Viêm xương khớp gây ra hàng loạt vấn đề về cử động, vận động của người bệnh khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, gây đau đớn. Các bệnh viêm khớp tương đối khó điều trị, kéo dài dai dẳng. Do đó sử dụng đúng thuốc điều trị đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân.
Nội dung bao gồm:
I. Kiến thức về bệnh viêm khớp
A. Viêm khớp là bệnh gì?
Viêm khớp (Arthritis) là thuật ngữ y khoa đến chỉ bất kỳ những rối loạn nào gây ảnh hưởng đến khớp xương, sụn khớp dẫn đến viêm, sưng, đau, bào mòn, suy giảm chức năng khớp. Tình trạng viêm khớp có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Có một số dạng viêm khớp phổ biến thường gặp như viêm khớp thoái hóa (thoái hóa khớp), viêm đa khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn (nhiễm trùng khớp), viêm khớp do gút (gout),…
Các vị trí khớp dễ bị viêm thường là những khớp thường xuyên sử dụng trong các hoạt động hằng ngày như khớp vai, khớp hông, khớp gối, khớp háng, các khớp cổ tay, cánh tay, ngón tay,… Nếu người bệnh bị viêm ở nhiều vị trí khớp khác nhau thì gọi là viêm đa khớp.
Theo thống kê của các bệnh viện lớn tại Việt Nam, hiện nay tỉ lệ người mắc các chứng bệnh viêm khớp chiếm khoảng 35% dân số. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà đây còn là căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh nhiều gấp 3 lần so với nam giới. Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tuy nhiên độ tuổi từ sau 35 đến 50 tuổi chiếm đến 60%. Càng lớn tuổi tỉ lệ mắc bệnh viêm xương khớp ngày càng tăng. Đây là một thực trạng đáng lo ngại cho xã hội hiện đại.
B. Biểu hiện của bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp thường biểu hiện rất mập mờ, không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Bệnh thường tiến triển âm thầm mà không có các triệu chứng nào rõ rệt. Sau một thời gian viêm khớp bào mòn một lượng lớn sụn của cơ thể, bệnh nhân sẽ gặp phải một số dấu hiệu điển hình bao gồm:
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh viêm khớp. Đau nhức thường không diễn ra khi mới mắc bệnh viêm khớp mà chỉ khởi phát sau khi các khớp, sụn khớp đã bị bào mòn đến một mức độ nhất định. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác đau nhức ở vị trí các khớp.
Cơn đau nặng hay nhẹ cũng tùy thuộc vào mức độ bào mòn, thương tổn sụn khớp. Một số bệnh nhân cũng kèm theo sưng tấy, nóng đỏ ở vị trí đau. Đây là điểm khác biệt giữa viêm khớp và các dấu hiệu đau do nhức mỏi thông thường trong các hoạt động hằng ngày.
Đau nhức do viêm khớp thường tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng có thể gây đau cả khi nghỉ ngơi, khi ngủ, đau về đêm Đồng thời tần suất đau, cường độ đau cũng tăng dần theo thời gian, tỉ lệ thuận với mức độ bào mòn các khớp.
Bên cạnh đau nhức các khớp, cứng khớp cũng là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp. Ở người khỏe mạnh, các khớp luôn được bôi trơn bằng các dịch khớp và có sự hỗ trợ của các sụn khớp trong mọi cử động, vận động. Khi viêm khớp xảy ra, bản thân sụn khớp bị bào mòn đáng kể, cơ chế bôi trơn khớp của các dịch khớp cũng phần nào bị mất đi. Điều này sẽ khiến cho hiện tượng cứng khớp xảy ra.
Người bị cứng khớp thường bị khó cử động, vận động. Đặc biệt hiện tượng này xuất hiện thường xuyên nhất vào buổi sáng khi mới ngủ dậy do các khớp không hoạt động trong một đêm dài, lượng dịch bôi trơn khớp vốn đã ít đi do viêm khớp về đêm lại càng ít tiết ra hơn. Do đó nhiều bệnh nhân sẽ bị đau cứng khớp và khó cử động sau khi ngủ dậy. Tùy thuộc mức độ nặng hay nhẹ của viêm khớp mà cứng khớp có thể kéo dài từ vài chục phút đến vài giờ.
