Thuốc Kháng Sinh Trị Viêm Dạ Dày / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Viêm Dạ Dày Dùng Kháng Sinh

Hơn 30 mươi năm qua, kể từ khi hai nhà khoa học Australia chính thức công bố phát hiện tác nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) thì phác đồ các thuốc dùng để điều trị bệnh dạ dày có nhiều thay đổi, trong đó có bổ sung kháng sinh.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Nguyên tắc điều trị bệnh viêm, loét dạ dày – tá tràng là dựa vào cơ chế tác động của thuốc như thuốc giảm tiết HCl nhằm trung hòa ion H+ của acid clohydric (HCl) làm cho pH dạ dày giảm, đặc biệt làm thay đổi tính acid (khả năng gây loét) trong khi pH không thay đổi nhiều, khả năng này gọi là khả năng đệm. Thuốc này có tác dụng trung hòa acid dịch vị nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm, ví dụ cacbonate canxi, natri, cacbonate monosodique nhưng hiện nay ít dùng trong các trường hợp viêm cấp hoặc rối loạn cơ năng dạ dày, chỉ được dùng trong một hoặc hai ngày vì có nhiều điều bất lợi. Một số thuốc có khả năng đệm tốt như muối của aluminium. Loại thường được áp dụng là muối nhôm (hydroxyd, carbonat, phosphat), các muối magiê (hydroxyd, carbonat, trisilicat) với các sản phẩm như ventinat, alusi, maalox, gastropulgit. Nhóm thuốc này có ưu điểm là tác dụng nhanh vì vậy có thể dùng để cắt cơn đau và giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu. Tuy vậy, nhóm thuốc này cũng còn có nhược điểm là chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn (khoảng 3 giờ) và có nhiều tác dụng phụ (thuốc có chứa nhôm thường gây táo, thuốc chứa magiê gây tiêu chảy). Loại thuốc này cũng có khả năng gây nên nhiều tương tác đối với các thuốc điều trị phối hợp kháng sinh nhóm cyclin, quinolon (gây cản trở hấp thu kháng sinh). Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc giảm tiết kháng thụ thể H2 – histamin. Các loại thường dùng là cimetidin, ranitidin, famotidin, nizatidin. Do cấu trúc của các chất này tương tự histamin nên chúng cạnh tranh với nhau trên điểm tiếp nhận tại tế bào viền của dạ dày, do đó ngăn cản sự tiết acid HCl. Tuy vậy, nhóm này có tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón hoặc giảm ham muốn tình dục (chủ yếu ở nam giới). Song song với một trong các thuốc trên thường được dùng loại thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lanzoprazol, pantoprazol). Các loại thuốc này có tác dụng chống tiết mạnh và kéo dài, ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và dịch vị tạo ra do các nguồn kích thích (bữa ăn, stress). Để việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng có hiệu quả thì cần phải dùng các loại thuốc bảo vệ niêm mạc hạn chế tác động của HCl của dịch vị dạ dày như pepsan, onsmik và thuốc giảm đau khác như nospa, alversin, spaspon, atropin (atropin có tác dụng phụ làm giảm khả năng tình dục đối với nam giới). Nếu xét nghiệm thấy vi khuẩn HP (+) thì cần phải dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Đây là lý do tại sao dùng kháng sinh để điều trị trong bệnh dạ dày – tá tràng. Thuốc diệt vi khuẩn HP bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau. Hiện nay vi khuẩn HP đã kháng lại một số thuốc kháng sinh cho nên trong điều trị cần có sự kết hợp kháng sinh. Dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao và nên kết hợp kháng sinh như thế nào là việc làm của bác sĩ điều trị cho mỗi bệnh nhân. Người bệnh không nên đọc qua tài liệu mà tự ý mua thuốc điều trị. Nếu làm như vậy bệnh không những không khỏi mà đôi khi còn nặng thêm. Người bệnh cần lưu ý, điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng phải lâu dài trong những thời gian nhất định, người bệnh không nên vội vàng, nôn nóng, lo lắng làm bệnh nặng thêm. Ngoài việc điều trị đúng phác đồ cần có chế độ ăn uống hợp lý. Không nên ăn chua, cay, phải nhai thật kỹ. Nên ăn lỏng, mềm. Không nên uống rượu, bia, nước giải khát có cồn, có ga (hơi). Cần tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, luôn lạc quan để mỗi đêm có giấc ngủ tốt.

