Uống Thuốc Hạ Sốt Quá Liều / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Uống Thuốc Hạ Sốt Quá Liều Nhiều Có Hại Không Và Uống Đúng Cách

Khi thấy cơ thể hơi nóng, mệt mỏi, nhiều người sẽ nghĩ là mình bị sốt và sử dụng thuốc hạ sốt ngay mà không kiểm tra nhiệt độ cơ thể.Việc uống thuốc hạ sốt quá liều trong 1 thời gian dài sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho gan. Tình trạng này còn diễn tiến nghiêm trọng hơn với nhiều biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là ngộ độc thuốc với các biểu hiện như: đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng, nặng nề hơn trẻ có thể bị tổn thương gan dẫn đến vàng da, vàng mắt, li bì…

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng thông thường nhất là loại chứa acetaminophen (efferalgan, paracetamol, panadol…). Việc lựa chọn loại thuốc hạ sốt cho con cực kỳ quan trọng, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng thuốc hạ sốt tại nhà:

Đo nhiệt độ cơ thể trước khi dùng thuốc:

Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 38,5 độ mẹ nên nới rộng quần áo, chườm ấm cho trẻ bằng khăn ấm, lau trán, nách, bẹn, cặp lại nhiệt độ cho trẻ sau khi chườm.

Nếu nhiệt độ từ 38,5 độ trở lên, bạn nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng phải theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

Trẻ bị sốt kèm đi ngoài phân lỏng thì tốt nhất nên dùng thuốc đường uống.

Trong trường hợp trẻ bị sốt nhưng không uống được thuốc, nôn nhiều thì mẹ nên dùng thuốc đặt hậu môn.

Khi thấy trẻ có triệu chứng hay nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thuốc hạ sốt, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở uy tín gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Để cấp cứu ngộ độc có hiệu quả, điều hết sức quan trọng là nhận biết kịp thời chất độc hoặc thuốc mà bệnh nhân đã dùng. Do đó, các mẹ cần lưu ý mang theo bao bì thuốc và bình tĩnh khai báo liệu trình dùng thuốc của trẻ cho bác sĩ.

Trẻ uống hạ sốt xong toát mồ hôi hoặc không đỡ phải làm sao?

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi vi khuẩn xâm nhập, tác nhân chính gây nên tình trạng này là vi khuẩn, vi rút. Sốt thường gặp ở trẻ em nhiều hơn, do hệ đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu.

Khi trẻ có biểu hiện sốt, bạn cần cặp nhiệt độ chính xác và sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp bất khả kháng, nhưng cần có sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi uống thuốc, một số trẻ thường có biểu hiện toát nhiều mồ hôi, nhưng mẹ không cần quá lo lắng, bởi đây là phản ứng tích cực của cơ thể giúp thân nhiệt của trẻ hạ xuống. Điều cần làm lúc này là bố mẹ cần phải quan tâm tới chế độ chăm sóc trẻ, ngoài việc lau khô mồ hôi và thay quần áo thường xuyên, mặc những bộ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi, để tránh cảm lạnh, bố mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ trong phòng thoáng mát, tránh gió lùa, giữ nhiệt độ phòng dao động từ 25 – 27 độ C. Phòng ngủ của bé phải được dọn dẹp sạch sẽ thường xuyên, căn phòng đủ ấm. Không những vậy, bố mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng cổ, mặt, chân tay, nách bẹn hàng ngày.

Trẻ bị sốt ra nhiều mồ hôi sẽ hay quấy khóc, do vậy bố mẹ hãy dành nhiều thời gian để vui chơi cùng bé, trò chuyện giúp bé cảm thấy an tâm hơn và quên đi những sự mệt mỏi của bệnh.

Bố mẹ cũng đừng quên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ bằng cách đo nhiệt kế và những dấu hiệu trẻ bị sốt. Khi thấy những dấu hiệu nguy hiểm như: sốt cao trên 39 độ C, tình trạng nôn mửa nhiều, ho nhiều… uống thuốc hạ sốt không đỡ thì cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Uống hạ sốt cách nhau mấy tiếng, bao lâu thì hạ?

