Thuốc Kháng Sinh Chữa Chắp Mắt / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Sdbd.edu.vn

Thuốc Kháng Sinh Dùng Chữa Bệnh Mắt

Nhóm penicillin và cephalosporin

Các thuốc trên là nhóm kháng sinh có chứa nhóm beta- lactam gây bất hoạt men transpeptidase cần cho tổng hợp vách của vi khuẩn, cầu nối amide của nhóm beta-lactam có cấu trúc gần giống với cơ chất tự nhiên phản ứng với men transpetidase. Thuốc kháng sinh sẽ phản ứng với men này tạo ra một chất chứa gốc acyl không có hoạt tính.

Một số vi khuẩn có thể kháng lại tác động của penicillin và cephalosporin.

Lớp vỏ ngoài lipopolysaccharide của vỉ khuẩn Gram (-) có thể chặn các kháng sinh ưa nước tiếp cận với điểm tác động của kháng sinh là lớp bào tương của vi khuẩn. Ngoài ra một số vi khuẩn còn sản xuất ra men penicillinnase có khả năng loại bỏ cầu nối amide của chất kháng sinh làm cho kháng sinh mất tác dụng. Các loại penicillin và cephalosporin khác nhau về khả năng chịu tác động với men penicillinnase của vi khuẩn. Penicillin và cephalosporin ngấm qua hàng rào máu não và hàng rào máu mắt kém. Thuốc được đào thải khỏi mắt nhờ hệ thống vận chuyển acid hữu cơ của thể mi. Tuy nhiên khả năng ngấm thuốc vào mắt tăng lên khi có viêm và sự kết hợp thuốc với probenecid làm giảm quá trình đào thải của thuốc.

Các phản ứng quá mẫn nặng có thể gây tử vong có nguy cơ xảy ra khi dùng thuốc. Phản ứng thường xảy ra trên những người đã có tiền sử dị ứng với nhiều dị nguyên khác. Khoảng 10% số người dị ứng với penicillin sẽ có dị ứng chéo với cephalosporin.

Có 5 họ khác nhau trong nhóm thuốc này, chúng khác nhau về phô tác dụng và khả năng kháng lại men penicillinase của vi khuẩn.

Penicillin G, Penicillin V và phenethicillin có tác dụng tốt đối với đa số các loại cầu khuẩn Gram (+) và Gram (-) kỵ khí, actinomyces, leptospira, treponema. Tuy nhiên đa số các chủng tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), tụ cầu da (S. epidermidis) và lậu cầu hiện kháng thuốc thường nhờ men penicillinase. Penicillin V và phenethicillin có thể hấp thụ tốt qua đường uống còn penicillin G nên dùng bằng đường tiêm do thuốc bị bất hoạt bởi dịch vị. Các thuốc này được đào thải nhanh chóng qua thận và có thời gian bán huỷ nhanh trừ khi ở dưới dạng thuốc chậm như procain penicillin G hoặc được dùng phối hợp vổi probenecid có tác dụng đào thải thuốc qua thận.

Các loại penicillin kháng men penicillinase gồm methicillin, nafcillin, oxacillin, cloxacillin, dicloxacillin, íloxacillin có tác dụng kém hơn trên các vi khuẩn chịu tác dụng so với penicillin G nhưng lại có tác dụng tốt trên tụ cầu vàng sinh men penicillinase. Methicillin và nafcillin không bền với acid nên cầu được dùng theo đường tiêm, các loại thuốc còn lại trong nhóm có thể dùng theo đường uống.

Nhóm penicillin phổ rộng như ampicillin và amoxicilin có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram (-) như Hemophilus influenzae và Proteus mirabilis. Tuy nhiên càng ngày có nhiều hơn các chủng H. influenzae kháng với nhóm thuốc này. Các thuốc này bền vững trong môi trường acid và có thể sử dụng theo đường uống, chúng không có tác dụng đôi với vi khuẩn có men penicillinase.

Piperacillin và mezlocillin đặc biệt có tác dụng đối với mủ xanh. Chúng được dùng theo đường tiêm và bị phân huỷ bởi men penicillinase.

Tuỳ theo loại vi khuẩn chịu tác dụng và khả năng kháng men penicillinase mà các loại thuốc này được chia thành cephalosporin thế hệ thứ nhất, thứ hai, và thứ ba.

