Thuốc Omeprazol Trị Bệnh Gì / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Thuốc Omeprazol Điều Trị Bệnh Gì? Nên Uống Trước Hay Sau Khi Ăn?

Thuốc Omeprazol là dược phẩm được dùng rất phổ biến hiện nay giúp loại trừ hiệu quả các cơn đau dạ dày. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có khá nhiều bệnh nhân chưa biết rõ về loại thuốc này?

Sử dụng Omeprazol như thế nào phù hợp nhất?

Dùng thuốc Omeprazol như thế nào là hợp lý nhất hiện nay?

Thuốc Omeprazol có tác dụng gì?

Thuốc Omeprazol được dùng trong các trường hợp đau dạ dày, thực quản như viêm loét, trào ngược, nhiễm trùng do các loại vi khuẩn gây ra,…

Thuốc có công dụng làm giảm đi các triệu chứng khó chịu của bệnh như ho dai dẳng, ợ hơi, nóng,… nhanh chóng chữa lành các tổn thương ở dạ dày, thực quản. Không chỉ như vậy, thuốc còn giúp phòng ngừa căn bệnh ung thư thực quản một cách hiệu quả.

Trong thời gian điều trị với Omeprazol, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây: phát ban, sốt, đau đầu, sưng mặt, khó thở,… Khi xảy ra một trong số các tình trạng này, bạn nên ngưng thuốc ngay lập tức và đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám, đưa ra hướng dẫn điều trị mới.

Tác dụng phụ là điều mà mỗi bệnh nhân cần nắm rõ khi sử dụng thuốc

Thuốc Omeprazo uống trước hay sau ăn?

Việc thuốc có thể phát huy được tối đa công hiệu hay không còn phụ thuộc rất lớn vào một số yếu tố quan trọng như độ tuổi, tình trạng bệnh, hàm lượng thuốc,… Việc uống thuốc vào thời điểm phù hợp cũng góp phần làm tăng chất lượng điều trị.

Theo các bác sĩ, bạn nên dùng omeprazole sau mỗi bữa ăn sáng 30 – 60 phút. Thuốc sẽ phát huy được công dụng tối ưu khi dạ dày vẫn chưa có thức ăn. Thời điểm này, hàm lượng axit ở bộ phận này khá thấp, nồng độ kháng sinh sẽ đạt được mức cao nhất, góp phần gia tăng hiệu quả diệt khuẩn HP.

Tuyệt đối không được nhai, nghiền nhuyễn hay mở vỏ thuốc mà không bảo quản kỹ bởi omeprazole có khả năng phân hủy cao trong điều kiện axit.

Sau khoảng 1 giờ thuốc đã bắt đầu phát huy được công dụng đầu tiên. Đến 3 – 6 giờ, omeprazole đã được hấp thụ toàn bộ vào cơ thể.

Liều dùng thuốc Omeprazol như thế nào?

Tùy vào loại bệnh mà thuốc Omeprazol có liều dùng khác biệt như:

Với bệnh loét tá tràng

20mg/ngày/lần trước mỗi bữa ăn đối với người lớn. Thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần.

40mg/ngày/lần trước mỗi bữa ăn đối với người lớn. Thời gian điều trị từ 4 – 8 tuần.

20mg/ngày/lần trước mỗi bữa ăn đối với người lớn. Liều lượng thuốc có thể tăng lên tùy theo tình trạng bệnh.

Thời gian sử dụng từ 4 – 8 tuần đầu, sử dụng 20mg/ngày/lần trước mỗi bữa ăn. Sau khoảng thời gian điều trị, bệnh nhân cần giảm liệu lượng xuống khoảng 10 – 20mg/ngày.

Với hội chứng Zollinger – Ellison, đau nội tiết, bệnh tế bào mast

Bệnh nhân dùng khoảng 60mg/ngày/lần trong thời gian đầu điều trị. Hàm lượng thuốc có thể tăng lên tùy theo diễn biến bệnh của người sử dụng.

Nếu áp dụng liều duy trì, bệnh nhân được chỉ định dùng 120mg/ngày/3 lần.

Người lớn được chỉ định 20mg/ngày để ngăn hiệu quả tình trạng ợ hơi, khó tiêu. Dùng trong vòng 14 ngày liên tục để điều trị mang đến tác dụng tối ưu.

Thuốc Omerazol có hàm lượng như thế nào?

