Thuốc Sắt Impro Woman / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Sdbd.edu.vn

Thuốc Hemopoly Chứa Sắt Iii Bổ Sung Sắt, Chữa Thiếu Máu Do Thiếu Sắt

Trang chủ

/

Hemopoly – Bổ máu, chữa thiếu máu

MS 109 Lượt xem 5023

Giá Liên hệ

Quy cách Hộp 20 ống x 5 ml/ống

Hãng SX CHO A PHARM.CO., LTD

Xuất xứ Hàn Quốc

Tình trạng Còn hàng

Ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

Thiếu máu do thiếu sắt xảy ra khi cơ thể không có đủ sắt. Cơ thể cần sắt để tạo Hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần của hồng cầu, có chức năng vận chuyển oxy từ phổi tới tất cả các tế bào trong cơ thể. Nếu không đủ sắt, cơ thể giảm sản sinh hồng cầu và hồng cầu có kích thước nhỏ hơn bình thường. Hậu quả là cơ thể bị thiếu hemoglobin, và tế bào sẽ không nhận đủ oxy.

Mỗi 5 ml dung dịch uống chứa:

Ferric hydroxid polymaltose complex ……………………….. 178.5 mg

(tương đương với 50 mg Fe III)

Tá dược: Đường, Natri methyl parahydroxybenzoat, Natri propyl parahydroxybenzoat, Champagne cider flavor, Citric acid, nước tinh khiết, Enzymatically modified stevia.

Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển (dạng hemoglobin) và dự trữ (dạng myoglobin) oxy. 65% lượng sắt ở người lớn và 75% lượng sắt ở trẻ em là để tạo hồng cầu. Ngoài ra sắt còn là hợp phần của một số enzyme tham gia vào quá trình tạo năng lượng, có vai trò trong chức năng hệ thần kinh trung ương và hệ miễn dịch trong cơ thể.

Hấp thu: Bình thường sắt được hấp thu ở tá tràng và phần đầu của hỗng tràng khoảng 5 – 10% lượng uống vào bằng cơ chế vận chuyển tích cực. Tỷ lệ này có thể tăng đến 20 – 30% nếu dự trữ sắt bị thiếu hụt hoặc khi có tình trạng gia tăng sản xuất hồng cầu.

Chuyển hóa: Sắt được vận chuyển trong huyết tương dưới dạng transferin đến dịch gian bào, các mô nhất là gan và dự trữ ở dạng ferritin. Sắt được đưa vào tủy đỏ xương để trở thành một phần của huyết sắc tố trong hồng cầu, vào cơ thể và trở thành một phần của myoglobin. Hai nơi dự trữ sắt lớn nhất là hồng cầu và hệ võng nội mô.

Thải trừ: Sắt được thải trừ khoảng 1 mg/ngày ở nam khỏe mạnh, đa số qua đường tiêu hóa (mật, tế bào niêm mạc tróc), số còn lại qua da và nước tiểu, ở phụ nữ sắt thải thêm qua đường kinh nguyệt có thể đến 2 mg/ngày.

Ngăn ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt.

12 – 18 tuổi: 2 ống/ngày, mỗi lần 1 ống.

1 – 11 tuổi: 1 – 2 ống/ngày, mỗi lần 1 ống.

-Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

-Trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

-Bệnh nhân bị nhiễm sắc tố sắt mô, nhiễm hemosiderin.

-Bệnh nhân bị thiếu máu do nhiễm độc chì, do không hòa tan sắt, do rối loạn chuyển hóa porphyrin biểu hiện trên da.

-Thiếu máu không do thiếu sắt.

-Thiếu máu do suy tủy.

-Thiếu máu tan huyết mạn tính.

-Bệnh nhân bị thừa sắt.

-Bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt sau nhiễm trùng hoặc khối u.

-Bệnh nhân xơ gan.

Quá thừa sắt rất nguy hiểm. Đặc biệt trẻ dưới 6 tuổi có thể bị tử vong do ngộ độc sắt. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

2.Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết cho các trường hợp sau (nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng)

-Bệnh nhân đang được điều trị bệnh khác.