Khi viêm khớp xảy ra, bệnh nhân có thể cảm nhận được các dấu hiệu lục cục bên trong các khớp. Trong các vận động, di chuyển, các khớp cũng có dấu hiệu lạo xạo, cót két, có tiếng kêu bên trong ổ khớp.
Những dấu hiệu đi kèm của bệnh nhân viêm khớp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Người bệnh sau thời gian viêm khớp kéo dài có thể khiến sức khỏe đi xuống, khiến người bệnh mệt mỏi, sốt, chán ăn từ đó kéo theo sút cân. Bệnh nhân viêm khớp cũng trở nên lười vận động, chậm chạp hơn và có thể gặp phải một số vấn đề về tâm lý.
C. Những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp
Yếu tố tuổi tác được xem là nguyên nhân hàng đầu của nhiều bệnh lý, trong đó viêm khớp và nhiều bệnh xương khớp khác cũng không ngoại lệ. Khi tuổi tác càng cao, các yếu tố lão hóa sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, kéo theo các vấn đề về sụn, khớp, xương dưới sụn, dịch khớp,…
Dịch khớp sẽ ngày càng ít đi, dẫn đến khô các ổ khớp, gây đau khi vận động và cử động các khớp. Đồng thời, mật độ xương cũng trở nên giòn hơn, dễ gãy hơn, xương cũng dễ loãng hơn. Người càng cao tuổi thì mức độ tái tạo xương mới cũng không cân bằng với tỷ lệ bào mòn xương khớp của bệnh nhân. Thông thường, người sau tuổi 30 bắt đầu suy giảm tái tạo xương khớp với mức độ càng tăng dần theo thời gian, quá trình này thường rõ nét nhất ở độ tuổi ngoài 50.
Chấn thương có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, tùy theo mức độ ảnh hưởng của chấn thương mà nguy cơ bị viêm khớp có thể tăng lên. Bệnh nhân có thể bị chấn thương trong vận động, hoạt động hằng ngày, luyện tập thể thao. Một số chấn thương có thể dẫn đến các bệnh lý xương khớp tức thời nhưng cũng có một số chấn thương âm ỉ, dai dẳng tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa sớm các khu vực xương khớp.
Di truyền cũng là yếu tố có thể thúc đẩy nguy cơ mắc bệnh xương khớp cao hơn những người bình thường. Những trường hợp trong gia đình có tiền sử mắc các bệnh xương khớp thì những thế hệ sau có tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp sớm hơn. Mặc dù vậy yếu tố di truyền chỉ là yếu tố nguy cơ, mức độ ảnh hưởng tương đối thấp so với các nguyên nhân khác gây viêm xương khớp.
Ở người bị thừa cân, lượng mỡ tại các vị trí bụng, mông, đùi, dưới cằm,… nhiều hơn so với người bình thường. Lượng cân nặng do mỡ dư thừa sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ xương – cơ – dây chằng của bệnh nhân. Ngoài ra, đa số người bị thừa cân có xu hướng lười vận động, ít chơi các môn thể thao. Điều này cũng góp phần làm cho các cơ, xương khớp bị yếu đi so với người bình thường, dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp sớm.
Công việc, nghề nghiệp cũng là yếu tố đặc thù ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Những nghề nghiệp đặc thù với các động tác lặp đi lặp lại trong thời gian dài, nặng nhọc, giữ nguyên tư thế lâu như công nhân xây dựng, thợ thủ công, vận động viên, công nhân dệt may, tài xế, nhân viên y tế, nhân viên văn phòng, giáo viên,… đều có nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp sớm hơn so với các công việc khác.
D. Biến chứng của bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp bên cạnh những triệu chứng đau đớn, ảnh hưởng đến vận động, sinh hoạt và công việc còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác nguy hiểm cho sức khỏe của mình. Một số biến chứng phổ biến của bệnh viêm khớp bao gồm:
Tình trạng yếu các cơ bắp là một trong những biến chứng của bệnh viêm khớp. Tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh viêm khớp mà tình trạng nhược cơ cũng có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi nhược cơ ở mức độ nặng có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, giảm khả năng hoạt động, vận động của bệnh nhân. Người bị teo cơ nặng gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động hằng ngày và có thể bị mất khả năng di chuyển.
