Khi trẻ bị sốt tức là hệ thống miễn dịch của cơ thể đang chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, được coi là một phản ứng thường gặp, không phải là bênh. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cha mẹ cần quan sát kỹ để đưa trẻ đi khám kịp thời.
Thân nhiệt bình thường của trẻ từ khoảng 36,5 đến 37,5 độ C. Tùy vào vị trí cũng như thời điểm mà thân nhiệt ở từng bộ phận khác nhau. Để đảm bảo biết được nhiệt độ chính xác nhất nên đo nhiệt kế, trên 37,5 độ C là sốt, nhưng đây mới là mức độ nhẹ, chỉ khi trẻ sốt trên 38,5 độ C mới uống thuốc.
Trẻ sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? (Ảnh: Internet)
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38,5 độ C. Khi đo nhiệt kế, không nên đo thân nhiệt ở miệng, trán hay hậu môn, không cần cộng trừ chênh lệch 0,5 độ C.
Ở mức độ 37,5-38,5 độ C chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.
Như vậy, với thắc mắc có nên cho bé uống thuốc hạ sốt, có nên cho trẻ uống hạ sốt, trẻ bị sốt có nên cho uống hạ sốt… cha mẹ có thể căn cứ vào các mức nhiệt để đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng thời điểm.
2. Lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cha mẹ cần ghi nhớ
Các bác sĩ cảnh báo rằng không phải đối tượng trẻ em nào cũng có thể dùng thuốc hạ sốt, đặc biệt cần lưu ý không tự ý cho trẻ dưới 3 tuổi dùng thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ.
Khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần có liều lượng cụ thể, rõ ràng:
– Thuốc hạ sốt dạng bột gói được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg
+ Loại 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg (trẻ dưới 1 tuổi)
+ Lọai 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 – 15 tuổi. Hoặc liều chỉ định 10mg-15 mg thuốc/kg mỗi lần khi sốt.
Các liều lượng này đã được khuyến cáo cụ thể, cha mẹ không nên vì thấy con sốt cao mà tự tăng liều, thời gian giữa 2 lần uống là 4 tiếng, chỉ lặp lại sau 4 tiếng tương đương lần uống trước. Một ngày dùng 3 – 4 lần, không quá 60 mg thuốc/kg.
Cha mẹ cần phải lưu ý khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt (Ảnh: Internet)
– Thuốc hạ sốt dạng viên đạn được bào chế với 3 lượng:
+ Loại 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg (tương đương từ 1-5 tháng tuổi)
+ Loại 150mg dùng cho trẻ từ 7-12kg (tương đương từ 6 tháng đến 1 tuổi)
+ Loại 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg (từ 2-9 tuổi)
– Thuốc hạ sốt Paracetamol và Ibuprofen không được sử dụng cho trẻ với mục đích hạ thân nhiệt nếu trẻ đó được đánh giá không có dấu hiệu nguy hiểm
– Thuốc hạ sốt không ngăn ngừa được cơn co giật do sốt, không nên dùng để ngăn co giật
– Kết hợp Paracetamol và Ibuprofen không cho thấy có giá trị hơn việc sử dụng 1 loại, vì vậy chỉ sử dụng khi bé không đáp ứng điều trị 1 loại hạ sốt ban đầu
– Khi dùng thuốc hạ sốt, cha mẹ đảm bảo trẻ được nằm trên mặt phẳng trống, không có vật dụng sắc nhọn hay vật có thể gây tổn thương nếu con co giật
– Cởi bỏ bớt đồ đang mặc, tránh tình trạng ủ ấm hoặc mặc quá nhiều quần áo
– Thay vì lau mát khiến trẻ khó chịu, hãy để trẻ ngủ yên hoặc nghỉ ngơi
Cha mẹ nên để trẻ ngủ nghỉ đủ giấc (Ảnh: Internet)
– Nếu thấy trẻ nôn thì lập tức cho nằm nghiêng một bên
– Nếu trẻ bỏ bú hoặc nhìn yếu hơn thì đưa trẻ đi khám ngay
– Việc áp dụng cho trẻ uống thuốc hạ sốt tùy điều kiện từng nơi và tùy vào kinh nghiệm người bác sĩ, hiện chưa có một phác đồ chuẩn mực cho việc hạ sốt ở trẻ.
– Khi trẻ bị sốt, nên đưa đến bác sĩ khám trước và chỉ hạ sốt khi bác sĩ kết luận nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cha mẹ không tự ý hạ sốt tại nhà hay giữ trẻ quá lâu ở nhà khiến tình trạng trẻ nặng hơn, tránh tình huống đáng tiếc xảy ra.
Như vậy các bậc phụ huynh đã có lời giải đáp cho thắc mắc có nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tùy vào tình trạng thực tế để cho trẻ uống thuốc hay đi khám kịp thời, đảm bảo an toàn cho trẻ.
*Lưu ý: Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán và điều trị.