Một trong những nguyên nhân khiến cho việc dùng thuốc hạ sốt không phát huy tác dụng đó là dùng thuốc không đúng cách, khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt quá gần hoặc quá xa nhau.

Mỗi loại thuốc hạ sốt sẽ có thời gian tác dụng khác nhau, tùy vào loại bạn đang dùng, thời gian uống thuốc hạ sốt cách nhau bao lâu cũng sẽ có thể thay đổi.

Thông thường, liều dùng thuốc hạ sốt cho người lớn như sau: Người lớn nên dùng 2 – 3 lần/ngày. Không nên liên tiếp sử dụng các liều trong vòng 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.

Với các trường hợp đặc biệt, hạ sốt nằm trong phác đồ điều trị bệnh hoăc có sử dụng loại thuốc khác song song, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc hạ sốt mà cần có sự tham vấn của bác sĩ.

Đối với trẻ em, liều hạ sốt của paracetamol được tính theo cân nặng của trẻ với mức dao động từ 10 – 15mg/kg cân nặng cho 1 lần sử dụng.

Khoảng cách giữa những lần uống 4 – 6 tiếng đồng hồ nếu trẻ sốt quá cao.

Không nên sử dụng thuốc hạ sốt đối với trẻ em 5 lần/ngày

Khi cho trẻ uống thuốc, bố mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn để biết nên cho con uống thuốc trước hay sau khi ăn, vào thời gian nào trong ngày và trong bao lâu, bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý để ngày sản xuất và hạn sử dụng của thuốc trên bao bì để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Sau khi uống 20 – 30 phút, thuốc sẽ bắt đầu có tác dụng. Mỗi giờ mẹ cần cặp nhiệt độ lại để theo dõi nhiệt độ của trẻ. Sau khi thuốc hết tác dụng (khoảng 4 tiếng) nếu trẻ chỉ còn sốt nhẹ, đó sẽ là tín hiệu tốt, hệ miễn dịch của trẻ về cơ bản đã được kiểm soát, việc của mẹ lúc này là thực hiện chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Hướng dẫn uống thuốc hạ sốt đúng cách

Việc uống thuốc đúng cách, đúng liều sẽ phát huy hết công năng, tác dụng của thuốc, giúp thời gian hạ sốt nhanh chóng hơn.

Cách dùng thuốc hạ sốt vô cùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn nên dùng liều 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng 1 gói hoặc một viên đạn. Lưu ý, không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, cần có chỉ định từ bác sĩ.

Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau khi dùng thuốc hạ sốt:

Đối với người lớn nên dùng thuốc hạ sốt khi đạt 39 độ C. Với trẻ em khi sốt trên 38,5 độ C bạn nên dùng ngay thuốc hạ sốt với liều dùng phù hợp vì tốc độ sốt của trẻ đến 39 độ C, 40 độ C là rất nhanh.

Không tự ý dùng thuốc hạ sốt với trường hợp dị ứng, người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này, khi bị sốt cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Sốt là biểu hiện thường gặp, do đó, bạn cần hết sức bình tĩnh để tìm ra cách xử lý hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có lời giải cho vấn đề uống thuốc hạ sốt quá liều nhiều có hại không và cách uống đúng cách để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Trẻ Nhỏ Sốt Bao Nhiêu Độ Thì Cho Uống Thuốc Hạ Sốt?

Sốt, cảm cúm là sự phản ứng bình thường của cơ thế khi đứng trước sự nhiễm khuẩn của virus hay vi khuẩn nào đó. Do đó, sốt được gọi là triệu chứng chứ không được coi là bệnh. Nhiệt độ trung bình của các cơn sốt dao động từ 37,8 đến 40 độ C.

