Hoạt chất : Aluminum Hydroxide + Magnesium Hydroxide Thuốc điều trị tăng tiết acid, trào ngược, loét dạ dày. Thuốc kháng acid dạng kết hợp.
Mã ATC (Anatomical Therapeutic Chemical): A02AF02.
Brand name: Maalox.
Generic : Aluminum Hydroxide + Magnesium Hydroxide
2. Dạng bào chế Hàm lượng: Dạng thuốc và hàm lượng
Viên nén nhai chứa Nhôm hydroxyd gel khô 400mg tương đương với 306mg Nhôm hydroxyd; Magnesi hydroxyd 400mg.
► Kịch Bản: PharmogTeam
► Youtube: https://www.youtube.com/c/pharmog
► Facebook: https://www.facebook.com/pharmog/
► Group : Hội những người mê dược lý
► Instagram : https://www.instagram.com/pharmogvn/
► Website: pharmog.com
4. Ứng dụng lâm sàng: 4.1. Chỉ định:
Điều trị triệu chứng rối loạn do tăng acid dạ dày-tá tràng trong các chứng:
Viêm dạ dày.
Thoát vị hoành.
Khó tiêu.
Loét dạ dày tá tràng.
4.2. Liều dùng Cách dùng:
Cách dùng : Dùng nhai trước khi nuốt.
4.3. Chống chỉ định:
Không dùng thuốc này trong những trường hợp sau:
Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Suy thận nặng, vì thuốc có chứa magnesi.
4.4 Thận trọng:
Vì có chứa sorbitol và sucrose, nên thuốc này bị chống chỉ định trong trường hợp không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose, hoặc mọi trường hợp suy giảm sucrase-isomaltase.
Nếu chế độ ăn có phospho thấp, nhôm hydroxyd có thể gây thiếu hụt phospho.
Ở bệnh nhân suy thận, nồng độ huyết thanh của cả nhôm và magnesi tăng, ở những bệnh nhân này, dùng lâu dài với nồng độ cao của muối nhôm và magnesi có thể dẫn đến bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ hay làm xấu hơn tình trạng loãng xương do lọc máu.
Nhôm hydroxyd có thể không an toàn trên những bệnh nhân tiểu porphyrin đang lọc máu.
Lưu ý ở bệnh nhân đái tháo đường bởi vì lượng đường có trong viên thuốc
Nếu triệu chứng kéo dài dai dẳng hơn 10 ngày, hoặc diễn biến xấu hơn, cần tiến hành tầm soát nguyên nhân và đánh giá lại việc điều trị.
Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.
Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
4.5 Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Xếp hạng cảnh báo
AU TGA pregnancy category: NA
US FDA pregnancy category: NA
Thời kỳ mang thai:
Thuốc này chỉ được dùng trong thai kỳ khi cần thiết.
Sự hiện diện của các ion nhôm và magnesi có thể làm chậm nhu động ruột.
Các muối magnesi hydroxyd có thể gây tiêu chảy.
Các muối nhôm là nguồn gốc gây táo bón và có thể làm cho tình trạng táo bón thường gặp khi mang thai trở nên nặng hơn.
Không nên uống thuốc này với liều cao hoặc trong một thời gian dài.
Thời kỳ cho con bú:
Có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ trong thời gian điều trị.
4.6 Tác dụng không mong muốn (ADR):
Có thể làm khởi phát:
Rối loạn nhu động ruột (tiêu chảy hoặc táo bón).
Mất phosphor sau khi dùng thuốc dài ngày hoặc dùng liều cao, vì thuốc có chứa nhôm.
Thường gặp: táo bón, chát miệng, cứng bụng, phân rắn, buồn nôn, nôn, phân trắng.
Giảm phosphat máu đã xảy ra khi dùng thuốc kéo dài hoặc liều cao. Ngộ độc nhôm, nhuyễn xương có thể xảy ra ở người bệnh có hội chứng urê máu cao.
Nhuyễn xương, bệnh não, sa sút trí tuệ và thiếu máu hồng cầu nhỏ đã xảy ra ở người suy thận mạn tính dùng nhôm hydroxid làm tác nhân gây dính kết phosphat.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4.7 Hướng dẫn cách xử trí ADR:
Ngừng sử dụng thuốc. Với các phản ứng bất lợi nhẹ, thường chỉ cần ngừng thuốc. Trường hợp mẫn cảm nặng hoặc phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng epinephrin, thở oxygen, dùng kháng histamin, corticoid…).
4.8 Tương tác với các thuốc khác: Các phối hợp cần thận trọng khi dùng:
Dùng chung với quinidin có thể làm tăng nồng độ quinidin huyết thanh và làm quá liều.
Nếu uống chung sẽ giảm hấp thu thuốc ở dạ dày-ruột, do đó để đề phòng, nên uống thuốc kháng-acid trước hoặc sau khi uống thuốc khác một thời gian.
