Thuốc Trụ Sinh Và Kháng Sinh / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Kháng Sinh, Trụ Sinh Và Kháng Viêm Là Gì?

Nhiều độc giả viết thư hỏi thầy lang tôi cách phân biệt kháng sinh, trụ sinh và kháng viêm. Kháng sinh theo ngữ nguyên antibiotic bao gồm hai từ anti nghĩa là kháng và bio nghĩa là vi sinh vật. Đây là các hợp chất có tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn. Kháng sinh đầu tiên trên thế giới là Penicillin do nhà khoa học Alexander Fleming tìm ra một cách tình cờ khi đang nghiên cứu sự phát triển của loài nấm men Penicillinum. Sau này người ta càng ngày càng tìm ra nhiều loại kháng sinh mới có tác dụng diệt khuẩn mạnh hơn và phổ diệt khuẩn rộng hơn. Trụ sinh là danh từ có ý nghĩa tương tự như kháng sinh nhưng thường dùng trước năm 1975 ở miền Nam, ngày nay ít người còn sử dụng. Dựa theo tác dụng, người ta chia ra hai loại kháng sinh, đó là kháng khuẩn và trụ khuẩn hay kềm khuẩn. Kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn khi tiêu diệt vi khuẩn tận gốc, còn kháng sinh kềm khuẩn chỉ hạn chế khả năng phát triển và sinh sản của vi khuẩn chứ không thể tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ có ý nghĩa tương đối vì người ta nhận thấy ở liều cao, các kháng sinh kềm khuẩn cũng có tác dụng diệt khuẩn. Kháng sinh bao gồm nhiều nhóm có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Chẳng hạn như nhóm kháng sinh Penicillin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram dương. Nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, II có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram dương, nhưng thế hệ III, IV lại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm. Nhóm Aminosid có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gram âm, trong khi nhóm Macrolid lại có tác dụng trên vi khuẩn gram dương. Nên nhớ, khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm gram, vi khuẩn bắt màu hồng là gram âm, còn vi khuẩn bắt màu xanh là gram dương, và trên thực tế thì vi khuẩn gram âm độc hại hơn. Hiện nay, tình trạng đề kháng kháng sinh ngày càng trầm trọng. Các vi khuẩn lờn với hầu hết các loại kháng sinh, ngay cả các kháng sinh thế hệ mới. Nguyên nhân là do tình trạng dùng kháng sinh bừa bãi, bệnh gì cũng dùng kháng sinh, đánh kháng sinh bao vây. Nhiều dòng vi khuẩn đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh đời mới, nói nôm na là “hết thuốc chữa”. Hai con vi khuẩn nổi tiếng hiện nay là vi khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa gây bệnh viêm phổi bệnh viện và vi khuẩn cơ hội Clostridium difficile gây bệnh tiêu chảy kéo dài.

Hiện tượng viêm là gì? Viêm là một phản ứng của cơ thể đối với vật lạ, đó có thể là vi khuẩn hay siêu vi, đó có thể là một khối u mới nổi lên, đó cũng có thể là một chấn thương hay vết thương ngoài da. Phản ứng viêm thể hiện qua dấu hiệu sung, nóng, đỏ và đau do bạch cầu kéo đến và tiết ra chất prostaglandin. Thuốc kháng viêm là chất ức chế prostaglandin nên ức chế hiện tượng viêm. Có hai loại thuốc kháng viêm chính: đó là thuốc kháng viêm không có steroid NSAID và thuốc kháng viêm steroid. Loại NSAID có tác dụng giảm đau hạ sốt nhưng có tác dụng phụ là gây xuất huyết dạ dày. Các thuốc kháng viêm steroid thường gọi nôm na thuốc “hạt dưa” hay “đề-xa”. Đây là loại thuốc có tác dụng rất mạnh nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ như giữ nước, suy thận, mục xương và suy giảm miễn dịch.

Bs Đào Ty TáchTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 432

Tạp Chí Khoa Học (49) Hiện Tượng Kháng Thuốc Trụ Sinh Vẫn Chưa Suy Giảm

Các chiến dịch nhằm kêu gọi người Úc ngừng lạm dụng thuốc kháng sinh đã bắt đầu có hiệu quả, sau khi số liệu mới cho thấy việc sử dụng thuốc kháng sinh trên khắp cả nước đã giảm lần đầu tiên sau hai thập niên.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy việc kê toa và dùng sai thuốc kháng sinh vẫn còn khá phổ biến, khiến cho nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm đang ngày càng chống lại được những loại thuốc thông thường.