Sốt, cảm cúm là sự phản ứng bình thường của cơ thế khi đứng trước sự nhiễm khuẩn của virus hay vi khuẩn nào đó

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt phần lớn đến từ các bệnh do virus như cảm cúm hoặc cảm lạnh gây ra. Hoặc do viêm họng hoặc nhiễm trùng tiểu đường dẫn đến sốt. Thậm chí, có một số trẻ nhỏ bị mọc răng cũng gây sốt.

Trẻ sốt bao nhiêu độ thì cho uống thuốc?

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé, khi nào trẻ sốt hơn 38,5 độ C thì mới cho bé uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt sẽ có tác dụng sau khi bé uống từ 20 đến 30 phút, tiếp tục kéo dài sau 2 tiếng đồng hồ. Thuốc hạ sốt sẽ giúp bé hạ nhiệt độ từ 1 đến 2 độ C.

Lưu ý, thuốc hạ sốt sẽ không giúp bé hạ nhiệt độ xuống thành nhiệt độ bình thường của cơ thể. Nếu uống thuốc hạ sốt trong vòng 4 đến 6 tiếng bé không hạ nhiệt thì tiếp tiếp tục cho bé uống đến khi hạ sốt xuống được 1 đến 2 độ C.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho bé, khi nào trẻ sốt hơn 38,5 độ C thì mới cho bé uống thuốc hạ sốt

Hiện nay trên thị trường, paracetamol đang là loại thuốc dùng để trị hạ sốt thông dụng nhất. Nếu sử dụng thuốc này cho trẻ em thì chỉ dùng từ 10 đến 15 mg/kg trọng lượng cơ thể, nếu bé vẫn chưa hạ sốt thì sau 4 đến 6 giờ lại tiếp tục cho bé uống liều mới.

Trẻ sốt bao lâu thì khỏi bệnh?

Thông thường, các cơn sốt, cám cúm do virus sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Và độ nặng nhẹ của cơn sốt không ảnh hưởng đến sự nghiêm trọng của bệnh. Nó phụ thuộc vào hành vi cư xử của trẻ, mới nói lên được bệnh nặng hay bệnh nhẹ. Và khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42 độ C thì tổn thương não xuất hiện.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên cho trẻ uống thật nhiều nước và mặc quần áo thoáng mát. Đồng thời, cho trẻ ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày để dễ tiêu hóa. Không cho bé chơi ngoài trời, nên cho chơi ở nơi mát mẻ trong phòng.Không để bé nằm ở những nơi quá nóng. Khi thay đồ cho bé, bố mẹ nên dẫn bé vào nơi kín gió, rồi dùng khăn ấm lau người cho bé.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ nên cho trẻ uống thật nhiều nước và mặc quần áo thoáng mát. Đồng thời, cho trẻ ăn đồ ăn lỏng hơn thường ngày để dễ tiêu hóa

Thay vì kiêng cự tắm cho trẻ như trước đây, các chuyên gia lại khuyến khích cho trẻ bé khi bị sốt để hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, phải tắm sao cho đúng cách, không tắm bằng nước lạnh như ngày thường. Tuyệt đối không chườm nước lạnh hay nước đá khi bé đang sốt cao. Không được xoa bóp rượu cồn cho bé, bởi nó có thể gây ngộ độc cho bé.

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng Trẻ em bao nhiêu độ là sốt

Uống Thuốc Tẩy Giun Quá Liều Có Sao Không?

Bị nhiễm giun, sán qua quá trình ăn uống là điều mà ai cũng sẽ mắc phải. Ngoài ra, giún sán còn thể thể lây truyền qua trung gian ban tay, lây giữa các thành viên trong gia đình, vì vậy cần được tẩy giun định kì để sứ khỏe luôn được khỏe mạnh, cơ thể phát triển tốn. Vậy nếu uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không?