Thuốc Omeprazol dưới dạng hỗn dịch gồm có các hàm lượng bào chế phổ biến như 2,5mg, 10mg, 25mg

Tùy thuốc vào dạng bào chế, hàm lượng và đơn vị sản xuất mà mức giá của omprazol có sự thay đổi đáng kể.

Đối với viên nang, thường có các hàm lượng 5mg, 10mg, 20mg và 40mg.

Đối với hỗn dịch, một số hàm lượng phổ biến như 2,5mg, 10mg, 25mg.

Thuốc Fucoidan Trị Bệnh Gì

Rất nhiều người Việt lầm tưởng Fucoidan là thuốc. Vậy thực tế fucoidan trị bệnh gì?

Fucoidan đã xuất hiện và giúp người dân Nhật Bản chiến đấu với bệnh ung thư hàng trăm năm nay. Đây cũng là bí quyết giúp người dân hòn đảo Okinawa Nhật Bản có cuộc sống trường thọ nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, các sản phẩm chứa Fucoidan trên thị trường đều là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư. Chứ không phải là thuốc chữa bệnh.

Fucoidan tốt cho những loại ung thư nào?

Với cơ chế chỉ tác dụng lên tế bào ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Giúp tăng sức mạnh nội tại của người ung thư trong quá trình chiến đấu với căn bệnh.

Vì thế Fucoidan Nhật Bản tốt cho quá trình hỗ trợ điều trị tất cả các bệnh ung thư ở các giai đoạn.

1. Fucoidan tốt cho các loại ung thư ở người lớn

Ung thư thường gặp ở nam giới: ung thư tiền liệt tuyến; ung thư bàng quang; ung thư tinh hoàn; ung thư dương vật; ung thư vú nam

Ung thư ở nữ giới: ung thư vú; ung thư cổ tử cung; ung thư niêm mạc tử cung; ung thư buồng trứng, ung thư âm đạo.

Ung thư thường gặp ở người lớn: ung thư phổi; ung thư gan; ung thư dạ dày; ung thư đại trực tràng; ung thư tuỵ; ung thư bạch cầu; u hắc tố ở da; u lympho bào không hodgkin; ung thư tuyến giáp, ung thư vòm họng; ung thư lưỡi; ung thư máu; ung thư thực quản; ung thư xương;

Ung thư ít gặp hơn: ung thư amidan; ung thư đường mật; ung thư hạch; ung thư khí, phế quản; ung thư miệng; ung thư xoan – mũi; ung thư răng lợi; ung thư não; ung thư ruột; ung thư thận; ung thư thanh quản; ung thư tim; ung thư mắt

2. Hỗ trợ mạnh mẽ các ung thư thường gặp ở trẻ em:

Bệnh bạch cầu, ung thư hệ thần kinh trung ương và u nguyên bào thần kinh.

3. Tốt cho các bệnh ung thư theo loại tế bào khởi phát và vị trí của tế bào đó

Ung thư biểu mô: ung thư biểu mô tế bào tuyến, Ung thư biểu mô tế bào vảy; ung thư biểu mô tế bào hỗn hợp, ung thư biểu mô không biệt hoá, ung thư biểu mô tế bào lớn; ung thư biểu mô tế bào nhỏ

1. Để hỗ trợ điều trị ung thư

Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình.

Hỗ trợ ngăn chặn quá trình hình thành mạch máu mới, giúp cắt đứt nguồn nuôi dưỡng tế bào ung thư và giảm quá trình di căn.

Tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Hạn chế tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị

2. Để phòng ngừa mắc mới và tái phát ung thư

Với khả năng hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư từ trong trứng nước của Fucoidan, sẽ hỗ trợ người bệnh phòng ngừa mắc mới hoặc tái phát ung thư.

3. Là sản phẩm được khuyên dùng bởi các bác sĩ điều trị ung bướu ở các bệnh viện lớn

Bác sĩ khuyên bệnh nhân nên sử dụng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị ung thư để nâng cao chất lượng sống và hiệu quả điều trị, phòng ngừa tái phát.

Thuốc Omeprazole Trị Đau Dạ Dày: Công Dụng, Cách Dùng &Amp; Chống Chỉ Định

Các thông tin về công dụng, thành phần, chống chỉ định, liều dùng… mà bài viết trình bày ngay sau đây sẽ giúp người bệnh dùng thuốc đúng mục đích và hiệu quả.