Báo cáo hàng năm từ Uỷ ban An toàn và Chất lượng Y tế Úc hôm thứ Năm cho biết tình trạng kháng thuốc trụ sinh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm – và gây rủi ro nghiêm trọng cho sức khoẻ của các bệnh nhân.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện tượng kháng thuốc trụ sinh là khi một loại kháng sinh trước đây có tác dụng điều trị một bệnh nhiễm khuẩn nào đó, thì nay không còn hữu hiệu. Điều này xảy ra khi vi khuẩn thay đổi và không còn bị tiêu diệt hoặc ức chế bởi loại thuốc ấy nữa. Thuốc kháng sinh đó và những loại thuốc khác cùng loại sẽ không thể chữa được bệnh do những vi khuẩn này gây ra nữa.

Nói cách khác, vi khuẩn có khả năng kháng lại hiệu quả của thuốc và tiếp tục nhân lên trong cơ thể người bệnh, ngay cả khi điều trị bằng kháng sinh. Hiện tượng này là kết quả của việc lạm dụng hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách.

Các mầm bệnh phổ biến như E. coli, S almonella và vi khuẩn gây bệnh lậu nằm trong số những sinh vật đang tăng dần độ kháng thuốc đối với các nhóm thuốc chính, và trong một số trường hợp là với loại thuốc mạnh nhất.

Theo ông John Turnidge, cố vấn y tế cao cấp thuộc hệ thống AURA, nước Úc cần phải làm nhiều hơn nữa để hạn chế việc lạm dụng thuốc kháng sinh, đặc biệt là trong các bệnh viện và viện dưỡng lão.

“Người Úc vẫn sử dụng kháng sinh rất thường xuyên, và chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để bắt kịp những quốc gia như Hoà Lan, vốn được chúng tôi xem như là một mẫu mực để noi theo,” ông nói.

Trong năm 2017, hơn 10 triệu người Úc đã ít nhất một lần sử dụng thuốc kháng sinh, và hơn 26 triệu toa thuốc kháng sinh đã được kê.

Báo cáo phát hiện nhiều trường hợp bệnh nhân được kê toa thuốc kháng sinh nhưng lại không đem lại lợi ích gì cả, bao gồm trị bệnh cúm.

Giáo sư Turnidge nói thêm: “Chúng ta phải tiếp tục quảng bá và nâng cao nhận thức của công chúng và giới bác sĩ về việc lạm dụng thuốc kháng sinh.”

Trường hợp kháng thuốc trụ sinh đáng ngại nhất là ở tụ cầu vàng. Đây là loại vi khuẩn phổ biến sống trên da người và hầu như vô hại, nhưng trong một số trường hợp có thể gây ra một loạt các bệnh nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng, bao gồm viêm màng não và viêm phổi.

“Mọi người vốn cho rằng vi khuẩn tụ cầu vàng kháng thuốc là do các bệnh viện,” ông Turnidge nói.

“Thế nhưng tình thế nay đã đảo ngược – nguyên nhân thực tế lại đến từ cộng đồng.”

Báo cáo cho thấy mặc dù các chủng tụ cầu vàng kháng thuốc đã giảm trong các bệnh viện, chúng lại tăng ở những nơi khác, đặc biệt là ở các viện dưỡng lão và những vùng xa xôi.

Giáo sư Turnidge cho biết: “Chúng tôi vẫn còn một số loại kháng sinh có thể sử dụng. Nhưng dựa trên kinh nghiệm, chúng tôi biết rằng theo thời gian, các vi khuẩn kháng thuốc thậm chí còn mạnh hơn nữa.”

Ông nói thêm là vi khuẩn E. coli, nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI), cũng đang dần trở nên kháng thuốc trụ sinh, bao gồm một số loại thuốc dự trữ.

“Chúng tôi không muốn gặp phải tình huống khi mà một người bị nhiễm trùng thông thường phải đến bệnh viện để lấy kháng sinh tiêm tĩnh mạch, vì không còn loại thuốc nào trong cộng đồng có thể chữa trị cho người ấy,” ông nói.

Thế nhưng ông Trent Yarwood, một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm và Giám đốc Chương trình Quản lý Thuốc kháng sinh Queensland, cho biết điều đó đã xảy ra.

“Bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm đều đã chứng kiến các bệnh nhân buộc phải nhập viện hoặc dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch vì không có thuốc để điều trị căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu này,” bác sĩ Yarwood nói.

“Trong quá khứ, mỗi khi bạn bị nhiễm mầm bệnh, thì có khả năng là từ bệnh viện. Nhưng ngày nay thì chúng lại đến từ cộng đồng.”

Báo cáo cho biết các vi khuẩn kháng thuốc được tìm thấy với số lượng lớn tại các viện dưỡng lão, nơi mà hơn một nửa số toa thuốc kháng sinh được cấp cho bệnh nhân không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm trùng.

Giáo sư Turnidge nói nếu tình trạng kháng thuốc trụ sinh tiếp tục gia tăng trong cộng đồng, thì các bệnh viện sẽ chịu áp lực cao hơn khi phải chăm sóc những bệnh nhân không thể chữa trị bằng những loại thuốc thông thường.

Ngoài việc bảo đảm kháng sinh chỉ được kê toa cho những bệnh nhân thực sự cần chúng, Giáo sư Turnidge cho biết các biện pháp vệ sinh tốt cũng rất hữu hiệu trong việc ngăn chặn sự lây lan của hiện tượng kháng thuốc trụ sinh.

“Việc rửa tay là rất quan trọng nhằm giảm nguy cơ lây truyền vi khuẩn và cả siêu vi khuẩn từ người này sang người khác,” ông nói.

Theo OECD, mỗi năm tại Úc trung bình có 290 người chết do nhiễm trùng từ 8 loại vi khuẩn kháng thuốc. Tiến sĩ Yarwood nhấn mạnh những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của hiện tượng kháng thuốc trụ sinh là vô cùng quan trọng đối với hệ thống y tế hiện đại.

“Mọi người không hiểu được tầm quan trọng của điều trị bằng kháng sinh trong bệnh viện,” ông nói. “Họ cho rằng chúng ta chỉ cần sử dụng một loại kháng sinh mới hoặc khác biệt – rằng các công ty dược phẩm sẽ bào chế ra chúng.”

“Thế nhưng sự thật là chúng ta không còn nhiều lựa chọn bổ sung, vì thế chúng ta cần phải bảo quản những loại thuốc kháng sinh hiện có, và bảo đảm rằng chúng có hiệu quả càng lâu càng tốt.”

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra lời kêu gọi hành động chung như sau:

Phòng ngừa nhiễm khuẩn bằng cách giữ sức khoẻ, thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen vệ sinh tốt, để bạn không cần phải dùng đến kháng sinh.

Tránh nhiễm khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay ở nhà, sở làm, trường học, vận động trường, v.v.

Hãy để bác sĩ hoặc dược sĩ kê thuốc phù hợp để điều trị nhiễm khuẩn cho bạn. Cần biết rằng thuốc kháng sinh thường không có tác dụng đối với các bệnh do vi rút.

Nếu được kê thuốc kháng sinh, hãy hỏi thuốc đó có tác dụng thế nào đối với bệnh của bạn.

Dùng kháng sinh mà bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn chỉ định, không dùng ngắt quãng hoặc tự dừng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy đỡ hơn.

Không để dành kháng sinh và dùng cho lần bệnh sau. Không chia sẻ thuốc kê toa với người khác. Kháng sinh có thể có tác dụng phụ tiêu cực.

Khuyến khích gia đình và bạn bè chỉ dùng kháng sinh khi cần thiết.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại chúng tôi SBS Vietnamese Facebook

Cách Sử Dụng Kháng Sinh Và Kháng Viêm Hợp Lý

Lưu ý khi dùng kháng sinh

Dù bạn cảm thấy sức khỏe tốt hơn sau vài ngày dùng thuốc, nhưng bạn vẫn nên tiếp tục uống toàn bộ số thuốc đã được kê, không nên tự ý ngưng thuốc. Việc tự ý dừng kháng sinh sớm có thể khiến bệnh dễ tái phát và dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh. Vì vậy, điều bạn cần làm khi sử dụng kháng sinh là tuân thủ uống đúng và đủ liều lượng mà bác sĩ đã kê toa.