Có thể uống thuốc tẩy giun vào bất cứ thời điểm nào trong ngày: Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun được bán trên thì trường, và thường được sử dụng nhất là thuốc tẩy giun mebendazol dạng polymorph C, khi uống thuốc không phải nhịn ăn hoặc dùng thuốc sổ như một số loại thuốc trị giun cũ và có thể uống thuốc khi bụng đói hoặc no đều được.

Tẩy giun định kỳ: Cần uống tẩy giun theo định kì, chu kì tẩy giun khoảng 5-6 tháng một lần. Sau khoảng thời gian này, cơ thể con người rất dễ nhiễm giun trở lại. Đặc biệt, đối với những người thường ăn những đồ tươi sống, thực phẩm ngoài đường phố, các quán ăn lề đường, ăn uống không hợp vệ sinh, ở những nơi có tỷ lệ nhiễm giun sán cao, vệ sinh môi trường kém thì nên tẩy giun 3 -4 tháng một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tẩy giun cho cả gia đình: Giun sán lây nhiễm giữa những thành viên trong gia đình là rất cao, thường qua quá trình ăn uống hằng ngày trong gia đình, sử dụng chung chén bát làm tăng nguy cơ lây nhiễm giun sán. Chính vì vậy cần nên tẩy giun định kì cho các thành viên trong gia đình.

Thuốc tránh dùng cho: trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Nếu có ý định mang thai cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.

Uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không?

Đối với các loại giun thông thường như giun móc, giun tóc, giun kim, giun đũa thì chỉ cần sử dụng với liều lượng thấp thì đã đã có thể đạt được mục tiêu điều trị giun sán.

Trường hợp nhiễm giun lươn, ấu trùng sán lợn ở não, ấu trùng giun tròn ở chó mèo… thì phải dùng tới liều cao. Tuy nhiên phải cần theo sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ, uống quá thuốc tẩy giun quá liều với hàm lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng không tốn cho sức khỏe

Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không mong muốn (mặc dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, buồn nôn… bạn nên uống sau bữa ăn sáng. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.

Trước kia, khi các biện pháp tẩy giun chưa được cải tiến, các bác sĩ thường khuyên uống thuốc tẩy giun vào lúc đi ngủ, lúc hơi đói hoặc sau khi ăn sáng bằng thức ăn có nước thì việc tẩy giun sẽ đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, phương pháp tẩy giun đã có nhiều cải tiến. Việc uống thuốc không còn bị hạn chế bởi thời gian, các bạn có thể sử dụng vào mọi thời điểm trong ngày, dù đói hay no. Cách uống cũng rất linh hoạt, có thể nhai, nuốt chửng hoặc nghiền trộn với thức ăn.

Sau khi tẩy giun sán ra khỏi cơ thể, phải xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường vì chúng thường chứa đựng một lượng trứng rất lớn.

Đặc biệt, cần áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, ăn uống, môi trường để phòng chống sự tái nhiễm. Do ở nước ta, môi trường ngoại cảnh bị ô nhiễm nặng tạo điều kiện để mầm bệnh giun sán phát triển trở lại.

Mong rằng qua bài chia sẽ Uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không? sẽ mang lại những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc, bất kì loại thuốc nào uống quá liều cũng có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, vì vậy bạn nên uống thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

vận chuyển hàng hóa từ nhật về việt nam

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc

trang web mua hàng nhật online

Hạt dẻ Cao Bằng giá bao nhiêu

Hậu Quả Khi Cho Trẻ Uống Thuốc Ho Quá Liều!!!

Thứ Hai, 29-10-2018

Tưởng như chẳng bao giờ có gì nguy hại, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường vô tình cho trẻ uống thuốc ho quá liều mà chẳng hề hay biết đến hậu quả. Để rồi khi những hiểm nguy xảy ra với sức khỏe con trẻ, đổi lại chính là sự ân hận muộn màng của ông bà, cha mẹ.

Nếu trẻ uống thuốc ho quá liều sẽ như thế nào?