1. Thành phần chính

2. Công dụng

Thuốc Omeprazole được dùng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản bằng cách giảm lượng axit dạ dày tiết ra hằng ngày, bao gồm:

Trào ngược dạ dày thực quản;

Viêm thực quản ăn mòn (tổn thương ở thực quản do bị axit dạ dày bào mòn);

Viêm loét dạ dày;

Omeprazole có thể được dùng kèm với thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) – thủ phạm số một gây nên các bệnh lý về dạ dày.

Thuốc Omeprazole có thể khắc phục được triệu chứng ợ nóng (tần xuất ợ nóng 2 – 3 lần/ tuần). Tuy nhiên, thuốc không phát huy hiệu quả ngay lập tức. Thông thường, phải sau 1 – 4 ngày sử dụng, thuốc mới có thể thấy được tác dụng điều trị.

Omeprazole là thuốc không cần kê đơn, bạn có thể mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Đối với những loại thuốc này, bạn cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng được in trên nhãn dán trước khi dùng. Kiểm tra thành phần sản phẩm (kể cả khi bạn đã từng dùng trước đây) vì nhà sản xuất có thể thay đổi một số thành phần.

3. Chống chỉ định

Không dùng thuốc cho bệnh nhân quá mẫn cảm với Omeprazole hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4. Dạng và hàm lượng

Omeprazole có ở dạng và hàm lượng sau đây:

Thuốc dạng viên nang giải phóng chậm: 40 mg, 20 mg, 10 mg.

Thuốc dạng dung dịch: 25 mg, 10 mg, 2.5 mg.

5. Liều dùng

Đọc kĩ thông tin được in trên tờ hướng dẫn hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về liều dùng. Tùy theo tình trạng sức khỏe (mang thai, đang cho con bú…), độ nghiêm trọng của bệnh, liều dùng có thể được điều chỉnh cho phù hợp.

Tham khảo liều dùng thuôc Omeprazole trung bình ngay sau đây:

Liều dùng cho người lớn: + Liều dùng cho người lớn bị loét tá tràng:

Uống 20 mg/ lần/ ngày.

Thời gian điều trị kéo dài trong vòng 4 tuần. Sau thời gian trên, nếu bệnh chưa khỏi hoàn toàn, liệu trình dùng thuốc có thể kéo dài lên 8 tuần.

+ Liều dùng cho người lớn bị nhiễm trùng vi khuẩn Hp:

Phác đồ 2 thuốc:

Uống 40 mg Omeprazole kết hợp với kháng sinh clarithromycin mỗi ngày một lần.

Thời gian điều trị kéo dài trong 14 ngày.

Phác đồ 3 thuốc:

Uống 20 mg Omeprazole kết hợp với kháng sinh amoxicillin và clarithromycin hai lần mỗi ngày.

Thời gian điều trị kéo dài trong 10 ngày.

+ Liều dùng cho người lớn bị loét dạ dày:

Uống 40 mg/ lần/ ngày.

Thời gian điều trị kéo dài trong vòng 4 – 8 tuần.

+ Liều dùng cho người lớn bị viêm thực quản ăn mòn: + Liều dùng cho người bị hội chứng u tân sinh đa tuyến nội tiết:

Uống 60 mg/ lần/ ngày.

Liều dùng tối đa 360 mg/ ngày (dưới dạng 120 mg uống 3 lần/ ngày).

+ Liều dùng cho người bị hội chứng Zollinger – Ellison:

Uống 60 mg/ lần/ ngày.

Liều dùng tối đa 360 mg/ ngày (dưới dạng 120 mg uống 3 lần/ ngày).

+ Liều dùng cho người bị trào ngược dạ dày thực quản:

Uống 20 mg/ lần/ ngày.

Thời gian điều trị kéo dài trong 4 tuần.

+ Liều dùng cho người bị chứng khó tiêu:

Uống 20 mg/ lần/ ngày vào mỗi buổi sáng.

Thời gian điều trị kéo dài trong 14 ngày.

Liều dùng cho trẻ em + Liều dùng cho trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản:

Trẻ từ 1 – 16 tuổi: Thời gian điều trị tối đa kéo dài 4 tuần

Trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

Uống 20 mg/ lần/ ngày.

Thời gian điều trị: Tối đa trong 4 tuần.