Không chỉ tự chẩn bệnh cho bản thân, tâm lý khuyên người khác dùng kháng sinh cũng rất phổ biến trong cộng đồng. Hành động này không chỉ “hại mình mà hại luôn cả người”. Việc lạm dụng, tuỳ tiện dùng kháng sinh còn có thể khiến bệnh nhân bị tác dụng phụ như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…, dị ứng, thậm chí độc tính trên gan, thận, xương khớp, máu… Thói quen dùng kháng sinh này còn khiến tình trạng “lờn thuốc” (đề kháng kháng sinh) ở mức cao tại Việt Nam trở nên trầm trọng hơn.

Thuốc kháng viêm là gì, có tác dụng như thế nào?

Viêm là phản ứng miễn dịch của cơ thể, nhằm tiêu diệt các tác nhân được cơ thể xem là “ngoại lai”, có thể gây nguy hại. Do đó, bạn có thể thấy viêm xuất hiện trong hầu hết các tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay dị ứng. Đây là một phản ứng có lợi, tuy nhiên, khi viêm kéo dài hoặc diễn ra một cách rầm rộ với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng này của bệnh nhân. Vì vậy, thuốc kháng viêm thường được chỉ định để kiểm soát và rút ngắn thời gian của quá trình viêm. Thuốc kháng viêm được chia làm 3 nhóm chính, nhóm thuốc kháng viêm dạng men (enzyme), thuốc kháng viêm non-steroid (NSAID) và nhóm kháng viêm corticoid. Trong đó, nhóm thuốc kháng viêm corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh nhất và được sử dụng khá phổ biến tại nhà thuốc cho các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, hen-phế quản, thuyên tắc phổi mãn tính hay các trường hợp dị ứng với thức ăn và mỹ phẩm.

Thuốc kháng viêm có thể gây nguy hại gì nếu không dùng đúng?

Các corticoid được “mô phỏng” theo cortisol, là một chất tự nhiên trong cơ thể, với các vai trò sinh lý quan trọng và tác dụng kháng viêm, kháng dị ứng, ức chế miễn dịch. Sử dụng corticoid không đúng cách có thể làm rối loạn các quá trình sinh lý được điều hòa bởi cortisol và gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng như gây loãng xương, loét dạ dày, suy tuyến thượng thận, rối loạn điện giải, rối loạn phân bố mỡ cũng như tăng nguy cơ cho các bệnh lý tim mạch. Corticoid được xem là ví dụ điển hình về con dao 2 lưỡi nếu sử dung không đúng. Các tác dụng phụ của corticoid thường do dùng kéo dài hoặc ngừng điều trị đột ngột.

Điều bạn cần làm là gì?

Đọc kỹ trên bao bì và tờ hướng dẫn để dùng đúng liều lượng. Khi nghi ngờ, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin và dùng đúng cách hơn. Trao đổi với nhân viên y tế về các biện pháp giảm thiểu nguy cơ như chế độ ăn, thói quen sinh hoạt, luyện tập và chăm sóc sức khỏe. Theo dõi các tác dụng không mong muốn của thuốc và báo ngay cho nhân viên y tế để có những hướng dẫn phù hợp.

(Theo báo SGGP)

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 0) để gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Imipenem Và Thuốc Ức Chế Enzym, Thuốc Kháng Sinh

Tracuuthuoctay chia sẻ bài viết IMIPENEM VÀ THUỐC ỨC CHẾ ENZYM, Thuốc Kháng sinh là gì? giá thuốc bao nhiêu? chỉ định, cách sử dụng, tác dụng phụ thuốc IMIPENEM VÀ THUỐC ỨC CHẾ ENZYM. Imipenem không phải là một thuốc lựa chọn đầu tiên mà chỉ dành cho những nhiễm khuẩn nặng. Imipenem – cilastatin có hiệu quả trên nhiều loại nhiễm khuẩn, bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đường hô hấp dưới; nhiễm khuẩn trong ổ bụng và phụ khoa; nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương và khớp. Thuốc đặc biệt có ích trong điều trị những nhiễm khuẩn hỗn hợp mắc trong bệnh viện. Ðiều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn hỗn hợp mà những thuốc khác có phổ hẹp hơn hoặc bị chống chỉ định do có tiềm năng độc.

Tên chung quốc tế: Imipenem and enzyme inhibitor.

Tiêm bắp: Imipenem 500 mg và cilastatin 500 mg; imipenem 750 mg và cilastatin 750 mg.

Tiêm tĩnh mạch: Imipenem 250 mg và cilastatin 250 mg; imipenem 500 mg và cilastatin 500 mg.