Chị Vân, 30 tuổi, Gia Lai đã gửi thư về chia sẻ câu chuyện của mình như sau:

“Khi mọi chuyện đã qua đi, mình mới gom đủ bình tĩnh để ngồi viết những dòng này chia sẻ đến mọi người một chuyện làm mình cực kì ân hận: cho trẻ uống thuốc ho quá liều. Hai vợ chồng mình sinh bé Nhi xong thì ở riêng. Là đứa đầu nên nhiều khi tay chân chăm cháu cũng cứ lóng ngóng. Rồi dạo dịch viêm họng cấp xảy ra, bé Nhi tất nhiên cũng không tránh khỏi. Với tâm lí sốt sắng nghĩ rằng “càng nhiều càng tốt”, mình cho bé uống thuốc với thời gian sai lệch so với thời gian bác sĩ quy định. Thay vì một ngày chỉ chia thành 3 lần, mình bấm bụng tăng thêm 1 cữ khuya với hi vọng bé sớm ngày đỡ bệnh. Mọi chuyện bình thường cho đến khi nửa đêm, mình giật mình thức giấc thì thấy người cháu nóng bừng. Hơn nữa có dấu hiệu co giật nhẹ, hàm cắn chặt và lay mãi chẳng tỉnh. Mình ngoài việc hoảng hốt gọi ông xã thì chỉ biết ôm con và khóc. May là mình thức dậy kịp lúc. May là hôm ấy ảnh không đi công tác. May là chồng mình bình tĩnh đưa con vào viện nhanh chóng… Mình quả thực không dám nghĩ đến buổi tối hôm ấy nữa!”

Câu chuyện cho trẻ uống thuốc ho quá liều của chị Vân trên thực tế không phải điều hiếm gặp. Tại khoa nhi của nhiều bệnh viện, có không ít trường hợp trẻ phải nhập viện theo dõi điều trị dài ngày do sự thiếu hiểu biết của bậc phụ huynh. Thậm chí khi không kịp thời cấp cứu, đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí tuệ và sức khỏe mãi về sau, kể cả trẻ bị tử vong vì sốc thuốc và cấp cứu muộn.

Những hậu quả khi cho trẻ uống thuốc ho quá liều

Ở trẻ nhỏ, sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé gần như yếu ớt hơn rất nhiều. Vì vậy trẻ em là đối tượng hàng đầu có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc cảm cúm, ốm sốt. Đa phần, các dấu hiệu viêm họng ở trẻ đều là bệnh thường gặp, ít gây nguy hiểm và sẽ nhanh chóng khỏi hẳn khi được chăm sóc cẩn thận. Theo đó, thói quen của không ít gia đình chính là tự mua thuốc về điều trị cho trẻ, nhất là những nhóm thuốc không cần kê đơn như: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc bổ phế,…

Thế nhưng không phải ai cũng có khả năng làm bác sĩ. Không phải thuốc nào cũng có thể dùng để điều trị viêm họng cho trẻ. Bởi hầu như các loại thuốc khi sử dụng đều có thể khiến trẻ gặp các phản ứng phụ, dị ứng, sốc phản vệ,…

Đặc biệt với những trẻ uống thuốc ho quá liều, thông thường sẽ phải đối mặt với những hậu quả như:

Rối loạn cân bằng sinh học: cụ thể là rối loạn chức năng tiêu hóa, đường ruột ở trẻ. Ngoài ra sẽ làm suy kiệt hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ, khiến công cuộc chữa trị phục hồi diễn ra khó khăn, trì trệ.

Tắc nghẽn hô hấp, co giật: khi thuốc ho, bổ phế dùng quá liều sẽ gây ra trạng thái co bóp mạnh ở khí quản, thậm chí là suy hô hấp, nghẽn đường thở, suy tim,…

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: dùng thuốc liều cao/quá liều sẽ tạo thành áp lực đến hệ thần kinh của trẻ, gây ức chế hệ thần kinh trung ương. Có trường hợp vì uống quá liều mà trẻ bị trầm cảm hoặc biến thành ngốc nghếch.