+ Liều dùng cho trẻ em bị viêm thực quản ăn mòn:

Liều dùng điều trị:

Trẻ từ 1 tháng – 1 năm tuổi (dùng trong 6 tuần):

Trẻ từ 1 – 16 tuổi (điều trị trong 4 đến 8 tuần):

Trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

Uống 20 mg /lần/ ngày.

Thời gian điều trị: 4 đến 8 tuần.

Liều dùng duy trì:

Trẻ từ 1 – 16 tuổi (dùng trong 4 đến 8 tuần):

Trẻ từ 16 đến 18 tuổi:

6. Hướng dẫn sử dụng

Đọc kĩ thông tin hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì trước khi dùng, sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn:

Omeprazole dùng đường uống, dùng thuốc trước khi ăn ít nhất khoảng 1 giờ đồng hồ. Bạn có thể sử dụng đồng thời cả thuốc kháng axit với Omeprazole.

Nếu bạn đang dùng các loại thuốc băng niêm mạc như Sucralfate, hãy dùng omeprazole trước khi dùng sucralfate khoảng 30 phút.

Đối với thuốc dạng hỗn dịch: lắc đều trước khi dùng thuốc.

Đối với dạng viên nang: Uống nguyên viên, không nhai, không nghiền nát. Tuy nhiên, nếu như không thể uống nguyên viên, bạn có thể rắc thuốc vào muỗng nước ép táo, nuốt ngay mà không cần nhai.

Nếu như bạn đang dùng thuốc Omeprazole, không nên dùng thuốc quá 14 ngày (trừ khi có chỉ định của chuyên gia). Sử dụng thuốc đúng thời gian quy định, kể cả khi triệu chứng bệnh của bạn đã được cải thiện.

Liên hệ sớm với chuyên gia nếu nhận thấy bệnh không cải thiện sau thời gian dùng thuốc điều trị hoặc chuyển biến nghiêm trọng hơn. Nếu như tình trạng ợ nóng vẫn còn sau 14 ngày dùng thuốc, nên đi khám bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp hơn.

7. Thận trọng

Trước khi dùng bất kì thuốc trị bệnh nào, bạn cũng cần cân nhắc đến những nguy cơ và lợi ích mà dược phẩm đem lại. Tương tự, khi điều trị bệnh bằng thuốc Omeprazole, cần xem xét đến các vấn đề sau:

Dị ứng: Thuốc có thể gây phản ứng dị ứng cho những đối tượng nhạy cảm với thành phần của thuốc. Liên hệ chuyên gia nếu bạn xuất hiện triệu chứng dị ứng sau khi dùng dược phẩm trên.

Trẻ em: Chưa tìm thấy tác dụng phụ bất thường khi dùng thuốc cho trẻ em ở độ tuổi từ 1 -16 tuổi. Sự an toàn và hiệu quả trị bệnh cho trẻ em dưới 1 tuổi chưa được khẳng định.

Người lớn tuổi: Chưa thấy có những tác dụng nguy cơ khi dùng thuốc cho những đối tượng người cao tuổi.

Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Hiện tại, chưa có nghiên cứu cho thấy rủi ro khi dùng thuốc ở nhóm đối tượng trên. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên liên hệ bác sĩ chuyên môn để được tư vấn cụ thể về liều dùng và cách dùng thuốc cho an toàn.

Trong quá trình dùng thuốc Omeprazole, người bệnh cần lưu ý một số điều sau để tránh được những rủi ro có thể mắc phải và kiểm soát được vấn đề trong quá trình điều trị bằng thuốc.

1. Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc Omeprazole điều trị bệnh đó là:

Đau dạ dày, đầy hơi;

Buồn nôn, nôn,

Tiêu chảy

Đau đầu

Sốt (thường gặp nhiều hơn ở trẻ em)

Người bệnh nên nhận sự trợ giúp y tế khẩn cáp nếu như xuất hiện phản ứng dị ứng với Omeprazole như: sưng môi, mặt, lưỡi, cổ họng, nổi mề đay, khó thở…

Ngừng dùng thuốc và nhanh chóng đến cơ sở thăm khám nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

Vấn đề về thận: tiểu ít, tiểu ra máu, tăng cân nhanh…

Thiếu hụt Magie: Dùng thuốc kéo dài hơn 3 tháng hoặc lâu hơn có thể gây thiếu hụt lượng magie trong cơ thể. Điều này khiến cho bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng: chóng mặt, tim đập nhanh và không đều, cảm giác bồn chồn, co thắt cơ tay và chân, nghẹt thở, chuột rút cơ.