Dược lý và cơ chế tác dụng

Imipenem là một kháng sinh có phổ rất rộng thuộc nhóm beta – lactam. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn nhanh do tương tác với một số protein gắn kết với penicilin (PBP) trên màng ngoài của vi khuẩn. Qua đó, ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống như các kháng sinh beta – lactam khác. Về lâm sàng, imipenem được chứng minh có tác dụng chống những vi khuẩn quan trọng nhất bao gồm phần lớn các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, ưa khí và kỵ khí. Imipenem cũng bền vững với các beta – lactamase của vi khuẩn. Imipenem được sử dụng phối hợp với cilastatin là một chất ức chế sự phân hủy của imipenem bởi enzym dehydropeptidase có trong ống thận và tăng cường sự thu hồi của thuốc này. Cilastatin không có tác dụng kháng khuẩn đối với beta – lactamase.

Imipenem có tác dụng rất tốt in vitro chống vi khuẩn Gram dương ưa khí bao gồm đa số các chủng Staphylococcus, Streptococcus và một số Enterococcus. Ngoại lệ là Enterococcus faecium thường kháng thuốc và một số lượng ngày càng tăng chủng Staphylococcus aureus kháng methicilin và Staphylococcus coagulase âm tính.

Imipenem cũng có tác dụng rất tốt in vitro chống Escherichia coli, Klebsiella spp., Citrobacter spp., Morganella morganii và Enterobacter spp. Thuốc có phần kém mạnh hơn đối với Serratia marcescens, Proteus mirabilis, Proteus dương tính với indol và Providencia stuartii. Ða số các chủng Pseudomonas aeruginosa đều nhạy cảm. Tuy nhiên, sự phát triển tính kháng thuốc của một số chủng Pseudomonas aeruginosa đã được mô tả trong quá trình điều trị với imipenem – cilastatin. Nhiều chủng Ps. cepacia và hầu hết các chủng Xanthomonas maltophilia đều kháng.

Ða số các vi khuẩn kỵ khí đều bị ức chế bởi imipenem, bao gồm Bacteroides spp., Fusobacterium spp., Clotridium spp. Tuy nhiên, C. difficile chỉ nhạy cảm vừa phải. Các vi khuẩn nhạy cảm in vitro khác bao gồm Campylobacter spp., Haemophilus influenzae, Neisseria gonorrhoeae, kể cả các chủng tiết penicilinase, Yersinia enterocolítica, Nocardia asteroides và Legionella spp. Chlamydia trachomati kháng với imipenem.

Ðặc tính tốt của imipenem khiến cho thuốc này có thể sử dụng đối với những nhiễm khuẩn rất nặng, đặc biệt khi không biết rõ loại vi khuẩn nào, hoặc trong những trường hợp nghi nhiễm cả vi khuẩn kỵ khí lẫn ưa khí. Ðó thường là những nhiễm khuẩn sau mổ, có nguồn gốc từ đường dạ dày – ruột, hoặc từ đường sinh dục nữ. Một ứng dụng khác của imipenem là những nhiễm khuẩn nặng mắc phải ở bệnh viện ở những người bệnh suy yếu. Chấn thương nặng với nhiều tổn thương kèm theo nhiễm khuẩn cũng là trường hợp có thể sử dụng imipenem. Nhiễm khuẩn ở chân của người bệnh đái tháo đường do nhiều loại vi khuẩn hỗn hợp cũng thường được điều trị tốt. Cũng có thể dùng để điều trị nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh. Không khuyến khích dùng phối hợp imipenem – cilastatin với những kháng sinh khác.

Imipenem – cilastatin có hiệu lực tốt đến mức có nguy cơ cao bị lạm dụng và dùng quá mức. Do đó chỉ nên dùng thuốc này trong những trường hợp rất nặng. Ðây là một kháng sinh hàng thứ ba cho những trường hợp cấp cứu nặng, khi các thuốc khác không có hiệu quả.

Imipenem – cilastatin không hấp thụ sau khi uống, mà cần phải tiêm tĩnh mạch. Khi tiêm truyền tĩnh mạch 500 mg imipenem trong 30 phút cho người trẻ và người trung niên, đạt đỉnh nồng độ huyết thanh 30 – 40 mg/lít. Nồng độ này đủ để điều trị phần lớn những nhiễm khuẩn. Imipenem và cilastatin thải trừ qua lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Nửa đời thải trừ khoảng 1 giờ, nhưng kéo dài trong trường hợp suy giảm chức năng thận: 3 giờ đối với imipenem, và 12 giờ đối với cilastatin ở người bệnh vô niệu. Do đó cần phải điều chỉnh liều lượng tùy theo chức năng thận. Những người cao tuổi thường bị giảm chức năng thận, do đó nên dùng liều bằng 50% liều bình thường (trên 70 tuổi).