PGS.TS.TTƯT. Bùi Khắc Hậu

Theo SKDS

Bệnh Lý Dạ Dày Do Thuốc Kháng Viêm Không Steroid

1. Sử dụng ngay từ đầu các thuốc được cho là an toàn

– Trong hướng dẫn lâm sàng của Hiệp hội chống đau của Mỹ, COXIBs là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên, ngay sau các thuốc giảm đau đơn thuần hoặc những biện pháp không dùng thuốc.

– Sử dụng đúng chỉ định.

– Chú ý những vấn đề cần thận trọng và các chống chỉ định của thuốc. Đa số các bệnh lý dạ dày gây ra do thuốc kháng viêm không Steroid đều không có triệu chứng. Do đó, phải xem mọi bệnh nhân khi đã sử dụng thuốc kháng viêm không Steroid đều có tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh.

– Sử dụng ngắn ngày và dùng liều thấp nhất, nếu có hiệu quả.

– Chú ý các tương tác thuốc.

– Luôn luôn xem xét việc điều trị bệnh (nếu có thế) và các điều trị hỗ trợ.

– Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm tra kỹ hệ thống tiêu hóa, nếu có tổn thương phái được điều trị tích cực. Trong những trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được sử dụng các thuốc nhằm phòng ngừa những tổn thương ở dạ dày – tá tràng, tuy nhiên các thuốc này chỉ làm giảm chứ không hoàn toàn ngăn chặn được các tổn thương.

– Các thuốc kháng viêm giảm đau phải được dùng trong hoặc sau bữa ăn, để giảm bớt những tác dụng phụ ở dạ dày.

– Không dùng kết hợp 2 hay nhiều hơn các thuốc kháng viêm cùng lúc, vì sẽ không tăng được hiệu quả điều trị, mà ngược lại còn làm tăng nhiều lần tác dụng phụ.

– Cần thông báo cho thầy thuốc những bệnh đã mắc trước đây, đặc biệt các bệnh dạ dày và ruột, lưu giữ và cung cấp cho bác sĩ điều trị các toa thuốc đã điều trị trước đây và hiện nay.

– Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có một trong các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như: khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nóng rát hay đau vùng dạ dày, nôn hay đi tiêu ra máu…

2. Các thuốc kháng viêm nói chung đều chỉ là thuốc điều trị triệu chứng

Người bệnh cần phải được chẩn đoán xác định bệnh, trên cơ sở đó sẽ sử dụng những biện pháp tích cực và khoa học hơn để kiểm soát bệnh. Đây là cách duy nhất để giảm bớt số lượng thuốc kháng viêm cần dùng, giúp tiết kiệm tiền bạc và sức khỏe của người bệnh, làm cho thuốc kháng viêm được sử dụng an toàn – hợp lý – hiệu quả.

Các bệnh cơ xương khớp tuy thường có chung triệu chứng đau và/hoặc viêm, nhưng lại có cơ chế bệnh sinh và diễn biến khác nhau, nên đòi hỏi những biện pháp điều trị khác nhau.

– Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: cần sớm áp dụng điều trị cơ bản bằng thuốc chống thấp khớp nhằm cải thiện bệnh, đặc biệt là các thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate, Cyclosporin A, Lefluno-mide, Mycophenolate Mofetil, kháng thể kháng TNF, chất ức chế thụ thể Interleukin 1… đế làm giám hoặc làm ngưng sự tiến triển của bệnh; đồng thời phải áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác để bảo vệ và duy trì chức năng của khớp, cái thiện sức khỏe bệnh nhân.

– Đối với bệnh gout: ngoài việc cắt cơn gout cấp bằng thuốc kháng viêm không Steroid, phái phối hợp với các thuốc làm giảm acid uric (giảm tổng hợp acid uric, tăng thải acid uric) và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để các cơn viêm khớp khỏi tái phát, đồng thời ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của bệnh đối với các cơ quan khác, đặc biệt là thận.