Bệnh lupus ban đỏ da (CLE): Người bệnh xuất hiện các triệu chứng nổi mẩn, vảy ở má hoặc cánh tay, các triệu chứng có xu hướng tồi tệ hơn khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): Các triệu chứng có thể bao gồm: sốt, mệt mỏi, giảm cân, hình thành cục máu đông, ợ nóng…

Thiếu hụt vitamin B12: Nếu dùng Omeprazole trong vòng 3 năm, bạn có thể bị thiếu hụt vitamin B12. Theo đó, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như: hồi hộp, viêm dây thần kinh, tê hoặc ngứa ran ở tay và chân, kinh nguyệt thất thường…

Viêm niêm mạc dạ dày: Các triệu chứng biểu hiện gồm: đau bụng, buồn nôn và nôn, giảm cân…

Polyp tuyến tiền liệt: Tế bào trên niêm mạc dạ dày tăng trưởng bất thường, thường lành tính và không biểu hiện triệu chứng.

Gãy xương

Tiêu chảy nặng

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn để có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Tương tác thuốc

Omeprazole có thể tương tác với các loại thuốc, vitamin hoặc những dược phẩm khác đang sử dụng. Tương tác thuốc có thể khiến cho hoạt chất trong thuốc thay đổi cách thức hoạt động hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Để tránh hiện tượng trên, bạn nên “kê khai” cho chuyên gia những loại thuốc điều trị mình đang dùng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thuốc trị bệnh hoặc hướng dẫn cách phòng tránh.

+ Một số thuốc có thể gây tương tác với Omeprazole gồm có:

Atazanavir, rilpivirine và nelfinavir

Clopidogrel

+ Một số thuốc tương tác với Omeprazole làm gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ gồm có: + Tương tác thuốc gây giảm hiệu quả của thuốc điều trị:

Omeprazole có thể làm giảm hiệu quả điều trị của những loại thuốc sau:

Este ampicillin

Ketoconazole

Mycophenolate mofetil (MMF)

Muối sắt

Erlotinib

Một số loại thuốc sau có thể làm giảm hiệu quả của Omeprazole gồm:

Hoạt chất và cách thức hoạt động của Omeprazole khá giống với Esomeprazole. Do đó, không sử dụng bất kỳ loại thuốc có chứa esomeprazole trong khi đang điều trị bằng omeprazole.

Omeprazole có thể ảnh hưởng đến kết quả của một số xét nghiệm y tế. Nói với bất kỳ bác sĩ nào điều trị cho bạn rằng bạn đang sử dụng thuốc này.

3. Nên làm gì khi thiếu liều/ quá liều?

Omeprazole được sử dụng để điều trị ngắn hạn loét tá tràng – dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản và được sử dụng để điều trị lâu dài viêm thực quản ăn mòn.Trong trường hợp dùng thuốc không đúng cách, sản phẩm có thể gây ra những rủi ro nhất định.

Nếu bạn ngừng dùng thuốc đột ngột hoặc ngưng dùng hẳn thuốc: Các triệu chứng trào ngược axit, ợ nóng hoặc loét có thể không cải thiện, thậm chí bệnh còn chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn bỏ lỡ liều hoặc dùng thuốc không đúng lịch trình: Hiệu quả điều trị sẽ không cao. Vì thế, hãy bổ sung liều thuốc ngay sau khi nhớ ra. Nếu như thời gian giãn cách giữa liều bỏ lỡ và liều kế hoạch khá gần nhau, hãy bỏ qua liều trên và dùng đúng như lịch trình. Không cố gắng gấp đôi liều để bắt kịp tiến độ vì điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ.

Nều dùng quá liều: Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng:

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

Cây Mật Gấu Chữa Trị Bệnh Gì?

Bạn có biết cây mật gấu chữa trị bệnh gì không? Có lẻ sẽ ít ai biết đến về loài cây này, là một loại thảo dược nhưng cây được các thầy thuốc đưa vào nguyên liệu chữa trị bệnh vô cùng hiệu quả. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn bài viết về loại cây mật gấu, cũng như tác dụng mà cây mật gấu mang lại. Cùng theo dõi nào!