-Người có bệnh lý đường tiêu hóa như: loét dạ dày – tá tràng, viêm ruột kết mạn loét, viêm ruột kết khu trú.

-Bệnh nhân bị bệnh tim/ rối loạn tuần hoàn.

-Bệnh nhân bị huyết tố niệu kịch phát.

-Bệnh nhân suy thận.

-Bệnh nhân bị giảm protein huyết.

-Bệnh nhân đang dùng các chế phẩm có chứa sắt.

-Truyền máu thường xuyên.

-Tăng Kali huyết có thể xảy ra khi dùng đồng thời với các thuốc kháng aldosteron, triamteren.

-Bệnh nhân đang dùng quinolone, penicillamine, cholestyramine, vitamin E.

-Bệnh nhân đang dùng đồng thời sắt và diphosphonat, thyroxin, cefdinir.

*Tuân thủ hướng dẫn về liều dùng và chỉ định.

*Trước khi điều trị, cần hiểu rõ các nhân tố có thể gây thiếu máu.

*Khi cho trẻ dùng thuốc phải có sự giám sát của người lớn.

*Nếu tình trạng không cải thiện sau một tháng dùng thuốc, nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

*Cần kiểm tra công thức máu trong suốt quá trình điều trị, hạn chế xảy ra tình trạng quá liều.

*Dùng vitamin C với liều trên 200 mg có thể làm tăng hấp thu chất sắt.

*Chỉ dùng thuốc này theo đường uống.

SỬ DỤNG HEMOPOLY CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ

Các nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ không cho thấy có nguy cơ gì trên bào thai khi dùng thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, không có dấu hiệu gì cho thấy dùng thuốc có khả năng gây nguy hiểm trong các tháng tiếp theo của thai kỳ và khả năng gây ảnh hưởng xấu đến bào thai hầu như là không có.

Lúc có thai và lúc nuôi con bú nên dùng theo liều lượng đã khuyến cáo. Mặc dù sắt bổ sung có tiết qua sữa, nhưng với nồng độ không gây bất kỳ một tác dụng nào ở trẻ sơ sinh.

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC HEMOPOLY LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC

TƯƠNG TÁC THUỐC HEMOPOLY VỚI CÁC THUỐC KHÁC

*Khi đang dùng thuốc này, không nên sử dụng các chất sau: phosphat, calci sulfat, các tetracycline đường uống, thuốc kháng acid.

*Không dùng trà xanh hoặc trà đỏ có chứa tannin trước, trong hoặc sau khi dùng thuốc.

TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC HEMOPOLY

Nếu thuốc gây ra các triệu chứng sau thì nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ.

*Nổi mề đay, ngứa, đau bụng, da nhạy cảm ánh sáng, co giật, ói mửa, tiêu chảy, sốt, hôn mê.

*Tăng AST, ALT thoáng qua, hiếm khi tăng ALP.

*Buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, biếng ăn, đau bụng, xuất huyết, xuất huyết trực tràng, rối loạn tuần hoàn, phù, suy tim sung huyết, nhiễm sắc tố, tăng natri máu, tăng đường huyết, nhiễm toan chuyển hóa, suy nhược.

*Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn tuần hoàn do quá liều, nên rửa dạ dày bằng carbonat hoặc uống sữa.

*Độc tính: rất nguy hiểm ở trẻ em. Có thể xảy ra: viêm dạ dày ruột xuất huyết, tử vong do sốc thuốc, trụy mạch sau 2 – 20 giờ dùng thuốc, hôn mê, hẹp môn vị, co giật, ngừng thở, rối loạn chức năng gan do chế độ ăn uống.

*Buồn nôn, biếng ăn, táo bón, răng bị xỉn màu, phân đen, đau bụng.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

SỬ DỤNG QUÁ LIỀU HEMOPOLY

Sau khi uống một lượng lớn thuốc, những trường hợp quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi: các triệu chứng bao gồm bị kích ứng và hoại tử dạ dày – ruột, đa số trường hợp kèm theo nôn mửa và tình trạng sốc.

Cần điều trị càng sớm càng tốt, tiến hành rửa dạ dày với dung dịch Natri carbonate 1%.