Ảnh hưởng đến sức khỏe, quá trình phát triển và sức khỏe của trẻ.

Suy giảm chức năng gan, thận, dạ dày

Biểu hiện khi trẻ uống thuốc ho quá liều

Mức độ nhẹ: da ửng đỏ, ngứa ngáy, nổi mẩn. Miệng khô lưỡi đắng, nôn mửa, đau bụng, bồn chồn, ù tai, váng đầu, sốt cao,…

Mức độ nghiêm trọng: tăng nhịp tim, nôn mửa có xen lẫn bọt máu, đồng tử mở to ( có khi trợn mắt), động kinh, co giật, líu lưỡi, thở gấp, bất tỉnh,…

Cách phòng ngừa uống thuốc quá liều ở trẻ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:

Khám chữa và nhận thuốc tại bệnh viện, phòng khám “mát tay”: khi trẻ cảm thấy không khỏe, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra các phương pháp phù hợp, an toàn với trẻ nhất.

Uống thuốc theo toa, đơn: hầu như các bác sĩ đều sẽ đưa ra liều lượng theo đúng với thể trạng, mức độ của trẻ. Vậy nên các bậc phụ huynh cần chia nhỏ lần thuốc theo yêu cầu của bác sĩ, tránh tự ý gia giảm liều lượng.

Không gộp lần uống: nhiều cha mẹ thường không nhớ rõ thời gian cách lần uống của con và có thói quen uống “bù” cho đủ cữ. Điều này tuyệt đối không nên áp dụng vì có thể gây ra sốc thuốc ở trẻ. Nên đánh dấu, ghi chú rõ giờ giấc mỗi lần uống và thực hiện đúng để trẻ chóng lành bệnh.

Để thuốc xa tầm tay trẻ: trẻ em luôn tò mò về những điều mới lạ, nhất là hứng thú với những viên thuốc nhiều màu sắc. Hãy chắc chắn thuốc chữa viêm họng của trẻ được cất ở nơi thoáng mát, khô ráo và ở nơi trẻ không thể tìm thấy, với tới.

Khi trẻ uống thuốc ho quá liều: nếu trẻ vẫn tỉnh táo hoặc ngộ độc ở mức độ nhẹ, nên giữ trẻ ngồi thẳng, cho trẻ uống nhiều nước ấm để kích thích bài tiết lọc bớt thuốc dư thừa. Sau đó, nếu có thể nên cho trẻ ói bớt thuốc ra ngoài và đưa đến cơ sở y tế. Ở trường hợp nghiêm trọng, nên gọi xe cấp cứu hoặc lập tức đưa đến bệnh viện để súc ruột. Không nên tự ý kéo dài thời gian sơ cứu vì sẽ làm chậm trễ quá trình giải độc cho trẻ.

“Trẻ em như búp trên cành”. Bất kì sự kiện nào xảy ra với trẻ đều có thể để lại di chứng hệ lụy về sau này. Đặc biệt là trong vấn đề sức khỏe, cơ thể của trẻ vẫn chưa đủ hoàn chỉnh và mạnh mẽ để chống lại những tổn thương đến từ bên ngoài. Chỉ cần “sai một li sẽ đi một dặm”, chỉ vì chủ quan của nhiều bậc phụ huynh mà đứa trẻ phải gánh nhiều hiệu quả đáng tiếc.

Vì vậy vấn đề trẻ uống thuốc ho quá liều cần được xem là một vấn đề nguy cấp và nghiêm trọng. Trong suốt quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, chắc hẳn sẽ có không ít lần trẻ nhiễm bệnh. Thế nên sự quan tâm kĩ lưỡng từ phía gia đình chắc chắn là điều không thể thiếu. Đừng vì một chút lơ đễnh, một chút vô tâm mà khiến trẻ uống thuốc ho quá liều hoặc dùng thuốc sai cách. Đổi lại, đó có thể chính là sự hối hận muộn màng.

An Tư