Imipenem – cilastatin khuếch tán tốt vào trong nhiều mô của cơ thể, vào trong nước bọt, đờm, mô màng phổi, dịch khớp, dịch não tủy và mô xương. Vì đạt nồng độ tốt trong dịch não tủy và vì có tác dụng tốt chống cả liên cầu khuẩn beta nhóm B và Listeria nên imipenem cũng có tác dụng tốt đối với viêm màng não và nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh.

Imipenem không phải là một thuốc lựa chọn đầu tiên mà chỉ dành cho những nhiễm khuẩn nặng.

Imipenem – cilastatin có hiệu quả trên nhiều loại nhiễm khuẩn, bao gồm nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đường hô hấp dưới; nhiễm khuẩn trong ổ bụng và phụ khoa; nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương và khớp.

Thuốc đặc biệt có ích trong điều trị những nhiễm khuẩn hỗn hợp mắc trong bệnh viện.

Ðiều trị nhiễm khuẩn do nhiều loại vi khuẩn hỗn hợp mà những thuốc khác có phổ hẹp hơn hoặc bị chống chỉ định do có tiềm năng độc.

Quá mẫn đối với imipenem – cilastatin hoặc các thành phần khác.

Do dùng dung dịch pha loãng có lidocain hydroclorid, nên imipenem – cilastatin tiêm bắp bị chống chỉ định đối với những người bệnh có tiền sử nhạy cảm đối với các thuốc gây tê thuộc loại amid, và những người bệnh bị sốc nặng hoặc bị blốc tim.

Những tác dụng không mong muốn về thần kinh trung ương như giật rung cơ, trạng thái lú lẫn hoặc cơn co giật đã xảy ra sau khi tiêm tĩnh mạch imipenem – cilastatin. Những tác dụng phụ này thường gặp hơn ở những người bệnh có rối loạn thần kinh trung ương đồng thời với suy giảm chức năng thận.

Cũng như đối với các kháng sinh khác, việc sử dụng kéo dài imipenem – cilastatin có thể dẫn tới sự phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm.

Ðộ an toàn và hiệu lực ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định.

Những người cao tuổi thường cần liều thấp hơn, vì chức năng thận bị giảm do tuổi tác.

Imipenem qua nhau thai. Không có những công trình nghiên cứu đầy đủ về imipenem – cilastatin ở phụ nữ mang thai. Chỉ dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai khi lợi ích thu được hơn hẳn so với nguy cơ xảy ra đối với người mẹ và thai.

Vì imipenem bài tiết trong sữa mẹ, cần dùng thận trọng imipenem – cilastatin đối với phụ nữ cho con bú.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

ADR thường gặp nhất là buồn nôn và nôn. Co giật có thể xảy ra, đặc biệt khi dùng liều cao cho người bệnh có thương tổn ở hệ thần kinh trung ương và người suy thận. Người bệnh dị ứng với những kháng sinh beta – lactam khác có thể có phản ứng mẫn cảm khi dùng imipenem.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy.

Cục bộ: Viêm tĩnh mạch.

Tim mạch: Hạ huyết áp, đánh trống ngực.

Thần kinh trung ương: Cơn động kinh.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.

Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính (gồm cả mất bạch cầu hạt), tăng bạch cầu ái toan, thiếu máu, thử nghiệm Coombs (+), giảm tiểu cầu, tăng thời gian prothrombin.

Gan: Tăng AST, ALT, phosphatase kiềm, và bilirubin.

Cục bộ: Ðau ở chỗ tiêm.

Thận: Tăng urê và creatinin huyết, xét nghiệm nước tiểu không bình thường.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Cần giảm liều đối với người bệnh suy thận và người cao tuổi.

Dùng thận trọng đối với người bệnh có tiền sử co giật hoặc mẫn cảm với

các thuốc beta – lactam. Khi xảy ra ADR về thần kinh trung ương trong khi điều trị, cần phải ngừng dùng imipenem – cilastatin. Cần tiếp tục liệu pháp chống co giật cho người bệnh bị co giật.

