tác dụng của thuốc bổ: Lưu ý một số loại Vitamin và Khoáng chất nếu chúng ta uống đồng thời sẽ làm giảm hiệu quả và khả năng hấp thu của nhau, ví dụ như canxi không nên uống cùng thời điểm với sắt. Bởi vậy, bà bầu nên tách biệt thời gian uống sắt và canxi thay vì uống đồng thời. Khi sử dụng vitamin và thuốc bổ, các bạn cũng nên chú ý đến các loại thực phẩm có khả năng làm giảm công dụng của thuốc. Ví dụ như không uống viên sắt cùng sữa, trà, cà phê… Chỉ nên uống thuốc sau khi ăn uống những loại thực phẩm này ít nhất 1-2 tiếng.

Chú ý nguồn gốc của sản phẩm: nguồn gốc, xuất xứ của các loại thuốc đó, xác định rõ các loại thuốc này đã được Bộ Y Tế kiểm định hay chưa hay có được công nhận bởi cơ quan quản lý dược không

Bên cạnh việc uống thuốc, chị em cũng nên có chế độ dinh dưỡng trước khi mang thai hợp lý, tăng cường ăn những thực phẩm lành mạnh như các loại rau xanh, củ quả, trái cây,… tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cafein,… để thuốc bổ phát huy được tác dụng tốt nhất.