Thế hệ thứ nhất: bao gồm cephatolin, cefazolin, cephalexin và cephradin có tác dụng trên vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) bao gồm Streptococcus pyogenes nhóm A, s. viridans, s. pneumonia, tụ cầu vàng và tụ cầu da, Clostridium perfringens, Bacillus subtilis, Corynebacterium diphtheriae. Chúng cũng có tác dụng trên p. mirabolis, Salmonella. Shigella, Klebsiella, Escherichia coli nhưng chỉ có tác dụng trên một nửa số chủng H. influenzae được phân lập. Các thuốc này không có tác dụng trên enterobacter, các loài proteus khác, trực khuẩn mủ xanh, barteroides, serratia và cầu khuẩn đường ruột. Cephalotin là thuốc kháng tốt nhất với penicillinase của tụ cầu trong nhóm. Cephazolin có tác dụng tương đối tốt hơn đối với klebsiella. Cephalexin và cephradin là hai thuốc bền với acid và có thể dùng theo đường uống.

Thế hệ thứ hai: Cephamandol và cefoxitin có tác dụng đối với ba loài vi khuẩn Gram (-) là H. influenzae, Enterobacter aerogenes và Nesseria. Cefuroxim cũng có phổ kháng khuẩn tương tự. Cephamandol còn thêm tác dụng trên loài Proteus sản xuất indol và bacteroides. Cefuroxim là thuốc tốt để điều trị nhiễm lậu cầu sản xuất men penicillinase và H. influenzae kháng với ampicillin, nó cũng còn được dùng để điều trị ban đầu cho viêm màng não do phế cầu, não mô cầu hoặc H. influenzae vì thuốc có khả năng ngấm tốt qua hàng rào máu não.

Thế hệ ba: Cefotaxim và moxalactam có tác dụng mạnh hơn đối với trực khuẩn Gram (-) nhưng kém hơn so với cephalosporin thế hệ thứ nhất đối với các loại cầu khuẩn Gram (+). Cefoperazon và ceftizoxim có phổ kháng khuẩn tương tự đối với vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), các vi khuẩn kỵ khí, serratia, proteus, và một số chủng trực khuẩn mủ xanh. Cefoperazon đặc biệt có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.

Các thuốc kháng sinh khác

Là chế phẩm của para-aminobenzenesulfonamid chúng có cấu trúc tương tự và cạnh tranh với acid para-aminobenzoid đế tổng hợp acid folic của vi khuẩn. Chỉ có những vi khuẩn phải tự tổng hợp acid folic cho riêng mình mới chịu tác dụng của nhóm thuốc này. Các tế bào động vật có vú thì không bị ảnh hưởng do chúng không có khả năng tổng hợp acid folic. Thuốc có tính kìm khuẩn và có tác dụng đồng vận với trimethoprim do cùng phối hợp ức chế quá trình tổng hợp acid tetrahydrofolic của vi khuẩn. Thuốc tra mắt sulfacetamid 10-30% ngấm tốt qua giác mạc. Thuốc có tác dụng trên s. pneumoniae, c. diphtheriae, H. influenzae, Actinomyces và c. trachomatis. Tuy nhiên cần điều trị trong 3 tuần đối với bệnh mắt hột. Các tác dụng phụ của thuốc bao gồm kích thích tại chỗ, ngứa, phù quanh hốc mắt, rất nhẹ. Thuốc có thể gây ra những phản ứng nặng như hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Steven-Johnoson.

Thuốc được vận chuyển tích cực qua màng bào tương vi khuẩn, nó có tác dụng ức chế tổng hợp protein bằng cách gắn vào tiếu đơn vị 30S của ribosom ngăn không cho ARN vận chuyển tiếp cận phức hợp ribosom-ARN thông tin. Tế bào người ít bị ảnh hưởng vi có hệ thống vận chuyển thuốc tích cực qua màng.

Tetracyclin là thuốc kìm khuẩn phổ rộng có tác dụng trên nhiều loại vi khuẩn Gram (-) và Gram (+), Rickettsiae, Micoplasma pneumoniae, Chlamydiae. Tuy nhiên nhiều chủng Klebsiella, H. influenzae, Proteus vulgaris và trực khuẩn mủ xanh đều kháng thuốc. Tetracyclin không tan trong nước nhưng tan trong mỡ và dưới dạng mỡ tra thuốc có thể ngấm tốt qua giác mạc.

Dùng thuốc tetracyclin theo đường uống được dùng cho nhiễm khuẩn Chlamydiae, do thuốc được bài tiết qua tuyến bã nên nó cũng được dùng khi nhiễm tụ cầu tuyến Méibomius ở mi. Thuốc gắn với calci trong sữa và có tác dụng chống acid nên được uống lúc đói. Thuốc không được dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai do có thể lắng đọng trên răng đang phát triên gây đổi màu răng.