– Đối với bệnh viêm cột sống dính khớp: cần phối hợp với thuốc điều trị cơ bản để bảo vệ các khớp ngoại biên, đồng thời khuyến khích người bệnh duy trì một chế độ tập luyện, vận động hợp lý để phòng ngừa các biến chứng dính khớp, teo cơ của bệnh.

– Đối với bệnh loãng xương: cần có những biện pháp tích cực để phòng bệnh, hạn chế hoạt động của các tế bào hủy xương (Calcitonin, Bisphos-phonates, các thuốc giống hormone…), kích thích hoạt động của các tế bào sinh xương, bổ sung đầy đủ Calcium, vitamin D, chất dinh dưỡng., đồng thời duy trì một nếp sống, sinh hoạt lành mạnh và năng động…

Kết luận

Các thuốc kháng viêm không Steroid tuy có khác nhau ít nhiều về hiệu quả và tác dụng phụ nhưng đều có thể gây hại nếu sử dụng không đúng, lạm dụng, sử dụng kéo dài, dùng liều cao, có các tương tác bất lợi, người bệnh có các yếu tố nguy cơ…

Các thuốc kháng viêm không Steroid mới ức chế chuyên biệt men cox 2 như: Celecoxib (Celebrex), Rofecoxib (Vioxx), Valdecoxib, Etoricoxib… được đưa ra thị trường vài năm gần đây được coi là các thuốc kháng viêm không Steroid có độc tính tiêu hóa thấp, đã góp phần tích cực trong việc làm giảm các biến cố đường tiêu hóa do thuốc kháng viêm không Steroid, cái thiện chất lượng sống cho bệnh nhân, nhưng cung chi an toàn khi được sử dụng một cách hợp lý.

Các Nhóm Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày

Đau dạ dày là bệnh thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Cơn đau dạ dày có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, có thể kéo dài trong vài phút, nhưng cũng có thể kéo dài hàng giờ, làm ảnh hưởng đến chất cuộc sống. Vậy hiện nay có những loại thuốc nào được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày, và lựa chọn nhóm thuốc nào cho phù hợp? Qua bài viết này, BACSINET xin cung cấp một số thông tin về các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Để điều trị bệnh, bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, lựa chọn thuốc phù hợp để có hiệu quả, cũng như an toàn cho người sử dụng. Có 3 nguyên nhân gây viêm loét dạ dày bao gồm: do dùng thuốc (các thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs), do lối sống sinh hoạt (uống rượu bia, căng thẳng); và do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Hiện nay, có 3 nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị đau dạ dày.

Nhóm thuốc kháng acid bao gồm Natri bicacbonat, Canxi cacbonat, các muối Magie (dihydroxit, cacbonat, trisillicat), Nhôm hydroxit

Tác dụng của nhóm kháng acid bao gồm:

Trung hòa acid dạ dày, do đó giảm đau và buồn nôn;

Giảm lượng acid chuyển vào tá tràng sau bữa ăn;

Bất hoạt enzyme pepsin thủy phân protein do tăng pH dạ dày trên 4-5;

Có thể làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới và giảm áp lực thực quản.

Trên thị trường, nhiều chế phẩm thuộc nhóm thuốc kháng acid. Việc lựa chọn chế phẩm nào phù hợp phụ thuộc vào người bệnh, thường là do ảnh hưởng trên thói quen đại tiện. Nhìn chung, nhóm thuốc kháng acid nên uống trước hoặc sau 1 giờ trước bữa ăn, giúp tăng thời gian tiếp xúc của các antacid và acid dịch vị, và cho phép các antacid bao khắp dạ dày khi chưa có thức ăn.

Bạn nên lưu ý rằng các muối magie và nhôm trong các thuốc antacid có thể liên kết với các thuốc khác khi dùng cùng, làm giảm hấp thu thuốc. Do đó nên dùng thuốc khác trước khi dùng thuốc kháng acid.

Thuốc chống tăng tiết dịch vị gồm hai loại chính, gồm thuốc ức chế bơm proton và thuốc kháng thụ thể histamine H2.