Dính khớp là biến chứng có thể gặp phải ở người bị viêm khớp ở giai đoạn nặng. Tình trạng này sẽ xảy ra nếu như sụn khớp của bệnh nhân bị phá hủy, biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế.
Viêm khớp một thời gian dày có thể tác động xấu đến các bộ phận xung quanh khớp bao gồm các dây chằng, các mô cơ. Tình trạng này sẽ thúc đẩy những tổn thương và chèn ép thần kinh quanh khớp.
Ngoài một số biến chứng điển hình của bệnh viêm khớp, người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng phức tạp hơn bao gồm gãy xương, chảy máu, nhiễm trùng trong khớp hoặc các biến chứng khớp lan vào tim do các vi khuẩn beta tan huyết nhóm A gây ra.
Tổng quan về bệnh viêm khớp qua giới thiệu của Bác sĩ Nguyễn Ý Đức
II. Thuốc và cách chữa bệnh viêm khớp hiệu quả
Có nhiều hướng điều trị các bệnh viêm khớp theo Tây Y, Đông Y và các biện pháp được áp dụng trong dân gian. Mỗi biện pháp có một đặc tính, ưu điểm riêng, phù hợp với những giai đoạn nhất định của bệnh nhân.
A. Cách chữa viêm khớp, đau xương khớp theo dân gian
Đa số những cách chữa viêm khớp, đau xương khớp theo dân gian thường giúp giảm bớt các triệu chứng đau, khó chịu do bệnh gây ra, hỗ trợ cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Tuy nhiên các phương pháp này thường chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ, mới khởi phát, những trường hợp nặng hầu như không có tác dụng.
Bên cạnh đó, mức độ hiệu quả của các phương pháp dân gian ở mức tương đối, dựa nhiều vào kinh nghiệm để lại của các thế hệ đi trước. Đồng thời những phương pháp này cũng có mức độ tác động khác nhau tùy theo khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân. Đa số phương pháp an toàn, dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm nhưng cần nhiều thời gian để thấy hiệu quả.
Có một số bài thuốc chữa viêm khớp theo dân gian được áp dụng từ lâu gồm có:
1. Ngải cứu chữa viêm khớp
Ngải cứu mọc nhiều ở nước ta, thường dùng trong các món ăn cũng như giúp cải thiện một số chứng bệnh thông thường, giảm đau nhức cơ, xương khớp, giảm đau bụng và tăng tuần hoàn máu. Dân gian thường dùng lá ngải cứu nóng để đắp, giúp giảm đau tại các vị trí khớp bị viêm, sưng.
Chuẩn bị: Thực hiện:
Rửa sạch ngải cứu sau đó cho muối vào, đổ nước nóng lên.
Gói hỗn hợp ngải cứu và muối nóng trong khăn sạch, để cho bớt nóng sau đó đắp vào vị trí khớp sưng đau.
Thực hiện khoảng 15 phút.
Không đắp ngải cứu liên tục quá lâu và không đắp khi còn quá nóng để tránh bị bỏng da.
Báo Lao Động đưa tin: Chữa viêm đau khớp hiệu quả với bài thuốc bí truyền của người Dao
2. Giảm đau khớp với cỏ trinh nữ
Cỏ trinh nữ (Mimosa pudica L. ) có nhiều tên gọi khác nhau như cây mắc cỡ, xấu hổ, cỏ thẹn. Đây là loại cây thường mọc hoang thành bụi, trong dân gian thường dùng rễ, cành lá của cỏ trinh nữ để cải thiện các vấn đề về viêm, sưng, giảm đau, hạ áp, lợi tiểu, tiêu tích,…
Chuẩn bị: Thực hiện: 3. Giảm đau khớp nhờ nước muối ấm pha gừng
Nước muối ấm có tác dụng điều chỉnh enzyme là renin và hormone aldosterone cân bằng giúp ổn định tình trạng viêm sưng trong cơ thể. Gừng có tác dụng thông mạch, chống viêm, giảm đau với men zingibain tự nhiên. Có thể phối hợp nước muối ấm pha gừng để ngâm chân giúp giảm đau rất tốt bằng cách ngâm chân, tay.