Thuốc kìm khuẩn phổ rộng này có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn bằng cách gắn cạnh tranh vào đơn vị 50S của ribosom cản trở không cho ARN thông tin gắn với ribosom. Thuốc có tác dụng trên đa số các chủng H. influenzae, não mô cầu và lậu cầu, tất cả các vi khuẩn kỵ khí. Nó có tác dụng ít trên s. pneumoniae, tụ cầu vàng, Klebsiella, Pneumoniae, Enterobacter, Serratia. Thuốc không có tác dụng trên trực khuẩn mủ xanh.

Thuốc ngấm tốt qua giác mạc dưới dạng tra và ngấm qua hàng rào máu mắt dưới dạng uống. Tuy nhiên thuốc có thể gây thiếu máu bất sản có thể dẫn đến tử vong nên ít được dùng. Biến chứng này thường gặp khi dùng thuốc theo đường uống tuy nhiên một vài trường hợp sau dùng thuốc theo đường tiêm hoặc thậm chí sau khi tra mắt cũng đã được báo cáo.

Là những thuốc diệt khuẩn được vận chuyển qua màng vi khuẩn đến gắn trên các tiểu đơn vị 30S và 50S của ribosom cản trở tổng hợp protein. Phổ kháng khuẩn của thuốc phụ thuộc vào cơ chế vận chuyển thuốc qua màng vi khuẩn. Quá trình vận chuyển thuốc tiêu tôn năng lượng và giảm đi trong môi trường kỵ khí hoặc ở ổ áp xe. Sự kháng thuốc xuất hiện do thuốc không được vận chuyển qua màng, do giảm ái lực của ribosom với thuốc hoặc do plasmid truyền enzym bất hoạt thuốc. Các thuốc có tác dụng phá huỷ màng vi khuẩn như penicillin sẽ có tác dụng đồng vận với nhóm thuốc này do làm tăng khả năng thuốc ngấm qua màng vi khuẩn đặc biệt trên các vi khuẩn Gram (+)

Gentamycin, tobramycin, kanamycin và amikaxin có tác dụng trên các trực khuẩn Gram (-), kỵ khí như p. mirabilis, trực khuẩn mủ xanh, Klebsiella, Enterobacter và Serratia. Gentamixin và tobramyxin có tác dụng trên tụ cầu vàng và tụ cầu da tuy nhiên ngày càng nhiều vi khuẩn kháng hai loại thuốc này bằng cơ chế truyền plasmid sản xuất men bất hoạt thuốc. Amikaxin có ưu điểm ít bị kháng và là thuốc tốt để điều trị các trường hợp vi khuẩn kháng các loại thuốc khác trong nhóm.

Các thuốc nhóm aminoglycosid hấp thu kém qua đường uống nhưng có thể dùng theo đường tiêm, thuốc nước và mỡ tra mắt.

Streptomycin hiện nay chỉ còn được dùng cho viêm nội tâm mạc do s. viridans, bệnh tularemia, dịch hạch và brucellosis. Neomixin là một thuốc kháng sinh phổ rộng có tác dụng trên enterobacter, K. pneumoniae, H. influenzae, não mô cầu, c. diphtheriae và tụ cầu vàng. Thuốc được dùng dưới dạng thuốc tra tại chỗ. Do thuốc rất độc nên không được tiêm mà chỉ có thể uống để có tác dụng trên đường tiêu hoá vì thuốc không hấp thu qua ruột. Dị ứng với thuốc neomyxin tra gặp trong 8% các trường hợp thể hiện bằng viêm giác mạc chấm và chậm liền vết thương biểu mô giác mạc.

Tất cả các thuốc trong nhóm đều gây rối loạn chức năng nghe và tiền đình phụ thuộc vào liều sử dụng theo đường toàn thân. Vì thế thuốc nên được dành cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng và cần tránh dùng quá liều bằng cách theo dõi nồng độ thuốc và ure máu khi dùng.

Là các dẫn chất chứa fluor của acid nalidixic gồm norfloxacin, ofloxacin, pefloxacin, levofloxacin, enoxacin, lemofloxacin, temafloxacin, fleroxacin, tosufloxacin. Các thuốc này là kháng sinh phô rộng có tác dụng mạnh trên cả vi khuẩn Gram (-) và (+). Cơ chế tác dụng của thuốc thông qua ức chế men ADN gyrase cần cho nhân đôi và sửa chữa ADN của vi khuẩn.

Nghiên cứu cho thây các thuốc trên đặc biệt là ciprofloxacin và temafloxacin ức chế tới 90% các loại vi khuẩn gây bệnh thông thường và có nồng độ ức chế tối thiểu thấp hơn so với gentamycin, tobramycin và cephazolin. Thuốc cũng ít độc hơn đối với biểu mô giác mạc so với nhóm aminoglycosid.