Thuốc kháng thụ thể histamine H2

Là các thuốc có cấu trúc gần giống histamine, nên cạnh tranh tác dụng của histamine ở thụ thể H2 ở vách dạ dày, ức chế tiết dịch acid cơ bản. Các thuốc kháng thụ thể histamine H2 bao gồm cimetidine, ranitidine, famotidine… Trong đó, cimetidine và ranitidine là 2 hoạt chất phổ biến nhất. Thời gian tác dụng của các thuốc ức chế thụ thể histamine H2 thường ngắn, cần uống nhiều lần trong ngày.

Cimetine hấp thu tốt và ít bị chuyển hóa qua gan. Một số tác dụng phụ của cimetidine đã được báo cáo bao gồm: tiêu chảy, ngứa, chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, đau cơ, lẫn ở người già. Ngoài ra, cimetidine có thể gây chứng vú to ở nam, và ảnh hưởng đến đời sống tình dục, nhưng các tác dụng này có thể trở về bình thường khi không dùng thuốc nữa.

Ranitidine có sinh khả dụng kém, và có tác dụng phụ nhỏ tương tự cimetidine. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân bị giảm sinh lý hay bị chứng vú to khi dùng cimetidine, có thể đổi sang ranitidine.

Loại thuốc này thâm nhập vào bào tương của tế bào viền tiết dịch vị ở thành của dạ dày, ức chế kênh H + /K + -adenosine vận chuyển proton ra ngoài lòng dạ dày, ức chế sự hình thành HCl. Ưu điểm của thuốc ức chế bơm proton có tác dụng chống tiết H + mạnh và kéo dài do thuốc được tích lũy trong tế bào, thời gian bán thải có thể kéo dài đến 48h.

Nhóm thuốc này không bên trong môi trường acid, và được bào chế dưới dạng viên bao tan trong ruột. Do đó, bạn nên uống nguyên viên thuốc, không được bẻ. Nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút.

Thuốc tương tự của prostaglandin (Misoprostol)

Misoprostol là chất tổng hợp tương tự prostaglandin E1, có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị, gây giãn mạch ở vùng dưới niêm mạc và kích thích sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó thuốc được sử dụng để làm lành các vết loét dạ dày và tá tràng, bao gồm cả vết loét do tác dụng phụ của NSAIDs; điều trị dự phòng loét dạ dày và tá tràng do trị liệu với NSAIDs.

Tác dụng trong phần mềm, phần mềm, phần thưởng, phần thưởng, phần thưởng, phần thưởng của bạn Tên tuổi của bạn có thể sử dụng misoprostol cho người Thái Lan.

Chất keo trikali dicitrato bismuth kết tủa ở pH thấp, tạo thành 1 lớp màng trên bề mặt niêm mạc và chỗ loét. Lớp bao này giúp

– Bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của acid và pepsin;

– Kích thích sản sinh chất nhầy;

– Tiêu diệt vi khuẩn H.pylori.

Do vậy mà làm liền nhanh vết loét. Nên hòa với nước và uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.

Sucralfate

Sucralfate được sử dụng trong điều trị các vết loét dạ dày và tá tràng lành tính, và viêm dạ dày mạn tính. Thuốc tác dụng tại chỗ và có rất ít tác dụng toàn thân. Trong môi trường acid, thuốc sucralfate là một chất kết dính có khả năng kháng acid bao vết loét.

Đối với bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP, cần được điều trị bằng kháng sinh theo nguyên tắc phối hợp 1 thuốc ức chế bơm proton với ít nhất 2 loại kháng sinh, ví dụ:

Lansoprazole 30 mg x 2 lần/ngày Trong vòng 1 tuần

Amoxicillin 1g x 2 lần/ngày

Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày

Nếu bệnh nhân dị ứng với amoxicillin hoặc penicillin, có thể thay Metronidazole 400mg x 2 lần/ngày

Các thuốc chữa viêm loét dạ dày được bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả điều trị bệnh tối đa và hạn chế tác dụng phụ của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ nguyên nhân cũng như chẩn đoán xác định bệnh.

Thuốc Điều Trị Dạ Dày Pantoprazole

Pantoprazole được sử dụng để điều trị các vấn đề dạ dày và thực quản (như trào ngược axit).

Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit trong dạ dày.

Thuốc làm giảm các triệu chứng ợ nóng, khó nuốt và ho kéo dài.

Thuốc giúp chữa các axit có hại cho dạ dày và thực quản, giúp ngăn ngừa viêm loét và ngăn ngừa ung thư thực quản.

Pantoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Tác giả: Tran Pham Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Tên hoạt chất: Pantoprazole

Thương hiệu: Protonix, Comenazol, Pantostad, Proton-P, SP Extream, Hansazol, Nolpaza, pms-Pantoprazole, Sozol, Amfapraz 40, Aptizole, Chempen, Cytozol, Dypes, Geopant, Gescam, Cadipanto, Savi Pantoprazole 40, A.T Pantoprazole, Pantoprazole hydrochloride, Pantoloc 40, Hasanloc 40.

Tác dụng của pantoprazole là gì?

Pantoprazole được sử dụng để điều trị các vấn đề dạ dày và thực quản (như trào ngược axit).

Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit trong dạ dày.

Thuốc làm giảm các triệu chứng ợ nóng, khó nuốt và ho kéo dài.

Thuốc giúp chữa các axit có hại cho dạ dày và thực quản, giúp ngăn ngừa viêm loét và ngăn ngừa ung thư thực quản.

Pantoprazole thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI).

Tác dụng khác:

Công dụng khác: Phần này bao gồm việc sử dụng các loại thuốc không được liệt kê trên nhãn đã được chấp thuận cho thuốc nhưng có thể được chỉ định bởi bác sỹ. Sử dụng thuốc này cho cho những điều kiện được liệt kê trong phần này chỉ khi được chỉ định bởi bác sỹ.

Thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa viêm loét dạ dày và đường ruột.

Bạn nên dùng thuốc điều trị dạ dày pantoprazole như thế nào?

Chú ý: Uống thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ bởi liều lượng và thời gian sử dụng được tính trên tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Với viên nén: Uống trực tiếp với nước. Việc nghiền nát hay nhai thuốc sẽ phá hủy các tính năng của thuốc, giảm bớt hiệu quả.

Với thuốc dạng hạt nhỏ: Dùng thuốc 30 phút trước bữa ăn hàng ngày.

Cách uống:

Bước 1: Trộn hạt với siro táo( bắt buộc), không được trộn với thức ăn và nước hay chất lỏng khác, không nhai hoặc nghiền nát.

Bước 2: Rắc hạt vào 1 thìa cà phê siro táo và nuốt ngay, sau đó uống 1 ngụm nước. Hoặc trộn 1 thìa cà phê siro táo với hạt thuốc trong 1 cốc nhỏ rồi khuấy đều, uống và nuốt ngay. Sau đó tráng cốc bằng nước, uống nốt phần còn lại cho hết.

Lưu ý:

Không được pha trước hỗn hợp thuốc cho lần dùng tiếp theo.

Với cách dùng thuốc thông qua ống nối với dạ dày: Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ.

Dùng thuốc liên tục không tự ý dừng khi chưa có chỉ định của các bác sĩ, ngay cả khi cơ thể khỏe hơn.

Dùng cùng 1 thời điểm mỗi ngày.

Nếu cần thiết, các thuốc kháng axit có thể được dùng cùng với thuốc này. Nếu bạn cũng đang dùng sucralfate, dùng pantoprazole ít nhất 30 phút trước sucralfate. Sử dụng thuốc thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất. Để giúp ghi nhớ, dùng thuốc tại một thời điểm mỗi ngày. Tiếp tục dùng thuốc trong suốt thời gian điều trị ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe hơn.

Bạn nên bảo quản thuốc điều trị dạ dày pantoprazole như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc điều trị dạ dày pantoprazole cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm ăn mòn thực quản

Điều trị loét thực quản: 40 mg uống mỗi ngày một lần trong 8 tuần; Tuy nhiên có thể cần tiếp tục dùng thuốc trong 8 tuần sau đó cho những bệnh nhân không được chữa lành sau liều điều trị ban đầu. Sự an toàn và hiệu quả trong hơn 16 tuần điều trị chưa được nghiên cứu.