Sử dụng các chất tạo phức chelate rất có hiệu quả, nhất là khi dùng deferoxamine, chủ yếu khi nồng độ chất sắt trong máu trên 5 µg/ml. Tình trạng sốc, mất nước và bất thường acid – base được điều trị bằng các phương pháp cổ điển.

*Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

*Bảo quản dưới 30°C. Tránh ánh sáng. Giữ thuốc trong hộp kín, tránh ẩm.

*Không dùng sai chỉ định hoặc quá liều. Để đảm bảo chất lượng thuốc, không đựng trong chai khác.

3 năm kể từ ngày sản xuất

Không dùng thuốc quá thời hạn sử dụng.

Thuốc Ferricure 150 Mg Bổ Sung Sắt, Chữa Thiếu Máu Do Thiếu Sắt.

MS 249 Lượt xem 962

Giá Liên hệ

Quy cách Hộp 2 vỉ x 14 viên

Hãng SX Laboratoires TRENKER SA

Xuất xứ Bỉ

Tình trạng Còn hàng

Hoạt chất: Polysaccharide Iron Complex 326.09 mg tương đương với 150 mg sắt (Fe3+)

Tá dược: tinh bột mỳ, magnesi sterat

Vỏ nang: sắt đỏ oxit (E172), titan dioxid (E171), gelatin

Điều trị tình trạng thiếu hụt sắt, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu thứ phát ở người trưởng thành trong các trường hợp mất máu mạn tính, phụ nữ mang thai và cho con bú.

Thuốc chỉ dùng khi có sự kê đơn của bác sĩ

Liều dùng và cách sử dụng:

Liều thông thường: 1 viên/ngày, tương đương 150mg sắt (Fe3+), hoặc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Trường hợp thiếu máu nặng: có thể dùng tối đa 1 viên x 2 lần/ngày cho đến khi trữ lượng sắt trong cơ thể trở lại mức bình thường.

Thời gian điều trị: theo đường uống, nồng độ Hb thường tăng sau 4-6 tuần điều trị, và có thể trở về bình thường sau 10 tuần điều trị.

Thông thường, điều trị tấn công với Ferricure 150mg Capsule trong thời gian tối thiểu 4-6 tuần, việc điều trị cần được tiếp tục sau đó ít nhất 6 tuần để đạt đủ dự trữ sắt. Để khôi phục trữ lượng sắt trong cơ thể, có trường hợp cần sử dụng từ 3-6 tháng.

Thuốc này chỉ được dùng theo đơn của bác sĩ.

– Bệnh nhân quá mẫn với polysaccharide iron complex hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc

– Các dạng thiếu máu không phải do thiếu sắt.

– Các hội chứng mắc phải nồng độ sắt trong máu cao: hội chứng hemochromatosis (dư thừa chất sắt do di truyền), hội chứng hemosiderosis (do truyền máu quá nhiều).

Trước khi điều trị thiếu máu, cần biết chắc chắn nguyên nhân gây thiếu máu và làm chẩn đoán xác định thiếu máu do thiếu sắt nếu cần.

Nên tạm ngừng sử dụng Ferricure 150mg Capsule trong vài ngày trước khi làm test cùng với benzidine, để tránh trường hợp kết quả bị sai.

Tiếp tục sử dụng cho đến khi cải thiện tình trạng thiếu máu (Hb và MCV bình thường) và có thể tiếp tục bổ sung sắt trong vài tháng. Ferricure 150mg Capsule có thành phần tinh bột mỳ: Cần thận trọng với những người có tiền sử dị ứng với các sản phẩm từ lúa mì (trừ bệnh celiac).

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Không có cảnh báo đặc biệt nào đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Trên thực tế Ferricure 150mg Capsule được chỉ định điều trị tình trạng thiếu sắt có thể xảy ra đối với những trường hợp này.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Một vài trường hợp, tác dụng không mong muốn của thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máymóc như tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị. Do đó, khi bệnh nhân gặp các tác dụng không mong muốn này, bệnh nhân cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Tương tự như tất cả các dạng muối sắt, Ferricure 150mg Capsule có thể gây đổi màu phân thành màu đen hoặc xám đậm.