Thuốc tra mắt hiện nay có ba loại là: ofloxacin 0,3% (Dofus, oflovid), ciprofloxacin 0,3% (Ciloxan, Ciplox), và norfloxacin 0,3% (Noflox). Các thuốc này được sử dụng để điều trị các trương hợp loét giác mạc do các chủng tụ cầu vàng, tụ cầu da, s. pneumoniae, trực khuẩn mủ xanh và Propionibacterium acner và các trường hợp viêm kết mạc do các loại vi khuẩn trên.

Các thuốc trên có khả năng ngấm tốt vào các tổ chức trong mắt. Nồng độ thuốc trong nước mắt vượt quá nồng độ ức chế tối thiêu với các loại vi khuẩn gây bệnh trong vòng hơn 12 giờ sau khi tra. Ofloxacin có khả năng hoà tan tốt, dung dịch thuốc có pH 6,4 trong khi ciprofloxacin có pH 4,5. Các thuốc trên là loại kháng sinh được dùng nhiều nhất cho các trường hợp nhiễm khuẩn ở mắt.

Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tra thuốc bao gồm khó chịu nhẹ khi tra. Ngoài ra có thể gặp ngứa, đỏ mắt, cảm giác khô mắt, viêm giác mạc và kết mạc do thuốc.

Các thuốc kháng sinh khác:

Vancomycin là một glycopeptid ba vòng dẫn xuất từ môi trường nuôi cây của Norcadia orientalis. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn trên đa số các loại vi khuẩn Gram (+) bằng cách ức chế quá trình polyme hoá glycopeptid trong vách của vi khuẩn.

Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm tụ cầu trên bệnh nhân dị ứng hoặc điều trị với kháng sinh nhóm penicillin và cephalosporin không có kết quả, thuốc cũng được dùng điều trị các trường hợp nhiễm liên cầu kháng với methicillin, phối hợp với nhóm amonoglycosid trong điều trị viêm nội tâm mạc do s. viridans hoặc s. bovis. Đặc biệt thuốc được dùng điều trị viêm đại tràng giả mạc do Clostridium Difficile.

Vancomycin có thể dùng để tra hoặc tiêm nội nhãn trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như loét giác mạc hoặc viêm nội nhãn do tụ cầu hoặc liên cầu kháng methicillin.

Liều tiêm tĩnh mạch của vancomycin ở người lớn có chức năng thận bình thường là 500 mg/lần/6 giờ hoặc 1 g/llần/ 12 giờ. Thuốc tra có thể pha với nồng độ 50mg/ml trong điều trị viêm loét giác mạc. Nồng độ thấp hơn 5mg/ml đã được sử dụng thành công trong điều trị các trường hợp viêm bờ mi – kết mạc do tụ cầu. Tiêm nội nhãn vancomycin phối hợp với kháng sinh nhóm aminoglycosid được chỉ định trong viêm nội nhãn do vi khuẩn với liều lmg trong 0,1 ml nồng độ thuốc nội nhãn đủ cao để ức chê hầu hết các loại vi khuẩn Gram (+).

Erythromycin là kháng sinh nhóm macrolid gắn với đơn vị 50S của ribosom vi khuẩn ngăn chặn tổng hợp protein của vi khuẩn. Thuốc có tác dụng đối với cầu khuẩn Gram (+) như s. pyogenes và s. pneumoniae, trực khuẩn Gram (+) như c. diphtheriae và Listeria monocytogenes, và vài loài vi khuẩn Gram (-) như lậu cầu. Thuốc thường được dùng dưới dạng viên bao hoặc este hoá để tránh tác dụng của acid dịch vị. Thuốc cũng có thể được dùng dưới dạng tiêm hoặc mỡ tra mắt. Thuốc ngấm kém qua hàng rào máu mắt và hàng rào máu não.

Polymicin là một hỗn hợp các peptid có tác dụng như một chất xà phòng làm hoà tan phospholipid của màng vi khuẩn.

Thuốc được tra hoặc tiêm tại chỗ để điều trị loét giác mạc tác dụng trên các vi khuẩn Gram (-) nhưEntorobacter, Klebsiella và trực khuẩn mủ xanh.

Bacitracin là hỗn hợp các polypeptid có tác dụng ức chế vách của vi khuẩn.

Thuốc có tác dụng trên neisseria, H. influenzae, actinomyces và trên phần lớn các loại cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (+). Thuốc hiện có dưới dạng mỡ tra đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc kháng sinh khác.

Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Amidan

Trong điều trị viêm amidan người bệnh thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để loại bỏ và ngăn chặn các vi khuẩn có hại sinh sản và lây lan nhanh. Tuy nhiên cũng vì thế mà không ít người muốn khỏi bệnh nhanh hơn nên dùng kháng sinh quá liều chỉ định. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm amidan không chỉ làm bệnh khó dứt điểm mà còn làm tăng nguy cơ nhờn thuốc khiến việc điều trị amidan gặp nhiều khó khăn hơn.

Vai trò của thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan

Viêm amidan là một bệnh lý ở hệ hô hấp trên thường gặp ở nhiều độ tuổi. Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan chủ yếu là do nhiễm khuẩn ( tụ cầu, khuẩn liên cầu,…) và nhiễm virus. Trong đó với những bệnh nhân mắc viêm amidan do nhiễm khuẩn thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị.

Thuốc kháng sinh có vai trò diệt khuẩn, ngăn chặn các vi khuẩn có hại lây lan sang các cơ quan khác khiến bệnh thêm trầm trọng. Một số loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định như Nhóm kháng sinh Beta – lactam hoặc kháng sinh nhóm penicillin (Pennicilin G, amoxicillin) hay nhóm macrolid.. Các loại thuốc này thường được chỉ định trong vòng 10-14 ngày tùy cơ địa và tình trạng bệnh để tiêu diệt các vi khuẩn.

Thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị tạm thời cho những trường hợp amidan nhẹ mà không cần phải phẫu thuật. Những người bị amidan do nhiễm khuẩn dùng kháng sinh đúng cách sẽ giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ, viêm mủ, đau nhức vùng cổ họng. Vì vậy không ít người khi thấy các dấu hiệu bị sưng amidan đều tự mua kháng sinh điều trị tại nhà.

Có nên dùng kháng sinh trong điều trị viêm amidan?

Thuốc kháng sinh là loại thuốc khá thông dụng, có thể mua dễ dàng ở các nhà thuốc như Penicillin, Amoxillin hay clarithromycin. Tuy nhiên, người bệnh cần biết rằng, thuốc kháng sinh chỉ phù hợp với tình trạng viêm amidan do nhiễm khuẩn và không dùng được cho tình trạng amidan do virus. Có nghĩa là với các trường hợp viêm amidan do virus nếu dùng kháng sinh sẽ không hề có tác dụng, thậm chí còn gây ra một số nguy hiểm khác.

Cách cơ bản để nhận biết nguyên nhân gây bệnh amidan là nếu amiđan sưng đỏ bề mặt thì chủ yếu là do nhiễm virus còn nếu amidan sưng đỏ mà kèm theo các đốm mủ trắng trên amiđan thì nguyên nhân là do nhiễm khuẩn. Người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh amdidan thì mới có thể xác định dùng kháng sinh có tác dụng hay không.

Kết quả thống kê cũng cho thấy, có đến 80% nguyên nhân gây viêm amidan là do virus. Bệnh có thể tự thuyên giảm sau đó 4-5 ngày mà không cần đến các biện pháp hỗ trợ, hoặc nếu có sẽ được chỉ định thuốc hạ sốt, giảm ho trong một số trường hợp. Dùng thuốc kháng sinh sẽ không hề khiến viêm amidan do virus thuyên giảm mà chỉ khiến người bệnh thêm mệt mỏi và buồn ngủ hơn.

Với những trường hợp nhiễm khuẩn gây viêm amidan bắt buộc phải dùng kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như áp xe tại chỗ, viêm nhiễm hô hấp, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản hay các trường hợp bội nhiễm nguy hiểm.

Vì thế để xác định có nên dùng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan hay không cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của người bệnh (vì một số người có thể bị dị ứng thuốc kháng sinh). Tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ chẩn đoán, xét nghiệm và đưa ra phác đồ với các loại thuốc phù hợp. Không nên tự ý điều trị và tự mua thuốc uống tại nhà.

Hậu quả của lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan

Dùng thuốc kháng sinh nếu không đúng chủ đích không chỉ không điều trị được bệnh mà còn có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Tương tự dù dùng kháng sinh cho những trường hợp bị viêm amidan do nhiễm khuẩn nhưng nếu tự ý dùng quá liều cũng có thể gây nên tình trạng này.

Không chỉ trong điều trị viêm amidan, người ta còn thường dùng thuốc này để điều trị viêm họng, ho, cảm sốt một cách vô tội vạ. Dần dần cơ thể hình thành cơ chế kháng thuốc khiến người bệnh cần phải dùng kháng sinh với liều lượng tăng dần lên mới có kết quả. Tình trạng này kéo dài sẽ không hề tốt cho sức khỏe mà tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột

Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà còn loại bỏ luôn các vi khuẩn có lợi cho đường ruột gây cân bằng hệ đường ruột. Người bệnh thường xuyên mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa, biểu hiện bằng các triệu chứng nhẹ thì gây ra các tiêu chảy táo bón, nặng hơn các bệnh đường ruột khác.

Lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm amidan sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn về đường ruột khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng bệnh mãn tính do hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt các kháng nguyên. Đặc biệt nếu dùng kháng sinh nhiều còn có nguy cơ gây tăng cân nhanh chóng, có thể dẫn đến béo phì, nhất là đối với trẻ em nên phụ huynh cần lưu ý khi dùng loại thuốc này trong chữa viêm amidan cho con.

Người thường xuyên dùng kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày do các vi khuẩn có lợi đã bị tiêu diệt.

Gây hại các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và thận

Dùng thuốc kháng sinh quá nhiều trong chữa viêm amidan có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây hại cho các cơ quan nội tạng như thận và gan. Một số loại kháng sinh như Amoxicillin có thể làm tăng men gan, rối loạn chức năng gan, viêm gan hay vàng da khiến gan tổn thương nghiêm trọng. Vì thế trước khi dùng kháng sinh bệnh nhân thường được chỉ định làm một số xét nghiệm men gan.

Trong khi đó, mức độ tổn thương tại thận do kháng sinh gây ra cũng không kém phần nguy hiểm. Kháng sinh gây tác động trực tiếp làm nhiễm độc thận, ống thận, suy thận cấp do lưu lượng máu đến thận bị suy giảm. Kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác cũng gián tiếp làm tổn hại đến thận trầm trọng.

Gây dị ứng

Thuốc kháng sinh cũng là nhóm thuốc rất dễ gây dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm. Các triệu chứng do dị ứng kháng sinh dùng cho viêm amidan gây ra như nổi mề đay, sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy. Nặng hơn người dùng có thể bị sốc phản vệ gây hôn mê, mất ý thức, vô cùng nguy hiểm.

Tăng nguy cơ mắc ung thư

Các nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên dùng kháng sinh có nguy cơ cao bị ung thư. Dùng kháng sinh trong điều trị viêm amidan chỉ trong 7- 10 ngày, nhưng nếu người bệnh tăng liều lượng này lên cùng với những lần sử dụng kháng sinh vô tội vạ trước đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư rất cao.

Một số căn bệnh ung thư có thể gây ra do lạm dụng kháng sinh như

Như vậy có thể thấy những hậu quả do lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm amidan là vô cùng trầm trọng. Người bệnh nên dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm này.

Điều trị viêm amidan an toàn và hiệu quả

Để điều trị dứt điểm amidan tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để xác định nguyên nhân gây bệnh. Qua đó người bệnh sẽ được chỉ định những loại thuốc và phương pháp điều trị tại nhà hiệu quả nếu tình trạng amidan không quá trầm trọng. Với các trường hợp dùng thuốc kháng sinh, lưu ý là dùng đúng liều lượng, đúng thời gian bác sĩ chỉ định. Không dùng quá liều, dừng thuốc sớm hay tự mua thuốc thêm về để uống vì đều gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, người bệnh nên áp dụng thêm một số phương pháp tại nhà để hỗ trợ việc điều trị có hiệu quả tốt hơn đồng thời tăng cường sức khỏe phòng tránh các nguy cơ viêm nhiễm khác. Các biện pháp điều trị tại nhà bao gồm

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng.

Hạn chế ăn đồ quá nóng, quá lạnh, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ.

Uống các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà hoa cúc, trà mật ong có thể làm dịu các triệu chứng sưng viêm rất tốt.

Giữ ấm cổ họng khi ra ngoài.

Uống đầy đủ nước mỗi ngày.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin và chất xơ.

Tập luyện thể dục thể thao để tăng cường hệ miễn dịch khoe mạnh nhất.

Lạm dụng thuốc kháng sinh chữa viêm amidan sẽ không đem đến hiệu quả điều trị bệnh nhanh chóng mà ngược lại còn đem đến rất nhiều nguy cơ gây bệnh nguy hiểm khác. Người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ trong sử dụng các loại thuốc điều trị để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

Chắp Và Lẹo Mắt: Nguyên Nhân Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Chắp mắt và lẹo mắt có đặc điểm chung là gây phù nề, đau nhức ở mi mắt, điều này kiến bệnh nhân khó chịu khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra chắp và lẹo

Lẹo mắt thường do tụ cầu khuẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính. Chắp xuất hiện do có sự tắc nghẽn ống tuyến nhờn của mi mắt. Nhiều khi từ lẹo có thể chuyển thành chắp (xảy ra trong trường hợp lẹo trong thoát lưu hoặc không điều trị khỏi hẳn, gây chèn ép các tuyến)

Lẹo mắt

Khi lẹo mới mọc, mi mắt của người bệnh sẽ hơi sưng, hơi đỏ, kèm theo ngứa và đau. Tiếp đó, chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo. Lẹo thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi.