Chuẩn bị: Thực hiện:
Gừng rửa sạch, thái mỏng.
Nước muối pha loãng, đun ấm sau đó cho gừng vào.
Ngâm chân hoặc tay trong vòng 15 – 30 phút để cải thiện sức khỏe, làm dịu cơn đau do viêm sưng khớp.
Cách này cũng giúp cơ thể dễ chịu hơn trước khi đi ngủ, nhất là vào mùa lạnh.
4. Đu đủ và mễ nhân cải thiện viêm khớp
Đu đủ thường dùng để cải thiện tình trạng sốt, giúp giải độc, tiêu đờm, cải thiện tình trạng xương khớp. Mễ nhân còn gọi là bo bo, ý dĩ, thường dùng để thanh nhiệt, cải thiện bệnh đường tiêu hóa, tê thấp,… Dân gian thường phối hợp đu đủ và mễ nhân để làm giảm tình trạng viêm khớp.
Chuẩn bị:
Đu đủ khoảng nửa quả.
Mễ nhân khoảng 30g.
Thực hiện:
Đem đu đủ và mễ nhân rửa sạch sau đó cho cả hai nguyên liệu trên vào chén nước.
Đun với lửa nhỏ từ từ đến khi mễ nhân chín mềm.
Cho vào một ít đường trắng rồi tắt bếp.
Nên để một chút cho nguội rồi sử dụng mễ nhân và đu đủ ngay sau khi nấu
5. Dùng nước mật ong và bột quế trị viêm khớp
Mật ong có chứa nhiều phenol, flavonoids, các loại enzym, một số axit hữu cơ và nhiều chất chống oxy hóa. Quế cũng có thành phần polyphenol là một chất chống oxy hóa mạnh và một số thành phần đặc trưng khác. Kết hợp quế và mật ong giúp chống nhiễm trùng, giảm đau khá hiệu quả.
Chuẩn bị: Thực hiện:
Pha một cốc nước ấm khoảng 300ml sau đó cho mật ong và bột quế vào khuấy đều.
Dùng 2 lần mỗi ngày để giúp cải thiện tình trạng đau do viêm khớp.
6. Sử dụng cây đau xương
Cây đau xương (Tinospora sinensis Merr) còn có nhiều tên gọi như Tục Cốt Đằng, Khoan Cân Đằng mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta, thường mọc thành dây. Trong dây đau xương có nhiều Ancaloit giúp giảm đau, chống viêm và có tính mát.
Chuẩn bị:
Dây đau xương khoảng 3 dây.
Thực hiện: 7. Giảm đau do viêm khớp với cam, phèn chua và hành khô
Cam có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, giàu kali vitamin và các khoáng chất cần thiết khác. Hành và phèn chua có tính kháng khuẩn, kháng viêm khá tốt. Phối hợp các nguyên liệu này có thể giúp bạn cải thiện được tình trạng sưng, đau do viêm khớp gây ra.