Các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa có thể gặp phải như; tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị thi thoảng xảy ra. Những tác dụng phụ này sẽ giảm dần khi giảm liều và ngưng điều trị.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Uống liều cao những muối có chứa sắt có thể xảy ra những phản ứng như đau thượng vị, buôn nôn, ói mửa, thổ huyết, buồn ngủ, xanh xao, thậm chí hôn mê.

Điều trị quá liều bằng cách gây nôn ngay lập tức, tiếp đố, nếu cần thiết, thì phải tiến hành rửa dạ dày đồng thời áp dụng những liệu pháp hỗ trợ khác. Ngoài ra nếu cần thiết thì sử dụng những chất có khả năng tạo phức gọng kìm với sắt như deferoxamin

ĐỂ THUỐC TRÁNH XA TẦM TAY TRẺ EM

Avenue Thomas Edison, 32, Thines, 1402, Bỉ

Ngày cập nhật lần cuối: 08/2023

Thuốc Sắt 3 Hydroxyde Polymaltose

Mô tả

– FOS…………………………………………………………100 mg

– DHA………………………………………………………….10 mg

– Kẽm Gluconatse…………………………………………5 mg

– Vitamin B12…………………………………………..100 mcg

– Vitamin B6………………………………………………20 mcg

– Phụ Liệu…………………………………….vđ 1 ống 10 mL

– Giúp bổ sung Sắt cho cơ thể, hỗ trợ tạo Hồng Cầu để tạo Máu

– Giúp hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt

– Giúp giảm những hiện tượng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu do thiếu máu lên não

– Người có nguy cơ thiếu máu do thiếu Sắt

– Nữ giới bị rong kinh, rong huyết, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

– Người bị mất máu nhiều do tai nạn, chấn thương

– Trẻ em và người lớn bị thiếu máu do thiếu Sắt với các biểu hiện hay hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, da xanh xao

– Phụ nữ mang thai, chuẩn bị mang thai, phụ nữa sau sinh có nhu cầu bổ sung Sắt

– Uống trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ

– Trẻ em từ 1 tuổi trở nên : Uống 5 mL/ lần x 2 lần/ ngày (tương đương 1 ống 10 mL)

– Người lớn : Uống 10 mL (tương đương 1 ống)/ lần x 1-2 lần/ ngày

– Phụ nữ có ý định mang thai nên sử dụng 1 tháng trước khi thời điểm mang thai

– Sử dụng đều đặn trong suốt quá trình mang thai và 3 tháng đầu sau sinh để cung cấp đủ Sắt cho cơ thể

– Mùi vị thơm ngon, dễ uống

– Không bị nóng trong, không gây táo bón

– Không dùng trong trường hợp ung thư hoặc nghi ngờ ung thư

– Hộp 4 vỉ x 5 ống 10 mL dung dịch uống

– CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SANTEX

9. HỆ THỐNG NHÀ THUỐC BÁN HÀNG CHÍNH HÃNG

– NHÀ THUỐC THANH BÌNH Số 54 Phan Đình Giót Phương Liệt Thanh Xuân Hà Nội

-NHÀ THUỐC SỐ 48 NGUYỄN VĂN TRỖI Phương Liệt Thanh Xuân Hà Nội.

10. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN VÀ ĐẶT HÀNG

0983742960- 0977610107- 0339009163

CAM KẾT HÀNG CHÍNH HÃNG – GIÁ CẢ HỢP LÝ – MUA NHIỀU KHUYẾN MẠI LỚN

Thuốc Sắt Fumarate + Acid Folic

Hoạt chất : Ferrous fumarate + Folic acid (Sắt fumarate + Acid folic)

Khoáng chất và chất điện giải. Nhóm tạo máu dạng kết hợp

Thuốc kê đơn ETC – (Ethical drugs, prescription drugs, Prescription only medicine)

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): B03AD02.

Brand name: Folihem.

Generic : Ferrous fumarate + Folic acid (Sắt fumarate + Acid folic)

2. Dạng bào chế – Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Viên nén bao phim: Mỗi viên: Fe II fumarate 310mg (tương đương 100mg ion sắt II), folic acid 0,35mg.