Nếu có thể, nên uống cách xa ít nhất là 2 giờ trước hoặc sau khi uống những thuốc sau đây: thuốc kháng-histamine H2, thuốc kháng lao: ethambutol, isoniazide (dạng uống), atenolol, metoprolol, propanolol, chloroquine, kháng sinh họ cycline, diflunisal, digoxin, diphosphonate, fexofenadine, sắt (dạng muối), kháng sinh họ fluoroquinolone, natri fluoride, glucocorticosteroid (chẳng hạn prednisolone và dexamethasone), indomethacin, kayexalate, ketoconazole, lanzoprazole, lincosamide, thuốc an thần kinh phenothiazine, penicillamine, phosphor (chất bổ sung), thyroxine.
Các phối hợp cần cân nhắc
Salicylat: tăng bài tiết salicylat ở thận do kiềm hóa nước tiểu.
4.9 Quá liều và xử trí: Dấu hiệu và triệu chứng
Mặc dù phần lớn nhôm được thải trừ qua đường ruột nhưng vẫn có hấp thu nhôm và do đó làm tăng nồng độ nhôm huyết thanh. Tích tụ nhôm và đưa đến ngộ độc chỉ xảy ra ở những bệnh nhân có suy chức năng thận và suy giảm sự thải trừ nhôm. Một nghiên cứu cho thấy nồng độ nhôm tăng ở bệnh nhân có urê máu cao với liều dùng hằng ngày trên 3g nhôm hydroxyd. Sử dụng rộng rãi các thuốc kháng acid có chứa nhôm có thể gây ra giảm phosphat máu (nồng độ phosphat trong máu thấp), trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến yếu cơ, chán ăn, và nhuyễn xương (làm mềm xương do khiếm khuyết khoáng hoá xương).
Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, tăng thải trừ magnesi qua nước tiểu xảy ra và không có thay đổi đáng kể nồng độ magnesi huyết thanh dự kiến.Tuy nhiên, magnesi có thể tích tụ ở những bệnh nhân suy thận. Các dấu hiệu và triệu chứng của tăng magnesi huyết có thể bao gồm hạ huyết áp, buồn nôn, nôn mửa, thay đổi điện tâm đồ, ức chế hô hấp, tình trạng tâm thần thay đổi và hôn mê.
Phải có chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có các tác dụng phụ NGHIÊM TRỌNG xảy ra: phản ứng dị ứng nghiêm trọng (phát ban, nổi mề đay, ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi, lưỡi), mất cảm giác ngon miệng, yếu cơ, buồn nôn, chậm phản xạ, nôn mửa.
Nhập viện điều trị nguyên nhân.
Rửa dạ dày.
Truyền dịch.
Điều trị quá liều magnesi: bổ sung nước, lợi tiểu mạnh.
Trong trường hợp suy thận, lọc máu hay thẩm phân phúc mạc là cần thiết.
5. Cơ chế tác dụng của thuốc : 5.1. Dược lực học:
Nhôm hydroxyd gel khô và Magnesi hydroxyd là những chất kháng a-xít. Chất kháng a-xít làm giảm tính a-xít bằng cách trung hòa a-xít quá mức của dạ dày. Tiết acid quá mức làm tổn thương thành dạ dày, tá tràng và thực quản. Dùng thuốc kháng a-xít làm giảm đau và khó chịu của chứng khó tiêu.
Tác nhân bảo vệ niêm mạc dạ dày-tá tràng-thực quản.
Không cản tia X.
Nghiên cứu phòng thí nghiệm với một liều đơn vị bằng phương pháp Vattier: tổng dung lượng kháng acid (chuẩn độ đến pH 1) Ià 14,71 mmol ion H+.
Cơ chế tác dụng:
Nhôm hydroxid và Magnesi hydroxid tan trong acid dịch vị, giải phóng các anion có tác dụng trung hòa acid dạ dày, hoặc làm chất đệm cho acid dạ dày, nhưng không tác động đến sự sản sinh ra dịch dạ dày. Thuốc làm giảm triệu chứng tăng acid dạ dày, giảm độ acid trong thực quản và làm ức chế tác dụng tiêu protid của men pepsin; tác dụng này rất quan trọng ở người bệnh loét dạ dày. Magnesi hydroxid còn có tác dụng nhuận tràng nên làm giảm tác dụng gây táo bón của nhôm hydroxid.
[XEM TẠI ĐÂY] 5.2. Dược động học:
Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd được xem là các chất kháng-acid tại chỗ, không có tác dụng toàn thân, chỉ được hấp thu ít trong điều kiện sử dụng bình thường.
5.3 Giải thích:
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
5.4 Thay thế thuốc :
Chưa có thông tin. Đang cập nhật.
6.2. Tương kỵ :
Không áp dụng.
6.3. Bảo quản:
Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.
6.4. Thông tin khác :
Không có.
Hoặc HDSD Thuốc.