Chuẩn bị: Thực hiện:
Cam sành rửa sạch sau đó để ráo nước
Cắt bỏ phần đầu cam, khoét một lỗ nhỏ để cho hành khô, phèn chua vào ruột cam
Nướng cam cho đến khi phần vỏ cam chuyển sang màu đen
Để cho cam nguội bớt sau đó cắt thành lát nhỏ và đắp lên vùng khớp bị đau
Thực hiện mỗi lần khoảng 10 – 15 phút
8. Thoa rượu gấc giảm đau khớp
Gấc có nhiều thành phần hữu ích cho sức khỏe, trong đó có các thành phần giảm đau, chống oxy hóa. Dân gian thường sử dụng rượu gấc để cải thiện một số vấn đề về hô hấp, thông mũi, cải thiện đau nhức, sưng,…
Chuẩn bị: Thực hiện:
Đem hạt gấc rửa sạch phần thịt, sau đó phơi khô
Sau khi phơi, bạn đem hạt gấc sao khoảng 20 – 30 phút đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
Đập dập hạt gấc và cho vào bình, thêm rượu, ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được
Dung dịch sau khi ngâm dùng bôi ngoài trên vùng khớp bị đau nhức để cải thiện cơn đau
9. Cây huyết đằng giảm đau nhức xương khớp
Cây Huyết Đằng (Sargentodoxa cuneata) còn được gọi là cây Hồng Đằng. Đây là loại cây dây leo có phần nhựa màu đỏ, mọc ở một số vùng phía Bắc trên nước ta. Huyết đằng thường được dân gian sử dụng để trị đau bụng các vấn đề đường ruột, phong thấp, sưng đau,…
Chuẩn bị:
Huyết đằng khoảng 20 – 40g
Một số thành phần khác như cẩu tích, cốt toái bổ, ngưu tất, tỳ giải (mỗi vị này khoảng 20g), bạch chỉ khoảng 4g, thiên niên kiện khoảng 6g
Chuẩn bị: Thực hiện:
Cho lá lốt vào đun cùng với một ít nước
Thêm muối tinh vào hỗn hợp
Để cho hỗn hợp nguội bớt sau đó dùng khăn bọc lấy hỗn hợp lá lốt
Thực hiện đắp hỗn hợp lá lốt vài lần trong ngày, mỗi lần từ 4 – 5 phút để cải thiện tình trạng đau nhức do viêm khớp
B. Chữa viêm khớp theo Tây Y
Các phương pháp điều trị viêm khớp theo Tây Y chủ yếu xoay quanh điều trị nội khoa và điều trị nội khoa, tùy thuộc vào tiến triển của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trước khi quyết định hướng điều trị cho người bệnh, bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng và thực hiện một số chẩn đoán để đánh giá diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe.
✪ Kiểm tra và chẩn đoán
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, kiểm tra tình trạng sưng, tấy đỏ, ấm tại các khớp cũng như đánh giá khả năng cử động khớp. Bệnh nhân còn có thể được hỏi một số vấn đề như tiền sử bệnh của bản thân, tiền sử bệnh gia đình, công việc hiện tại cũng như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, các loại thuốc đang sử dụng (nếu có). Sau thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định tiếp một số xét nghiệm cần thiết bao gồm:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm nước tiểu
Lấy mẫu dịch khớp
Chẩn đoán hình ảnh
Trong đó chẩn đoán hình ảnh đặc biệt quan trọng vì giúp bác sĩ quan sát được tình trạng mất sụn, thiệt hại xương do viêm khớp, phát hiện những ảnh hưởng đến dây chằng, ổ khớp và các vùng quanh khớp. Từ đó đánh giá được mức độ bệnh để điều trị phù hợp nhất. Chẩn đoán hình ảnh có thể thực hiện bằng các biện pháp như chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp CT. Ngoài ra một số vị trí khớp có thể được chỉ định nội soi để quan sát và đánh giá trực tiếp.
✪ Điều trị nội khoa
Điều trị viêm khớp bằng phương pháp nội khoa thường tập trung làm giảm triệu chứng, cải thiện chức năng khớp mà không can thiệp xâm lấn. Đa số những trường hợp điều trị nội khoa là bệnh nhân trong giai đoạn nhẹ, bệnh chưa có những tiến triển nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tùy theo vị trí viêm khớp, dạng viêm khớp mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau, bao gồm:
Thuốc giảm đau, nhất là các nhóm acetaminophen, tramadol để hỗ trợ giảm đau. Các thuốc này thường phối hợp cùng một số loại thuốc điều trị khác.
Thuốc bôi ngoài, thường là các loại kem bôi, thuốc mỡ chứa capsaicin, tinh dầu bạc hà để làm nóng, giảm bớt những cơn đau do viêm sưng gây ra.
Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), có tác dụng giảm đau và viêm, điển hình là aspirin, ibuprofen, naproxen và một số loại khác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các thuốc này cần sử dụng cẩn thận để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Nhóm thuốc ức chế miễn dịch (DMARDs), như methotrexate và hydroxychloroquinegiúp làm chậm hoặc ngừng quá trình tự miễn tác động lên khớp do hệ thống miễn dịch. Những trường hợp viêm khớp dạng thấp có thể được chỉ định sử dụng các nhóm thuốc này.
Thuốc giảm viêm, ức chế miễn dịch, thường sử dụng các hoạt chất như prednisone, cortisone giúp làm giảm viêm, ức chế hệ miễn dịch. Tùy theo tình trạng viêm khớp mà có thể được chỉ định dùng uống hoặc tiêm vào khớp đau.
Điều trị nội khoa với các loại thuốc cũng có thể kết hợp cùng với một số phương pháp vật lý trị liệu để giúp cho khớp được cải thiện tích cực, tăng tầm vận động, tăng sức khỏe các cơ bắp quanh khớp. Giai đoạn này bệnh nhân có thể được chỉ định dùng nẹp một số vùng khớp nếu cần thiết.
✪ Điều trị ngoại khoa
Các biện pháp điều trị ngoại khoa là những biện pháp xâm lấn nhằm loại bỏ một phần, loại bỏ toàn bộ, thay thế hoặc sửa chữa cấu trúc xương khớp bị hư hỏng do viêm khớp gây ra. Tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, cụ thể như:
Phẫu thuật bỏ màng hoạt dịch (synovectomy), thường áp dụng trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp. Phương pháp này có thể giúp loại bỏ các nang lót, màng dịch hoạt, các vị trí sưng tấy, hư hỏng tại những khu vực như bàn tay, cổ tay, ngón tay,…
Phẫu thuật thay thế khớp, thường được áp dụng để loại bỏ khớp hư hỏng đồng thời thay thế bằng một khớp nhân tạo bằng các chất liệu phù hợp. Tùy theo vị trí viêm khớp mà có thể sử dụng các loại khớp thay thế khác nhau. Phổ biến nhất là phẫu thuật thay khớp ở đầu gối ở bệnh nhân viêm khớp gối, khớp ở hông, vùng gần xương chậu,… Những trường hợp phẫu thuật thay thế khớp thường là viêm nặng và không có khả năng phục hồi.
Phẫu thuật hợp nhất khớp, loại phẫu thuật này khá phổ biến, thường áp dụng cho các khớp nhỏ như khớp cổ tay, ngón tay, mắt cá chân. Bác sĩ phẫu thuật có thể tiến hành loại bỏ hai đầu xương trong vị trí ổ khớp sau đó kết nối chúng với nhau để tạo thành kết cấu mới cứng chắc hơn và đủ sức chịu lực.
C. Điều trị viêm khớp bằng Đông Y
Có nhiều phương pháp điều trị bằng Đông Y, trong đó bài thuốc “Hoạt huyết Phục cốt hoàn” nằm trong đề tài Ứng dụng các Dược liệu quý trong điều trị chứng bệnh Xương khớp tại Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc nghiên cứu phát triển, đã và đang ứng dụng điều trị rộng rãi cho bệnh nhân.
✪ Bài thuốc trị viêm xương khớp bao gồm:
Thành phần: Phòng phong, hoàng cầm, quế chi, xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, mộc qua, độc hoạt, thạch cao, chi mẫu,… và một số thảo dược quý khác.
Công dụng: Thanh nhiệt tà, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc.
Thành phần: Đương quy, xuyên khung, nhũ hương, ý dĩ, quế thanh, bạch linh, bạch thược, thương truật, trạch tả, hoàng kỳ, cát căn, cam thảo… và một số thảo dược khác.
Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ can thận, giúp kiện tì, ích khí, mạnh gân cốt, bồi bổ khí huyết.
Thành phần: Bồ công anh, kim ngân cành, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tơ hồng xanh, vỏ gạo, bạc sau, nhân trần, rau má… cùng một số thảo dược khác.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, có tác dụng như 1 kháng sinh đông y, giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, bổ huyết tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề, trị mề đay mẩn ngứa, chống dị ứng.
Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp) để bảo vệ ổ khớp, tái tạo sụn khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp người bệnh đi lại dễ dàng, phòng chống bệnh tái phát.