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt và acid folic trong thai kỳ.

4.2. Liều dùng – Cách dùng:

Cách dùng :

Dùng uống thuốc với nước.

Sau khi uống không nên đi nằm trong vòng 30 phút.

Liều dùng:

Người lớn: 1 viên/ngày từ tuần thứ 13 của thai kỳ và tiếp tục uống đến sau khi sinh 3 tháng.

Trẻ em: không khuyến cáo sử dụng.

4.3. Chống chỉ định:

Sắt fumarate + Acid folic chống chỉ định đối với các bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc, thiếu vitamin B12, hồng cầu tố niệu ban đêm kịch phát, nhiễm haemosideri, chứng nhiễm sắc tố sắt, loét dạ dày tiến triển, truyền máu lặp lại, viêm ruột non từng vùng, viêm loét đại tràng. Sắt fumarate + Acid folic không được dùng để điều trị thiếu máu không phải do thiếu sắt.

Không sử dụng để phòng ngừa thiếu máu ở nam giới hay phụ nữ không mang thai.

4.4 Thận trọng:

Không được dùng Sắt fumarate + Acid folic cho bệnh nhân đang dùng tetracycline hoặc các antacid hoặc bệnh nhân loét dạ dày.

Sắt fumarate + Acid folic chống chỉ định đối với bệnh nhân thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12.

Sản phẩm này có carmoisine E122 vì vậy có thể gây dị ứng.

Đổi màu phân có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Sắt fumarate + Acid folic được chỉ định cho phụ nữ có thai, tuy nhiên nên tránh sử dụng sắt với số lượng lớn trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thể gây hại cho mẹ và/hoặc cho thai nhi. Cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ một thuốc nào.

Thời kỳ cho con bú:

Sắt fumarate + Acid folic có thể bài tiết vào sữa mẹ và do đó nên cần thận trọng khi dùng Sắt fumarate + Acid folic.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Giống như tất cả các thuốc khác, Sắt fumarate + Acid folic có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

Các tác dụng không mong muốn hay gặp là: Buồn nôn, nôn, các triệu chứng trên đường tiêu hoá (như đau bụng, táo bón, tiêu chảy). Khi dùng thuốc kéo dài có thể gây chứng nhiễm hemosideri, dị ứng, biếng ăn, hiện tượng phân đen.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác:

Dùng thuốc đồng thời làm giảm hiệu lực của các fluoroquinolone, levodopa, carbidopa, thyroxine và các bisphosphonate.

Sắt làm giảm hấp thu penicillamine.

Dùng thuốc đồng thời với tetracycline dẫn đến giảm hấp thu tetracycline và sắt. Dùng đồng thời với antacid làm giảm hấp thu sắt.

Nồng độ thuốc chống động kinh trong huyết thanh có thể giảm bởi acid folic.

Thông báo cho bác sĩ các thuốc đang sử dụng trước khi dùng thuốc.

4.9 Quá liều và xử trí:

Các triệu chứng do quá liều: rối loạn tiêu hóa.

Điều trị: gây nôn, rửa dạ dày được lựa chọn trong vòng 4 giờ sau khi thuốc đuợc đưa vào đường tiêu hoá.

Trong trường hợp ngộ độc nặng, deferoxamine là thuốc giải độc. Thẩm phân trong trường hợp suy thận. Bù nước và điều chỉnh mất cân bằng điện giải nếu có, nâng huyết áp với Dopamine nếu cần thiết.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Ion sắt là một thành phần quan trọng trong nhiều enzym cần thiết cho vận chuyển năng lượng (ví dụ cytochrome oxidase, xanthine oxidase và succinic dehydrogenase) và nó cũng có mặt trong các thành phần cần thiết trong vận chuyển và sử dụng oxygen (ví dụ hemoglobin và myoglobin).

Dùng thuốc có chứa sắt để chữa các bất thường trong tạo hồng cầu do thiếu sắt. Dùng sắt cũng giảm được các triệu chứng khác do thiếu sắt như đau lưỡi, khó nuốt, loạn dưỡng móng tay và da, và nứt kẽ môi.