Nếu dùng đơn độc imipenem, kháng thuốc thường xảy ra khi điều trị các nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa; tuy nhiên, không xảy ra sự kháng chéo với các loại kháng sinh khác (ví dụ, aminoglycosid, cephalosporin). Nên riêng đối với P. aeruginosa có thể dự phòng kháng thuốc bằng cách dùng phối hợp với một thuốc kháng sinh aminoglycosid.

Nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: 250 – 500 mg, cứ 6 – 8 giờ một lần (1 – 4 g mỗi ngày).

Nhiễm khuẩn nặng với những vi khuẩn chỉ nhạy cảm mức độ vừa: 1 g cứ 6 – 8 giờ một lần. Liều tối đa hàng ngày 4 g hoặc 50 mg/kg thể trọng.

Tiêm truyền liều 250 – 500 mg trong 20 – 30 phút; tiêm truyền liều 1 g

trong 40 – 60 phút.

Chỉ áp dụng với nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: 500 – 750 mg, cứ 12 giờ một lần (Ghi chú: liều 750 mg được dùng cho những nhiễm khuẩn trong ổ bụng và những nhiễm khuẩn nặng hơn ở đường hô hấp, da và phụ khoa).

Không dùng tổng liều tiêm bắp lớn hơn 1.500 mg một ngày; cần tiêm sâu trong khối cơ lớn.

Ðộ an toàn và hiệu lực của imipenem không được xác định đối với trẻ em, nhưng imipenem tiêm tĩnh mạch đã được sử dụng có hiệu quả, với liều: 12 – 25 mg/kg (imipenem), 6 giờ một lần.

Cách dùng: Imipenem – cilastatin để tiêm tĩnh mạch không được dùng để tiêm truyền trực tiếp. Phải pha lượng thuốc chứa trong lọ với 100 ml dung dịch tiêm truyền; nồng độ cuối cùng không được quá 5 mg/ml; tiêm truyền trong 30 – 60 phút; cần theo dõi xem có bị co giật không.

Nếu có buồn nôn và/hoặc nôn trong khi dùng thuốc, giảm tốc độ truyền.

Trong trường hợp suy thận, giảm liều như sau: Ðộ thanh thải creatinin 30 – 70 ml/phút, cho 75% liều thường dùng; độ thanh thải creatinin 20 – 30 ml/phút, cho 50% liều thường dùng; độ thanh thải creatinin 20 ml/phút, cho 25% liều thường dùng.

Cho một liều bổ sung sau khi thẩm tách máu.

Tăng độc tính: Các kháng sinh beta – lactam và probenecid có thể làm tăng độc tính của imipenem- cilastatin.

Bảo quản bột khô để tiêm imipenem – cilastatin ở nhiệt độ dưới 25 O C.

Dung dịch đã pha với nước muối đẳng trương ổn định trong 10 giờ ở nhiệt độ 20 – 25 OC và trong 48 giờ trong tủ lạnh (4 O C).

Imipenem – cilastatin ổn định nhất ở pH 6,5 – 7,5.

Không dùng thuốc tiêm dextrose để pha loãng vì độ ổn định thấp.

Dùng dịch treo imipenem – cilastatin trong lidocain hydroclorid để tiêm bắp trong vòng một giờ sau khi pha.

Imipenem mất hoạt tính ở pH acid hoặc kiềm. Không trộn lẫn imipenem – cilastatin vào những kháng sinh khác. Tuy nhiên, thuốc có thể dùng đồng thời, nhưng tại các vị trí tiêm khác nhau, như các aminoglycosid.

Triệu chứng quá liều gồm tăng nhạy cảm thần kinh – cơ, cơn co giật.

Trong trường hợp quá liều, ngừng dùng imipenem – cilastatin, điều trị triệu chứng, và áp dụng những biện pháp hỗ trợ cần thiết.

Có thể áp dụng thẩm tách máu để loại trừ thuốc ra khỏi máu.

Imipenem phải kê đơn và bán theo đơn.

Nguồn dược thư quốc gia

Tham khảo hình ảnh các dòng thuốc IMIPENEM VÀ THUỐC ỨC CHẾ ENZYM

Vui lòng đặt câu hỏi về bài viết IMIPENEM VÀ THUỐC ỨC CHẾ ENZYM, chúng tôi sẽ trả lời nhanh chóng