Bệnh khô khớp (khô dịch khớp).
Bệnh thoái hóa khớp (gối, cột sống thắt lưng, đốt sống cổ …)
Bệnh thoát vị đĩa đệm
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp
Bệnh đau cổ vai gáy
Bệnh đau khớp gối, khớp cổ tay, háng
Bệnh đau dây thần kinh tọa
Công trình nghiên cứu đã từng được áp dụng năm 2012 với 200 trường hợp mắc các bệnh về xương khớp kết quả như sau:
Để hiểu thêm về thuốc Phục Cốt Hoàn, bạn có thể tham khảo phỏng vấn chúng tôi Nguyễn Thị Tuyết Lan về vài thuốc Hoạt huyết Phục cốt hoàn
C. Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị bệnh viêm khớp
Bên cạnh việc điều trị bằng các biện pháp khác nhau, bệnh nhân cũng cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng một cách khoa học nhất để giúp tình trạng viêm khớp sớm được phục hồi. Thông thường bệnh nhân viêm đau xương khớp cần chú ý một số nguyên tắc sau:
Cân bằng thực phẩm giàu đạm với các loại thực vật giàu chất xơ. Nếu viêm khớp do gout thì cần giảm bớt lượng đạm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bổ sung nhiều trái cây tươi, rau củ quả để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Dùng các thực phẩm nhiều vitamin D, B, K, canxi, sắt,…
Hạn chế mỡ động vật, nên dùng các loại dầu thực vật.
Uống đủ nước, tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích để bảo vệ sức khoẻ.
Không hút thuốc lá.
D. Chế độ luyện tập dành cho người bị viêm đau khớp
Tập nhẹ, chủ yếu là các bài tập làm giảm sự căng khớp, giúp khớp hoạt động bình thường, tăng cường chức năng xương khớp.
Tập mạnh, là chế độ luyện tập mạnh để giúp tăng cường sức khoẻ cho các cơ bắp. Khi các cơ bắp được mạnh thì có thể giúp bảo vệ các khớp bị viêm.
Luyện tập phối hợp, những bài tập phối hợp nhiều động tác như thể dục nhịp điệu (aerobic) hoặc bài tập xe đạp. Những bài tập này có thể giúp cải thiện tim mạch, kiểm soát trọng lượng cơ thể, cải thiện chức năng hoạt động của cơ thể.
Đối với chế độ luyện tập cho bệnh nhân viêm khớp cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có chế độ luyện tập phù hợp nhất. Đặc biệt, bạn cần chú ý tập cùng với chuyên viên vật lý trị liệu để có những hướng dẫn phù hợp và điều chỉnh động tác cho chính xác. Không nên tự tập khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ vì có thể dẫn đến chấn thương, ảnh hưởng đến việc điều trị, đặc biệt khi khớp còn đang viêm sưng chưa phục hồi. Luôn khởi động kỹ trước khi luyện tập.
III. Phòng ngừa bệnh viêm đau khớp
Song song với điều trị, các biện pháp phòng ngừa và cải thiện sức khoẻ xương khớp cũng rất quan trọng. Bệnh nhân cần đặc biệt chú ý một số yếu tố sau trong và sau khi điều trị:
Cân bằng hơp lý, khoa học thời gian làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi, vận động,… để cơ thể có thời gian cần thiết để hồi phục, tái tạo, đặc biệt là tại vị trí các khớp. Thời gian biểu hợp lý cũng là giải pháp tránh các khớp làm việc quá tải trong thời gian kéo dài. giảm nguy cơ tái phát viêm, sưng, đau.
Tăng cường các loại thực phẩm bổ sung canxi, các nguyên tố vi lượng, đa dạng các loại thực phẩm cung cấp vitamin, uống đủ nước.
Có chế độ vận động, tập luyện thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để các khớp được vận động một cách phù hợp nhất.
Hạn chế những hoạt động thể thao, làm việc quá sức,… để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và khiến các khớp bị thương tổn nặng nề hơn.
Chú ý thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đánh giá sức khoẻ xương khớp thường xuyên và có những can thiệp sớm, kịp thời.