Có bằng chứng chứng tỏ rằng với liều dùng hàng ngày 100mg nguyên tố sắt dưới dạng Fe++ là phù hợp để phòng chống thiếu sắt cho phụ nữ mang thai. Nếu khi bắt đầu dùng bệnh nhân đã có biểu hiện thiếu sắt nhẹ, cơ thể sẽ khắc phục bằng cách tăng hấp thu sắt. Liều folat cần tăng từng bước một trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đã tìm thấy bằng chứng về sự mất dịch ở mẹ. Để đảm bảo nồng độ folat bình thường ở mẹ sau khi sinh, cần bổ sung với liều khoảng 300microgram folat trong 3 tháng thứ hai và 3 tháng thứ ba của thai kỳ. Thuốc không làm mất các dấu hiệu về máu của thiếu máu ác tính.

Cơ chế tác dụng:

Sắt: Sắt là 1 thành phần rất cần thiết cho sự hình thành hemoglobin. Cung cấp đủ sắt cần thiết để quá trình tạo hồng cầu đế vận chuyển hiệu quả oxy trong máu. Khi uống chung với thức ăn hoặc khi được dùng làm chất bổ sung, sắt đi qua niêm mạc ruột dưới dạng sắt II và gắn kết với protein vận chuyển. Với hình thức này, sắt di chuyển trong cơ thế đến tủy xương để tạo hồng cầu.

Acid folic: thuộc vitamin nhóm B. Trong cơ thế, acid folic khử xuống thành tetrahydrofolate là 1 co-enzyme trong quá trình tổng hợp purine và pyrimidine, từ đó dẫn đến quá trình tổng hợp DNA.

Thiếu sắt và acid folic có thể là do nhu cầu sử dụng tăng lên trong thai kỳ.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Sắt được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Sự hấp thu được hỗ trợ bởi sự bài tiết acid dạ dày và tác dụng nhanh hơn khi sắt tồn tại ở dạng sắt II.

Sau khi được hấp thu, sắt gắn vào transferrin và được vận chuyển vào tủy xương nơi nó được đưa vào haemoglobin. Phần còn lại tồn tại dưới dạng dự trữ, ferritin hoặc haemosiderin hoặc như myoglobin.

Chỉ một phần nhỏ sắt được bài tiết vì phần chính sẽ được giải phóng khi phân tử haemoglobin bị phá hủy.

Acid folic được hấp thu chủ yếu ở đoạn gần dạ dày của ruột non. Trong quá trình hấp thu Folate polyglutamate sẽ chuyển thành dạng monoglutamate. Acid folic nhanh chóng xuất hiện trong máu và phần lớn gắn vào protein huyết tương. Trong chế độ ăn bình thường, lượng acid folic được hấp thu nhanh chóng, phân bố đến các mô và khoảng 4 đến 5 microgram bài tiết qua nước tiểu, mỗi ngày. Khi số lượng hấp thu lớn, tỷ lệ lớn hơn thuốc được chuyển hóa ở gan thành các dạng hoạt động khác của folate và một phần được dự trữ ở dạng đã oxy hóa khử và methyl folate. Lượng lớn folate nhanh chóng bài tiết qua nước tiểu.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.

Thuốc Sắt + Mangan + Đồng (Gluconat)

Hoạt chất : Copper gluconate + Ferrous gluconate + Manganese gluconate (Sắt gluconat + mangan gluconat + đồng gluconat) Khoáng chất và chất điện giải. Dạng kết hợp

Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): B03AA05.

Brand name: Nadyfer, Bifehema.

Generic : Copper gluconate + Ferrous gluconate + Manganese gluconate (Sắt gluconat + mangan gluconat + đồng gluconat), Tot’hema

2. Dạng bào chế Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng

Dung dịch uống Fe gluconat tính theo Fe 50mg, Manganese gluconat tính theo Mn 1.33mg, Copper gluconat tính theo đồng 0.7mg..

► Kịch Bản: PharmogTeam

► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog

► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/

► Group : Hội những người mê dược lý

► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/

► Website: pharmog.com

4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:

Thiếu máu do thiếu sắt.