Sau khoảng 3-4 ngày, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Lẹo có đặc điểm là rất hay tái phát, có thể bị ở một hoặc 2 mi mắt, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Các dạng lẹo

-Lẹo ngoài do nhiễm trùn nang lông mi: Lẹo ngoài là một nốt đỏ, đau ở bờ mi với kích thước và độ rắn giống như hạt đậu.

-Đa lẹo: có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Triệu chứng thường gặp khi bị lẹo

Bệnh nhân bị lẹo thường sưng đỏ vùng mi mắt, ấn thấy đau bờ mi, sau hóa cứng, đồng thời bệnh nhân chảy nước mắt, sợ ánh sáng, cảm giác như có dị vật ở mắt; mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng, ít lâu sau áp-xe vỡ ra, chảy mủ rồi hết đau. Lẹo ở trong mi mắt diễn biến nặng hơn, áp-xe hiện ra ổ, thường tái phát.

Bệnh chắp

Chắp mắt do tắc nghẽn tuyền nhày của mi mắt, biểu hiện như một khối tròn nhỏ, sưng đỏ. Vị trí thường ở xa bờ tự do của mi hơn so với lẹo.

Các dạng của chắp

Triệu chứng của chắp mắt

Khi bị chắp, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sưng mắt, đau, đỏ mắt, khó chịu ở bề mặt kết mạc của mi mắt. Sau vài ngày, chắp xẹp xuống chỉ còn khối tròn không đau, lớn dần trên mi mắt thành một khối màu đỏ – xám dưới kết mạc.

Điều trị chắp lẹo

Điều trị chắp lẹo cần dùng kháng sinh toàn thân để tiêu mủ ở thời kỳ đầu, kết hợp rửa mắt, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý. Chườm nóng có thể giảm triệu chứng đau đối với các tổn thương sớm.

Đối với những lẹo to hoặc lẹo dai dẳng có thể sử dụng corticoid. Cũng có thể chích lẹo hoặc kết hợp cả hai phương pháp. Lưu ý: Luôn rửa tay trước khi tra thuốc nhỏ mắt. Các thuốc sử dụng tra mắt phải được giữ gìn sạch sẽ, không dùng lại thuốc cũ, thuốc đã để lâu.

Khi có dấu hiệu bị chắp lẹo, người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị đúng cách. Mỗi bệnh sẽ được điều trị theo lộ trình khác nhau. Bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách.

Người bệnh tuyệt đối không chữa chắp, lẹo bằng cách tự ý nặn mủ, tra thuốc không theo chỉ định vì dễ làm cho tổn thương lan rộng hoặc tái phát, hoặc để lại sẹo xấu gây quặp mi.

Lưu ý: Các ung thư tại mi mắt như (ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tuyến bã) có thể bị chẩn đoán nhầm là chắp. Vì vậy, nếu xuất hiện chắp dai dẳng, kéo dài hay không điển hình, chắp tái phát nhiều lần hoặc có nghi ngờ, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần xét nghiệm mô bệnh học.

Phòng ngừa chắp lẹo

-Mọi người không nên đưa tay dụi, chà mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

-Cần có các biện pháp bảo vệ mắt khỏi khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách: đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường, khi dọn dẹp nhà cửa hay lao động. Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.

-Nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là khi chăm sóc một người bị mụn lẹo ở mắt.

-Phụ nữ hay trang điểm, cần tẩy trang vùng mắt sạch sẽ hàng ngày, thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/ lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt cần được dùng riêng rẽ để giữ vệ sinh.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.BS Nguyễn Trần Quốc Hoàng

https://chicago.medicine.uic.edu/departments/academic-departments/ophthalmology-visual-sciences/our-department/media-center/eye-facts/blepharitis-stye-chalazion/ https://www.aao.org/eye-health/diseases/what-are-chalazia-styes https://nei.nih.gov/faqs/eyelid-disorders-chalazion-stye

Dùng Thuốc Kháng Sinh Chữa Viêm Họng

Tuy nhiên, sử dụng kháng sinh trị viêm họng quá nhiều sẽ không tốt cho sức đề kháng của cơ thể, thậm chí còn bị nhờn thuốc. Vì vậy, cần hết sức lưu ý trong việc sử dụng kháng sinh trị viêm họng cho đúng bệnh và đúng cách.