Cây mật gấu còn có tên là “cỏ mật gấu”, “hùng đởm thảo”, “nhị rối vằn”, “đằng nha sọc”, “khê hoàng thảo”, “sơn hùng đảm”, “phong huyết thảo”, “hoàng chấp thảo”, … tên khoa học là Isodon lophanthoides (Đ. Đơn) Hara, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).

Cây mật gấu là loại cây thảo (cỏ) sống lâu năm, thân hóa gỗ, cao 15-100cm, thân có 4 góc, có lông rậm; ở chỗ nhiều cây thân mọc đứng, ở chỗ thưa cây thân mọc bò; phân ít hoặc nhiều nhánh tùy theo địa hình. Lá mọc đối, phiến lá hình trứng, mép khía răng cưa, gân phụ 5-6 cặp, cuống dài khoảng 1,5cm.

Cụm hoa mọc ở ngọn, hình chùy thưa, dài 10-20cm; lá bắc rất nhỏ, rụng sớm. Hoa có cuống dài, rất nhỏ, đài hình chuông, 5 răng, tràng hoa dài gấp đôi đài hoa, cánh hoa màu trắng có chấm hồng, ống hình trụ, phiến hai môi, môi trên 4 thùy, môi dưới nguyên; nhị 4, thò ra ngoài; vòi nhụy chẻ đôi ít. Quả bế nhỏ, tù, nhẵn. đầm big size

Cây mật gấu có công dụng rất tuyệt vời trong cuộc sống con người, là một vị thuốc quý mà từ xa xưa cha ông ta đã biết đến những tác dụng của nó trong việc chữa trị nhiều loại bệnh. Ở nhiều nước Châu Á như: Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ…Người ta dùng thân lá để làm thuốc, vị rất đắng như mật gấu vì vậy nên xuất hiên cáu tên “cây mật gấu”.

Thành phần hóa học của cỏ mật gấu có các chất rabdoserrin A, excisanin A, 2α-hydroxyl-ursolic acid, ursolic acid, β-sitosterol, β-sitosterol glucoside, … Về tác dụng dược lý, ngoài các tác dụng chủ yếu là bảo vệ tế bào gan, lợi mật và kháng viêm, nghiên cứu trên động vật thí nghiệm còn cho thấy, các chất rabdoserrin A và excisanin A trong cỏ mật gấu có tác dụng ức chế nhất định đối với sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung. Tác dụng của nanh hổ

Cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Người ta thường dùng rễ thân sắc uống, hay phối hợp với các vị thuốc khác để chữa kiết lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ, dùng lá hay quả sắc uống. Nó còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, chóng mặt, ù tai, mất ngủ..

Đặc biệt, cây mật gấu còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các triệu chứng về bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đường ruột, đau nhức xương khớp, tê thấp, mát gan, phòng và chữa sỏi mật, giảm đau lưng, tăng cường sức khỏe, tiêu mỡ, viêm đại tràng, giã rượu béo phì. Ngoài ra, lá cây mật gấu được xem như một thần dược, khả năng thần kì của nó là chữa nhiều loại bệnh như: huyết áp cao, giải độc rượu và nhiều chứng bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm gan, viêm dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư kết tràng, tiêu đường…

Cách ngâm rượu cây mật gấu

– Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu – Cách thực hiện: Bước 1: Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô. Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng. Bước 3: Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…

+ Chữa viêm gan cấp tính, kèm theo vàng da: Dùng cây mật gấu 40-100g tươi hoặc 20-50g khô; sắc nước uống thay trà trong ngày. Hoặc có thể phối hợp thêm diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa) 12g, cỏ gà 15g, cùng sắc uống. + Chữa viêm túi mật cấp tính: Dùng cây mật gấu 40-100g tươi hoặc 20-50g, có thể phối hợp thêm mộc thông 20g, chi tử (dành dành) 10g, nhân trần 8g; cùng sắc uống. + Chữa bệnh lỵ: Dùng lá cây mật gấu tươi, giã nát, chế thêm nước đã đun sôi, chắt nước cốt, chia ra 2-3 lần uống trong ngày. Hoặc có thể dùng lá cây mật gấu, lá mua – mỗi thứ 20g, sắc nước uống. + Chữa bí đái: Dùng lá cây mật gấu, xa tiền thảo (cỏ mã đề) – mỗi thứ 15-20g tươi; sắc nước uống.

Với bài viết Cây mật gấu chữa trị bệnh gì? hi vọng mang đến cho các bạn nhiều thông tin, kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác dụng chữa bệnh của loại cây này.