Liều duy trì chữa bệnh viêm ăn mòn thực quản: 40 mg uống mỗi ngày một lần. Nghiên cứu kiểm soát đã được giới hạn trong 12 tháng điều trị với pantoprazole.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh trào ngược dạ dày

Tiêm: 40 mg mỗi ngày một lần trong 7 đến 10 ngày, được truyền thông qua tĩnh mạch trong khoảng thời gian 15 phút. Truyền tĩnh mạch nên dừng lại khi bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị bằng đường uống.

Uống: 40 mg thuốc mỗi ngày một lần cho điều trị ngắn hạn (lên đến 8 tuần); Tuy nhiên có thể cần tiếp tục dùng thuốc trong 8 tuần sau đó cho những bệnh nhân không được chữa lành sau liều điều trị ban đầu. Sự an toàn và hiệu quả trong hơn 16 tuần điều trị chưa được nghiên cứu.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét tá tràng

40 mg uống mỗi ngày một lần, liều lượng được tăng lên mỗi 12 tuần từ 40 mg đến tối đa là 120 mg mỗi ngày, trong 28 tuần. Dữ liệu đã cho thấy việc trị liệu đơn với liều hàng ngày 40 mg đã được báo cáo làm lành vết loét tá tràng từ 87%- 94% bệnh nhân sau 4 tuần và 8 tuần tương ứng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét dạ dày

40 mg uống mỗi ngày một lần. Dữ liệu đã cho thấy việc trị liệu đơn với liều hàng ngày 40 mg đã được báo cáo làm lành vết loét dạ dày trong 87%-97% bệnh nhân sau 4 tuần và 8 tuần tương ứng

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh bị nhiễm Helicobacter pylori

Liệu pháp bộ ba:

40 mg, uống hai lần mỗi ngày trong 7 ngày, thường được kết hợp với clarithromycin và amoxicillin hoặc metronidazol để diệt trừ Helicobacter pylori, tiếp tục dùng 40 mg pantoprazole mỗi ngày một lần đến ngày thứ 28. Liệu pháp bộ ba có tỷ lệ tiêu diệt vi khuẩn lớn hơn 95%.

Liệu pháp bộ bốn:

40 mg, uống hai lần mỗi ngày trong 7 ngày, dùng đồng thời với bismuth subcitrate và tetracycline bốn lần mỗi ngày, metronidazole 200 mg ba lần mỗi ngày và 400 mg trước khi đi ngủ. Helicobacter Pylori đã được tiêu diệt trong 82% bệnh nhân.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc hội chứng Zollinger-Ellison

Tiêm: 80 mg mỗi 12 giờ, truyền trong 15 phút.

Liều hàng ngày cao hơn 240 mg chia đều cho 15 phút truyền dịch, chưa có nghiên cứu trong việc điều trị trong hơn 6 ngày.

Uống: 40 mg hai lần mỗi ngày, tối đa là 240 mg mỗi ngày. Một số bệnh nhân đã được điều trị với pantoprazole trong hơn 2 năm.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh loét dạ dày do stress

Liều dự phòng loét chảy máu do stress trong nghiên cứu chăm sóc lâm sàng:

80 mg hai lần mỗi ngày, truyền trong thời gian 15 phút, với liều tối đa 240 mg, chia thành ba liều với lượng bằng nhau.

Loét dạ loét tái xuất huyết điều trị dự phòng sau khi cầm máu trong nghiên cứu chăm sóc lâm sàng:

Tiêm mạch liều cao 80 mg, sau đó truyền liên tục 8 mg/giờ cho 3 ngày, sau đó việc điều trị có thể được tiếp tục với liều uống PPI.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh dự phòng loét chảy máu do stress trong nghiên cứu chăm sóc lâm sàng

80 mg hai lần mỗi ngày, truyền trong thời gian 15 phút, với liều tối đa 240 mg, chia thành ba liều với lượng bằng nhau.

Loét dạ tái xuất huyết điều trị dự phòng sau khi cầm máu trong nghiên cứu chăm sóc lâm sàng:

Tiêm mạch liều cao 80 mg, sau đó truyền liên tục 8 mg/giờ cho 3 ngày, sau đó việc điều trị có thể được tiếp tục với liều uống PPI.