Khi nào nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Như chúng ta đã biết, viêm họng là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp rất dễ gặp, đặc biệt là vào mùa đông. Khi bị viêm họng, cơ thể người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau họng kéo dài, ngứa rát cổ họng, họ khan, sốt, đau đầu, buồn nôn…

Lúc này, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng sẽ là giải pháp nhanh chóng và hiệu quả để trị bệnh. Nhưng để sử dụng thuốc kháng sinh trị viêm họng thì người bệnh cần phải biết rõ về nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay vi rút. Bởi mỗi tác nhân gây bệnh khác nhau sẽ có cách chữa trị và sử dụng kháng sinh trị viêm họng khác nhau.

Thông thường, khi mắc bệnh viêm họng do vi rút thì người bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không cần dùng tới sự hỗ trợ điều trị từ kháng sinh viêm họng. Mặt khác kháng sinh không có công dụng diệt virus, do đó sử dụng kháng sinh trong trường hợp này không phát huy được tác dụng.

Các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng

Tuy nhiên, thực tế là có rất nhiều bệnh nhân đang lạm dụng các loại thuốc thuốc kháng sinh chữa viêm họng khiến cho cơ thể phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng như nhờn thuốc, bệnh về gan, dạ dày… Vì vậy, để sử dụng kháng sinh trị viêm họng hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn và tìm hiểu rõ về thuốc kháng sinh chữa viêm họng loại nào tốt, ít tác dụng phụ cũng như liều lượng, cách sử dụng…

Hiện nay, các loại thuốc kháng trị viêm họng đang được bán phổ biến tại nhiều nhà thuốc, bao gồm:

Thuốc kháng sinh chữa viêm họng dạng uống

Nhóm kháng sinh đặc trị viêm họng dùng uống bao gồm Penicillin, Amoxillin, Roxithromycin… trong đó:

Penicillin V: Là kháng sinh điều trị viêm họng và được chỉ định cho hầu hết các trường hợp viêm họng nói chung.

Amoxicillin: Được dùng để thay thế penicillin trong các trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng.

Những loại kháng sinh trị viêm họng này có tác dụng hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, khi dùng kháng sinh viêm họng dạng uống này, bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ và làm theo các hướng dẫn để hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc kháng sinh dạng trị viêm họng tiêm

Với những trường hợp bệnh đã diễn tiến nặng, thì kháng sinh dạng tiêm sẽ có tác dụng tốt hơn thuốc dạng uống. Do thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, từ đó hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh hiệu quả hơn, nhanh hơn. Các thuốc kháng sinh dạng tiêm thường được chỉ đinh là:

Penicillin G, benzathin A: Đây là thuốc kháng sinh trị viêm họng dạng tiêm bắp, được dùng ở những bệnh nhân không thể dùng được các loại thuốc dạng uống.

Erythromycin, ethyl succinat: kháng sinh trị viêm họng này được dùng để thay thế penicillin cho những người bị dị ứng với loại kháng sinh này.

Ngoài ra, khi bị viêm họng thì các loại thuốc kháng viêm trị viêm họng, thuốc chống dị ứng, thuốc làm tiêu đờm như corticoid, histamine, alphachymotrypsin… cũng rất cần thiết để kìm hãm sự phát triển của bệnh.

Các loại thuốc khác được dùng kèm

Thuốc giảm đau, hạ sốt (paracetamol, aspirin): Được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm họng gây ra như: sốt, đau họng, khó nuốt.

Thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofene, diclophenac…) Được sử dụng để làm giảm các triệu chứng viêm, sưng, nóng, đỏ, đau rát cổ họng. Các thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamthason, betamethason…) được sử dụng trong các ca viêm họng nặng.

Dung dịch súc miệng: Trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm và chất gây tê cục bộ. Có tác dụng giúp giảm đau và loại bỏ vi khuẩn ra khỏi miệng.

Dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng cần lưu ý gì

Có thể thấy, dùng thuốc kháng sinh chữa viêm họng đang là giải pháp được nhiều người bệnh lựa chọn nhất bởi sự tiện lợi và tác dụng nhanh của thuốc. Tuy nhiên, khi dùng thuốc kháng sinh để điều trị viêm họng, bạn cần phải làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ cũng như biến chứng xấu có thể xảy ra. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý những điều sau:

Hạn chế việc sử dụng thuốc kháng sinh trong các trường hợp bị viêm họng do vi khuẩn streptococcus. Bởi đây là loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc cao và đang tăng dần đề kháng với thuốc theo từng ngày.

Không nên tự ý mua hay sử dụng bất kỳ loại kháng sinh đặc trị viêm họng nào khi chưa nhận được sự chỉ định của bác sĩ.