Điều trị dự phòng thiếu sắt cho những người có nguy cơ cao thiếu sắt: dự phòng thiếu chất sắt ở phụ nữ có thai, trẻ em và thiếu niên, trẻ em còn bú sinh thiếu tháng, trẻ sinh đôi hoặc có mẹ bị thiếu chất sắt, khi nguồn cung cấp chất sắt từ thức ăn không đủ đảm bảo cung cấp chất sắt.

4.2. Liều dùng Cách dùng:

Cách dùng :

Pha loãng ống thuốc trong nước (cho thêm đường hoặc không) hoặc trong thức uống không chứa cồn khác. Tốt nhất nên uống trước bữa ăn, tuy nhiên có thể điều chỉnh giờ giấc và liều dùng sao cho phù hợp với chức năng tiêu hóa của mỗi người.

Liều dùng: Liều điều trị:

Người lớn: 100mg đến 200mg chất sắt tương đương 2 4 ống Tot’hema mỗi ngày chia làm nhiều lần.

Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 3mg đến 6mg sắt nguyên tố/kg mỗi ngày chia làm 3 lần

Phụ nữ đang mang thai và các bà mẹ đang cho con bú:

Phụ nữ đang mang thai: 50mg chất sắt (1 ống) mỗi ngày trong suốt 2 quý cuối của thai kỳ (hoặc bắt đầu từ tháng thứ tư của thai kỳ).

Các bà mẹ đang cho con bú: 50mg chất sắt (1 ống) mỗi ngày.

Thời gian điều trị:

Thời gian phải đủ để điều chỉnh sự thiếu máu và phục hồi với nguồn dự trữ chất sắt: người lớn khoảng 600mg ở phụ nữ và 1200mg ở nam giới.

Thiếu máu do thiếu sắt: 3 đến 6 tháng tùy theo mức độ hao hụt nguồn dự trữ, có thể lâu hơn nếu nguyên nhân gây thiếu máu không được kiểm soát.

Hiệu quả điều trị chỉ có được sau 3 tháng điều trị, dựa trên sự điều chỉnh được tình trạng thiếu máu (Hb, MCV) và phục hồi lượng sắt dự trữ (sắt trong huyết thanh và độ bão hòa transferrin).

4.3. Chống chỉ định:

Thiếu máu không do thiếu sắt.

Quá tải chất sắt.

Bệnh Thalassémie.

Thiếu máu do suy tủy.

Loét dạ dày tá tràng cấp tính.

Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

4.4 Thận trọng:

Uống nhiều trà sẽ giảm hấp thu chất sắt.

Thận trọng trong trường hợp bệnh nhân bị đái tháo đường vì mỗi ống thuốc có chứa 3g đường.

Để tránh khả năng răng bị nhuộm đen (sẽ tự khỏi sau đó), không ngậm lâu dung dịch thuốc trong miệng.

Dùng thuốc không có hiệu quả trường hợp giảm chất sắt trong máu có phối hợp với hội chứng viêm.

Trong chừng mực có thể, nên phối hợp điều trị bổ sung chất sắt với điều trị nguồn gốc bệnh.

Để phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em nên áp dụng chế độ ăn đa dạng.

Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.

Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.

4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo

AU TGA pregnancy category: NA

US FDA pregnancy category: NA

Thời kỳ mang thai:

Thuốc sử dụng được trong thời kì mang thai.

Thời kỳ cho con bú:

Thuốc sử dụng được trong thời kì cho con bú.

4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):

Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nóng rát dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.

Nhuộm màu men răng (tạm thời).

Phân có màu đen (nhưng không ảnh hưởng gì).

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).

4.8 Tương tác với các thuốc khác: Không nên phối hợp:

Chế phẩm sắt (dạng muối, đường tiêm): xỉu, thậm chí sốc do giải phóng nhanh sắt từ dạng phức hợp và do bão hòa sidérophiline.

Thận trọng khi phối hợp:

Ciprofloxacine: sắt làm giảm sinh khả dụng của ciprofloxacin, dùng các thuốc này cách xa nhau trên 2 giờ.