Liều dùng thuốc điều trị dạ dày pantoprazole cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Pantoprazole có những hàm lượng nào?

Pantoprazole có những dạng và hàm lượng sau:

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng pantoprazole?

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Nghiêm trọng

Ngừng sử dụng thuốc điều trị dạ dày Pantoprazole và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có những triệu chứng hạ magiê như:

Nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim không đều;

Co giật cơ;

Cảm thấy bồn chồn;

Tiêu chảy nước hoặc có máu;

Chuột rút, yếu cơ hoặc cảm giác mềm nhũn;

Ho hoặc cảm giác nghẹt thở;

Nhức đầu, khó tập trung, có vấn đề về ghi nhớ, suy nhược, chán ăn, cảm giác không ổn định, sự nhầm lẫn, ảo giác, ngất xỉu, co giật, hoặc thở nông.

Ít nghiêm trọng

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có nhiều khả năng xảy ra, chẳng hạn như: thay đổi trọng lượng; buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhẹ; ợ hơi, đau dạ dày; chóng mặt, buồn ngủ, cảm giác mệt mỏi; đau khớp; khó ngủ (mất ngủ).

Không phải ai cũng trải qua tác dụng phụ. Có thể có một số tác dụng phụ không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ mối quan ngại về tác dụng phụ, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng pantoprazole bạn nên biết những gì?

Để sử dụng thuốc điều trị dạ dày Pantoprazole hiệu quả, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc khác. Nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ loại bệnh dị ứng nào, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm thuốc không kê toa, đọc nhãn thuốc hoặc gói thành phần một cách cẩn thận.

Chưa có nghiên cứu thích hợp cho sự tương thích của tuổi tác đến tác dụng của thuốc tiêm thuốc điều trị dạ dày Pantoprazole ở trẻ em khi bắt đầu dùng thuốc. Sự an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

Người cao tuổi

Cho đến nay các nghiên cứu chưa chứng minh được các vấn đề về lão khoa cụ thể sẽ hạn chế tính hữu ích của Pantoprazole ở người già.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

A= Không có nguy cơ;

B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;

C = Có thể có nguy cơ;

D = Có bằng chứng về nguy cơ;

X = Chống chỉ định;

N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc điều trị dạ dày Pantoprazole

Pantoprazole có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.

Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc cần chú ý:

Dùng thuốc này cùng với bất kỳ loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để chữa bệnh cho bạn:

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc:

Thuốc kháng sinh (Atazanavir; Ketoconazole; Ledipasvir; Mycophenolate Mofetil; Nelfinavir; Saquinavir);

Thuốc kháng ung thứ (Bosutinib; Dabrafenib; Dasatinib; Erlotinib; Methotrexate; Nilotinib; Pazopanib; Vismodegib; Topotecan);

Thuốc trị trầm cảm (Citalopram; Eslicarbazepine Acetate).

Sử dụng thuốc này với bất kỳ các loại thuốc sau đây có thể gây ra tác dụng phụ nhất định, nhưng sử dụng hai loại thuốc này có thể được điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc:

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới pantoprazole không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc điều trị dạ dày pantoprazole?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Tiêu chảy;

Lượng magie trong máu thấp (hypomagnesemia), hay có tiền sử

Loãng xương (vấn đề xương);

Động kinh.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Có thể kết hợp thuốc điều trị dạ dày Pantoprazole cùng với Kukumin IP hay không?

Câu trả lời là được. Thời điểm dùng thuốc thông thường như sau:

Nếu thuốc Pantoprazole được kê cho bạn ngày 2 lần: Bạn có thế dùng cùng với Kukumin IP vào thời điểm trước ăn sáng và ăn tối ít nhất 30 phút (uống cùng nhau được).

Nếu thuốc Pantoprazole được kê cho bạn ngày 1 lần: Bạn dùng trước bữa ăn sáng 30′ cùng Kukumin IP hoặc trước khi ngủ 1-2 giờ. Còn Kukumin IP liều 2 bạn vẫn dùng vào thời điểm trước ăn tối 30 phút.

Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trịkukuminip.com không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.