Cyclin (đường uống), Diphosphonat (đường uống): sắt làm giảm hấp thu của các thuốc này ở đường tiêu hóa, cần dùng các thuốc này cách xa nhau trên 2 giờ.

Muối, oxyd, hydroxyd của Mg, Al và Ca (bao phủ niêm mạc dạ dày-ruột) làm giảm hấp thu đường tiêu hóa của muối sắt. Dùng các thuốc này cách xa nhau 2 giờ.

4.9 Quá liều và xử trí:

Những trường hợp quá liều muối sắt đã được ghi nhận, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi: các triệu chứng bao gồm bị kích ứng và hoại tử dạ dày-ruột, đa số trường hợp có kèm theo nôn, mửa và tình trạng sốc.

Cần điều trị càng sớm càng tốt, tiến hành rửa dạ dày với dụng dịch natri bicarbonate 1%.

Sử dụng tác chất tạo phức chelate rất có hiệu quả, nhất là khi dùng déféroxamine, chủ yếu khi nồng độ chất sắt trong máu trên 5 mg/ml.Tình trạng sốc, mất nước và bất thường acide-base được điều trị bằng các phương pháp cổ điển.

5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:

Thuốc cung cấp sắt, mangan, đồng dưới dạng muối gluconat, là thuốc chống thiếu máu.

Cung cấp chất sắt dưới dạng muối ferrous, sắt là nguyên tố tham gia cấu tạo khung hóa học của huyết cầu tố (Hemoglobin), phối hợp với một liều nhỏ đồng (Cu) là chất xúc tác, thúc đẩy tạo thành huyết cầu tố nhanh chóng hơn.

Cơ chế tác dụng:

Sắt cần thiết cho cơ thể để tổng hợp heme, một phần của hemoglobin, myoglobin và các metal-protein khác trong cơ thể. Sắt tham gia trong các quá trình oxy hóa-khử.

Thiếu sắt là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu do dinh dưỡng của người. Nguyên nhân thiếu sắt có thể do thức ăn thiếu sắt, do kém hấp thu, do mất máu hoặc do tăng nhu cầu như trong thời kỳ mang thai, trẻ em đang lớn.

Đồng và mangan là thành phần quan trọng của nhiều hệ thống men trong cơ thể đồng thời cũng tham gia trong các quá trình oxy hoá-khử. Thiếu đồng có thể ảnh hưởng tới sự hấp thu của sắt và sự giải phóng sắt từ tế bào lưới nội mô. Mangan là một nguyên tố cần thiết cho xương, da, dây chằng, chức năng của insulin, đồng thời cũng là tác nhân hoạt hoá của một số enzyme, mangan cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của người và có vai trò trong tổng hợp cholesterol (một thành phần của nhiều hormone) và sản xuất tinh trùng.

[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:

Sắt: Muối sắt ít được hấp thu khi uống (10% đến 20% lượng uống vào). Mức hấp thu tăng lên khi lượng sắt dự trữ bị giảm. Nơi hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Cơ chế của sắt thâm nhập vào tế bào niêm mạc của đường tiêu hóa trên hiện nay chưa được biết.

Đồng: Xấp xỉ 50% lượng đồng uống vào được hấp thu tại dạ dày. Đồng được biến đổi hoàn toàn trong máu bằng cách gắn với albumin, tiếp theo gắn với một protein đặc biệt của đồng (ceruloplasmin). Đồng được tích lũy trong gan và tủy xương dưới dạng metallothionein.

Bình thường, đồng được bài xuất qua mật, nơi đóng một vai trò quan trọng trong sự hằng định nội môi của đồng.

Mangan: Được hấp thu từ ruột non và được chuyển qua máu, gắn với một β 1-globulin, transmanganin. Mangan được bài xuất qua mật và qua thành ruột, nguyên tố này còn được bài xuất trong dịch tụy. Một lượng rất nhỏ bài xuất qua nước tiểu.

5.3 Giải thích:

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

5.4 Thay thế thuốc :

Chưa có thông tin. Đang cập nhật.

6.2. Tương kỵ :

Không áp dụng.

6.3. Bảo quản:

Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

6.4. Thông tin khác :

Không có.

Hoặc HDSD Thuốc.